K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ý CHÍ NGƯỜI CHIẾN SĨ

Trong một trận càn của giặc Pháp, anh Bẩm bị giặc bắt. Giặc dụ dỗ anh khai ra đồng chí của mình nhưng anh không nói nửa lời. Giặc quấn băng kín hai bàn tay anh rồi tẩm xăng, châm lửa đốt. Hai bàn tay anh bị đốt đen thui trơ xương và gân. Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến sĩ xuống thuyền, chèo ra giữa sông, lần lượt quăng từng người xuống nước.

May vì hai tay không bị xích, anh Bẩm cố sức ngoi lên. Một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống. Nước xoáy  tít, hút anh xuống vực thẳm. Anh lại cố đem sức tàn ngoi lên. Cuối cùng, anh mệt lử, nhưng đã thoát khỏi vực sâu.

Sáng hôm ấy, anh dạt vào một bãi cát. Đề phòng địch phát hiện, anh nấp sau một đống rạ lớn, đợi trời tối mới về làng.

Tựa vào đống rạ, anh thiu thiu ngủ. Đang chập chờn, anh bỗng thấy một đàn quạ đen bay đến, kêu inh ỏi, lao vào người anh đòi rỉa đôi tay. Anh xua chúng đi, chúng càng lăn xả vào một cách dữ tợn. Anh đành nghiến răng, thọc sâu 2 tay xuống cát. Đàn quạ không làm gì được, đành vỗ cánh bay đi.

Bỗng anh thấy rát bỏng. Thì ra kiến lửa đang xúm vào đốt cả tay chân. Nước mắt chảy ròng ròng, nhưng sợ lộ, anh không dám ra khỏi đống rạ. Anh tự nhủ: nhất định phải sống để tiếp tục chiến đấu.

Trời nhá nhem tối, anh Bẩm đứng dậy. Để tránh địch, anh không dám đi trên đường cái mà lội quanh hết ruộng này đến ruộng khác để tìm đường về thôn nhà. Đứng trước cái lều con của mẹ, anh khẽ gọi:

- U ơi! U!

Có tiếng mẹ già hốt hoảng hỏi vọng ra. Anh run rẩy nói:

- Con, Bẩm đây. U mở cửa cho con!

Cánh liếp nâng lên. Mẹ già cầm ngọn đèn hiện ra. Anh giơ tay đinh ôm lấy mẹ, song đầu gối anh bủn rủn, mắt hoa lên, kiệt sức, anh ngã khuỵu dưới chân mẹ.

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9 và trả lời các câu hỏi còn lại

1. Vì sao anh Bẩm bị giặc tra tấn dã man?

A. Vì anh không biết đồng chí của mình là ai.

B. Vì anh không hiểu vì sao mình bị bắt.

C. Vì anh đã mắng chửi và đánh lại bọn giặc trong quá trình bị chúng giam cầm.

D. Vì anh nhất định không khai với giặc người đồng chí của mình.

2. Dòng nào dưới đây gồm các chi tiết cho thấy anh Bẩm bị giặc Pháp đối xử rất dã man?

A. Dụ dỗ anh khai ra đồng chí của mình; tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui, trơ trụi xương và gân

B. Tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui, trơ xương và gân; quăng xuống giữa sông trong đêm

C.  Quăng anh xuống giữa dòng sông trong đêm tối; dụ dỗ anh khai ra các đồng chí cùng hoạt động với mình

d. Tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui; trói anh và để bầy kiến lửa đốt anh.

3. Sau khi thoát khỏi vực sâu, anh Bẩm còn phải vượt qua những thử thách gì?

A. Bị dạt vào một bãi cát, phải nấp sau một đống rạ lớn kẻo địch phát hiện

B. Đàn quạ lao vào đòi rỉa chân tay bị thương; kiến lửa xúm vào đốt khắp người

C. Đàn quạ lao vào đòi rỉa đôi tay bị thương; kiến lửa xúm vào đốt cả tay chân.

D. Bị quăng xuống sông, một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống.

4. Để tránh địch, anh Bẩm đã tìm đường về nhà bằng cách nào?

