K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2016

Hiện tượng này rất hay gặp, nhưng cần phải biết rằng nó chỉ đúng với những vết thương lớn và sâu, còn những vết thương nhỏ sắp khỏi thì không có cảm giác đó.
Vì vết thương của biểu bì dựa vào sinh phát tầng của da mới khỏi được, nó không chạm đến thần kinh, không thể có bất kỳ cảm giác ngứa ngáy nào hết và cũng không có sẹo. Nhưng vết thương sâu vào trong da thì tình hình lại khác, vì nó đã tổn thương đến bắp thịt và thần kinh. Muốn chữa khỏi vết thương này, cần phải mọc thêm lớp kết đế mới, vết sẹo sau đó cũng như vậy. Huyết quản của tổ chức kết đế mới mọc rất sát nhau, thần kinh mới cũng nằm ở trong đó, rất dễ bị kích thích, phát sinh cảm giác ngứa là lẽ tự nhiên. 

4 tháng 3 2016

batngo

8 tháng 8 2018

Sở dĩ chúng ta cảm thấy ngứa ở vùng da xung quanh vết thương sắp lành là do chất histamin tạo nên quá trình loại bỏ vẩy trầy. Tuy nhiên, cách giải thích này vẫn còn nhiều thiếu sót bởi trong nhiều trường hợp, các vẩy trầy sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngứa trước khi vết thương lành.

Một cách lý giải nữa là khi da chúng ta bị rách thì các mạch máu cũng bị đứt ra. Khi vết thương bắt đầu lành, làn da non mới mọc rất mỏng và các mạch máu thậm chí rất nhạy cảm. Vì vậy, khi da bắt đầu lành lại thì các mao mạch này sẽ thông báo tín hiệu sai đến não và não sẽ lập tức ứng phó bằng cách ra lệnh cho tay gãi vào vết thương.

Ngoài ra, nhiều người lại cho rằng khi vết thương lành đi thì các vảy trầy sẽ kéo da non lại, làm cho các vùng da xung quanh vảy trầy trở nên ngứa ngáy. Ngoài ra, khi có da bị tổn thương thì có nghĩa là các mạch máu và các lỗ chân lông cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, vùng da không có dầu sẽ trở nên khô hơn, dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy.

-Tham khao-

8 tháng 8 2018

Ba thành phần chính của da bao gồm lớp biểu bì, lớp mỡ và lớp hạ bì.

Các thành phần chính của da trong cơ thể người

Nhìn vào hình ở trên bạn có thể thấy các dây thần kinh nằm dọc ở lớp hạ bì vươn ra lớp mỡ một phần có chức năng gửi tín hiệu về bộ não khi da bị kích thích. Ví dụ bạn véo lên da thì bạn sẽ cảm thấy đau ở chỗ da đó hay khi có con vật nhỏ bò lên da, tín hiệu sẽ được gửi về bộ não làm cho vùng da đó cảm giác nhột nhột, mục đích để cảnh báo với bạn có thể có mối nguy hiểm tiềm tàng ở vùng da đó.

Cho nên sẽ có hai trường hợp khi da bạn bị thương, một là vết thương nông chỉ ảnh hưởng trên lớp biểu bì, vì lớp biểu bì không các dây thần kinh vươn tới nên bạn sẽ cảm thấy không bị đau, vết thương sẽ lành nhanh chóng do các lớp bên dưới đảm nhiệm do đó không để lại sẹo.

Trường hợp thứ hai, da bạn bị tổn thương sâu, xung quanh vết thương sẽ bắt đầu quá trình nảy sinh các mô mới để lắp đầy lại vết thương. Trong quá trình lắp đầy, các tế bào mô sinh trưởng gây chèn ép lên nhau và chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh xung quanh, tín hiệu được truyền đến não, gây cảm giác ngứa ngáy.

Cho nên, đó là dấu hiệu vết thương sắp lành lại cũng đúng một phần, bởi vì bạn phải dựa trên bề mặt vết thương mới xác định được, nếu vết thương càng trở nên lở loét và ngứa thì chứng tỏ vết thương đã bị nhiễm trùng chứ không còn là trường hợp phục hồi như trên nữa.

27 tháng 5 2021

Do nọc của côn trùng (ong, kiến) có axit fomic. Nước vôi là bazo nên trung hòa axit làm vết thương đỡ đau

\(2HCOOH+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow\left(HCOO\right)_2Ca+2H_2O\)

Nọc độc của ong, kiến, ... có chứa axit formic. Dung dịch nước vôi là canxi hydroxit. Khi axit tác dụng với bazơ sẽ cho phản ứng trung hoà tạo muối và nước :

\(2H_2CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow Ca\left(HCO_2\right)_2+2H_2O\) 

\(Ca\left(HCO_2\right)_2\) là canxi format

4 tháng 11 2018

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

4 tháng 6 2018

Chắc chắn vừa đập một con muỗi

Chúc bạn hok tốt nha!

4 tháng 6 2018

vì nó dét ngừi

13 tháng 10 2021

Vì các tế bào da và tế bào thịt tái tạo lại những tế bào chết, sản sinh ( phân chia ) tế bào mới nên các vết thương mới lành hẳn

8 tháng 5 2019

tùy vào bn đang bị j

bn có thể lên goolge tra xem cách chữa lành vết thương mà mk đang bị

Bài làm

Đa số các vết thương nhỏ, như vết cắt và trầy xước, có thể chữa trị dễ dàng tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn bị thương nặng hơn hay bị nhiễm trùng, bạn cần được chăm sóc y tế để đảm bảo vết thương hồi phục đúng cách.

