K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2018

đây là giải toán chứ đâu phải giải văn đâu mà đưa lên đây ^^'

20 tháng 2 2018

Nhắc đến văn xuôi của Võ Quảng, nhà nghiên cứu Phong Lê từng đánh giá “Quê nội” và “Tảng sáng” của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.

Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng là câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, với hai nhân vật chính tham gia vào tất cả các sự kiện là chú bé Cục và Cù Lao. Ở đó còn có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người.

Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành bận bịu với việc nước, việc nhà mà trong lòng vẫn vui phơi phới; là ông Bảy Hóa một thời tha phương không kiếm nổi miếng ăn, bây giờ “đất nước độc lập” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin nhiều khi rất ngây thơ. Qua câu chuyên của thằng Cục với chị Ba, ta có thể thấy rõ niềm tin trong trẻo ấy: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ về tay nông dân, nhà  máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được, ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy sức”. Hay như việc Cục và Cù Lao luôn tin rằng một ngày tàu bay của Liên Xô chở xi măng, sắt thép qua thì làng Hòa Phước cũng sẽ có nhiều nhà cao tầng như… thành phố.

Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.

Không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở-Năm Mùi. Năm Mùi đấu tranh cho cách mạng và hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của Năm Mùi không phải những châm ngôn từ sách vở, cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp Năm Mùi còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người. Do đó, đây là câu chuyện viết về một địa phương nhưng cũng là chuyện của cả nước, của lịch sử dân tộc.

Theo nhà nhơ Thanh Quế, “Để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, “Quê nội” đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn.

Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. (Bìa tập thơ Anh Đôm đóm)
Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày (bìa tập thơ Anh Đom đóm).

Nhà văn của tuổi thơ - nhà thơ của tuổi hoa

Nổi tiếng với “Quê nội” và “Tảng sáng” nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như “-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…” (Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh đóm chuyên cần/ Lên đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.

Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng, Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết tâm hồn và tài năng trong đó.

Với độ tuổi nhi đồng, ngoài những vần thơ ngộ nghĩnh, ông còn có những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên, lý giải các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như: “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”… Câu truyện nào, vần thơ nào cũng tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh cuộc sống thường ngày. Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh lại rất giàu tính giáo dục. Đây là điều mà ít nhà văn, nhà thơ nào làm được.

Gần 50 năm gắn bó với đề tài văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà những vần thơ, những trang viết của ông đến giờ vẫn không thấy cũ.

Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng
Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng

Võ Quảng (1920-2007), sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà. 

Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa. Năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.

Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959.

Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

đây là tất cả những j mk bt về nhà văn võ quảng.

21 tháng 2 2018

Thơ Võ Quảng mang đến cho các em những rung cảm tinh tế, nhẹ nhàng trước khung cảnh quen thuộc mà các em đang sống. Qua thế giới thắm tươi và sinh động của cỏ cây hoa lá, những con vật bé nhỏ, Võ Quảng dạy cho các em cách quan sát và khám phá những cái rất độc đáo, rất riêng biệt trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là mầm non nho nhỏ đang nằm ép lặng im giữa thân cây chợt bật dậy giữa trời “khoác áo màu xanh biếc” khi mùa xuân đến. Đó là anh đom đóm với chấm sáng bé nhỏ quen thuộc với các em ở nông thôn “Anh đom đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác”. Anh “Đi gác suốt đêm. Lo cho người ngủ”. Trong chuyến đi đó, đom đóm thấy bao điều lạ: “Bờ tre rèm rũ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên”.

Bài thơ “Ai dậy sớm” được nhiều trẻ em và cả người lớn thuộc. Có gì bâng khuâng xao xuyến khi buổi mai nhẹ nhàng đến với mọi người: “Ai dậy sớm/ Chạy lên đồi/ Cả đất trời/ Đang chờ đón...”. Thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng giàu nhạc điệu, và nhờ nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm xúc, từ đó mà phát huy được chủ đề giáo dục. Các em có thể vừa đọc thơ vừa nhảy múa, vui chơi…

Ở văn xuôi, truyện của Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi. Với lứa tuổi nhi đồng, ông viết truyện đồng thoại như “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”. Nhưng có lẽ phần phong phú nhất cũng là tâm huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên. Có lẽ lứa tuổi sắp bước vào đời này có nhiều ước mơ, hoài bão, tác giả muốn trang bị cho các em hành trang đầy đủ hơn, muốn tâm sự với các em nhiều hơn. Tác phẩm của Võ Quảng cũng dài hơi hơn. Ông có 2 truyện vừa: Cái Thăng và Chỗ cây đa làng, viết về thiếu nhi tham gia kháng chiến chống Pháp, và đặc biệt là hai truyện dài Quê nội và Tảng sáng. Để viết Quê nội và Tảng sáng Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…

Chúc bạn học giỏi!

