K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2018

             I. Mở bài: giới thiệu về cây cao su
Trong thời kì, kho học và công nghệ kĩ thuật phát triển thì kinh tế cũng phát triển theo. Chính vì thế mà nền lâm nghiệp cũng phát triển không nhừng, một trong những loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao là cây cao su. Cây cao su mang lại nhiều lợi ích kinh tế và có những đặc trưng phổ biến, ta cùng đi tìm hiểu về cây cao su.

           II. Thân bài: thuyết minh về cây cao su
           1. Nguồn gốc cây cao su:

- Cây cao su ban đầu chỉ có tại khu vực rừng Amadon
- Người ta lấy mũ của cao su để làm nên quần áo
- Nhờ vào sự phát triển thì người ta đã tìm ra cách trồng cây cao su ở mọi nơi trên thế giới
           2. Đặc tính của cây cao su:
- Cây cao su chỉ thu hoạch được 9 tháng, vào những than lá rụng thì cũng không thể thu hoạch được
- Cây cao su cao khoảng 20m, rễ cây đâm sâu dưới đất để giữ vững cây, vỏ cây nhẵn và màu nâu nhạt, lá cây rụng mỗi năm 1 lần và lá cây cao su là lá kép, cây cao su có hạt hình bầu dục hay bình cầu.
- Cây phát triển ở rừng nhiệt đới ẩm, nhiệt độ thấp và mưa nhiều
- Cây chỉ dược trồng từ hạt
- Cây cao su là cây có mủ độc, mủ của cây có thể gây ô nhiễm nguồn nước,….
            3. Vai trò cây cao su:
- Nhựa mủ của cây cao su được dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu
- Cây cao su còn được sản xuất mủ dạng nước.
- Gỗ cây cao su được sử dụng làm gỗ, vật dụng bằng gỗ

          III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây cao su
- Đây là một loại cây có hiệu quả kinh tế cao

hok tốt nhé
- Chúng ta nên tận dụng đặc trưng của cây cao su để phát triển tốt hơn
 

7 tháng 4 2018

1. MỞ BÀI
Giới thiệu về chó: một loài vật trung thành và gần gũi với con người
Từ xa xưa, chó đã gắn bó với con người như một loài động vật đặc biệt thông minh và trung thành. Đối với em, chó còn là một người bạn thân thiết và gần gũi, chú cũng có những tình cảm, cảm xúc giống như con người

2. TH N BÀI
Giới thiệu chú chó nhà em, chú cho có tên là gì?
Khi chú còn nhỏ và được mang đến nhà em: Bộ dạng chú rụt rè, sợ hãi, hay lủi thủi một mình trông rất tội nghiệp

Tả những đặc điểm của chú chó
Bộ lông: vàng như tơ, óng mượt và rất dày
Hai mắt: tròn như hòn bi ve, ánh lên sự nhanh nhẹn và lanh lợi. Mỗi lần được em đùa giỡn hay xoa đầu, đôi mắt chú lại nhắm tít lại.
Hai tai: như hai cái lá mơ, chó thường thể hiện tâm trạng thông qua đôi tai, lúc vui thì hai tai dựng lên, khi buồn thì cụp xuống.
Cái mũi: màu đen ươn ướt, rất thính. Nhờ có cái mũi ấy mà chú có thể đánh hơi được mọi mùi dù có ở khoảng cách rất xa.
Cái đuôi: lúc nào cũng ve vẩy, khi mừng rỡ thì xoắn tít. Lúc chú sợ hãi điều gì đó, cái đuôi sẽ kẹp vào giữa hai chân sau.
Bốn chân: ngắn nhưng cứng cáp, chạy rất nhanh. Chỉ cần vừa nghe tiếng em gọi, ngay lập tức chú sẽ có mặt.

