Bạn hãy viết một bài văn nói về bố hoặc mẹ của mình.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
!!! ⚠Thαm Khảo⚠ !!!
Từ xưa đến nay, sách luôn được coi là một người bạn lớn của con người, có lẽ chính bởi sách có vai trò hết sức to lớn với đời sống nhân loại. Học sinh tới trường bấy lâu cũng coi sách giáo khoa làm người bạn đồng hành, vì vậy mà trong quá trình học tập dễ xảy ra những ý kiến trái chiều, một trong số đó phải kể đến ý kiến về việc viết, vẽ vào sách giáo khoa: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.
Sách là nơi cất giữ những tinh hoa, kiến thức bổ ích mà con người đã dày dặn tích luỹ được trong hàng ngàn năm qua. Sách giúp con người lưu giữ và truyền đạt kiến thức tích góp được đến cho mọi người, lưu giữ những kỳ công mà tốn bao nhiêu mồ hôi công sức mới quy tụ được. Vì vậy, để có thể thu gom, tích luỹ cho bản thân những kĩ năng xã hội, kiến thức thông dụng,…thì chỉ có việc đọc sách mới có thể thoả mãn được nhu cầu ấy.
Việc viết, vẽ vào sách giáo khoa từ lâu đã là một vấn đề tạo nên nhiều ý kiến trái chiều. Bởi nhiều ý kiến cho rằng sách là người bạn của học trò, không nên viết chữ, vẽ tranh lên mặt sách. Hơn nữa, một cuốn sách đẹp, sạch sẽ và phẳng phiu cũng thể hiện những phẩm chất giữ gìn, ngăn nắp của một người học sinh, việc viết vẽ nên sách sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của sách vở. sx
Sau cùng, nếu việc viết, vẽ nhằm mục đích học tập, cá nhân tôi nghĩ đây là quyền, suy nghĩ và lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, là một người học và tôn trọng tri thức, mỗi học sinh nên lựa chọn nội dung viết, ghi chú vào sách phù hợp như một cách làm nâng niu tri thức, thay vì những bức tranh chỉ mang tính giải trí, không phù hợp với môi trường học tập. Sách là để học, để học tập, hãy để chúng phát huy tác dụng tuyệt vời của mình.
CHÚC BN HỌC TỐT ;)
Trả lời chung nha
Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình. Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình. Cụ thể, đất nước Việt Nam đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ, ví dụ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hy sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích cực nhất.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Mỗi chúng ta phải biết sống hiếu thảo và biết ơn mẹ cha của mình. "Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác" - Marcus Tullius Cicero. Ý câu nói này chính là mọi đức tính tốt đẹp cơ bản nhất của con người đều được gợi từ lòng biết ơn, làm người không có lòng biết ơn thì nhất định không thể nảy nở đức tính tốt. Vậy lòng biết ơn là điều gì mà lại có một sự ảnh hưởng to lớn như vậy đối với đạo đức của con người? Đó là sự hiểu biết và ghi nhớ công ơn của người đã từng giúp đỡ ta. Lòng biết ơn có thể được biểu hiện đơn giản nhất đó là những lời “cảm ơn” của người được nhận ơn với người đã giúp đỡ, đó phải là một lời cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng khi người được nhận ơn cảm thấy biết ơn sâu sắc về những điều mà người khác đã cho mình. Cao hơn một lời cảm ơn là tinh thần sẵn sàng trả ơn cho người đã giúp đỡ mình bằng hành động hoặc là giá trị thiết thực bằng tất cả tấm lòng chân thành không tính toán. Nhưng dù là bằng cách nào, con người ta vẫn phải luôn ghi nhớ công ơn của người đã tạo dựng cho mình những điều tốt đẹp. Vậy tại sao chúng ta càng biết ơn mẹ cha của mình? Trước hết, cha mẹ là những người sinh thành ra ta, cho ta sự sống, để ta được có mặt trên cuộc đời này. Pau-tốp-xki đã từng nói “Dù người ta có nói với bạn điều gì đi chăng nữa thì cuộc sống cũng là một điều kì diệu”. Được có mặt trên đời này đã là một hạnh phúc, là một điều kì diệu và mẹ cha chính là người đã ban cho ta phép màu kì diệu ấy. Sau nữa, cha mẹ là những người thân thiết nhất, gần gũi nhất với mỗi con người, nếu không biết ơn mẹ cha mình thì con người sẽ chẳng bao giờ biết ơn được những người khác, hoặc nếu có thì đó cũng chỉ là những thói đời giả dối, kệch cỡm,… Lòng biết ơn cha mẹ là một trong những đức tính bản năng và vốn có ở mỗi người. Chúng ta cần biết học cách để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với mẹ cha. Chỉ một câu nói cảm ơn khi nhận được một món quà từ cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày như giúp mẹ nấu cơm, cùng cha cắt tỉa cây cảnh,… đã khiến cho đấng sinh thành hạnh phúc biết nhường nào, Khi con cái thể hiện lòng biết ơn, cha mẹ sẽ biết rằng con cái của họ là những đứa trẻ tốt, họ sẽ cảm nhận rằng họ cũng được yêu thương chứ không phải chỉ là người trao đi yêu thương.