20 tháng 2 2018

Nhắc đến văn xuôi của Võ Quảng, nhà nghiên cứu Phong Lê từng đánh giá “Quê nội” và “Tảng sáng” của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.

Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng là câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, với hai nhân vật chính tham gia vào tất cả các sự kiện là chú bé Cục và Cù Lao. Ở đó còn có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người.

Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành bận bịu với việc nước, việc nhà mà trong lòng vẫn vui phơi phới; là ông Bảy Hóa một thời tha phương không kiếm nổi miếng ăn, bây giờ “đất nước độc lập” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin nhiều khi rất ngây thơ. Qua câu chuyên của thằng Cục với chị Ba, ta có thể thấy rõ niềm tin trong trẻo ấy: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ về tay nông dân, nhà máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được, ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy sức”. Hay như việc Cục và Cù Lao luôn tin rằng một ngày tàu bay của Liên Xô chở xi măng, sắt thép qua thì làng Hòa Phước cũng sẽ có nhiều nhà cao tầng như… thành phố.

Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.

Không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở-Năm Mùi. Năm Mùi đấu tranh cho cách mạng và hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của Năm Mùi không phải những châm ngôn từ sách vở, cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp Năm Mùi còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người. Do đó, đây là câu chuyện viết về một địa phương nhưng cũng là chuyện của cả nước, của lịch sử dân tộc.

Theo nhà nhơ Thanh Quế, “Để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, “Quê nội” đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn.

Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày (bìa tập thơ Anh Đom đóm).

Nhà văn của tuổi thơ - nhà thơ của tuổi hoa

Nổi tiếng với “Quê nội” và “Tảng sáng” nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như “-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…” (Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh đóm chuyên cần/ Lên đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.

Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng, Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết tâm hồn và tài năng trong đó.

Với độ tuổi nhi đồng, ngoài những vần thơ ngộ nghĩnh, ông còn có những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên, lý giải các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như: “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”… Câu truyện nào, vần thơ nào cũng tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh cuộc sống thường ngày. Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh lại rất giàu tính giáo dục. Đây là điều mà ít nhà văn, nhà thơ nào làm được.

Gần 50 năm gắn bó với đề tài văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà những vần thơ, những trang viết của ông đến giờ vẫn không thấy cũ.

Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng

Võ Quảng (1920-2007), sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà.

Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa. Năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.

Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959.

Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

21 tháng 2 2018

Nhà văn Võ Quảng sinh năm 1920, ở thôn Thượng Phước (nay là xã Đại Hòa, Đại Lộc). Ông gần như dành cả cuộc đời mình cho hoạt động văn học nghệ thuật, đặc biệt là cho văn học thiếu nhi. Ông sáng tác thơ, văn, kịch bản phim hoạt hình, viết lý luận về văn học thiếu nhi. Ông đã từng là Tổng biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng, Giám đốc xưởng phim hoạt hình, là thành viên Hội đồng văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Nhưng nói tới Võ Quảng là người ta hay nhắc đến những sáng tác thơ, văn của ông. Đặc biệt là hai tác phẩm: Quê nội và Tảng sáng.

Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ. Thơ Võ Quảng chuyên viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những bài thơ của ông bao giờ cũng xinh xắn, nhẹ nhàng truyền đến cho các em lòng thương yêu thế giới cỏ cây, loài vật để từ đó hướng tới mục tiêu lớn hơn đó là yêu điều thiện, yêu cái đẹp trong cuộc sống. Tập thơ đầu tiên của Võ Quảng được xuất bản năm 1957 là tập “Gà mái hoa”. Mỗi bài thơ khắc họa một chân dung sinh động về những con vật bé nhỏ. Đó là cô gà mái hoa lần đầu tiên tìm ổ, cô tự nhiên đổi nết, rối ra rối rít: “Cái đầu nó nghếch nghếch/ Cái cổ nó thon thót/ Nó kêu: tót, tót, tót!”. Ở tập thơ này, bạn đọc nhỏ tuổi còn gặp niềm vui của bạn bè “Mái hoa” như vịt, ngỗng, gà trống cùng chia sẻ khi cô ta đẻ một quả trứng hồng. Sau tập thơ này, cứ vài ba năm, người ta thấy xuất hiện một tập thơ của Võ Quảng: Thấy cái hoa nở, Nắng sớm, Anh đóm đóm, Măng tre, Quả đỏ…