A. Lội qua mấy con kênh

B. Lách qua những bụi gai

C. Nhờ người cải trang thành một nông dân.

D. Lội quanh hết ruộng này đến ruộng khác.

5. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 chi tiết nói về ý chí của người chiến sĩ trong câu chuyện?

A. Cố sức ngoi lên khỏi vực sâu; nghiến răng, thọc hai tay bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết không ra khỏi đống rạ

B. Cố sức lặn xuống vực sâu; giấu hai bàn tay bị thương trong đống rạ; nước mắt chảy ròng ròng vì xúc động nhưng quyết không ra khỏi đống rạ

C. Cố sức lặn ra khỏi vực sâu; nghiến răng, thọc cả hai tay chân bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết tâm ra khỏi đống rạ.

D. Cố sức ngoi lên khỏi quãng sông; nghiến răng, thọc hai tay bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết không ra khỏi đống rạ

6. Chi tiết  cuối bài khi anh Bẩm đã gặp lại được mẹ gợi cho em cảm nghĩ gì?

 

 

 

 

 

7. Câu chuyện ca ngợi điều gì?

A. Tinh thần vượt khó của người chiến sĩ cách mạng

B. Quyết tâm tìm đường về nhà của người chiến sĩ cách mạng

C. Ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của người chiến sĩ cách mạng.

D. Ý chí quyết tâm gặp lại mẹ của người chiến sĩ cách mạng.

8. Hãy đặt một tên khác cho câu chuyện trên. Vì sao em lại đặt tên như vậy?

 

 

 

 

 

9. Từ in nghiêng trong câu: “ Trời nhá nhem tối, anh Bẩm đứng dậy.” là:

A. Danh từ               B. Tính từ            C. Động từ         D. Danh từ riêng

10. Hãy viết một câu theo mẫu Ai- thế nào để nói về anh Bẩm.

 

 

 

1
27 tháng 3 2022

1. D

2. B

3. C

4. D

5. A

6. Chi tiết anh Bẩm gặp lại mẹ cho thấy tình cảm gia đình chính là động lực lớn lao để anh có thể kiên cường vượt qua khó khăn, thử thách, sự tra tấn dã man của kẻ thù.

7. C

8. Anh Bẩm. Vì đây là nhân vật chính, người có ý chí kiên cường.

9. B

10. Anh Bẩm rất dũng cảm kiên cường.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Lỗi lầm và sự biết ơnHai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Lỗi lầm và sự biết ơn

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.

Người bị miệt thị lúc này bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”.

Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

Mỗi chúng ra hãy học cách viết những nỗi buồn lên cát, khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc lên đá để chúng mãi không phai.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Sau khi được cứu sống khỏi vũng lầy, người bị miệt thị lúc trước đã làm gì?

1
22 tháng 5 2019

Hướng dẫn giải:

- Một trong hai người bạn đã viết lên cát : “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Lỗi lầm và sự biết ơnHai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Lỗi lầm và sự biết ơn

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.

Người bị miệt thị lúc này bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”.

Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

Mỗi chúng ra hãy học cách viết những nỗi buồn lên cát, khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc lên đá để chúng mãi không phai.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Sau cuộc tranh cãi gay gắt, một trong hai người bạn đã làm gì?

1
21 tháng 9 2018

Hướng dẫn giải:

- Một trong hai người bạn đã viết lên cát : “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Lỗi lầm và sự biết ơnHai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Lỗi lầm và sự biết ơn

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.

Người bị miệt thị lúc này bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”.

Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

Mỗi chúng ra hãy học cách viết những nỗi buồn lên cát, khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc lên đá để chúng mãi không phai.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Theo em, vì sao người được cứu lúc này lại khắc chữ trên đá?

1
26 tháng 6 2018

Hướng dẫn giải:

- Vì anh ta muốn ghi nhớ hành động tốt đẹp từ người bạn của mình.

Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ,...
Đọc tiếp

Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng.

Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoảng gió thì từ tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa… Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim…

Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bị gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc bao giờ.

Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới.

Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú…

Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt.

(Băng Sơn)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Những anh bù nhìn được làm từ nguyên liệu gì?

A. Những thanh tre và đất sét.

B. Những thanh tre và mảnh áo, mảnh bao rách.

C. Quần áo cũ và những miếng xốp.

D. Đất sét và những mảnh áo, mảnh bao rách.

2
27 tháng 7 2018

Đáp án B

22 tháng 3 2022

B

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Lỗi lầm và sự biết ơnHai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Lỗi lầm và sự biết ơn

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.

