K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2016

1)Chi tiết mẹ Âu Cơ''sinh bọc trăm trứng'' trong truyền thuyết''Con rồng cháu tiên'' làm em vừa ngạc nhiên,lại vừa thích thú.Mối lương duyên Tiên-Rồng đã dẫn đến một sự kì lạ đầy bất ngờ.Âu Cơ sinh bọc trăm trứng,nở trăm con hồng hào,đẹp đẽ,lạ thường.Những người con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi.Mặt mũi khôi ngô,khỏe mạnh như thần.Sinh bọc trăm trứng là truyện kì lạ chưa từng có bao giờ.Đây là chi tiết hoang đường đậm màu sắc huyền thoại nhưng rất nỗi thiêng liêng.Với chi tiết này,người xưa muốn tôn vinh,ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc.100 người con đầu tiên của miền đất Lạc Việt đều ra đời từ bào thai của mẹ Âu Cơ.Toàn thể người Việt đều sinh ra trong cùng một bọc,cùng chung nhau nòi giống.Đó là cội nguồn của 2 tiếng''đồngbào''nghe mãi thân thương.Những người con ấy đc thừa hưởng vẻ đẹp,trí tuệ tài năng,vóc dáng,đẠO ĐỨC CỦA CHA rỒNG,MẸ tIÊN,NHỮNG VỊ THẦN ĐẸP NHẤT.sỨC MẠNH NHƯ THẦN CỦA NHỮNG NGƯỜI CON ĐÃ KHẲNG ĐỊNH SỨC MẠNH CỦA dân tộc ta trong buổi đầu dựng nc,dự báo sức sống diệu kì,sức mạnh quật khởi của người Việt Nam trong mấy nghìn năm dựng nc,giữ nc.Ngời ca bày tỏ niềm tự hào về giống nòi dân ttọc.Thể hiwện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt khơi dậy tình yêu thương đùm bọc sẻ chia của dồng bào khắp nơi.Qua chi tiết này ta biết đc trí tượng tượng phong phú cảu người xưa.Em sẽ nhớ mãi hình ảnh''bọc trăm trứng''như nhớ mãi về cội nguồn dan tộc

3 tháng 8 2016

Truyền Thuyết : loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. 
 

(Con Rồng Cháu Tiên - Bánh Chưng, Bánh Giầy - Thánh Gióng - Sơn Tinh Thủy Tinh - Sự Tích Hồ Gươm ..v.v..)



Cổ Tích : loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : Nhân vật bất hạnh (như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí, ...) - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người). Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
 

(Sọ Dừa - Thạch Sanh - Em Bé Thông Minh - Cây Bút Thần - Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng ..v.v..)
4 tháng 11 2021

Mỗi chúng ta lớn lên chắc hẳn đều đã từng nghe những câu truyện cổ tích từ bà, từ mẹ và từ những bài học trên ghế nhà trường.
Truyện cổ tích chính là món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Nó đem lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về đạo lí làm người, về nguồn cội của dân tộc. Qua đó hình thành cho chúng ta những đức tính tốt, làm người tốt và đấu tranh cho những cái tót, cái hay trong xã hội. Mỗi chúng ta là một người con đất Việt cần phải có trách nhiệm gìn giữ truyền thống của cha ông, của dân tộc. Cần lưu giữ, truyền đạt cho bạn bè hay con cháu chúng ta sau này để không làm mai một giá trị tinh thần mà truyện cổ tích mang lại cũng như công sức gầy dựng của cha ông ta.
 

19 tháng 3 2023

đóng vai nv người anh trong câu chuyện cây khế

Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng với em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn. Rồi tôi và em trai cũng đến tuổi lấy vợ. Từ đó, tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa.

Hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng người em. Tôi bàn với vợ, lấy tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói chuyện hiện nay vợ chồng người em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em trai tôi thật thà nên đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.

Hằng ngày, vợ chồng nó vẫn chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời.

Em tôi liền nói với chim, thì nó trả lời thế này:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng nó làm theo lời chim. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em tôi đi lấy vàng. Đặt chân lên đảo, có biết bao thứ đá quý, bạc vàng. Nhưng đứa em dại dột của tôi chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, cuộc sống của nó trở nên khá giả.

Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn ợi lâu hơn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả tôi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi sáu gang.

Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân lên đảo tôi đã hoa mắt trước bao nhiêu vàng và đá quý. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi sáu gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ông tay áo và ống quần, rồi buộc chặt lại. Chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng, tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tới của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Rồi bỗng nhiên, chim thần đâm bổ xuống biển. Sóng cuốn hết tất cả vàng bạc tôi vừa lấy được. Tôi kêu cứu, nhưng chim thần đã bay lên trời. Tôi vùng vẫy giữa nước biển mênh mông, hối hận vì lòng tham của mình.

19 tháng 3 2023
Đóng vai nhân vật - Lí Thông

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.

Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.

Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật nhà vua nuôi, không giết được và bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi. Thạch Sạch tin lời ngay. Sau khi lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.

Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại.

   
27 tháng 10 2021

tham khảo

Bởi vì trong những câu chuyện cổ tích đó, bọn trẻ có thể tha hồ suy nghĩ, tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh phong phú khác nhau về niềm tin, cuộc sống và những điều thần thoại mà người lớn vốn không mấy quan tâm nhưng với chúng lại thật phi phàm, đáng ngưỡng mộ. Truyện cổ tích luôn hướng đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta. Truyện cổ tích còn giúp trẻ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Những câu truyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Qua đó giúp các em hiểu thế nào là tình yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc, ghi nhớ công ơn của cha ông ta.

27 tháng 10 2021

tham khảo

Bởi vì trong những câu chuyện cổ tích đó, bọn trẻ có thể tha hồ suy nghĩ, tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh phong phú khác nhau về niềm tin, cuộc sống và những điều thần thoại mà người lớn vốn không mấy quan tâm nhưng với chúng lại thật phi phàm, đáng ngưỡng mộ. Truyện cổ tích luôn hướng đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta. Truyện cổ tích còn giúp trẻ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Những câu truyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Qua đó giúp các em hiểu thế nào là tình yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc, ghi nhớ công ơn của cha ông ta.

B1 : Trình bày nội dung các truyện truyền thuyết -Con rồng cháu tiên-Thánh góng -Sơn tinh , thủy tinh-sự tích hồ gươmB2 : Truyện cổ tích thạch sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân?B3: Nêu bài học mà nhân dân gửi gắm qua những truyện ngụ ngôn -ếch ngồi đáy giếng -thầy bói xem voi-chân , tay ,tai ,mắt ,miệng Phần 2:Truyện trung đại B1 : nêu đặc điểm truyện trung đại ?Kể tên những văn bản...
Đọc tiếp

B1 : Trình bày nội dung các truyện truyền thuyết 

-Con rồng cháu tiên

-Thánh góng 

-Sơn tinh , thủy tinh

-sự tích hồ gươm

B2 : Truyện cổ tích thạch sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân?

B3: Nêu bài học mà nhân dân gửi gắm qua những truyện ngụ ngôn 

-ếch ngồi đáy giếng 

-thầy bói xem voi

-chân , tay ,tai ,mắt ,miệng 

Phần 2:Truyện trung đại 

B1 : nêu đặc điểm truyện trung đại ?

Kể tên những văn bản trung đại đã học 

B2 :bài học đạo đức được gửi đến từ văn bản con hổ có nghĩa là bài học gì?

B: Tiếng việt

Phần1: Cấu tạo từ 

B1: Thế nào là từ đơn,lấy ví dụ?

B2:Thế nào là từ phức , lấy ví dụ?

Phần 2: Nghĩa của từ

B1: Thế nào là nghĩa của từ ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

B2:Nêu hiện tượng chuyển nghĩa của từ (nghĩa gốc , nghĩa chuyển)