Tả những kỉ niệm của em với chú chó:
Khi em đi học về thường thấy chú đứng đợi sẵn ở cổng. Vừa thấy em, ánh mắt chú sáng long lanh, khuôn mặt bừng lên niềm vui sướng và rạng rỡ.
Chú rất thích chơi đùa với em, hay dụi đầu vào tay em để làm nũng và nịnh nọt. Những lúc ấy trông chú vô cùng hạnh phúc và khoái chí.
Chú là người bảo vệ thầm lặng, canh giữ sự bình yên cho ngôi nhà. Hàng đêm, khi cả nhà còn say giấc nồng, chú nằm lặng im ở một góc sân, đôi tai dựng đứng lên để nghe ngóng những tiếng động dù là nhỏ nhất. 
Mỗi khi có khách đến, chú đều sủa vang để báo hiệu. Trông chú dữ dằn là thế nhưng chỉ cần một tiếng gọi của em là lại trở về bộ dạng hiền lành như cũ

3. KẾT BÀI
Thể hiện tình cảm của em dành cho chú chó, hi vọng chú sẽ gắn bó thật lâu với gia đình.
Đối với em, chú chó đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống. Chú cùng em chia sẻ mọi buồn vui cũng như những kỉ niệm thời ấu thơ. Em hi vọng chú sẽ găn bó mãi mãi với gia đình em.

 

16 tháng 2 2019

mb:em có đh báo thức

tb:Nó rất xấu.

kb: nó nhìn như KHÁ BẢNH.

16 tháng 2 2019

1 . 

1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.

2. Thân bài:

- Tả bao quát:

+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?

Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.

- Tả từng bộ phận:

+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?

Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.

+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?

Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.

Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.

+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?

Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.

Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).

Kết bài: Cảm nghĩ của em.

Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận

2 . 

Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ mua tặng em một món quà, đó là một chiếc đồng hồ báo thức. Chiếc đồng hồ đó thật đẹp.

Ôi! Chiếc đồng hồ của em thật đẹp! Cả nhà em ai cũng khen nó đẹp. Chiếc đồng hồ của em được làm bằng nhựa cứng. Mẹ em bảo đây là hàng Việt Nam. Đồng hồ báo thức cầm thật đằm tay, nặng hơn chiếc hộp bút của em một chút. Mặt đồng hồ tròn trĩnh, sáng bóng. Phía trên nó có hai cái chuông trông như hai cái tai thật đẹp. Trông nó gióng y như chú gấu trúc. Cạnh của đồng hồ được sơn màu đen. Hai bên được sơn màu hồng, trông rất xinh. Chiếc đồng hồ có ba cái chân cứng để nó đứng vững hơn. Phía sau đồng hồ là hai chiếc cót, một cái để chỉnh giờ và một cái hẹn giờ báo thức.

Trên mặt đồng hồ có 12 con số chỉ cho em biết bao nhiêu giờ. Kim ngắn nhất là kim chỉ giờ. Kim dài thứ hai là kim chỉ phút. Kim bé, mà cũng là kim chạy nhanh nhất luôn dẫn đầu là kim giây. Phía dưới là con lắc, trông rất đẹp và dễ thương. Khi đến giờ báo thức vang lên tiếng "Kính coong, kính coong". Khi ghé sát tai lại có thể nghe thấy tiếng nhẹ như tiếng đập của con tim.

Em thường vặn cót để hẹn giờ báo thức. Chiếc đồng hồ sẽ nhắc nhở em là đến giờ dậy đi học rồi. Em lau chùi cho đồng hồ thật sạch sẽ và đặt nó ở ngay góc học tập của mình.

Em rất thích chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có chiếc đồng hồ em luôn đến trường đúng giờ. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận và hay lau chùi cho nó sạch sẽ hơn.

3 . 

Vào dịp sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ mua tặng em một món quà, đó là một chiếc đồng hồ báo thức. Chiếc đồng hồ đó thật đẹp.

Ôi! Chiếc đồng hồ của em thật đẹp! Cả nhà em ai cũng khen nó đẹp. Chiếc đồng hồ của em được làm bằng nhựa cứng. Mẹ em bảo đây là hàng Việt Nam. Đồng hồ báo thức cầm thật đằm tay, nặng hơn chiếc hộp bút của em một chút. Mặt đồng hồ tròn trĩnh, sáng bóng. Phía trên nó có hai cái chuông trông như hai cái tai thật đẹp. Trông nó gióng y như chú gấu trúc. Cạnh của đồng hồ được sơn màu đen. Hai bên được sơn màu hồng, trông rất xinh. Chiếc đồng hồ có ba cái chân cứng để nó đứng vững hơn. Phía sau đồng hồ là hai chiếc cót, một cái để chỉnh giờ và một cái hẹn giờ báo thức.