Thơ Võ Quảng mang đến cho các em những rung cảm tinh tế, nhẹ nhàng trước khung cảnh quen thuộc mà các em đang sống. Qua thế giới thắm tươi và sinh động của cỏ cây hoa lá, những con vật bé nhỏ, Võ Quảng dạy cho các em cách quan sát và khám phá những cái rất độc đáo, rất riêng biệt trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là mầm non nho nhỏ đang nằm ép lặng im giữa thân cây chợt bật dậy giữa trời “khoác áo màu xanh biếc” khi mùa xuân đến. Đó là anh đom đóm với chấm sáng bé nhỏ quen thuộc với các em ở nông thôn “Anh đom đóm chuyên cần. Lên đèn đi gác”. Anh “Đi gác suốt đêm. Lo cho người ngủ”. Trong chuyến đi đó, đom đóm thấy bao điều lạ: “Bờ tre rèm rũ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên”.

Bài thơ “Ai dậy sớm” được nhiều trẻ em và cả người lớn thuộc. Có gì bâng khuâng xao xuyến khi buổi mai nhẹ nhàng đến với mọi người: “Ai dậy sớm/ Chạy lên đồi/ Cả đất trời/ Đang chờ đón...”. Thơ viết cho trẻ em của Võ Quảng giàu nhạc điệu, và nhờ nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm xúc, từ đó mà phát huy được chủ đề giáo dục. Các em có thể vừa đọc thơ vừa nhảy múa, vui chơi…

Ở văn xuôi, truyện của Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi. Với lứa tuổi nhi đồng, ông viết truyện đồng thoại như “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”. Nhưng có lẽ phần phong phú nhất cũng là tâm huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên. Có lẽ lứa tuổi sắp bước vào đời này có nhiều ước mơ, hoài bão, tác giả muốn trang bị cho các em hành trang đầy đủ hơn, muốn tâm sự với các em nhiều hơn. Tác phẩm của Võ Quảng cũng dài hơi hơn. Ông có 2 truyện vừa: Cái Thăng và Chỗ cây đa làng, viết về thiếu nhi tham gia kháng chiến chống Pháp, và đặc biệt là hai truyện dài Quê nội và Tảng sáng. Để viết Quê nội và Tảng sáng Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…

Quê nội (xuất bản 1972) và Tảng sáng (xuất bản 1978) là một câu chuyện nối liền nhau, trong đó tác giả đã dựng 4 nhân vật với cá tính khác nhau hiện thân cho 4 tai họa chính mà nhân dân ta phải chịu đựng trong thời nô lệ, đó là nạn áp bức, nạn nghèo đói, nạn dốt và nạn mê tín dị đoan. Cách mạng nổ ra, 4 người cùng khổ đó đã sống lại rồi cùng với các tầng lớp nhân dân vùng dậy, dần dần biến thành những chiến sĩ gan dạ dám quên mình vì Tổ quốc, vì nhân dân. Câu chuyện cho ta thấy một khi con người đã nắm được chân lý, đã biết tin yêu thì sẽ làm chủ được vận mệnh của mình và bộc lộ những khả năng vô tận. Đây là câu chuyện của một địa phương nhưng cũng là câu chuyện của cả nước, câu chuyện của một thời kỳ nhưng cũng là chuyện của lịch sử dân tộc. Ở đây, tác giả đã tạo ra được một giọng nói chân thật, hồn nhiên giàu hơi thở cuộc sống. Với lòng yêu quê hương tha thiết, tác giả đã làm sống lại hình ảnh những ngày đầu cách mạng và cuộc kháng chiến chống Pháp ở một vùng quê miền Trung với một hiện thực đầy chất thơ. Những trang hiện thực được lồng ghép với những trang cổ tích huyền thoại bay bổng làm cho câu chuyện đầy dư vang, nối kết dĩ vãng với hiện tại, mở rộng chủ đề của truyện.

Quê nội và Tảng sáng là bộ sách thành công nhất của Võ Quảng, chứng tỏ vốn sống phong phú và tâm huyết của tác giả đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chứng tỏ tài năng của ông và là đóng góp lớn nhất, tiêu biểu nhất của Võ Quảng cho văn học thiếu nhi Việt Nam. Võ Quảng được nhiều nhà phê bình văn học và các nhà văn xếp là một trong số ít nhà văn xuất sắc viết cho các em nước ta ở thế kỷ 20, cùng với các tên tuổi Tô Hoài, Phạm Hổ, Định Hải… Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt 2 năm 2007. Ông mất năm 2007, đến nay vừa tròn 10 năm.

