Nêu những kinh nghiệm viết văn miêu tả của nhà văn Võ Quảng
giúp mình nhé, bài tập về nhà, ai nhanh mình sẽ tick
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhắc đến văn xuôi của Võ Quảng, nhà nghiên cứu Phong Lê từng đánh giá “Quê nội” và “Tảng sáng” của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.
Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng là câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, với hai nhân vật chính tham gia vào tất cả các sự kiện là chú bé Cục và Cù Lao. Ở đó còn có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người.
Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành bận bịu với việc nước, việc nhà mà trong lòng vẫn vui phơi phới; là ông Bảy Hóa một thời tha phương không kiếm nổi miếng ăn, bây giờ “đất nước độc lập” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin nhiều khi rất ngây thơ. Qua câu chuyên của thằng Cục với chị Ba, ta có thể thấy rõ niềm tin trong trẻo ấy: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ về tay nông dân, nhà máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được, ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy sức”. Hay như việc Cục và Cù Lao luôn tin rằng một ngày tàu bay của Liên Xô chở xi măng, sắt thép qua thì làng Hòa Phước cũng sẽ có nhiều nhà cao tầng như… thành phố.
Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.
Không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở-Năm Mùi. Năm Mùi đấu tranh cho cách mạng và hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của Năm Mùi không phải những châm ngôn từ sách vở, cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp Năm Mùi còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người. Do đó, đây là câu chuyện viết về một địa phương nhưng cũng là chuyện của cả nước, của lịch sử dân tộc.
Theo nhà nhơ Thanh Quế, “Để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, “Quê nội” đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn.
Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày (bìa tập thơ Anh Đom đóm). |
Nhà văn của tuổi thơ - nhà thơ của tuổi hoa
Nổi tiếng với “Quê nội” và “Tảng sáng” nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như “-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…” (Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh đóm chuyên cần/ Lên đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.
Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng, Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết tâm hồn và tài năng trong đó.
Với độ tuổi nhi đồng, ngoài những vần thơ ngộ nghĩnh, ông còn có những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên, lý giải các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như: “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”… Câu truyện nào, vần thơ nào cũng tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh cuộc sống thường ngày. Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh lại rất giàu tính giáo dục. Đây là điều mà ít nhà văn, nhà thơ nào làm được.
Gần 50 năm gắn bó với đề tài văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà những vần thơ, những trang viết của ông đến giờ vẫn không thấy cũ.
Võ Quảng (1920-2007), sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà. Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi. Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa. Năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959. Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. đây là tất cả những j mk bt về nhà văn võ quảng. |
Hi! I'm Kien. I am a fat man, I have black eyes, my hair is curly and black. My shoulder is strong. I have long legs. I love my physique.
hello, this is my dear friend. His name is Minh. He is short and slim. His hair is long and straight. His body is very muscular. i think his body is great
My house is the place where I love the best. It’s located in Phuc Tho District,Ha Noi City. My house is quite wide, its area is approximately 90 square metres. There is a garden in front of my house. The garden brings to my house a natural and peaceful atmosphere. My house has 2 floors and one terrace. Its surface is painted by green and looks very bright and charming. On the first floor, there are three rooms: a living-room, a kitchen and a bathroom. When you come in, the first room you can see is the living-room where my family welcomes guests and relaxes. An ancient sofa and a tea-table with a tea tray on it are arranged quite tidily in the middle of the room. Next to the living room is the kitchen where I love so much because I really cooking for my family. And behind the kitchen is the bathroom, the bathroom are quite clean wide room and very modern. On the second floor, there are two bedrooms: my son’s bedroom and ourS (có “s” đấy nhé. Đại từ sở hữu, ý là our bedroom). There are two windows in each bed room, it provide the light for the room and make the room to be more airy. Especially, my bedroom is quiet, it is an advantage for me when I prepare lessons plan. And another place in my house is the terrace. It has a balcony where my family often sits there to see the sunset and stars in the sky at night. I love my house so much.
My house is in the countryside. It is surrounded by many green trees. In front of my house is a large yard. There are some roses in the yard. Behind my house, there is a very big garden. My grandparents often grow the vegetables and some star-fruit trees. There is a cowshed to the left of the garden. There are two cows in the cowshed. To the left of the house, there is a well. My grandpa use the water in the well to water the vegetables. To the right of the house, there is a river. Every weekend, I sometimes go fishing with my friends. There are five rooms in the house. There is a living room, two bedrooms, a bathroom and a kitchen......
Mk chỉ tả bên ngoài ngôi nhà thôi còn bạn tả bên trong nha
TK
Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.
Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.
Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.
Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.
Nhắc đến loài cây gợi nhớ tuổi học trò, bên cạnh cây phượng với sắc hoa đỏ thắm, không thể không nhắc đến bằng lăng với màu tím biếc thủy chung.
Bằng lăng là một loài cây thuộc họ cây gỗ. Thân cây không to lắm, một vòng tay em ôm cũng xuể. Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Cách mặt đất chừng một mét thân cây chia ra làm nhiều nhánh. Trong từng nhánh ấy lại tiếp tục chia ra thành những nhánh nhỏ vươn mình lên cao cùng với những chiếc lá xanh đón ánh nắng mặt trời. Nhìn từ xa, bằng lăng như một người lực sĩ khổng lồ đang vươn mình trong nắng và gió, mang sức mạnh phi thường.
Cây bằng lăng có nhiều tán lá xum xuê. Hè về cây tỏa bóng mát khắp các con đường. Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp. Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn. Lá bằng lăng thường dài, rất nhẵn. Mùa xuân, lá có màu xanh biếc ở hai mặt. Khi những dàn đồng ca ve sầu cất lên khúc hát mùa hạ, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn. Mặt dưới của chiếc lá có những đường gân xanh chia nhánh kéo dài kín chiếc lá nhìn như bộ xương cá.
Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc. Không cháy đỏ rực lửa như hoa phượng hay đài các kiêu sa như các loài hoa khác, hoa bằng lăng ngây thơ ngơ ngác giữa trời chiều. Hoa bằng lăng không nở rộ cùng lúc như nhiều loài hoa khác. Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm. Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng. Vì thế người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây “học trò”.
Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng, lớp nọ kế lớp kia, bông nọ tiếp bông kia duyên dáng đến diệu kỳ. Mỗi cành có đến hàng chục bông hoa cho nên người ta thường gọi là cành hoa bằng lăng chứ ít ai gọi bông hoa hay nhành hoa bằng lăng.
Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa. Khi hoa bằng lăng rụng thì bằng lăng bắt đầu ra quả. Lúc đầu quả nhỏ xíu, hình tròn, màu xanh thẫm, khi gần về già tự tách ra từng múi. Trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti. Những cơn gió mùa hạ xào xạc đến cuốn bay đi hạt bằng lăng rải rác khác mọi miền.
Học trò ai cũng tha thiết với sắc tím biếc thủy chung của hoa bằng lăng. Bằng lăng như gợi về những kỉ niệm mơn man của một thời áo trắng ngây ngô, hồn nhiên, trong sáng.
Nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức Tranh Của Em Gái Tôi " là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo " . Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình khong hề thay đổi .
Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình .
Nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức Tranh Của Em Gái Tôi " là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo " . Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình khong hề thay đổi .
Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình
Thơ Võ Quảng mang đến cho các em những rung cảm tinh tế, nhẹ nhàng trước khung cảnh quen thuộc mà các em đang sống. Qua thế giới thắm tươi và sinh động của cỏ cây hoa lá, những con vật bé nhỏ, Võ Quảng dạy cho các em cách quan sát và khám phá những cái rất độc đáo, rất riêng biệt trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là mầm non nho nhỏ đang nằm ép lặng im giữa thân cây chợt bật dậy giữa trời “khoác áo màu xanh biếc” khi mùa xuân đến. Đó là anh đom đóm với chấm sáng bé nhỏ quen thuộc với các em ở nông thôn “Anh đom đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác”. Anh “Đi gác suốt đêm. Lo cho người ngủ”. Trong chuyến đi đó, đom đóm thấy bao điều lạ: “Bờ tre rèm rũ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên”.
Bài thơ “Ai dậy sớm” được nhiều trẻ em và cả người lớn thuộc. Có gì bâng khuâng xao xuyến khi buổi mai nhẹ nhàng đến với mọi người: “Ai dậy sớm/ Chạy lên đồi/ Cả đất trời/ Đang chờ đón...”. Thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng giàu nhạc điệu, và nhờ nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm xúc, từ đó mà phát huy được chủ đề giáo dục. Các em có thể vừa đọc thơ vừa nhảy múa, vui chơi…
Ở văn xuôi, truyện của Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi. Với lứa tuổi nhi đồng, ông viết truyện đồng thoại như “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”. Nhưng có lẽ phần phong phú nhất cũng là tâm huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên. Có lẽ lứa tuổi sắp bước vào đời này có nhiều ước mơ, hoài bão, tác giả muốn trang bị cho các em hành trang đầy đủ hơn, muốn tâm sự với các em nhiều hơn. Tác phẩm của Võ Quảng cũng dài hơi hơn. Ông có 2 truyện vừa: Cái Thăng và Chỗ cây đa làng, viết về thiếu nhi tham gia kháng chiến chống Pháp, và đặc biệt là hai truyện dài Quê nội và Tảng sáng. Để viết Quê nội và Tảng sáng Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…
Chúc bạn học giỏi!