Trên mặt đồng hồ có 12 con số chỉ cho em biết bao nhiêu giờ. Kim ngắn nhất là kim chỉ giờ. Kim dài thứ hai là kim chỉ phút. Kim bé, mà cũng là kim chạy nhanh nhất luôn dẫn đầu là kim giây. Phía dưới là con lắc, trông rất đẹp và dễ thương. Khi đến giờ báo thức vang lên tiếng "Kính coong, kính coong". Khi ghé sát tai lại có thể nghe thấy tiếng nhẹ như tiếng đập của con tim.

Em thường vặn cót để hẹn giờ báo thức. Chiếc đồng hồ sẽ nhắc nhở em là đến giờ dậy đi học rồi. Em lau chùi cho đồng hồ thật sạch sẽ và đặt nó ở ngay góc học tập của mình.

Em rất thích chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có chiếc đồng hồ em luôn đến trường đúng giờ. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận và hay lau chùi cho nó sạch sẽ hơn.

6 tháng 3 2018

  Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?

   - Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.

   - Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.

    Thân bài:

   - Tả bao quát:

  • Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.
  • Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.
  • Loại cặp có quai xách và dây mang.

   - Tả từng bộ phận:

  • Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ở hai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.

   Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.

   Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.

  • Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:

      + Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.

      + Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.

   Kết luận: Cảm nghĩ của em.

   Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.

6 tháng 3 2018

DÀN Ý :

I. Mở bài

- Cái cặp là người bạn thân thiết của em 

- Nó là vật không thể thiếu mỗi khi em đến trường

- Nó luôn cùng em tiến bước trên con đường học tập 

II. Thân bài

a. Tả bao quát

- Cặp hình hộp chữ nhật và có 4 ngăn 

- Làm bằng vải da , có quai đeo.

b. Tả chi tiết

- Mặt trước màu xanh lam, có trang trí hình hai chú cún con rất ngộ nghĩnh.

- Đường viền nắp cặp màu vàng, nổi bật trên mặt cặp.

- Khóa cặp làm bằng sắt xi bóng nhoáng.

- Mặt sau hình chữ nhật, màu xanh đậm hơn mặt trước.

- Dây đeo màu xanh đậm, lót xốp rất êm.

- Bên trong có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ.

- Có một túi nhỏ để đựng đồ dùng học tập.

- Mỗi ngăn được ngăn cách một lớp vải dù, mềm và chắc.

- Mỗi khi đóng, mở khóa nghe lách cách.

III. Kết bài

- Cặp giúp em bảo quản sách vở.

- Cặp đồng hành với em tới trường.

- Cặp chứa dựng nguồn kiến thức.

- Em xem cặp như người bạn thân.

- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền, đẹp.

KẾT BÀI MỞ RỘNG: Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn đồng hành của em và luôn giữ gìn nó thật cẩn thận

23 tháng 2 2018

1) Mở bài: Chiếc cặp được bố mua cho vào đầu năm học mới.

2) Thân bài:

a) Bao quát:

- Chiếc cặp hình khối hộp chữ nhật.

- Chất liệu là một loại vải bố rất dày.

b) Chi tiết:

• Bên ngoài:

- Các cạnh của cặp được viền bằng một loại vải da màu nâu sẫm.

- Nắp cặp màu xanh, viền xung quanh.

- Khoá cặp bằng sắt bóng loáng.

- Mặt trước cặp có trang trí hình chú gấu Misa ngộ nghĩnh.

- Mặt sau màu xanh thẫm hơn mặt trước.

- Có vân chìm, sờ vào nghe ram ráp.

- Hai quai đeo được lót xốp rất êm, mỗi đầu quai có khoen sắt.

- Phía trên nắp cặp là một quai xách cong cong như chiếc cầu vồng bé tí.

• Bên trong:

- Có ba ngăn, một ngăn rộng, hai ngăn nhỏ.

- Ngăn lớn nhất đựng sách vở, ngăn nhỏ đựng đồ dùng học tập.

- Các ngăn được lót bằng vải ni lông rất bền.

3) Kết bài:

- Chiếc cặp là bạn đồng hành với em.

- Cặp giúp em bảo quản sách vở, đồ dùng.

- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền lâu

23 tháng 2 2018

mở bài :

- giới thiệu chung về chiếc cặp( trong hoàn cảnh nào, chất lượng,...)

thân bài :

- tả bao quát chiếc cặp

-tả hình dáng chiếc cặp( từ xa đến gần, có thể dùng hình ảnh so sánh )

-Tả đặc điểm

+ bộ phận

+ chức năng

+ chất lượng cặp

- thường hay đựng sách, bút,...

