Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
dàn ý chi tiết
I. Mở bài:
- Giới thiệu về trường em.
Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.
II. Thân bài
a. Nhìn từ xa
- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.
- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.
b. Đến gần
- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.
- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.
- Tường thành xây cao chừng hai mét.
c. Vào trong
- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.
- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.
- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.
- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.
- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.
- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh dậm.
- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.
- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.
- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.
- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.
- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.
III. Kết bài
- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.
- Em rất yêu trường yêu lớp.
-(có thể lấy câu thơ, câu nói hay để thể hiện tình cảm)
Bài làm
Vài cơn gió thoảng nhẹ, cành phượng rung rung tán lá xanh thẳm như phân vân chờ mùa hè. Trường em đó, ngôi trường mang tên người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Trường được xây cách đây mười năm rồi, một ngôi trường be bé, nằm lặng sau rặng cây. Nơi đây có biết bao kỉ niệm tuổi học trò.
Đứng từ xa nhìn lại, ngôi trường nổi lên những mái ngói đỏ tươi, các phòng học quét vôi màu vàng nhạt nằm san sát bên nhau, nhìn ra mặt đường.
Bước vào cổng trường là thấy ngay một tấm biển có hàng chữ màu trắng: “Trường Tiểu học Võ Thị Sáu” trên nền xanh, trông rất rõ. Nhìn sang bên trái là phòng học của các khối lớp Một, Hai, Ba. Nhìn sang bên phải là phòng học của các khối lớp Bốn, lớp Năm. Dãy phòng ngang nối hai dãy phòng của các khối là các phòng chức năng (hát nhạc, phòng Đội Thiếu niên Tiền phong) và phòng Ban Giám hiệu.
Sân trường em không rộng lắm nhưng đủ cho học sinh vui chơi và tập thể dục. Trước sân trường sừng sững cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Vườn thuốc nam trồng nhiều loại cây bổ ích. Trước hiên trường, chúng em trồng các bồn hoa nhiều loại. Đến mùa hoa nở, hương thơm bay vào lớp đến xao xuyến lòng. Hằng ngày chúng em thay nhau tưới nước cho hoa luôn tươi sắc. Những bông hoa lung linh rập rờn trong nắng sớm. Hai bên sân trường trồng nhiều cây bàng. Những tán lá bàng che mát một khoảng sân. Giờ ra chơi, chúng em thường vui đùa dưới gốc cây bàng.
Ở giữa sân trường có trồng ba cây phượng vĩ. Đến mùa hè, em thường đứng dưới gốc phượng nhặt những hoa rụng ép vào trang sách.
Em nhớ ngày nào còn bỡ ngỡ vào lớp Một, em theo mẹ đến trường nhưng vì ngại ngùng nên đứng mãi bên cây phượng này. Lúc ấy, cây phượng mới trồng chỉ cao hơn em một tí thôi. Giờ đây, nó đã trổ hoa khoe sắc thắm khi hè đến. Thế rồi, mùa hè năm nay, em và các bạn học sinh cuối cấp sẽ chia tay thầy cô các bạn, xa ngôi trường Tiểu học thân thương này. Hằng ngày từ mái trường này chúng em được thầy cô dạy bảo. Những thầy cô với ánh mắt nghiêm trang, nụ cười hiền hoà đã mang tới cho em bao tình cảm thiết tha.
Trước giờ vào lớp, sân trường nhộn nhịp với tiếng nói cười, chạy nhảy của chúng em; trong giờ học lại vang lên khe khẽ tiếng đọc bài từ các lớp và tiếng giảng bài trầm ấm của thầy cô giáo. Giờ ra chơi, sân trường lại nhộn nhịp đông vui. Sau giờ tan học, trường lại im lìm nghỉ ngơi, chỉ còn tiếng chim hót, tiếng lích rích của các loài chim.
Em yêu mái trường của em với những tháng năm tuổi thơ êm dịu, đẹp đẽ. Những câu thơ của bạn Thảo Linh, cô bạn yêu trường yêu lớp thân thiết của tôi
đã đế lại trong em những ấn tượng đẹp về mái trường với những tháng năm tuổi học trò.
“Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn
Xa cổng trường khép kín với thời gian
Sợ phượng rơi là nỗi nhớ bàng hoàng
Sợ phải sống trong muôn vàn tiếc nuối.”
Mai đây dù có xa, em vẫn không bao giờ quên mái trường thân yêu này
Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Thân bài:
- Tả bao quát:
- Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
- Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
- Loại cặp có quai xách và dây mang.
- Tả từng bộ phận:
- Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.
Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
- Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
Kết luận: Cảm nghĩ của em.
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
Hok tốt
Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?
- Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.
- Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.
Thân bài:
- Tả bao quát:
- Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
- Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
- Loại cặp có quai xách và dây mang.
- Tả từng bộ phận:
- Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.
Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.
Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.
- Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:
+ Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.
+ Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.
Kết luận: Cảm nghĩ của em.
Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
Tả bà của em.
Mở bài: Giới thiệu người định tả.
Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
Thân bài:
a) Tả hình dáng:
- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?
(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)
- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...
- Dáng người nhỏ nhắn.
+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
+ Đôi mắt bà còn rất sáng.
+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.
b)Tả tính tình:
- Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...
(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng em từng li từng tí, dạy chúng em những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).
Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.
Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.
Mở bài: Giới thiệu người định tả.
Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
Thân bài:
a) Tả hình dáng:
- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?
(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)
- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...
- Dáng người nhỏ nhắn.
+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
+ Đôi mắt bà còn rất sáng.
+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.
b)Tả tính tình:
- Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...
(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng em từng li từng tí, dạy chúng em những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).
Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.
Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.
Dàn ý :
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về chiếc đồng hồ báo thức
- Mỗi buổi sáng thức dậy, em đều nhìn chiếc đồng hồ báo thức của mình và mỉm cười, thầm trò chuyện: “Hôm nay tớ không dậy muộn, đó là nhờ cậu đấy, cảm ơn nha!”. Đồng hồ báo thức giờ đã là người bạn thân thiết không thế tách rời trong cuộc sống của em.
II. Thân bài:
a. Nguồn gốc:
- Chiếc đồng hồ báo thức này chính là món quà sinh nhật ý nghĩa mẹ đã tặng cho em trong sinh nhật vừa rồi với lời nhắn đầy yêu thương: “Mẹ mong người bạn này sẽ giúp con dậy sớm để không bị muộn học nữa nhé!”
- Có lẽ chính nhờ người bạn này mà từ hôm đó đến nay, em đều thức dậy sau khi nghe thấy tiếng chuông báo và thật vui vì em không bị cô phạt vì muộn học nữa.
b. Hình dáng:
- Ôi, chiếc đồng hồ báo thức của em mới đẹp làm sao! Khi bóc quà ra khoe mọi người, cả nhà em ai cũng tấm tắc khen đẹp, thấy vậy, em thấy vui lắm.
- Chiếc đồng hồ làm bằng nhựa cứng, hình quả táo xanh đáng yêu, cầm trên tay thì nó chỉ nặng hơn cái hộp bút của em một chút xíu.
- Trên đầu là hai quả chuông đặt hai bên trông rất ngộ nghĩnh.
- Nền bên trong đồng hồ màu trắng, số được in màu đen rõ nét.
- Với hình dáng, kích thước khác nhau, mỗi chiếc kim trên mặt đồng hồ đều được em đặt cho những danh xưng rất đặc biệt, nhờ thế mà em thấy chiếc đồng hồ càng trở nên gần gũi hơn vậy.
- Kim giờ lùn và béo nhất, lại còn đi chậm chạp nhất chắc vì lớn tuổi nhất nên em gọi là bác; kim giây thì nhỏ nhắn nhất, chạy nhanh nhất nên em gọi bằng anh; còn kim phút thì từ tốn, đĩnh đạc hơn hẳn kim giây thì em gọi bằng chú. Với những danh xưng ấy, em cảm tưởng đó như những con người thật, người thân của em, họ chăm chỉ làm việc, ngày ngày báo đúng giờ để em không bị muộn học.
c. Cách sử dụng:
- Đồng hồ báo thức có nhiều loại, nhưng chiếc đồng hồ của em đặc biệt bởi nó có hai quả chuông nhỏ xinh trên đầu nhưng lại tạo ra âm thanh rất to.