Phần 3:Phân loại từ theo nguồn gốc 

B1 : Lấy 5 ví dụ về từ mượn hán việt, giải thích nghĩa 5 từ đó

B2:lấy 5 ví dụ về từ mượn ngôn ngữ khác , giải thích nghĩa 5 từ đó

Phần 4:từ loại và cụm từ

B1 thế nào là danh từ ,có mấy loại danh từ, lấy ví dụ

B2 Thế nào là động từ , có mấy loại động từ , có mấy loại động từ, lấy ví dụ

B3 Thế nào là tính từ có mấy loại tính từ ,lấy ví dụ

B4:nêu khái niệm số từ đặt môt câu có số từ 

B5:Lượng từ là gì?Đặt câu có lượng từ

B6:Thế nào là chỉ từ ? đặt câu có chỉ từ

B7:Lấy 1 ví dụ  cụm danh từ phân tích cấu tạo cụm danh từ đó 

B8 : Lấy 1 ví dụ cụm động từ phân tích cấu tạo cum động từ đó 

B9: Lấy 1 ví dụ cụm tính từ phân tích cấu tạo cụm tính từ đó

C Làm văn

Phần 1 : kể chuyện đời thường 

B1 kể môt việc tốt em đã làm

B2 kể 1 kỉ niệm mà em nhớ mãi

B3 kể 1 tiết học thú vị 

Phần 3 Kể chuện tưởng tượng

B1 kể tiếp câu chuyện cây bút thần sau khi mã lương trừng trị tên độc ác

B2 kể về 1 sự thay đổi của quê hương em 

giúp mình làm đề cương này nhé

mk đang cần gấp

mk cần vào tối nay

cảm ơn mn

3
2 tháng 1 2019

Một đống như thế mà bảo người ta làm có bị hâm ko vậy

2 tháng 1 2019

làm bài mô cũng đc bn ko bt làm thì đừng nói người khác ko phải vô chửi ngừi ta

16 tháng 11 2017

Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình,không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế ,nhưng có một ý nghĩa nào đó.Truyện tưởng tượng được kể vào những điều có thật,có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị  và làm cho ý nhgiã thêm nổi bật

Truyện tưởng tượng như:Lục súc tranh công;Chân,tay,tai,mắt,miệng

20 tháng 1 2020

Từ lâu những câu chuyện cổ tích đã đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi người. Những câu chuyện cổ tích diệu kỳ được bà, mẹ kể cho nghe giúp tuổi thơ lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống.

Truyện cổ tích dành cho bé mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ giúp các em phát triển tư duy lành mạnh và trong sáng nhất.

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, hình tượng nghệ thuật… nhằm phản ánh các mối quan hệ xã hội gửi gắm tinh thần lạc quan, cái thiện luôn chiến thắng và được tôn vinh, cái ác bị bài trừ.

Truyện cổ tích phù hợp tâm lý trẻ thơ

Với trẻ, truyện cổ tích luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu bởi ở đó nó chứa những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn. Trẻ luôn bị cuốn hút bởi cái đẹp, những điều kỳ diệu. Mở cuốn truyện, các em sẽ được hòa mình với điệu nhảy cùng nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy, chàng hoàng tử tốt bụng, dễ mến hay đôi khi là những con vật quen thuộc có thể nói chuyện được với nhau, có tính cách ngộ nghĩnh thú vị như một con người.

Truyện cổ tích hay dành cho bé

Truyện cổ tích dành cho bé minh họa thế giới trẻ thơ đầy màu sắc.

Truyện cổ tích hay dành cho bé

Các bé sẽ được sống trong thế giới cổ tích với những bà tiên tốt bụng…

Trẻ được hòa nhập vào nhân vật các câu chuyện: vui, buồn, lo lắng và hồi hộp trải qua mọi cung bậc tình cảm một cách tự nhiên. Trẻ sẽ được sống đúng với tuổi thơ của mình trong thế giới cổ tích với những bà tiên tốt bụng, Thạch Sanh hiền lành, chú Cuội đáng yêu…

Truyện cổ tích giúp các bé hiểu hơn về cội nguồn dân tộc

Những câu chuyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ lòng tự hào tự tôn dân tộc. Truyện cổ tích ra đời nhằm hướng con người đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở lành gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta.

Truyện cổ tích dành cho bé sẽ giúp các bé hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Những sự tích được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Sự tích Thánh Gióng – đã trở thành biểu tượng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và yêu nước của nhân dân ta.

Truyện cổ tích hay dành cho bé

Thánh Gióng – biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và lòng yêu nước của nhân dân ta.

Qua mỗi câu chuyện sẽ bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các bé. Từ đó, trẻ sẽ ý thức phấn đấu, trau dồi kỹ năng sống, tích lũy kiến thức để trở thành người công dân có ích cho xã hội.

Truyện cổ tích mang tính giáo dục cao

Nhà giáo dục của Nga đã từng đề cao vài trò của truyện cổ tích đối với việc nuôi dưỡng nhân cách cho trẻ thơ “Truyện cổ tích là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát thổi bùng lên ngọn lửa tư duy và ngôn ngữ của trẻ.”