2 tháng 4 2020

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

học tốt

Đoạn văn này trích từ chương XI trong truyện Quê nội, một trong những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hoà Phước), tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai em thiếu niên có tên là Cục và Cù Lao.

Tác giả miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ trong một cuộc vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn Đềlấy gỗ về dựng trường học cho làng. Qua đó làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Nghệ thuật tả cảnh, tả người xuất phát từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác nên rất tự nhiên, sinh động.

Cuộc hành trình được kể lại theo trình tự thời gian. Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, ngược dòng sông từ bến làng Hoà Phước, qua đoạn sông êm ả ở vùng đồng bằng, rồi vượt đoạn sông có nhiều thác ghềnh ở vùng núi, sau cùng lên tới khúc sông khá phẳng lặng không còn thác dữ.

Có thể coi bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài văn này là một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

Đứng trên con thuyền, tác giả ngắm bầu trời và dòng sông, trong lòng trào lên một cảm xúc mãnh liệt. Hơi văn cuồn cuộn như con thuyền lướt sóng: Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sống lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh Đềvề cho kịp.

Đoạn sông ở vùng đồng bằng thật êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Hai bên bờ là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít. Là miền quê trù phú: Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi,

dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm.

Đến đoạn nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngang trước mặt.

ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả đặc tả hình ảnh dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dòng chảy dữ dội đã được tác giả miêu tả thật ấn tượng.

Giữa khung cảnh hoang dã và dữ dội ấy, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp, thật khoẻ. Sự hiểm trở hiện lên qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác: Dượng Hương Thư đánh trân đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc"! Thép đã cấm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.

Điều đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả ở đoạn này là sự phối hợp miêu tả cảnh vật thiên nhiên với hoạt động của con người đưa thuyền ngược dòng, vượt thác. Cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ và phong phú. Trung tâm của bức tranh là hình ảnh con người mà nổi bật là vẻ rắn rỏi, dũng mãnh của dượng Hương Thư: Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lẩn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lùa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc hoạ nổi bật trong cuộc vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. Tác giả tập trung miêu tả các động tác, tư thế và ngoại hình nhân vật này với nhiều hình ảnh so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm. So sánh như một pho tượng đồng đúc thể hiện ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật. Còn so sánh giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Tác giả còn so sánh hình ảnh dượng Hương Thư

khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của dượng lúc ở nhà Đềcàng làm nổi bật vẻ đẹp khoẻ khoắn, kiên cường của nhân vật.

Hình ảnh dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao nhưng đã bớt hiểm trở và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như Đềchào đón con người sau cuộc vượt thác thắng lợi. ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bờ cũng đổi khác và những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước vừa như báo trước về một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

Nghệ thuật so sánh làm nổi bật sự tương phản trong nét đẹp của thiên nhiên và biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn của con người vừa vượt qua được những thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất vào cảnh vượt thác. Qua đó tác giả làm nổi bật hình ảnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh sông núi miền Trung hùng vĩ và nên thơ.

 

10 tháng 4 2019

. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6
ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả,lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
-Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
-Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
-Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
-Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
-Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo mộtthứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp
sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
-Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó

còn lai bn tự lm nha

19 tháng 4 2018

Từ nhỏ đến giờ không biết bao nhiêu lần được ngắm trăng rồi nhưng có lẽ cái đêm trăng ấy, một đêm trăng ở đồng bằng quê nội đã để lại cho em một ấn tượng đẹp đến kì lạ. Mãi mãi em không bao giờ quên được. Đó là cái đêm trăng rằm tháng bảy mà bố mẹ cho em về quê dự lễ đáo tế của ông nội. Ngay khi hoàng hôn vừa tắt, trên bầu trời bao la, hàng nghìn hàng vạn những ngôi sao nhấp nháy. Chỉ có ngôi sao chiều là sáng nhất, đứng kiêu hãnh một mình như một thiếu nữ đẹp giữa bức tranh trời thu. Màn đêm dần dần buông xuống. Mọi nhà trong xóm đã lên đèn từ bao giờ. Ngoài đồng, đom đóm lập lòe tưởng như muôn vàn những vì sao nhấp nháy cuối trời xa. Chỉ ít phút sau, mặt trăng bắt đầu ló dạng. Lúc đầu, nó giống như một cái đèn lồng bị che khuất một nửa, mặt cắt nằm phía dưới, rồi từ từ nhô lên, tròn vành vạnh, lơ lửng giữa không trung, như một cái đèn lồng khổng lồ chiếu những ánh sáng vàng dịu xuống vạn vật. Em bước ra ngõ nhìn về phía trăng mọc. Một lúc sau, trăng gối đầu lên rặng cây lờ mờ ồ chân trời xa tít, để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Bầu trội bây giờ trong vắt. Hàng trăm đốm sao rải rác trên nền trời lúc ẩn lúc hiện. Có lẽ trăng sáng quá làm cho chúng mờ đi chăng? Tuy vậy, em vẫn thấy chúng đẹp và đáng yêu, bởi chúng là những viên ngọc quý tỏa ánh sáng hiếm hoi cho những đêm vắng bóng chị Hằng Nga. Bây giờ thì trăng đã lên cao tỏa ánh sáng dìu dịu, nhuộm một màu bạc khắp ruộng đồng, thôn xóm, làng mạc. Cạnh nhà Nội, dòng sông long lanh gợn sóng lăn tăn như hàng trăm con rồng nhỏ đang lươn múa. Và kia nữa, mái tôn của những ngôi nhà phía trái phản chiếu ánh trăng óng ánh. Ánh vàng còn phết lên những thảm cỏ xanh và vườn rau sau nhà tạo nên một mảng sáng nhờ nhờ, bàng bạc. Bóng nhà, bóng cây in rõ thành những vầng đen nhạt trên mặt đất. Thỉnh thoảng, gió hiu hiu thổi, cỏ cây lay động xào xạc. Những bóng đen của cây cối lắc lư, thay dạng đổi hình như những “bóng ma” chập chờn…  Trong xóm, hầu hết mọi nhà tụ họp ở ngoài sân. Người lớn thì hóng mát, ngắm trăng. Mấy chị thì đan võng, dệt chiếu, sàng gạo vừa cười vừa nói vui vẻ. Trẻ em nô đùa chạy nhảy khắp sân. Cả đến những chú chó cũng ra sân hóng gió hoặc ra đường nhìn trước, ngó sau rồi cất tiếng sủa vu vơ… Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch. Muôn vật say sứa tắm ánh trăng trong. Gió đồng lồng lộng thổi, thảm lúa xanh rập rờn, nhấp nhô như những làn sóng ngoài biển khơi. Nước bắt đầu lên trong các mương, rãnh chảy róc rách. Côn trùng đó đây cất tiếng kêu ra rả. cỏ cây ngoài vườn thầm thì nhỏ to. Càng về khuya, không gian càng tĩnh mịch. Vạn vật như đang say sưa trong giấc ngủ êm đềm. Chỉ duy có loài côn trùng vẫn ra rả hòa âm những khúc nhạc muôn thuở về đêm. Ánh trảng đẹp cùng hơi sương mát dịu ru ngủ muôn loài. Em trở vào nhà đánh một giấc ngon lành cho đến sáng. Khi em tỉnh giấc ánh trăng đã nhợt hẳn đi nhường chỗ cho ánh bình minh thức dậy. Mọi vật sau một đêm tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi dưới ánh trăng dịu, giờ đây cũng đang bừng trỗi dậy, mình ngậm những giọt sương mai. Đứng giữa đồng quê ngắm cảnh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, em cảm thấy tâm hồn mình lâng lâng. Tiếc là ngày kia em đã phải trở về thành phố rồi. Thôi, hẹn vầng trăng rằm nơi đồng nội một dịp khác nhé.

 

19 tháng 4 2018
Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ. Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh. Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo. Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. Ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đó như muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng. Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp. Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
22 tháng 10 2017
1. THẦY

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi …
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu …

2 . Không Đề

Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.

Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi !


Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người .


Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…

Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.

3. Thơ Tặng Thầy Cô 20-11

Em vẫn thường nhắc đến mùa thu
Bông cúc vàng cánh mềm như tuổi nhỏ
Bài tập đọc năm nao em còn nhớ
Dẫu bây giờ em đã biết làm thơ

Đọc chữ O cô dặn phải tròn môi
Chỉ vậy thôi, chao ôi, sao mà khó!
Lỗi tại con chuồn chuồn cánh đỏ
Mải rong chơi nên em chẳng thuộc bài

Chỉ mỗi chữ O em đọc sai
Dường như cô già đi mấy tuổi
Đến khi em hiểu điều đơn giản ấy
Cô giáo ơi, tóc cô bạc hết rồi!

Em hiểu, mỗi sợi tóc đổi màu kia
Là một lớp người lớn lên và biết sống
Mặt đất như trời xanh mơ mộng
Bông cúc vàng nên buổi sáng vô tư.

Khởi đầu cho một chuyến đi xa
Lối trường cũ thoảng hương cỏ mật
Bài tập đọc khóa bình minh thứ nhất
Cả cuộc đời cô dõi bóng theo em …

4. Người Lái Đò

Một đời người – một dòng sông…
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
“Muốn qua sông phải lụy đò”
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa …

Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

Con đò mộc – mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông…

5. Nghe Thầy Đọc Thơ

Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời…
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe …

6.  Bàn Tay Của Cô

Có một miền đất rất xa
Nơi bàn tay cô để lại
Bàn tay ngọt ngào hoa trái
Thành phố trên trang sách em

Cô ngồi soạn bài đêm đêm
Lung linh ánh đèn tỏa sáng
Mỗi ngày đứng trên bục giảng
Dắt em từng bước vào đời

Xôn xao âm thanh đất trời
Trên bàn tay cô đã dắt
Bàn tay lặng thầm dìu dắt
Cho em cả một bầu trời.

7. Nghĩ Về Thầy

Con đứng nhìn dòng sông trôi êm
Nắng rớt xuống hoàng hôn trên mặt nước
Xa xa, bóng một con đò giữa dòng nước ngược
Thấp thoáng chao nghiêng…
Khiến con chạnh nhớ về Người
Và câu chuyện năm xưa…

Chuyện một con đò dầm dãi nắng mưa
Lặng lẽ chở từng dòng người xuôi ngược
Khách sang sông tiếp hành trình phía trước
Có ai nhớ chăng hình ảnh con đò?
Câu chuyện năm xưa nhưng mãi đến bây giờ
Con muốn hiểu, thầy ơi – người đưa đò vĩ đại
Con đến với cuộc đời từ sự hy sinh thầm lặng ấy
Trên chuyến đò của thầy chở nặng yêu thương.

8. Nghe Thầy Đọc Thơ

Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…     
      
9. Bụi Phấn Xa Rồi

Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai
Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn
Một mình thơ thẩn đi tìm lại
Một thoáng hương xưa dưới mái trường Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương,
Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me
Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ
Bụi phấn xa rồi… gửi chút hương! Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm
Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi!
Cuộc đời cũng tựa như trang sách
Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!! Nước mắt bây giờ để nhớ ai???
Buồn cho năm tháng hững hờ xa
Tìm đâu hình bóng còn vương lại?
Tôi nhớ thầy tôi, nhớ… xót xa! Như còn đâu đây tiếng giảng bài
Từng trang giáo án vẫn còn nguyên
Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo
Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!! Thái Mộng Trinh

10. Nhớ Cô Giáo Trường Làng Cũ

Bao năm lên phố, xa làng
Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê
Nhớ bài tập đọc a ê
Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ
Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.
Vở ngày thơ ấu lần xem
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì. Tờ i nguệch ngoạc bút chì
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề
Thương trường cũ, nhớ làng quê
Mơ sao được một ngày về thăm Cô !

11.  Hoa Và Ngày 20-11

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy
Còn rung rinh sắc thắm tươi
20-11 ngày năm ấy
Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi Cô tôi mặc áo dài trắng
Tóc xanh cài một nụ hồng
Ngỡ mùa xuân sang quá
Học trò ngơ ngẩn chờ trông… Nụ hoa hồng ngày xưa ấy…
Xuân sang, thầy đã bốn mươi
Mái tóc chuyển màu bụi phấn
Nhành hoa cô có còn cài? Nụ hoa hồng ngày xưa ấy…
Tà áo dài trắng nơi nao,
Thầy cô – những mùa quả ngọt
Em bỗng thành hoa lúc nào.

12.  Ươm Mầm

Học sinh như những trồi non
Nếu không chăm bẵm chỉ còn cây khô
May mà có các thầy cô
không quản khó nhọc chăm lo cho trồi
Giờ trồi đã lớn khôn rồi
Tình cô trồi sẽ trọn đời không quên.

22 tháng 10 2017

    Nghe thầy đọc thơ

    Em nghe thầy đọc bao ngày

    Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

    Mái chèo nghe vọng sông xa

    Êm êm như tiếng của bà năm xưa

    Nghe trăng thuở động tàu dừa

    Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

    Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

    Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…


 

    TRI thức ngày xưa trở lại đây,

    ÂN tình sâu nặng của cô thầy!

    NGƯỜI mang ánh sáng soi đời trẻ;

    LÁI chuyến đò chiều sang bến đây?