- Sau khi điều chỉnh kim đồng hồ hẹn 6h sáng từ trước lúc đi ngủ, em gạt thanh gạt bé xíu sau lưng để đặt báo thức.
- Sáng hôm sau, khi đến giờ, cái thanh kim loại giữa hai quả chuông gõ liên tục vào chúng tạo ra âm thanh inh ỏi khiến em choàng tỉnh, phải ngồi dậy tắt đồng hồ thì nó mới hết kêu.
III. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về chiếc đồng hồ báo thức
- Chiếc đồng hồ báo thức mẹ tặng cho em giờ đã trở thành người bạn thân thiết giúp em dậy sớm mỗi ngày, biết quản lí thời gian một cách hiệu quả hơn.
Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.
Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?
Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.
- Tả từng bộ phận:
+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?
Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.
+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?
Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.
Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.
+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?
Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.
Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).
Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận.
Bạn tham khảo bài này nhoa! Chúc bạn học tốt ❤‿❤
I. Mở bài: Giới thiệu hộp đồ chơi
Trước ngày sinh nhật một hôm, ông bà nội mua cho em một hộp đồ chơi xếp hình. Đây là món đồ chơi mà bấy lâu em mong ước.
II. Thân bài
a. Tả hộp đồ chơi
- Hộp đồ chơi rất to, hình vuông, ước chừng cao bảy mươi phân.
- Mặt ngoài của hộp vẽ một ngôi nhà mái ngói đỏ tươi nằm trong khu vườn đầy hoa và cây ăn trái.
- Trong hộp có nhiều khối nhựa với nhiều màu sắc và hình thù khác nhau.
- Trong hộp có một cuốn sách hướng dẫn xếp hình và một máy cát sét nhỏ.
b. Tả hình em xếp
- Mẫu hình em chọn dể xếp chính là ngôi biệt thự nằm giữa khu vườn có những luống hoa hồng trồng ngay trước sân nhà.
- Giữa hai luống hoa là một lối đi nhỏ được rải bằng sỏi trắng.
- Trong sân có một hồ cá với hòn non bộ.
- Với bộ đồ xếp này, em xếp dược rất nhiều hình.
III. Kết bài
- Từ khi có bộ đồ xếp, em cảm thấy mình khéo tay hẳn lên.
- Em thầm cảm ơn ông bà nội vì đã tặng cho em một bộ đồ chơi rất ý nghĩa.
I. Mở bài:
- Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.
II. Thân bài:
a) Tả bao quát chiếc cặp sách:
- Chiếc cặp có quai đeo
- Làm bằng vải da
- Hình khối hộp chữ nhật
- Màu xanh tươi và xanh thẫm
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
- Nắp cặp và mặt trước:
+ Màu xanh tươi có hình trang trí.
+ Đường viền cặp màu vàng.
+ Khóa sáng loáng.
- Mặt sau cặp:
+ Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
+ Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.
- Quai cặp:
+ Quai da den để xách.
+ Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.
- Các bộ phận bên trong:
+ Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
+ Công dụng của từng ngăn,...
III. Kết bài:
- Tình cảm gắn bó với chiếc cặp
tả nhà:Hạnh phúc biết bao sau mỗi buổi học em được trở về ngôi nhà thân thương của mình.