Hãy thể hiện lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ. Hãy bắt đầu bằng việc nói cảm ơn mỗi khi cha mẹ làm điều gì đó cho mình. Nếu bạn có thể làm điều đó đối với những người khác thì tại sao lại không thể làm thế với cha mẹ của mình? Hãy giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội, báo đền công ơn nuôi dưỡng của mẹ cha. Bên cạnh đó, xã hội cần thức tỉnh và giác ngộ những đứa con ngỗ ngược, không biết ơn cha mẹ,… Hãy trở thành một đứa con hiếu thảo với mẹ cha.
GỬI BỐ MẸ
Bố mẹ kính yêu của con !
Bố mẹ biết không ? Bố mẹ đã bao giờ thử hỏi trong lòng hai đứa con của mình luôn sợ điều gì và ước muốn điều gì hay chưa ? Chắc hẳn những thứ đó bố mẹ chưa từng suy nghĩ tới phải không ạ !
Bởi ngày hôm nay , con viết bức thư này , con mong muốn sẽ một lúc nào đó , bố mẹ cùng nhau suy nghĩ lại và dành một chút thời gian nói chuyện với chúng con . Bố mẹ có biết không , ngày từ lúc còn rất nhỏ , những hình ảnh bố và mẹ luôn xảy ra tranh cãi , những bữa ăn cơm chẳng còn ngon nữa ,... Bố lúc nào cũng chỉ hất mâm cơm đi trong những ngày sung đột với mẹ . Còn con , ngước lên nhìn bố mẹ với ánh mặt vô cùng hận đó . Nếu như , lại một ngày nào đó , bố mẹ hỏi con rằng : " con yêu ai nhất và ghét ai nhất " thì có lẽ con sẽ chẳng ngần ngại mà trả lời : Con ghét cả hai người và cũng yêu cả hai người , con ghét cả hai người bởi bố và mẹ đã làm con của mình hằn sâu từng câu chuyện đau buồn mà bố mẹ lập nên trong trí óc của con . Và con cũng yêu hai người bởi vì bố và mẹ là những người đã snh thành ra con , đã nuôi con khôn lớn , nhưng xen vào những niềm yêu quý của con dành cho bố mẹ lại là sự đau buồn và ghét nhiều lắm ,...giờ đây trong tâm trí con đang giao tranh giữa yêu thương và hận thù , con không biết bên nào sẽ chiến thắng nữa đây
Bố mẹ có biết từ hồi còn mẫu giáo cho tới tận bây giờ , con đã là học sinh trung học rồi mà những hình ảnh của bố mẹ mỗi năm lại diễn một lần đã làm con không muốn làm con của bố mẹ nữa . Từ lúc tiếng chuông năm mới vang lên , con đã luôn mong ước cho năm nay thật hạnh phúc ,... Nhưng không , con ước mơ xa vời quá rồi , con đã quá kì vọng vào nó bố mẹ ạ , giờ đây ...con có thể nghĩ rằng đã hết cơ hội rồi
Nếu như có một ông tiên hiện lên và hỏi con muốn điều ước gì thì con sẽ không ước con được ăn ngon , con không ước con luôn có váy đẹp , con không ước con xinh , ... Nhưng con sẽ ước , ước sao cho bố mẹ hiểu tâm trạng của hai chị em chúng con , ước sao chúng con được sống trong mái nhà hạnh phúc , ước sao bố mẹ quan tâm hơn con mình trước khi định làm gì đó , ước sao những hình ảnh đã từng hằn sâu trong tâm trí con sẽ biến mất ,... Chỉ vậy thôi , con đã vui lắm rồi . Con mong em của con sẽ không phải như con , phải chứng kiến cái cảnh ấy suốt những năm dài dằng dặc .
Con đã từng ngồi một mình mà khóc , khóc và ước sao bố mẹ hiểu . Chẳng nhẽ bố mẹ muốn cái cảnh hai chị em con phải xa nhau ư , chẳng nhẽ bố mẹ muốn chúng con nhìn cái cảnh đứa thiếu mẹ , đứa thiếu bố hay sao ? Con không hiểu bố mẹ đang suy nghĩ những gì , nhưng hãy hiểu cho chúng con mọt chút . Bố mẹ cứ ngỡ con vẫy còn bé sao ? Không phải đâu , con đã lớn rồi , đã hiểu hết mọi chuyện rồi , đã biết thế nào là đau rồi . Còn em , nó còn bé lắm , bố mẹ đừng để em con phải giống con ... Con chẳng muốn điều đó một chút nào . Con ước mơ được một mái nhà hạnh phúc như bao đứa bạn khác , mẹ luôn bảo phải biết tôn trọng những gì mình đang có , nhưng điều này thì chắc con không thể tôn trọng được đâu mẹ ạ . Nhìn những nụ cười còn ngây thơ của em , con thấy sao mà thương em quá , thương những cái lần em ngắn bố lại thì luôn bị ăn những cái đánh , thương những lần em đã khóc đến ửng đỏ cả hai mắt . Còn đối với con , con còn gì đâu mà khóc , những lúc như vậy , mặt con lại tái đi , ko thể nói gì thêm như một đứa vô hồn
Nếu bố mẹ không hiểu những gì mà con luôn nói bằng lời , vậy thì con mong với bức thư này , bố mẹ hãy hiểu chúng con thêm một tí . Hãy tự hỏi con mình thế nào ? nó nghĩ gì về mình ? nó có cô đơn hay không ? , .... Con cần những câu hỏi đó từ bố mẹ nhiều lắm , những câu hỏi mà trong trường hợp này , đứa con nào cũng mong muốn được hỏi bố mẹ ạ . Con mong bố mẹ chỉ cần một ngày thôi , hãy suy nghĩ lại tất cả
Con của bố mẹ
Thảo
Vũ Bích Thảo
rất rất .. rất hay ...Bài của bạn làm mình khóc thật rồi oOo nàng công chúa dễ thương oOo . Gia đình mình y như bài bạn viết vậy , ... cảm ơn bạn nhé ! mk sẽ nói cho bố mẹ mình biết những gì mình đang nghĩ . Mình cũng đã từng ghét họ lắm , thôi ko nói nữa kẻo mk lại khóc
thơ 5 chữ
Ba em có hai mắt
Và có một cái mũi
Hai bên là hai tai
Một miệng và một cằm
Đôi tay thì năm ngón
Chân cũng năm ngón luôn
Có lẽ khi còn nhỏ ai cũng được nghe câu hát ru, hay những vần thơ: “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Và trong bài văn này, em sẽ kể về người mẹ tuyệt vời của em – người mẹ luôn yêu thương con mình bằng cả cuộc đời.
Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi, nước da mẹ không còn được trắng trẻo nữa mà đã ngăm ngăm đen vì vất vả chăm sóc chúng em. Mẹ có mái tóc đen dài đến ngang lưng và luôn luôn được búi gọn gàng ở đằng sau. Hàm răng đều, trắng bóng và luôn nở nụ cười mỗi khi có điều gì làm mẹ vui. Mẹ em không cao lắm, hơi gầy, dáng đi rất nhanh nhẹn.