    ĐÒ đến vinh quang nơi đất lạ;

    CÁM ơn người đã lái đò hay!

    ƠN này trò mãi ghi trong dạ…

    NGƯỜI đã giúp con vượt đắng cay!


   người lái đò

    Một đời người - một dòng sông...

    Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

    "Muốn qua sông phải lụy đò"

    Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa...  

    Tháng năm dầu dãi nắng mưa,

    Con đò trí thức thầy đưa bao người.

    Qua sông gửi lại nụ cười

    Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

    Con đò mộc - mái đầu sương

    Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,

    Khúc sông ấy vẫn còn đây

    Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông..

    Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra.  

21 tháng 12 2016

Tớ ko có năng khiếu văn nhahehe

21 tháng 12 2016

Câu 1

Mùa xuân đến , cậu bé nghèo nhặt từng chùm nắng ấp ủ giấc mơ hạnh phúc cho riêng mình . Quê cậu ở xa lắm , tận Thái Bình cơ , vậy mà Tết sắp tới rồi cậu vẫn phải lang thang trên những con phố Hà Nội để mưu sinh . Cầm sấp vé số trên tay , cậu nghĩ đến không khí ấm áp của buổi giao thừa . Qua cửa kính những ngôi nhà , những căn biệt thự lộng lẫy , cậu đã , cậu đã chứng kiến người ta đón giao thừa sang trọng , vui vẻ như thế nào . Cậu không ước được như thế , giấc mơ của cậu đơn giản hơn , cậu mong có cả cha cả mẹ , có một bộ quần áo ấm mới tính và được đi học như bao đứa bạn cùng trang lứa . Chợt cậu nhận ra mắt mình đã nhòa lệ từ lúc nào , cậu chạy vụt đi , tạm biệt giấc mơ để quay lại với thực tại , cậu lại cất tiếng giao thật lớn : " Ai vé số đê ... ! "

Câu 2

Vậy là Nàng Tiên Xuân cũng đem cái nắng ấm áp phả vào không gian , cảnh vật trở nên tươi đẹp , dậy lên sức sống mới . Không gian xuân trở nên trong trẻo , tinh khôi hơn bao giờ hết . Tấm áo xanh màu thiên thạch đã trở thành biểu tượng của sắc xuân . Điểm tô nền trời tươi trẻ ấy , những cánh én nhỏ chao liệng trông thật vui mắt , én đã đem thông điệp của mùa xuân đi khắp mọi nơi . Phía xa xa những cánh đồng xanh tươi trải rộng tít tắp tận cuối chân trời , những đám mạ non đang bén rễ , trổ những chiếc lá xanh mơn mởn , phơi phới đón cái nắng xuân rộn ràng , chúng như đnag cất lời cảm ơn tới những cô bác nông dân cần cù . Nhắc tới mùa xuân người ta không thể không nhắc tới chồi non lộc biếc muôn hoa đua nở , khắp nơi nơi những cánh đào thắm tươi tô đẹp những khoảng rừng , làm ấm lên chút không khí se lạnh còn sót lại , đòa mai còn cùng nhà nhà đón Tết . Đây đúng là loài hoa của mùa xuân . Và đâu đó , trong những mảnh vườn nhỏ , cô vũ nữ xinh đẹp Hồng Nhung đang xòe chiếc váy nhiều tầng của mình nhoẻn miệng cười rạng rỡ trông thật kiêu sa . Cảnh vật như muốn nói hộ sự lưu luyến của lòng người với vẻ đẹp thanh của của nàng tiên diệu kì .

Câu 3

Ai cũng yêu vẻ đẹp của mùa xuân . Đây là mùa của sự đoàn tụ , sum họp . Tết đến xuân về người người đều mong được quây quần bên mâm cơm ấm cúng cùng người thân và trò chuyện về một năm đã qua với biết bao nhiêu buồn vui . Mùa xuân cũng làm nảy nở trong lòng người biết bao cảm xúc mới , đó là những hân hoan , xao xuyến trước sức sống của đất trời . Ai mà không yêu được những nụ hoa chúm chím hửng hồng , ê lệ dưới nắng xuân . Những thâm âm ríu rít , rộn rã của bầy chim đang làm tôt cũng khiến người ta chợt nghĩ đến mái ấm gia đình . Mùa xuân đẹp vậy , đáng yêu vậy nhưng có phải ai trong chúng ta cũng biết trân trọng vẻ đẹp ấy hay không ? Hãy biết biến tình yêu thành hành động : trồng thêm một cây xanh cho cầu không khí trong lành , bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ nhất ... Hãy đối xử với thiên nhiên bằng tấm lòng chân thành để những mùa xuân tươi đẹp sẽ còn mãi với đất trời .