Ngôi nhà nhỏ bé của gia đình em nằm núp sau những tán lá râm mát của cây sấu, cây bàng. Ngôi nhà một tầng giản đơn nhưng khá đầy đủ, tiện nghi. Nó hãnh diện khoác lên mình chiếc áo màu xanh da trời mát mẻ. Ngôi nhà lặng yên nằm đó, trải qua bao nắng mưa nhưng nó vẫn đẹp nguyên như ngày nào bởi mỗi thành viên trong gia đình em đều gìn giữ nó. Bên trái nhà, giàn hoa thiên lý xanh tốt tỏa hương thơm dìu dịu làm ngôi nhà có vẻ đẹp quyến rũ hơn. Những ô cửa sổ như những đôi mắt duyên dáng của căn nhà. Đó như cửa sổ tâm hồn, đón nhận ánh sáng, cơn gió mát mẻ vào từng căn phòng. Từ trong đó, em thường trông ra khu vườn xum xuê cây trái phía trước nhà. Ngày ngày, những chú chim đua nhau hót ríu rít tạo nên nhịp sống náo nhiệt, tươi vui cho ngôi nhà. Em thấy lòng nhẹ nhõm, khoan khoái mỗi khi ngắm nhìn cánh đồng lúa trải dài bát ngát đằng sau nhà. Ngôi nhà gắn bó với cả tuổi thơ em mà lúc nào em dâng lên niềm vui thích mỗi lúc đi đâu về. Căn nhà em có hai phòng ngủ, một phòng khách, một phòng ăn và một gian bếp. Khoảng trời riêng của hai chị em với góc học tập ngăn nắp, đó là khoảng không gian yên tĩnh giúp chúng em học hành tốt. Căn phòng khách được kê bộ bàn ghế, đây là nơi gia đình em thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Còn gian bếp lưu giữ những hình ảnh đẹp của bữa cơm gia đình sum họp. Ngôi nhà như chứng nhân, nó chứng kiến, giữ gìn và chở che cho mái ấm của em.
Ngôi nhà thân quen còn là điểm tựa tâm hồn, nuôi dưỡng tuổi thơ em. tả ngôi vườn:
Phía sau nhà em là một khu vườn nhỏ xinh. Mỗi buổi sáng, khi vừa thức dậy, em đều ra thăm vườn và tưới nước cho cây. Đó là thói quen của em suốt gần một tháng nay rồi.
Vào buổi sáng mùa hè, mới năm rưỡi sáng nhưng trời đã sáng rõ. Cảnh vật hiện lên tươi mới sau giấc ngủ dài trong đêm. Tuy nhiên, do trời chưa có nắng, nên vẫn còn một màn sương mỏng vắt ngang trên các lùm cây. Những chiếc lá, vạt cỏ đều ướt đẫm, long lanh những giọt sương đẹp như viên pha lê. Lớp nền đất của vườn cũng ươn ướt, dẫm lên nghe lạo xạo. Những cơn gió lúc này thật nhẹ nhàng và mát mẻ. Thậm chí còn cảm thấy hơi se lạnh nữa cơ. Theo hương gió, em ngửi được mùi thơm trong lành tinh khiết của những giọt sương, mùi hương ngai ngái của bùn đất, mùi hương chan chát của cỏ cây, mùi hương ngọt ngào của quả chín. Tất cả khiến em cảm thấy được thư giãn hơn bao giờ hết.
Thoáng chốc, các tia nắng dần dần xuất hiện, đánh thức cả khu vườn dậy. Đầu tiên là các chú chim nhỏ trong vườn cây. Chúng chui ra từ những hốc cây và các chiếc tổ nhỏ trên tán lá, bay lượn và hót véo von. Rồi đến những bông hoa nhỏ e ấp nở từng chút từng chút một. Và cả những chiếc lá xanh tỉnh lại, vươn rộng ra hứng lấy ánh sáng mặt trời ấm áp. Tiếng chim hót, tiếng dế kêu, tiếng gió thổi qua lá cây xào xạc, khiến cả khu vườn trở nên rộn ràng và sôi động.
Sau khi thư giãn xong, em liền mở vòi nước để tưới nước cho cây. Em tưới chậm rãi và cẩn thận, để cây nào cũng được no nước. Ở những vạt rau, luống hoa thì tưới ít nước với lực nhẹ, còn những cây ổi, cây mít thì có thể tưới mạnh hơn. Dưới dòng nước mát, cành lá trong vườn rung rinh như đang reo hò, vui sướng. Ánh nắng nghịch ngợm nhảy vào dòng nước phun ra từ vòi, ánh lên những vầng sáng nhỏ nhiều màu, như là phiên bản cầu vồng tí hon. Thật là thích thú. Lấp ló trong góc vườn, từng chú bướm nhỏ không biết từ đâu bay tới, đang chậm rãi lượn quanh các bông hoa mới nở, như để nói lời chào buổi sáng.
