Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về bài "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" và giải thích tại sao phải thêm trạng ngữ trong mỗi trường hợp?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đoạn văn:
Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn tự hào bởi vốn tiếng Việt giàu và đẹp. Đó là tiếng nói, điệu hồn dân tộc được kết tinh từ lịch sử bao đời. Ngày nay, chúng ta cũng chưa bao giờ thôi yêu quý và tự hào bởi thứ tiếng mẹ đẻ ấy. Với những đặc trưng của mình, Tiếng Việt có khả năng thể hiện tình cảm dạt dào, sinh động. Hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp phong phú cho phép ta được biến đổi, sử dụng linh hoạt. Càng yêu tiếng Việt, chúng ta càng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của nó, xem nó như một tài sản quý giá của dân tộc để nâng niu, trân trọng.
- Trạng ngữ: Với những đặc trưng của mình (trạng ngữ cách thức), ngày nay (trạng ngữ chỉ thời gian)
- Cần thêm trạng ngữ để làm rõ thông tin cho câu, liên kết câu.
"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp."
Trạng ngữ trong đoạn văn trên:
Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta
ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải
=> Tác dụng: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;
“Các bạn thân mến! Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Với một hệ thống nguyên âm,
phụ âm khá phong phú, người Việt có thể sử dụng để tạo từ ngữ, đặt câu, viết đoạn văn và
tạo lập văn bản một cách linh hoạt. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu, ngữ pháp uyển chuyển,
cân đối, nhịp nhàng; tiếng Việt dồi dào về giá trị thơ, nhạc. Những câu thơ đọc lên như có
nhạc điệu của một bài hát, những âm thanh trầm bổng, cao thấp như lời ca, như bản nhạc
du dương réo rắt. Ngày nay, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào tương lai vững
chắc cua tiếng Việt. Do vậy, mọi người phải cùng nhau nỗ lực để’ giữ gìn và bảo vệ sự
trong sáng tiếng nói của dân tộc vì đó là nguồn tài sản vô giá cua một quốc gia”.
Đoạn văn trên có hai trạng ngữ :
- Trạng ngữ 1: Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú là trạng ngữ chỉ
phương tiện, dùng đế xác định về phương tiện đế giao tiếp.
- Trạng ngữ 2: Ngày nay xác định về thời gian, làm rõ nội dung cho đoạn văn.
“Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh
hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu
thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã
miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp.
(Phạm Văn Đồng- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt- 1966) .Trạng ngữ Trong những bài
thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta xác định xuất xứ diễn ra sự việc (ta thấy...; nhiều
câu thơ..)
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam luôn coi trọng ngôn ngữ của mình - tiếng Việt. Chúng ta có thể tự hào mà khẳng định rằng tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp. Tiếng Việt nước ta rất giàu và đẹp. Nó là thứ tiếng hài hòa về âm hưởng, thanh điệu. Bởi vậy, tiếng Việt có đầy đủ khả năng truyền tải tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong đời sống người Việt. Nó là thứ tiếng giàu chất nhạc bởi nó là thứ tiếng giàu thanh điệu. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến tăng lên nhiều, ngữ pháp uyển chuyển và chính xác hơn. Bởi vậy, con người Việt Nam hôm nay cần biết gìn giữ và phát huy sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
Trạng ngữ: Từ xưa đến nayNguyên nhân: Trạng ngữ nhằm bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho câu.tham khảo
- Đoạn văn:
Dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn tự hào bởi vốn tiếng Việt giàu và đẹp. Đó là tiếng nói, điệu hồn dân tộc được kết tinh từ lịch sử bao đời. Ngày nay, chúng ta cũng chưa bao giờ thôi yêu quý và tự hào bởi thứ tiếng mẹ đẻ ấy. Với những đặc trưng của mình, Tiếng Việt có khả năng thể hiện tình cảm dạt dào, sinh động. Hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp phong phú cho phép ta được biến đổi, sử dụng linh hoạt. Càng yêu tiếng Việt, chúng ta càng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của nó, xem nó như một tài sản quý giá của dân tộc để nâng niu, trân trọng.
- trạng ngữ: Với những đặc trưng của mình (trạng ngữ cách thức), ngày nay (trạng ngữ chỉ thời gian)
- Cần thêm trạng ngữ để làm rõ thông tin cho câu, liên kết câu.
Tham khảo bài này nhé bạn!!
Nguồn: download.vn
Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp và hay. Với một hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, người Việt có thể sử dụng để tạo từ ngữ, đặt câu hay sáng tác thơ văn một cách linh hoạt. Không chỉ vậy, tiếng Việt còn hài hòa về mặt âm hưởng, giàu thanh điệu và uyển chuyển trong cách đặt câu. Đây là thứ tiếng có khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam. Đến hôm nay, mỗi người đều có thể cảm thấy tự hào về sự hình thành và phát triển của tiếng Việt. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
Trạng ngữ: Đến hôm nay...
Nguyên nhân: Trạng ngữ nhằm bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho câu.
me với các bạn ơi!
Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ vào những trường hợp đó.
Ai làm được m
"Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta, chúng ta càng thấy rõ cái tinh hoa đặc sắc và độc đáo của tiếng Việt; nhiều câu thơ vừa là họa, lại vừa là nhạc, ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải... Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Câu thơ tám chữ đã miêu tả một đấng anh hùng, một nhân sinh quan đồng thời là một bức tranh tuyệt đẹp."
(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - 1966)
Trạng ngữ trong đoạn văn trên:
Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta
ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải
=> Tác dụng: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;
ai cho mk 1 tk đi
mk lại bị trừ điểm