Người bị miệt thị lúc này bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”.

Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

Mỗi chúng ra hãy học cách viết những nỗi buồn lên cát, khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc lên đá để chúng mãi không phai.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

Theo em, câu chuyện trên đã cho chúng ta bài học gì?

A. Phải biết quan tâm đến bạn bè lúc khó khăn, hoạn nạn.

 

B. Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè vượt qua khó khăn nhất thời.

C. Biết xóa bỏ những điều không vui trong cuộc sống.

D. Biết bỏ qua những lỗi lầm và ghi nhớ ân nghĩa.

1
13 tháng 10 2019

Hướng dẫn giải:

Khoanh đáp án : D

14 tháng 5 2020

vì nhà anh trên núi nên khi ra ngoài anh bị cánh cửa đập vấp ngã xuống núi rồi bị thương

(theo mình đọc Mèo mốc thì đáp án là vậy còn sai thì bỏ qua nha)

14 tháng 6 2020

mở ra mở vào nhiều quá nên cửa bị hư, nên sáng mở cửa, cái cửa chịu không nổi nên rơi xuống nên anh cũng bị thương vì nằm tay nắm cửa

Một ông Bụt xuất hiện trước mặt một cô bé và nói:“Ta sẽ biến điều ước của con thành hiện thực. Nhưng chỉ một thôi”.Cô bé vừa khóc vừa nói:“Hãy khiến tất cả mọi người trong gia đình con biến mất. Con vô cùng ghét họ”.Sáng hôm sau cô bé bước xuống phòng ăn dưới nhà, nhưng cha, mẹ và anh trai cô bé vẫn ở đó như thường lệ. Cô bé cảm thấy hối hận vì những gì đã ước....
Đọc tiếp
  1. Một ông Bụt xuất hiện trước mặt một cô bé và nói:
    “Ta sẽ biến điều ước của con thành hiện thực. Nhưng chỉ một thôi”.
    Cô bé vừa khóc vừa nói:
    “Hãy khiến tất cả mọi người trong gia đình con biến mất. Con vô cùng ghét họ”.
    Sáng hôm sau cô bé bước xuống phòng ăn dưới nhà, nhưng cha, mẹ và anh trai cô bé vẫn ở đó như thường lệ. Cô bé cảm thấy hối hận vì những gì đã ước. Đêm hôm đó ông Bụt lại xuất hiện:
    “Giờ con đã hạnh phúc chưa?”
    “Xin Người hãy thu lại điều ước của con.” Cô bé nói.
    “Một khi điều ước đã được thực hiện thì không thể rút lại được.”
    Cô bé lại khóc. Tại sao gia đình cô bé lại không biến mất?
  2. Một ngày, Frank giết em gái mình vì tức giận. Hắn ném xác con bé xuống giếng.
    Sáng hôm sau hắn đến xem lại, cái xác đã biến mất.
    Năm năm sau, sau cuộc cãi lộn với thằng bạn, hắn đã giết bạn mình rồi ném xác xuống giếng.
    Sáng hôm sau cái xác đã biến mất. Mười lăm năm sau, do không ưa lão sếp, Frank đã giết lão và cũng ném xác lão xuống giếng.
    Sáng hôm sau đến xem lại thì cái xác đã biến mất.
    Hai mươi năm sau, hắn lại giết mẹ mình vì bà phải nằm liệt giường nhưng hắn lại không muốn chăm sóc.
    Hắn cũng ném cái xác xuống giếng.
    Sáng hôm sau hắn quay lại chỗ cái giếng thì phát hiện cái xác vẫn chưa biến mất.
    Và ngày qua ngày, cái xác vẫn còn đó. Tại sao cái xác này lại không hề biến mất như những lần trước đây?
  3. Một gia đình nọ có người con trai đột nhiên phát điên rồi giết hết cả nhà. Sau đó cảnh sát đến bắt giữ và anh ta bị tuyên án tử hình.
    Người em gái may mắn sống sót nhưng do quá hoảng loạn nên mất đi trí nhớ. Một hôm cô tình cờ gặp một bà thầy bói, bèn nhờ bà ta xem hộ quá khứ của mình.
    “Tại sao anh trai tôi lại phát điên?”