Tưới nước xong, em ngắm nhìn khu vườn lần cuối rồi quay vào nhà, chuẩn bị đến trường. Được tận hưởng bầu không khí tuyệt vời của khu vườn vào buổi sáng đã tiếp thêm cho em một nguồn năng lượng để học tập và rèn luyện trong cả một ngày dài. tả bố mẹ anh chị:Trong gia đình em, nếu mẹ là những lời an ủi ân cần, là bàn tay khéo léo vun vén, là nụ cười hiền hậu nhân từ thì bố lại tựa như trụ cột, là lời dạy bảo nghiêm túc, là sự mãnh mẽ và kiên cường ẩn trong dáng hình bố.
Bố là một cười đàn ông cao lớn và lực lưỡng với tấm lưng lớn và bờ vai rộng mà em hay gọi đó là bờ vai “Thái Bình Dương”. Bởi vậy, bố giống như một cây cao lớn xòe tán lá rộng để cho những cây non là các con lớn lên trong bình yên và hạnh phúc. Bờ vai ấy che chở chống đỡ cả mái nhà. Bố không đẹp như những nam thần hay diễn viên trên màn ảnh nhưng khuôn mặt nam tính và góc cạnh, cùng với nước da ngăm càng thêm khỏe khoắn. Bố không phải là người hay cười nhưng mỗi lần cười, vẻ nghiêm khắc đã tạm thời lùi đi và lộ ra chiếc răng khểnh nên trông bố hiền lành hơn hẳn. Mẹ em nói rất thích chiếc răng khểnh ấy vì nó làm nụ cười của bố tươi tắn và duyên dáng hơn. Đôi mắt bố to, đen nhưng lại tựa như một hòn đảo rất xa xăm và đầy bí ẩn đối với em. Bố che giấu nội tâm giỏi và chả mấy khi biểu lộ nó qua đôi mắt. Điều duy nhất em thấy, là bọng mắt của bố thường khá to do thức khuy làm việc, tiếp xúc với máy tính nhiều. Do vậy, bố cũng bị cận và đeo kính khi đọc báo. Lúc đọc được tin tức phải suy tư, các nếp nhăn của bố hằn in trên trán. Đôi lông mày rậm xích lại gần nhau và bố như già đi… Mái tóc lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng và đâu đó đã lốm đốm vài sợi bạc. Dù nó chưa nhiều cũng khiến lòng em đủ xót xa. Bàn tay bố to và rộng, bàn tay em lọt thỏm trong bàn tay ấy. Các ngón tay cứng rắn và vững chãi. Bàn tay ấy không mịn màng và thô ráp, mạnh mẽ mà cũng tràn đầy tình yêu thương, ấm áp khi cần và cương quyết lúc phải. Có lần em soi hoa tay, thấy bố chỉ có đúng một cái, bố cười bảo “Thế nên bố chả khéo cái gì đấy!”. Nhưng với em bố không cần vẽ đẹp, làm đồ thủ công giỏi hay nấu ăn ngon, em thích bố chia sẻ với em về học tập, về cuộc sống, về những suy nghĩ. Những lúc ấy, giọng của bố trầm và vang vọng vào tâm trí em. Không phải giọng nói của nhà thuyết giảng mà chất chứa trong từng lời nói là sự đồng cảm và hi vọng em thấu hiểu được. Đó là khoảnh khắc của tình cha con.
Sự yêu thương, dạy dỗ của bố có thể chẳng dịu dàng như mẹ nhưng đó là người đàn ông quan trọng nhất và em biết ơn nhất cuộc đời này!
I. Mở bài (Giới thiệu về cảnh bình minh trên biển)
- Hè vừa rồi em đã được cùng với bố mẹ đi nghỉ mát ở một bãi biển vô cùng đẹp.
- Tại đây em đã được ngắm nhìn nhiều cảnh tượng hùng vĩ, nên thơ.
- Em ấn tượng nhất là cảnh biển vào lúc bình minh.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Bãi biển trông thật mênh mông và rộng lớn. Nhìn ra xa, em chẳng thể biết đâu là điểm kết thúc của biển.
- Bình minh trên biển đến từ rất sớm. 5 giờ sáng, em cùng bố mẹ thức giấc và đi ra biển. Lúc này, mặt trời đã bắt đầu ló rạng và đang nhô lên khỏi mặt nước. Mặt nước thì giống như đang từ từ nhả ra một viên ngọc quý.
2. Tả cảnh chi tiết
- Bãi cát trắng chạy dọc khắp bờ biển. Chúng nằm phơi mình dưới ánh nắng của buổi sớm mai. Nhìn bãi cát giống như một dải lụa hiền hòa đang bao quanh lấy biển. Sau một đêm ngủ dậy, bãi cát trắng mát lịm. Em đi chân trần để cát luồn qua những kẽ ngón chân.
- Mặt trời ngày một nhô cao và nhìn như một quả cầu lửa trên biển.
- Ánh mặt trời chiếu xuống nhuộm hồng cả màu nước biển. Mặt nước trở nên óng ánh hơn bao giờ hết.
- Những đoàn thuyền đánh cá đã trở về sau một đêm dài vất vả lênh đênh trên biển. Những người ngư dân bận rộn đem cá vào bờ. Những chiếc lưới đánh cá giăng phơi trên mặt cát.
- Những du khách vây xung quanh để xem các mẻ lưới đầy cá. Một vài người dân mua luôn những mẻ cá tươi ngay tại chỗ. Mùi cá tanh nồng cả một vùng và đó là mùi đặc trưng của biển khiến cho ai cũng phải nhớ.
- Phía đằng xa, những hàng dừa cũng dần dần hiện rõ. Những tàu lá dừa giống như những cánh tay đang vươn mình ra đón nắng mai.
- Mùi gió biển mặn nồng thổi vào đất liền hòa quyện với mùi tanh của cá, của lưới tạo thành một hương vị đặc trưng riêng của vùng biển.
- Trên biển lúc này vẫn còn vắng thưa người. Chỉ có một vài người đi ngắm bình minh và nán lại để chụp hình.
III. Kết bài (Nêu cảm nghĩ của em về biển)
- Thấm thoát đã 3 ngày trôi qua, em phải chuẩn bị để trở về nhà.
- Trên đường về em vẫn cứ lưu luyến mãi khung cảnh của biển.
- Mỗi khi nhắm mắt lại, em vẫn còn cảm giác lâng lâng giống như đang trên biển. Hương vị của biển em sẽ nhớ mãi không bao giờ quên.
- Nếu có dịp em nhất định sẽ quay trở lại biển thêm nhiều lần nữa
1) Mở bài
– Vùng biển em định tả ở đâu? (miền Bắc, Trung hay miền Nam).
– Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch – hay có thể chọn tả vùng biển quê em).
(2) Thân bài
– Tả bao quát:
+ Bờ biển trải dài ngút tầm mắt.
+ Một không gian mênh mông, ngút ngàn là nước, nước xanh trong…
Tả chi tiết:
+ Buổi sáng: Nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.
+ Buổi trưa: Nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.
+ Buổi chiều: Nước biển có màu xanh dương đậm.
+ Chiều tà: Nước biển đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan xa mãi.
+ Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít.
+ Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa.
+ Rặng phi lao trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát.
– Ích lợi của biển:
+ Thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến du lịch, tham quan, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.
+ Là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng.
(3) Kết luận
– Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển.
– Em làm gì để giúp vùng biển thêm giàu đẹp? (Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi).
Khi tả một cảnh sông nước chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay tả một cảnh sông nước theo trình tự thời gian: từ sáng "trưa" chiều.