Chúc bạn học tốt ^^

3 tháng 2 2018

Mùa hè là mùa của những cái nắng chói chang và những cơn mưa rào đến bất ngờ, những hình ảnh của những thi vị cuộc sống cũng mang những màu sắc rất ấm áp và để lại nhiều cảm xúc cho con người, hình ảnh những hàng phượng vĩ và những tiếng ve kêu là những dấu hiệu về mùa hè đã đến.

Trong mỗi ngôi trường hình ảnh những cành phượng vĩ càng hiện rõ nét và nó có nhiều ấn tượng đặc biệt rất sâu sắc cho con người, mỗi người chúng ta càng phải hiểu hơn về những vật này, bởi nó đem lại rất nhiều sắc màu có giá trị trong cuộc sống, cuộc sống của mỗi người sẽ ngày càng có ý nghĩa hơn, bởi thiên nhiên của đất trời đem lại những vật dụng, những hình ảnh có giá trị và ý nghĩa nhất, những hình ảnh đó để lại cho mỗi người những cảm giác riêng biệt và rất ý nghĩa lạ lùng, những cảm xúc đan xen vào đó là những nỗi nhớ da diết, những hoài niệm mới mẻ về không gian và thời gian của mỗi con người.

Hình ảnh những cánh phượng vĩ đỏ rực trên cái nắng của mùa hè để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc và đặc biệt hình ảnh của những cánh phượng vĩ rơi bay phấp phới trong không gian của cuộc sống cũng là những biểu tượng đặc trưng cho cái đẹp cho những hình ảnh đặc trưng cho mùa hè, những hình ảnh thể hiện mạnh mẽ được điều đó làm cho mỗi chúng ta thêm yêu thương cuộc sống này nhiều hơn, nó thực sự có giá trị to lớn và có ý nghĩa sâu sắc đến cuộc sống của mỗi con người.

Cây phượng vĩ to tỏa bóng mát cho mỗi lứa học trò được vui chơi và nói chuyện dưới nó, đây là một không gian thoáng mát và rất hữu ích dành cho mỗi con người, những ý nghĩa to lớn mà nó để lại cũng thể hiện được tình cảm của thiên nhiên đối với cuộc sống của mỗi con người, mỗi chúng ta đều có thể nhận ra được điều đó qua những cái nhìn sâu sắc và ý nghĩa nhất, cuộc sống là những trải nghiệm và nó làm cho cuộc đời của chúng ta có ý nghĩa và giá trị hơn, niềm tin yêu và hạnh phúc của con người đều do thiên nhiên và tạo hóa ban tặng nhưng để hiểu và thấu hiểu được giá trị của nó chúng ta cần phải có những cảm nhận rất sâu sắc về sự vật đang tồn tại xung quanh chúng ta, những giá trị to lớn và thực sự có giá trị nhất dành cho cuộc đời của mỗi người, nó để lại rất nhiều những cảm nhận mới mẻ và có ý nghĩa to lớn để vô ngần.

3 tháng 2 2018

mùa hè, thứ đẹp nhất là cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát cho con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẻ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào dàn đồng ca mùa hạ.

Từ xa nhìn lại,hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời, Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân chúng to lớn, vạm vỡ, mỗi cây to đến nỗi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm xuể.Vỏ ngoài của chúng như lớp áo giáp chắn để bảo vệ cho những cô nàng hoa phượng đỏ tươi và các cậu lá non mơn mởn. Lúc này tia nắng chiếu xuống hàng phượng vĩ, làm cho hoa phượng thêm rực rỡ hơn.Trên những cây phượng, tiếng những chú ve hát khúc hát dàn đồng ca mùa hạ cất lên, khúc du dương, khúc trầm bổng...nghe rất tuyệt vời. Nơi đang vui vẻ ca hát đó là dưới tán lá của từng cây phượng xuất hiện những gương mặt thân quen khi mùa hè tới: những chú ve.Vừa nghe tiếng ve kêu vừa ngắm cành phượng vĩ đang đơm bông đỏ tươi dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè. Đúng là một khung cảnh mê hồn.

Những tiếng ve vui tai:"Ve...ve...ve..." báo hiệu đã tới mùa nghỉ hè của chúng em. Hình ảnh hàng cây phượng vĩ cùng tiếng ve giòn giã là một kỉ niệm không thể quên trong thời tuổi học trò chúng em.