1. Dùng lực ấn lên vết thương để cầm máu:Rửa sạch tay, sau đó dùng băng hoặc khăn sạch đè mạnh lên vết thương. Rửa tay sẽ ngăn vi khuẩn từ tay sang vết thương. Lực ấn sẽ giúp giảm chảy máu và cầm máu.

 (* Chú ý: Nếu vết thương ở cánh tay, bàn tay, cẳng chân, hay bàn chân, bạn cũng có thể hạn chế chảy máu bằng cách đưa nó lên cao hơn tim. Với cánh tay hoặc bàn tay, bạn có thể giơ lên cao. Với cẳng chân và bàn chân, bạn cần nằm trên giường và kê chân trên một chồng gối. )

2. Làm sạch vết thương. Rửa nó bằng nước sạch. Điều này sẽ loại bỏ vết bẩn và bụi có thể gây nhiễm trùng. Rửa vùng da xung quanh vết thương bằng xà phòng và khăn sạch. Lau khô vết thương và mô xung quanh thật nhẹ.

( * Chú ý: Nếu vòi nước đang chảy không loại bỏ hết mảnh vụn trong vết thương, bạn có thể dùng nhíp gắp chúng ra. Rửa sạch và khử trùng nhíp bằng cồn trước khi chạm vào vết thương. Sau đó nhẹ nhàng gắp mảnh vụn dính trong vết thương. Nếu bạn không thể gắp hết chúng, hãy đến phòng cấp cứu và nhờ bác sĩ giúp. Nếu vết thương có dị vật bám vào, không lấy nó ra. Thay vào đó, hãy đi bác sĩ để có thể loại bỏ nó một cách an toàn mà không gây thêm tổn thương. Không dùng bông gòn lau vết thương vì mẩu bông có thể dính vào đó. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khó lành. )

3. Ngừa nhiễm trùng bằng cách bôi thuốc kháng sinh. Sau khi đã cầm máu và làm sạch vết thương, bôi kem kháng sinh để bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng. Bạn có thể mua kem kháng sinh hoặc thuốc bôi như Neosporin hoặc Polysporin không theo đơn tại hiệu thuốc địa phương. Dùng các loại thuốc bôi này trong 1-2 ngày.

( * Chú ý: Luôn đọc và làm theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu bạn đang có thai, hoặc cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.Không dùng chất khử trùng như cồn hay oxy già. Chúng có thể gây hại cho mô và làm nó lâu lành hơn.)

4. Dùng băng băng vết thương lại. Điều này sẽ ngăn vi khuẩn và bụi bẩn bám vào vết thương. Tùy thuộc vào nơi bị thương, một miếng băng keo cá nhân là đủ. Nếu vết thương lớn hơn hoặc gần khớp xương, bạn có thể cần băng bó lại để phần băng được cố định.

( * Chú ý: Không băng quá chặt gây cản trở lưu thông máu.Thay băng thường xuyên ngăn nhiễm trùng. Nếu băng bị ẩm và bẩn, thay băng ngay lập tức.Dùng băng không thấm nước hoặc bọc miếng nhựa mỏng bên ngoài khi bạn đi tắm để giữ nó được khô. )

5. Theo dõi vết thương để đảm bảo nó không bị nhiễm trùng. Nếu có dấu hiệu của nhiễm trùng, đi cấp cứu ngay lập tức. Các dấu hiệu cần theo dõi bao gồm:

  • Cơn đau tăng dần
  • Hơi nóng
  • Sưng
  • Nổi đỏ
  • Vết thương chảy mủ
  • Sốt

# Chúc bạn học tốt # 

20 tháng 7 2021

Khi muỗi cắn thì sẽ tiết vào chỗ đốt một ít axit fomic  => Chỗ bị cắn sẽ thấy ngứa, xót

Xà phòng có thành phần chủ yếu là kiềm (NaOH) , khi bôi xà phòng vào vết đốt thì kiềm sẽ phản ứng với axit ở vết đốt tạo muối trung hòa, làm vết đốt bớt sưng, ngứa

20 tháng 7 2021

Tham khảo

Do axit fomic trong vết muỗi cắn là một axit khá mạnh chỉ cần bôi vào vết đốt một ít nước xà phòng đặc, nước xà phòng có tính kiềm sẽ phản ứng với axit fomic biến thành hợp chất không có tính axit cũng không có tính kiềm (người ta gọi là có phản ứng trung tính). Quá trình vừa nêu trên trong hoá học gọi là quá trình trung hoà. Axit fomic là nguyên nhân gây ra tấy, ngứa bị trung hoà thành muối trung tính. Nguyên nhân gây tấy ngứa sẽ giảm nhẹ đi nhiều.

3 tháng 10 2021

vì chúng ta làm nó bị thương lên 1 lần nữa

 

Tham khảo:

Sẹo xuất hiện là kết quả của việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Sau khi xuất hiện vết thương cơ thể, chúng đều trải qua quá trình hồi phục (liền vết thương) nên sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này.

Theo y học, cơ thể hồi phục sau tổn thương được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức.

Thông thường, cơ thể sẽ cần từ 3-6 tháng để đi hết cả ba giai đoạn phục hồi tổn thương này, nhưng nếu trong thời gian này xảy ra bất kỳ rối loạn nào của cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và các loại sẹo hình thành.

Tùy theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương trên cơ thể, tác động can thiệp ... mà có thể để lại các loại sẹo khác nhau như: sẹo bình thường hay sẹo không bình thường (như lồi, phì đại, có dấu hiệu co kéo, nhiều nhân sơ...)

Trong đó, sẹo lồi (keloid) là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương da. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, thường nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo.

28 tháng 12 2021

Vết thương có thể lành vì :

- Vết thương không sâu

- Vị trí vết thương không nguy hiểm

28 tháng 12 2021

do tế bào bị tổn thương được thay thế bằng tế bào mới