Mẹ lúc nào cũng tất bật với công việc nào là đi chợ, việc nhà, đi làm…nhưng mẹ không bao giờ kêu vất vả hay mệt mỏi. Mặc dù bận rộn nhưng mẹ vẫn dành thời gian cho các con. Mẹ dạy em học, dạy làm những công việc nhà, mẹ chỉ bảo tận tình ngay từ những công việc nhỏ nhất, mẹ bảo phải học tính cẩn thận ngay từ những công việc nhỏ trở đi thì về sau những việc lớn hơn mới có thể làm tốt được. Em luôn nhớ lời dặn của mẹ và cố gắng làm thật tốt.
Em nhớ mãi ngày em mới vào lớp Một mẹ đưa em đến trường, trước hôm đó mẹ đã đưa em đi thăm trường, đêm ngủ mẹ động viên khích lệ để không bị bỡ ngỡ những ngày đầu đi học. Rồi khi biết em viết chữ bằng tay trái, mẹ kiên trì từng ngày luyện viết tay phải cho em. Mẹ cầm tay em nắn nót từng chữ, uốn nắn từng nét để bây giờ em có thể đi thi vở sạch chữ đẹp của trường và đạt giải, tất cả là nhờ mẹ.
Em nhớ một lần em vẫn còn nhỏ, hôm đó các lớp học được về sớm. Em đứng đợi mẹ ở cổng trường thì có một bạn gần nhà rủ em đi bộ về vì trường cách nhà cũng không xa lắm. Như thường lệ, đúng giờ tan học mẹ đến đón thì thấy các lớp đã về hết.
Mẹ vội vàng hỏi bác bảo vệ có thấy đứa trẻ nào đợi ở cổng trường không nhưng bác bảo vệ bảo không có. Mẹ hốt hoảng đi tìm em, gọi điện cho bố xem bố có đi đón em không nhưng bố vẫn đang làm mà. Khỏi phải nói, mẹ lo lắng đến như thế nào. Mẹ đi tìm khắp các con đường, chỗ mà mẹ hay đưa em đi chơi nhưng đều không thấy. Chỉ đến lúc bố đi làm về thấy em ở nhà rồi gọi điện cho mẹ. Mẹ về nhà trong tình trạng mệt mỏi. Lúc này em vẫn chưa biết mình đã gây ra truyện gì nên vẫn ngồi im. Rồi mẹ đánh em, đây là lần đầu tiên mẹ đánh em, em khóc và mẹ cũng khóc.
Em còn nhỏ quá nên chưa biết gì chỉ trách mẹ sao lại đánh mình. Sau này lớn hơn một chút mới biết mẹ đánh em chỉ vì mẹ quá lo lắng cho em, đánh em vì em đã không nghe lời của mẹ. Đến tận bây giờ em vẫn không thể quên được lần bị mẹ đánh ấy. Mẹ à! Con xin lỗi nhé. Lúc đó con chưa hiểu để nói xin lỗi mẹ.
Cô giáo em nói: “ Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười mẹ nhé. Mẹ à! Con yêu mẹ.
- Đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Viết được đoạn văn kể về người thân của em, khoảng 4-5 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.
+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 6,0; 5,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5; 0.
Gợi ý:
+ Người thân của em tên là gì? Người đó làm nghề gì?
+ Dáng người (nước da, mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, nụ cười,...) của người ấy ra sao?
+ Tính tình của người đó như thế nào?
+ Người đó chăm sóc, đối xử với em ra sao?
+ Em có tình cảm gì với người ấy?
Đáp án tham khảo:
Người em yêu quý nhất trong gia đình là mẹ. Mẹ là người nội trợ trong gia đình. Mẹ có dáng người hơi mập và nước da đen giòn, khỏe mạnh. Mẹ làm việc chăm chỉ, nấu ăn rất ngon và rất yêu thương ba bố con em. Mẹ luôn dành cho em những gì ngon nhất, đẹp nhất trong khi mẹ lúc nào cũng giản dị. Em sẽ học thật giỏi để mẹ vui lòng.
Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.
Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.
Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.
Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.
Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.
Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.
Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.
Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.