    “Không, anh trai cô rất bình thường, không có vấn đề gì tâm lý cả.”
    “Thế sao anh ấy lại giết hết cả nhà?”
    “Không, anh trai cô chỉ giết một người thôi.”
    Người em gái đột nhiên nhớ ra tất cả, cô ấy òa khóc nức nở. Sáng hôm sau, hàng xóm phát hiện cô ấy đã tự vẫn. Tại sao cô ấy lại chết?
  4. Một cô gái luôn muốn bạn trai cô tặng cho 1 chiếc nhẫn vào sinh nhật .
    Nhưng vào hôm sinh nhật ấy, anh lại tặng cho cô 1 con gấu bông.
    Cô tức giận, ném con gấu ra ngoài đường.
    Anh vội chạy ra nhặt con gấu thì bị xe tải cán chết.
    Cô gái sau đó vẫn giữ con gấu bông bên mình.
    Rất lâu sau đó, vào một ngày, cảnh sát phát hiện thi thể cô trong phòng kín.
    Họ kết luận rằng cô đã tự tử. Lý do vì sao cô ấy lại làm vậy?
  5. Một cô gái ngồi trên tàu vào đêm nọ để ý thấy người phụ nữ ngồi đối diện mình cứ nhìn chằm chằm vào cô. Bà ta ngồi bất động giữa hai người đàn ông trung niên. Cô gái cố đưa mắt đi chỗ khác, nhưng bà ta vẫn nhìn chằm chằm vào cô. Ở bến kế tiếp, một hành khách mới đi lên tàu. Ông ta mặc chiếc áo màu đen và ngồi xuống bên cạnh cô gái. Nhưng người phụ nữ kia không thèm để ý đến người khách mới vào. Bà ta vẫn cứ nhìn chằm chằm vào cô. Hai người đàn ông ngồi bên cạnh bà không hề nhìn về hướng cô. Khi tàu dừng lại ở ga tiếp theo, người đàn ông mặc áo đen ngồi cạnh cô gái đứng dậy. Bỗng nhiên, ông ta cầm lấy tay cô gái, kéo cô ra khỏi tàu dù đây không phải là bến đỗ của cô bé và cô cũng không hề muốn xuống tàu. Khi chỉ còn 2 người trên sân ga, cô gái hoảng hốt la hét nhưng người đàn ông chỉ nói:
    “Bình tĩnh đi. Tôi vừa mới cứu mạng cô xong đấy. Tôi không muốn làm cô sợ nhưng tôi phải đưa cô ra khỏi con tàu”.
    Tại sao ông ta lại làm như vậy?
  6. Tôi ngồi trong phòng làm việc của bố khi ông ấy đang ngủ gật trên ghế và nhìn lên màn hình, một bộ phim kinh dị đang được chíếu – Trên màn hình, một người đàn ông vừa giết chết một cô gái rồi giấu cái xác vào một cái túi bóng to màu đen và khiêng cái xác đi mất. Sau đó màn hình chỉ còn cảnh căn phòng trống không. Lạ thật, bố tôi có bao giờ xem phim kinh dị đâu nhỉ. Khi bố tôi thức giấc, tôi hỏi bố về thắc mắc của mình và kể lại cho bố bộ phim kinh dị vừa rồi. Bố tôi không trả lời, chỉ thấy sắc mặt tái mét, hốt hoảng. Tại sao bố tôi lại phản ứng như vậy?
  7. Một anh chàng đang tắm thì nghe thấy một tiếng thét lớn ở ngoài. Ra xem thì thấy một thằng trộm. Thằng trộm đang đứng cạnh xác chết của bố mẹ và em trai của chàng trai. Thế nhưng khi vừa nhìn thấy chàng trai thì tên trộm sợ hãi và chạy mất. Tại sao hắn lại hoảng sợ đến vậy?
  8. Tôi đã gặp một cơn ác mộng.
    Trong giấc mơ, ai đó đã cố gắng để siết cổ tôi.
    Bộ mặt của kẻ tấn công mờ như nó được bao phủ trong sương mù vậy. Do đó tôi không thể nhìn rõ được đó là ai.
    Tôi cố gắng thoát khỏi đôi tay ấy nhưng đành bất lực. Tôi chỉ cảm thấy ý thức của mình từ từ biến mất…
    Tôi tỉnh giấc trong tình trạng mất đi hoàn toàn ý thức của mình – y như trong giấc mơ. Mồ hôi bắt đầu tuôn ra.
    Nếu tôi tìm thấy được một số dấu tay trên cổ của mình thì nó sẽ trở thành một phần của một câu chuyện ma – tôi nghĩ, rồi tôi đi vào phòng tắm để cởi quần áo ra. Rồi khi nhìn vào gương, tôi như đóng băng.

    Chúng đã ở đó.
    Các dấu tay màu tím.
    Nhưng nó không phải trên cổ của tôi, mà là trên cổ tay tôi.
    Tại sao lại như vậy?

  9. Một cô gái thi đỗ vào một trường Đại học ở Tokyo, cô quyết định từ nay sẽ sống độc lập một mình nên đã thuê căn hộ ở một tòa chung cư. Đêm đầu tiên sống tại đó, cô phát hiện ra trên tường có một cái lỗ nhỏ, có thể nhìn xuyên sang căn phòng bên cạnh. Cô gái thử nhìn vào cái lỗ đó thì thấy bên kia toàn một màu đỏ thẫm. Cô thầm nghĩ phòng bên chắc là dán giấy dán tường đỏ che mất cái lỗ đó. Nghĩ vậy, mấy hôm liền cô đều nhìn vào cái lỗ đó trên tường.
    Nhìn kiểu gì cũng chỉ thấy một màu đo đỏ. Tò mò, cô quyết định hỏi người chủ nhà về căn phòng đó.
    “Nhà bên cạnh là ai thuê vậy?”, cô gái hỏi.
    Người chủ nhà trả lời: “À, chủ nhân căn hộ đó bị bệnh đau mắt nên ít khi ra ngoài lắm.”
    Nghe thấy câu trả lời, cô gái giật mình hoảng hốt rồi phát hiện ra điều gì đó. Đó là gì vậy?

  10. Một ngày nọ, tôi bắt một chuyến tàu để về nhà. Khi ấy chỉ còn khoảng 10 phút nữa là đúng 12 giờ đêm. Đi được một đoạn thì tàu dừng lại ở trạm kế tiếp và một người đàn ông bước lên tàu. Sau khi cửa đóng lại, người đàn ông nọ như sực nhớ ra điều gì đó, bắt đầu nhìn dáo dác những hành khách xung quanh.
    Anh ta nhìn tôi và hỏi, “Xin lỗi vì mạo muội, nhưng cho tôi hỏi có phải năm nay cậu 28 tuổi không?”
    “Đúng vậy, nhưng sao anh biết?”, tôi ngạc nhiên hỏi lại. Nhưng anh ta không trả lời, mà tiếp tục vội vàng hỏi người bên cạnh.
    “Năm nay anh 45 tuổi phải không?”
    “Có phải bà 62 tuổi không?”
    “Sao cậu biết?”
    Cứ như vậy, người đàn ông nọ hỏi hết những hành khách có mặt trong toa tàu. Dường như anh ta sở hữu một năng lực đặc biệt, chỉ nhìn người vào người khác là có thể biết được tuổi của họ.
    Từ đó đến khi tàu tới bến còn khoảng 15 phút, toàn bộ hành khách bao gồm cả tôi đều rất kinh ngạc trước khả năng khác thường của người đàn ông kia, ai nấy đều nhìn anh ta bằng ánh mắt vừa tò mò vừa có phần sợ hãi. Cho đến khi anh ta hỏi người cuối cùng có mặt trong toa tàu – một người phụ nữ.
    “Năm nay chị 50 tuổi phải không?”
    “Đúng vậy, nhưng chỉ còn 5 phút nữa là tôi bước sang tuổi 51 rồi.” Người phụ nữ kia trả lời.
    Nghe xong anh ta mặt mày tái mét, toàn thân cứng đờ không nói được câu nào nữa. Tại sao vậy?

7
10 tháng 10 2018

Câu 1 : 

Gia đình hiện tại mà cô bé sống cùng không biến mất bởi vì đó không phải là bố mẹ ruột của cô bé, nói cách khác thì cô bé là con nuôi của nhà này. Do đó khi cô bé ước gia đình mình chết đi thì gia đình mà cô đang sống không có ai chết cả, mà thay vào đó cô bé đã gián tiếp giết gia đình thật của mình. Do đó cô bé mới hối hận và khóc lóc.

Câu 2 :

Trong 20 năm qua, chính bà mẹ là người đã giúp Frank đem giấu (phi tang) những cái xác ở giếng do hắn giết. Khi hắn giết bà mẹ thì cái xác của bà vẫn ở nguyên chỗ cũ do bà đã bị giết rồi, không ai còn giấu xác cho hắn nữa.

Câu 3 : 

Thực ra người em gái mới là kẻ hóa điên rồi giết gia đình mình, sau đó bị mất trí nhớ. Người anh trai chỉ giết có một người, đó là chính mình, vì muốn chịu tội thay cho em gái nên đã đi đầu thú và lãnh án tử hình. Cô gái sau khi nhớ ra toàn bộ câu chuyện thì quá đau lòng và thấy có lỗi với gia đình nên tự vẫn.

Câu 4 : 

Chàng trai muốn cầu hôn cô gái vào đúng sinh nhật cô. Để tạo bất ngờ, anh ta đã giấu chiếc nhẫn mình mua để cầu hôn bạn gái vào con gấu rồi đem đi tặng cô. Tuy nhiên, cô gái đã không hay biết nên ném nó đi khiến anh bạn trai vô tình bị xe cán. Mãi sau này khi chàng trai đã qua đời, cô gái giữ con gấu bên mình và tình cờ phát hiện ra bí mật này. Quá ân hận và nghĩ rằng mình là người khiến bạn trai phải chết, cô gái đã tự vẫn.

Câu 5 : 

Người đàn bà kia thực chất chỉ là 1 cái xác. Chính hai tên đàn ông ngồi bên cạnh cái xác là kẻ đã giết bà ta rồi mang bà ta lên tàu để đến địa điểm phi tang. Để che mắt hành khách trên tàu, chúng làm giả như bà ta còn sống, cố làm mắt bà ta mở nên bà ta chỉ ngồi bất động 1 chỗ và nhìn chằm chằm vào cô gái đối diện. Cô gái thì không biết điều này, nhưng người đàn ông mặc áo đen ngồi cạnh cô gái thì đã đoán ra được chân tướng sự việc. Đó là lý do vì sao ông ta lại nhất quyết lôi cô gái ra khỏi con tàu vì sợ rằng cô sẽ gặp nguy hiểm nếu còn tiếp tục ở lại trên tàu.

Câu 6 : 

Công việc của ông bố thực chất là làm bảo vệ an ninh cho một tòa nhà. Đứa con nhìn lên màn hình không phải là tivi mà là camera an ninh, vì vậy mới có một đoạn phim chỉ chiếu cảnh căn phòng trống không, và cảnh kinh dị mà đứa bé cho là phim chính là một vụ giết người thật sự xảy ra trong tòa nhà này khi ông bố đang ngủ gật. Đó là nguyên nhân vì sao khi đứa bé kể lại diễn biến, ông bố lại sợ hãi đến như vậy.

Câu 7 : 

Chính chàng trai đã giết chết cha mẹ và em mình rồi vào nhà tắm để làm sạch vết máu trên người, không may là đúng lúc đó lại có trộm đột nhập, tên trộm thấy mấy cái xác thì hãi quá nên thét lên, nghe tiếng thét của tên trộm nên chàng trai chạy ra. Nhìn thấy chàng trai người đầy máu, tên trộm biết anh ta chính là kẻ đã giết gia đình mình nên sợ quá bỏ chạy.

10 tháng 10 2018

câu 2 có phải là bà frank là người chuyển cái xác ra khỏi giếng nhưng frank giết bả nên cái xác vẫn ở đấy

Anh em họ ĐiềnNgày xưa, có giòng họ Điền, anh em ăn ở với nhau từ đời nọ sang đời kia rất là hòa thuận. Về sau, họ này chỉ còn lại có ba anh em. Ba người vẫn chung sống với nhau vui vẻ tử tế, cho đến khi người thứ hai lấy vợ. Người vợ tính tình ích kỷ, lại hay sinh sự, lắm lời, nên không khí trong gia đình không còn được như xưa. Rồi một hôm người vợ nhất quyết đòi chia gia...
Đọc tiếp

Anh em họ Điền


Ngày xưa, có giòng họ Điền, anh em ăn ở với nhau từ đời nọ sang đời kia rất là hòa thuận. Về sau, họ này chỉ còn lại có ba anh em. Ba người vẫn chung sống với nhau vui vẻ tử tế, cho đến khi người thứ hai lấy vợ. Người vợ tính tình ích kỷ, lại hay sinh sự, lắm lời, nên không khí trong gia đình không còn được như xưa. Rồi một hôm người vợ nhất quyết đòi chia gia tài của ba anh em và bắt ép chồng đi ở riêng. Người chồng ban đầu nghĩ tình anh em bấy lâu sum họp mà không nỡ chia lìa, song rồi vì người vợ ngày đêm cằn nhằn khó chịu, kiếm chuyện gây gỗ trong nhà, nên rồi cũng đành phải nghe theo vợ, nói với anh em đi ở riêng. Người anh cả khuyên can không được cũng đành phải chia của cải cha mẹ để lại ra làm ba phần đều nhau. Chỉ còn một cây cổ thụ trước nhà, cành lá sum sê xanh tốt, chưa biết làm cách nào để chia cho đều. Ba anh em cùng nghĩ ngợi, rồi sau cùng quyết định gọi thợ về hạ cây xuống, cưa xẻ thành ván để chia làm ba phần.

Đến hôm định hạ cây xuống, buổi sáng ba anh em ra vườn thì thấy cây cổ thụ đã khô héo tự bao giờ. Người anh cả bèn ôm lấy cây mà khóc nức nở. Hai người em thấy vậy mới bảo anh:

- Một thân cây khô héo, giá phỏng là bao mà anh phải thương tiếc như thế?

Người anh cả đáp lại rằng: 

- Có phải anh khóc vì tiếc cây đâu. Song nghĩ vì loài cây cỏ vô tri nghe thấy sắp phải chia lìa mà còn biết buồn phiền khô héo đi, huống gì chúng ta đây là người cùng ruột thịt. Anh thấy cây mà suy đến cảnh ba anh em chúng ta, anh mới phải khóc.

Nghe anh nói, hai người em hiểu ý, đưa mắt nhìn nhau rồi cùng òa khóc. Người vợ xúi chồng đi ở riêng nghe thấy vậy, cũng rơm rớm nước mắt, đâm ra hối hận, cúi đầu xin lỗi hai anh em và thề không bao giờ còn tính đến việc chia lìa nhau nữa.

Từ hôm đó, ba anh em ở lại với nhau êm ấm, vui vẻ như trước.

Cây cổ thụ nọ đã khô héo cũng trở lại xanh tươi như cũ.

1 Ghi lại các tiếng chứa vần iêc, iêt và các tiếng có âm đầu là s, x trong câu chuyện trên

- iêc: .....

- iêt: ....

- s: ..

-x :...

2
19 tháng 1 2018

iêc: tiếc, việc

iêt: biết

s: sau, sinh, sự,sum, song, sê, sắp, suy, sang, sống

x: xưa, xanh, xuống, xẻ, xúi

tk mình nha

19 tháng 1 2018

iêc : tiếc

iêt :

s : Sang đời kia, về sau, chung sống,sinh sự,sum họp,sum sê, sắp phải, suy đến

x: Ngày xưa,như xưa,xong rồi, xanh tốt, xong nghĩ, xúi chồng, xin lỗi

Đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi:CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁUVào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị...
Đọc tiếp

Đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra ở Côn Đảo.

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ".

Một tiếng hô: "Bắn".

Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

Trích trong quyển Cẩm nang đội viên

* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

 Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng khi chị bao nhiêu tuổi ?

A. Mười một tuổi.

B. Mười hai tuổi.

C. Mười ba tuổi.

D. Mười bốn tuổi.

3
30 tháng 10 2017

Đáp án B

17 tháng 4 2022

b

19 tháng 10 2017

chỉ còn cách bỏ mạng thui,,,,vì mik ko biết ^^