- Các em hãy sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.
- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
a) Buổi sớm:
- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.
- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.
- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.
- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.
- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.
- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.
b) Buổi chiều:
- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.
- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.
- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu dòng sông quê hương em
Ví dụ:
“Sông xanh nước chảy hiền hòa
Bình yên cuộc sống quê nhà thân thương
Hàng dừa tỏa bóng che nghiêng
Quê hương ta đó dịu hiền mái tranh”
Bài thơ trên đã nói lên tình yêu quê hương và tình cảm thân thương dành cho dòng sông quê. Dòng sông quê rất đỗi thân thương và quen thuộc với những người dân nông thôn. Đối với tôi, dòng sông quê với gắn với một thời tuổi thơ tươi đẹp. dòng sông quê gắn với bao kỉ niệm thân thương về thời ấu thơ của tôi.
II. Thân bài: tả dòng sông quê hương
1. Tả bao quát dòng sông quê
- Dòng sông quê chảy quanh cánh đồng lúa mênh mông
- Dòng sông là nơi để lại bao nhiêu kỉ niệm thân thương và yêu mến
- Hai bên dòng sông là cỏ mọc um tùm
- Nước chảy róc rách bên sông
2. Tả chi tiết dòng sông quê
a. Tả dòng sông quê vào buổi sáng
- Mặt trời lên sức rực in mình dưới dòng sông
- Dòng sông một vùng đỏ chói
- Mọi người tấp nập đánh cá, bắt ốc trên sông
- Trẻ con nô đùa dọc bên bờ sông
b. Tả dòng sông quê vào buổi trưa
- Mặt trời đứng bóng làm dòng sông them rực rỡ
- Gió rì rào thổi
- Những ngọn cỏ hai bên sông du dương theo gió
- Những tiếng côn trùng kêu râm rã
c. Tả dòng sông vào buổi chiều
- Dòng sông in bóng mặt trời lặn dịu dàng
- Những đứa trẻ tắm sông ồn ào
- Những người chèo thuyền lân lượt qua sông
- Những con trâu hang hái gặm cỏ hai bên bờ sông
- Có những đứa trẻ ngồi trò chuyên trên bờ sông
d. Tả dòng sông vào buổi tối
- Dòng sông êm đềm và phẳng lặng in bóng trăng
- Tiếng côn trùng rạo rục trong đêm
- Trên sông có bóng đèn lấp lóe của những chiếc thuyền chèo cá
- Có tiếng gõ của những người đánh cá
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về dòng sông quê
Ví dụ:
Em rất thích mỗi chiều ra sông quê hóng mát. Em sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm gắn bó với con sông quê.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả dòng sông quê hương em” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
1. Mở bài: Giới thiệu về trường tiểu học Nguyễn Lương Bằng và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.
2. Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.
Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.
Công dụng của ngôi trường:
3. Kết bài:
TL: ( tham khảo, ko k cũng được :))
1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, là nơi thân thương đã cùng em đi suốt bốn năm miệt mài với sách vở con chữ. Trường học trong mắt em lúc nào cũng đẹp, nhưng em yêu hơn cả những khi được ngắm nhìn ngôi trường vào buổi sáng mùa thu trong veo với những nét đẹp man mác của sắc thu, gió dịu dàng, mây nhè nhẹ và nắng e thẹn những giọt nhỏ trên sân.
2. Thân bài:
a. Sân trường
b. Các dãy nhà
c. Bồn cây xanh
d. Học sinh
3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về đối tượng được miêu tả
Ngôi trường trong sáng mùa thu mang những nét dịu êm, nhẹ nhàng và yên bình như chốn đồng quê thanh tĩnh. Nét dịu êm ấy như thể nàng thu truyền vào gió, vào nắng, vào từng luồng không khí giăng mắc xung quanh ngôi trường, đem đến những phút giây thanh bình cho từng dãy nhà. Và cho cả tâm hồn những đứa học sinh yêu nét nhẹ nhàng này của trường mỗi sớm thu.
~HT~