- công dụng của chiếc cặp giúp mang đồ, bảo quản,...

- sự gắn bó đối với chiếc cặp 

kết bài :

-cảm nghĩ về chiếc cặp

+ hứa sẽ luôn giữ gìn và bảo về cặp

+ Coi như người bạn

-

27 tháng 1 2019

 Mở bài: giới thiệu vài nét về cây bàng

Trong trường em có trồng một cây bàng, cây to lớn đồ sộ và tỏa bóng mát khắp sân trường đây cũng là nơi chúng em vui chơi mỗi khi giải lao trong giờ học.

 Thân bài

a) Miêu tả cây bàng

- Thân cây to và thẳng, vỏ cây xù xì, màu đen.

- Gốc cây lớn bằng vòng tay của học sinh lớp 7, dưới gốc cây rễ mọc tạo ra những hình thù quái dị.

- Lá bàng hơi dày, tròn. Mỗi nhánh có nhiều lá, trong những tán lá có những chùm quả đung đưa trong gió.

- Mỗi mùa lá bàng có nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp.

b) Miêu tả cây bàng vào mùa xuân

- Những chiếc lá già rụng, nhường chỗ cho chồi non lấm tấm xuất hiện.

- Vài ngày sau cây bàng như khoác chiếc áo xanh của mùa xuân,  chồi non  vươn mình đón ánh nắng mùa xuân.

- Trên cây những chú chim chuyền cành, hót líu lo.

- Mùa xuân đến cây trái đua nhau nở rộ, hòa mình vào sắc xuân.

c) Miêu tả cây bàng mùa hè

- Tán lá rộng, sum suê cây bàng che chở tạo bóng mát cho cả sân trường.

- Cây bàng như chiếc ô che nắng che mưa.

- Lá bàng xanh thẫm, thấp thoáng hoa bàng trắng li ti.

- Chỉ vài ngày hoa rụng, cây bàng ra quả.

- Mùa hè đến học sinh nghỉ hè.

d) Miêu tả cây bàng vào mùa thu

- Cây bàng như có sự chuyển mình, lá có nhiều màu: lá xanh thẫm, lá ngả vàng xen kẽ nhau.

- Quả bàng có màu vàng, len lỏi giữa vòm lá, thỉnh thoảng gió thổi quả rụng lả tả xuống mặt đất.

- Nhìn từ xa cây bàng như nhuộm màu vàng của sắc thu.

- Thỉnh thoảng có những cơn gió mát lạnh của mùa thu.

e) Miêu tả cây bàng vào mùa đông

- Thân cây sần sùi, khô rát, thiếu sức sống.

- Trên cao chỉ còn vài lá bàng đang cố bám víu vào nhánh cây.

- Gió mùa đông thổi qua se lạnh, càng khiến cho không khí thêm u sầu.

- Học sinh tránh rét,đi học vội vã vào lớp, cây bàng lẻ loi u buồn.

Kết bài

- Cây bàng là người bạn gắn bó, che chở cho học sinh.

- Em rất yêu quý cây bàng, loài cây hữu ích và gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.

26 tháng 1 2019

I. Mở bài: Giới thiệu cây bàng loài cây gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.

II. Thân bài

1. Tả bao quát:

– Nhìn từ xa cây bàng dáng to cao, bao trùm xung quanh.

– Tán cây rộng che chở chúng em.

2. Tả chi tiết

– Cây bàng nhiều năm, rễ ăn nổi trên mặt đất.

– Thân cây xù xì, thô ráp.

– Cành cây nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng nắng mưa đều không lọt vào.

– Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng có nhiều bóng mát.

– Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ, màu trắng.

– Trái bàng hình thoi, màu xanh, khi chín màu vàng, vị ngọt béo.

– Gốc bàng nơi che chở và là nơi vui chơi của học sinh.

3. Lợi ích của cây bàng

– Cây bàng cung cấp bóng mát cho các em học sinh vui chơi.

– Che nắng, che mưa.

– Lá, vỏ và hạt đều có những công dụng khác nhau.

