Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
Trong những năm 1961-1965, miền Bắc còn làm nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ. Những hoạt động này thể hiên điểm chung về nhiệm vụ chiến lược của hai miền Nam - Bắc.
* Công nghiệp:
- Được ưu tiên đầu tư vốn để phát triển:
+ Công nghiệp nặng: khu gang thép Thái Nguyên, các nhà máy nhiệt điện Uông Bí, phân đạm Bắc Giang,…
+ Công nghiệp nhẹ: khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội), các nhà máy đường Vạn Điểm,…
- Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93,1% tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
- Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng.
* Nông nghiệp:
- Đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp.
- Các hợp tác xã bậc cao ra đời, áp dụng khoa học - kỹ thuật.
- Hệ thống thủy nông phát triển.
- Nhiều hợp tác xã vượt năng suất 5 tấn thóc/ha.
* Thương nghiệp:
- Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển nên chiếm lĩnh được thị trường.
- Góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
* Giao thông:
- Đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, đường sông, đường hàng không được xây dựng, củng cố, hoàn thiện.
- Phục vụ đắc lực cho yêu cầu giao lưu kinh tế và củng cố quốc phòng.
* Giáo dục - y tế:
- Giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.
- Xây dựng mạng lưới y tế đến tận huyện, xã.
* Thực hiện nghĩa vụ hậu phương:
- Chi viện cho miền Nam vũ khí, đạn dược, thuốc men.
- Nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, y tế giáo dục, bộ đội đưa vào Nam chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.
⟹ Những thành tựu trên làm thay đổi bộ mặt xã hội Miền Bắc.
#TK
* Công nghiệp:
- Được ưu tiên đầu tư vốn để phát triển:
+ Công nghiệp nặng: khu gang thép Thái Nguyên, các nhà máy nhiệt điện Uông Bí, phân đạm Bắc Giang,…
+ Công nghiệp nhẹ: khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội), các nhà máy đường Vạn Điểm,…
- Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93,1% tổng giá trị sản lượng công nghiệp miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
- Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng.
* Nông nghiệp:
- Đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp.
- Các hợp tác xã bậc cao ra đời, áp dụng khoa học - kỹ thuật.
- Hệ thống thủy nông phát triển.
- Nhiều hợp tác xã vượt năng suất 5 tấn thóc/ha.
* Thương nghiệp:
- Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển nên chiếm lĩnh được thị trường.
- Góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
* Giao thông:
- Đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, đường sông, đường hàng không được xây dựng, củng cố, hoàn thiện.
- Phục vụ đắc lực cho yêu cầu giao lưu kinh tế và củng cố quốc phòng.
* Giáo dục - y tế:
- Giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.
- Xây dựng mạng lưới y tế đến tận huyện, xã.
* Thực hiện nghĩa vụ hậu phương:
- Chi viện cho miền Nam vũ khí, đạn dược, thuốc men.
- Nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, y tế giáo dục, bộ đội đưa vào Nam chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.
⟹ Những thành tựu trên làm thay đổi bộ mặt xã hội Miền Bắc.
- Công nghiệp: đẩy mạnh tốc độ xây dựng các cơ sở công nghiệp.
+ Công nghiệp nặng có khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà, phân đạm Bắc Giang, ...
+ Công nghiệp nhẹ có các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình, các nhà máy đường Vạn Điểm, sứ Hải Dương...
- Nông nghiệp: xây dựng và phát triển nông trường, lâm trường quốc dân, trại thí nghiệm cây trồng và chăn nuôi...
+ Áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật, sử dụng cơ khí trong nông nghiệp ngày càng tăng, phát triển hệ thống thủy nông nhờ có diện tích nước tưới được mở rộng.
+ Nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn trên 1 héc ta. Trên 90% hộ nông dân vào hợp tác xã, trong đố 50% lên hợp tác xã bậc cao.
- Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường, góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
- Giao thông vận tải: các mạng lưới đường bộ, đường sắt, sông, biển được xây dựng và củng cố, hoàn thiện, phục vụ đắc lực cho giao lưu kinh tế củng cố quốc phòng.
- Văn hóa, giáo dục, y tế tiến bộ đáng kể.
- Về vật chất:
+ Miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ; tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài; tổ chức vận chuyển vượt hàng nghìn kilômét dưới bom đạn đánh phá của địch tới các chiến trường, các vùng giải phóng.
+ Miền Bắc đưa vào miền Nam khối lượng vật chất gấp 10 lần so với những năm từ 1961 đến 1964. Con số đó trong những năm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” còn tăng gấp nhiều lần.
- Về tinh thần:
Miền Bắc thực sự là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho những người ra trận, cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu ở miền Nam, đặc biệt trong những lúc cách mạng miền Nam bị tổn thất, gặp nhiều thử thách, khó khăn…
- Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc — Nam (đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển) được khai thông từ tháng 5-1959.
- Trong 4 năm (1965 - 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược... phục vụ cho miền Nam đánh Mĩ.
1.Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam
Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đinh Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).
“Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí,trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.
Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo mà nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng,. Thực hiện kế hoạch, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dập dân “ấp chiến lược”, trang bị phương tiện chiến tranh hiện địa, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận”,”thiết xa vận”. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam (MACV) được thành lập để trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.
“Ấp chiến lược” (sau đó gọi là “ấp tân sinh”) được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành “quốc sách”. Chúng coi việc “ấp chiến lược” như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam. Chúng dựu định dồn 10 triệu nông dân vào 16 000 ấp trong tổng số 17 000 ấp toàn miền Nam.
Được Mĩ hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn, quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành những hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.
2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, tháng 1-1961, Trung ương Cục miền Nam ra đời; tháng 2-1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.
Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng cả ba mũi (chính trị, quân sựu, binh vận).
Trong những năm 1961-1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của chúng.
Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược: diễn ra gay go, quyết liệt giữa ta và địch; có hàn chục triệu người tham gia phá “ấp chiến lược” đi đôi với xây dựng làng chiến đấu. Với quyết tâm “Một tấc không đi, một li không rời”, nhân dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch.
Mĩ và chính quyền Sài Gòn dù tập trung sức dồn dân, lập “ấp chiến lược” nhưng cũng chỉ thực hiện được một phần kế hoạch (non nửa số 16 000 ấp).
Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân ở miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát.
Trên mặt trận quân sự, quân dân ta giành thắng lợi mở đầu vang dội trong trận chiến Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963, đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2 000 binh lính quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy được pháo binh, máy bay, xe tăng, xe bọc thép yểm trợ. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đau Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị, cả những đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại đàn áp của chính quyền chính Diệm.
Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị cùng với phong trào phá “ấp chiến lược ở nông thôn và những đòn tiến công liên tiếp của lực lượng vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Ngày 1-11-1963, Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính giết Diệm-Nhu, đưa tay sai mới lên cầm quyền, với hi vọng ổn định tình hình để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Cuộc đảo chính này đã làm cho chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên. Chỉ trong vòng 18 tháng sau đó, liên tục diễn ra hơn 10 cuộc đảo chính.
Sau khi lên làm Tổng thống (thay Kennơđi bị ám sát ngày 22-11-1963), Giônxơn quyết định đẩy mạnh hơn nữa “Chiến tranh đặc biệt”. Kế hoạch Giônxơn-Mác Namara thay thế kê hoạch Xtalây-Taylo, nhằm tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn, bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964-1965).
Mặc dù vậy, từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ. Cuối năm 1964, địch chỉ còn kiểm soát được 3 300 ấp (khoảng 1/5 số ấp dự kiến); tới tháng 6-1965, giảm xuống mức thấp nhất, chỉ còn kiểm soát 2 200 ấp. “ấp chiến lược”- xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản về cơ bản. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, trở thành hậu phương trực tiếp của cách mạng. Tại vùng giải phóng, chính quyền cách mạng các cấp đã được thành lập, ruộng đất của Việt gian bị tịch thu chia cho dân cày nghèo.
Sau chiến thắng Ấp Bắc, Quân giải phóng nhanh chóng trưởng thành và tiến lên đánh những trận có quy mô lớn.
Trong đông –xuân 1964-1965, quân dân ta mở chiến dịch tiến công địch ở miền Đông Nam Bộ với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giá (Bà Rịa ngày 2-12-1964). Trong trận này, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu trên 1700 tên địch, phá hủy hàng chục máy bay và xe bọc thép, đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch; chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản. Tiếp đó, quân ta giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) v.v…gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
Đáp án C
Trong những năm 1961-1965, miền Bắc thực hiện nhiệm vụ xây dựng bước đầu cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và làm nghĩa vụ hậu phương, chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Qua 5 đợt cải cách ruộng đất (tiến hành từ cuối năm 1953 đến năm 1956), có khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ lấy từ tay giai cấp địa chủ chia cho hơn 2 triệu hộ nông dân.
- Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực. Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ. Giai cấp nông dân được giải phóng, trở thành người chủ ở nông thôn.
- Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc đã thay đổi cơ bản, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối công nông liên minh được củng cố. Thắng lợi của cải cách ruộng đất góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
- Trong ba năm tiếp theo (1958 - 1960), miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh nhằm vận động những nông dân cá thể, những thợ thủ công, những thương nhân và nhà tư sản tham gia lao động tập thể trong các hợp tác xã, quốc doanh hoặc công tư hợp doanh. Khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
- Kết quả cải tạo là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh. Hợp tác xã đã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động, tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho những người ra đi chiến đấu và phục vụ vụ chiến đấu.
Đáp án D
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương với chiến trường miền Nam