Truyện cổ tích hay dành cho bé

Truyện cổ tích dành cho bé là môi trường lý tưởng nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.

Quả thật như vậy, những câu chuyện cổ tích đóng vai trò quan trọng với sự phát triển nhân cách của trẻ nhỏ bởi nhân cách chính trong các câu chuyện như một hình tượng mô phỏng khả năng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Những nhân vật họ sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm đến những người nghèo khó… sẽ được in hằn trong tâm trí các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.

Điều thú vị nữa là truyện cổ tích dành cho bé mang lại thông điệp tình thương giữa người với người. Các bé sẽ biết trân trọng hơn tình cảm gia đình, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà – tình cảm thiêng liêng và cao quý.

Những câu chuyện cổ tích được lặp đi lặp lại, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Qua những câu chuyện, các bé sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc ta. Tất cả sẽ làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của các bé, bồi dưỡng tâm hồn và giúp các bé thêm yêu, thêm tin vào cổ tích.

18 tháng 1 2020

CƯỜNG BẠO ĐẠI VƯƠNG

Ngày xưa có một chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người đen đúa, áo quần rách rưới, nhà cửa tồi tàn. Có điều là anh ta rất khỏe, lắm mưu trí và dũng cảm. Anh lại chơi thân với thần Bếp, một vị thần chẳng có địa vị cao sang như các vị thần linh khác. Anh ta lại ngang bướng coi Trời bằng vung.

Trời tức lắm. Trời sai thần Sét xuống hạ giới trừng trị kẻ ngang bướng cho thiên hạ mở mắt ra.

Thần Bếp biết được tin thần Sét sẽ xuống, bèn báo cho chàng trai hay. Anh ta hái lá mồng tơi giã với dầu vừng. Lấy lá chuối tươi phủ lên mái nhà rồi quệt thứ nước trơn ấy vào. Anh ta vác gộc tre ra nấp ở góc sân mé vườn. Đêm ấy mưa to gió lớn, thần Sét từ trên trời đánh xuống với muôn ngàn tia lửa sáng chói, và tiếng nổ đùng đùng. Thần mặt mũi sát khí đàng đằng, trong tay lăm lăm lưỡi tầm sét. Thần vừa chạm chân tới mái nhà kẻ bất trị, thì đôi chân bê bết nhựa mồng tơi và dầu vừng. Thần Sét ngã đánh oạch xuống sân. Thần liền bị con người đen đúa kia vung gộc tre tới tấp nện xuống đầu, xuống lưng chí chết. Hoảng quá, thần vứt lưỡi tầm sét lại, ba chân bốn cẳng chạy thục mạng về Trời.

Không thể để kẻ mồ côi kia làm loạn cõi trần. Trời hạ lệnh sai thần Nước lên đường. Thần Bếp lại mật báo cho người bạn nối khố của mình biết tin dữ mà chống trả. Chàng trai nghèo khổ chặt nhiều cây chuối kết thành bè to, bên trên che lều. Ngoài gộc tre, anh ta còn có lưỡi tầm sét dắt ngang khố, trước mạt là một chiếc trống cái với hai cái dùi trống bằng gỗ cứng vừa to vừa dài.

Thần Nước đi tới đâu, mưa to gió lớn tới đấy. Nước mỗi lúc một dâng cao, trắng xóa, mù mịt cả trời đất. Thần Nước quyết dìm kẻ ngang ngược vào muôn ngàn lớp sóng dữ. Kẻ to gan kia ngồi trong lều trên bè chuối khua trống ầm ầm cất tiếng hò reo tưởng như có muôn nghìn binh hùng tướng mạnh. Nước càng dâng cao, thần Nước càng bị bè chuối của kẻ to gan đè xuống, không thể nào ngóc đầu lên được. Nước dâng cao mấp mé cửa nhà Trời. Thiên đình nhốn nháo cả lên khi nghe tiếng thét của kẻ ngang ngược mang quân lên đánh Trời một trận. Trời phải vội vàng hạ lệnh cho nước rút.

Sau hai chiến công đánh thắng thần Sét và thần Nước, danh tiếng chàng trai mồ côi vang xa. Dân gian khắp vùng kính phục và ngưỡng mộ gọi anh ta là Cường Bạo Đại Vương.



#Châu's ngốc