III. Kết bài

– Cảm nghĩ của em về cây bàng

– Cây bàng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, kỷ niệm tuổi thơ

9 tháng 4 2018

Lập dàn ý:
Phần 1.Mở bài:. Giới thiệu cây non + quang cảnh nơi trồng cây non
- Nơi em trồng cây non em có rộng không? trồng những cây gì?
- Cây non nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?
Phần 2. Thân bài:

  1. Miêu tả bao quát cây no
    - Cao đến đâu, nó nhỏ như thế nào?
    - Thân cây có dài không?
  2. Lá của cây thế nào? có màu gì?Ngày qua ngày, cây có thay đổi gì không? 
  3. Em chăm sóc cho cây như thế nào?
  4. Phần 3. Kết bài: Kỉ niệm với cây non và cảm nghĩ của em về cây.

Bài này mik tự làm, đúng yêu cầu,nếu đc bạn k cho mik nha.

CHÚC BẠN HOK TỐT!

4 tháng 10 2018

I.Mở bài: giới thiệu về cây lúa nước
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Từ bao đời nay, cây lúa luôn là biểu tượng của người dân Việt Nam. Cây lúa luôn gắn bó với con người Việt Nam, làng quê Việt Nam chính vì thế nó đã trở thành biểu tượng văn minh của nước ta. Mỗi một ai là người con của dân tộc Việt Nam thì luôn tự hòa với nền văn minh này. Lúa có tác dụng như thế nào và tầm ảnh hưởng ra sao, chsung ta cùng đi tìm hiểu.

II.Thân bài
1.Khái quát

- Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam
- Là cây lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới

2.Chi tiết về cây lúa
Đặc điểm của cây lúa
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn

Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ:

  • Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
  • Thời kỳ mạ: rễ mạ dài 5-6 cm
  • Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
  • Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ này,chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây


+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá

  • Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
  • Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
  • Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
  • Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm


Chức năng của thân:

  • Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông . Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.

+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

Cách trồng lúa:

  • Hạt lúa ủ thành cây mạ
  • Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa
  • Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông
  • Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa


Vai trò của lúa: lúa cho hạt

  • Trong cuộc sống thường ngày: chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khác
  • Trong kinh tế: buôn bán và xuất khẩu lúa gạo


Thành tựu về lúa:

  • Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
  • Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
  • III.Kết bài: nêu cảm nghĩ và ý nghĩa của cây lúa

    Dù Việt Nam có phát triển và đạt những thành tựu như thế nào vẫn là một lương thực không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người Việt Nam. Chính nhờ vào lúa mà ta đã có những bước chuyển biến đáng kể. Việt Nam sẽ luôn là nước có nền văn minh lúa nước.
  • k mk nha
  • đây là 1 dàn ý nhé
4 tháng 10 2018

Lập dàn ý thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam lớp 9
I. Mở bài
– Giới thiệu tổng quát về cây lúa.
– Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.
– Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
– Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.
II. Thân bài 1. Khái quát
– Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.
– Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
2. Chi tiết. a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.
– Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.
– Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
– Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
– Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm. – Lúa được chia thành ba bộ phận:
+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
b. Cách trồng lúa: – Gieo giống: hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: nhất nước – > nhị phân – > tam cần – > tứ giống
+ Nhất nước: lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.
+ Nhị phân: thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.
+ Tam cần: đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.
+ Tứ giống: một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.
– Cấy lúa: ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.
– Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.
– Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.
– Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo. c. c : Vai trò của cây lúa.
– Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
– Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
– Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
+ Lúa non được dùng để làm cốm.
+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
+ Tóc: cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.
d. Thành tựu – Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
– Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
III. Kết bài.
– Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
– Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.

k mk nhé

13 tháng 12 2018

mình đang cần gấp, mình xin các bạn đấy

13 tháng 12 2018

Dàn ý (gợi ý)

   + Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)

   Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.

   + Thân bài:

   + Tả hình dáng của em bé:

   Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...

   + Tả hoạt động, sở thích của em bé:

    - Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.

    - Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...

    - Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.

    - Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.

    - Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.

   + Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.

4 tháng 4 2018

1. Mở bài

Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).

- Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)

Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…

2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)

Lập dàn ý tả loại trái cây mà em thích

Đoạn 1: Tả bao quát

+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)

+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).

+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…

Đoạn 2: Tả chi tiết

+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)

+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…

+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị...(tả thêm hạt nếu có…).

+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…

+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).

Đoạn 3: Tả bổ sung

+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…

+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…

+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).

3. Kết bài:

- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).

- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…

Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...)

4 tháng 4 2018

I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.

II. Thân bài
1. Tả bao quát

- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả

III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó