Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo/:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những lí giải thú vị về nguồn gốc của loài người qua khổ thơ đầu tiên. Tác giả đã cho chúng ta hình dung được cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”. Trái đất vẫn còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”:
“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”
Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em.
Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ đặc biệt và thật độc đáo khi thuật lại sự ra đời của loài người qua lời kể đầy sáng tạo của nhà thơ Xuân Quỳnh: Mọi thứ trên đời này sinh ra là vì trẻ em, trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ và hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ con. Lúc đầu, nhà thơ đã vẽ ra một thế giới hoang sơ, lạnh lẽo và thế giới lúc bấy giờ chỉ có màu đen. Khi trẻ em được sinh ra, thế giới đó đã hoàn toàn thay đổi và tất cả những điều thay đổi đó đều dành cho trẻ con. Sự xuất hiện của thiên nhiên, mặt trời, cỏ cây, hoa lá, … đều dành cho trẻ em, cho trẻ em cảm nhận được thế giới thiên nhiên rất tươi đẹp. Để trẻ em được sống trong một thế giới hạnh phúc thì khi trẻ em sinh ra đã có mẹ bế bồng trong lời ru và tình yêu thương của mẹ bao la, rộng lớn, mênh mông. Có mẹ, có bà và có bố, tình yêu thương của mọi người chính là cái nôi chắp cánh những ước mơ cho con trẻ. Để trẻ em được học hành, được giáo dục thì đã có những thầy cô giáo gieo vào tâm hồn trẻ thơ những bài học đầu tiên, những ước mơ, … Trẻ em đã được lớn lên trong một thế giới thật hạnh phúc. Qua bài thơ, nhà thơ Xuân Quỳnh còn gửi gắm tới những người thân: Hãy luôn yêu thương, chăm sóc và che chở cho trẻ em vì trẻ em chính là tương lai của đất nước. Và nhắc nhở trẻ em rằng hãy luôn yêu thương những người thân của mình vì họ đã dành cho mình những điều tốt đẹp nhất. Có thể nói, lòng yêu thương trẻ con của tác giả đã được thể hiện, đã được bộc lộ qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức đằm thắm và nồng hậu.
Tham khảo:
Nữ sĩ Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng của thơ tình yêu”, điều đó quả không sai khi trong gia tài thơ của chị có rất nhiều bài thơ tình hay được nhiều người yêu thích. Nhắc đến thơ chị, độc giả sẽ nhớ ngay đến một hồn thơ dịu dàng, nữ tính, luôn khát khao tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phụ nữ với cách cảm, cách nghĩ đặc trưng của giới mình, là “tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử”. Có thể nói bên cạnh mảng đề tài về tình yêu, những bài thơ chị viết cho con, cho thiếu nhi cũng là những vần thơ đẹp, bao nhiêu năm qua vẫn luôn toả nguồn sáng ấm áp trong lòng độc giả Việt Nam.
Chị viết cho trẻ thơ mà trước hết là cho những đứa con của mình bằng tất cả tình yêu thương ẩn chứa nhiều xót xa, âu lo. Chị thấu cảm đến tận đáy lòng những tâm tư suy cảm của con trẻ, nhìn thế giới bằng con mắt trong veo của trẻ thơ. Vậy nên những vần thơ viết về tình mẫu tử của chị toát lên vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu, đằm thắm và bao dung. Bài thơ Con yêu mẹ có thể nói lên tất cả điều đó.
Bài thơ Con yêu mẹ là lời thỏ thẻ của con và lời thủ thỉ của mẹ đang trò chuyện cùng nhau. Người đọc có thể hình dung ra cảnh người mẹ đang ôm đứa con vào lòng và hỏi: “Con có yêu mẹ không?”. Và sau khi đứa con trả lời xong, hẳn người mẹ nào cũng hỏi tiếp: “Con yêu mẹ như thế nào?”. Và như thế câu chuyện của hai mẹ con cứ được tiếp tục bằng những câu hỏi đáp mà nhiều khi chỉ có trái tim người mẹ và sự hồn nhiên vô tư của con mới có thể cảm nhận được.
Bài thơ được mở đầu ngay bằng câu trả lời của con trẻ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết”. Đối với con mắt trẻ thơ cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có cái gì to tát, lớn lao hơn thế. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Rồi con yêu mẹ bằng Hà Nội, bằng trường học… Với tư duy của trẻ thơ, đứa con muốn lấy muôn vật từ lớn đến nhỏ, từ những gì cao rộng nhất đến những cái gần gũi và thân thiết nhất để diễn tả tình cảm của con với mẹ.
Hà Nội – thành phố có ngôi nhỏ của con, có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ gắn với lòng yêu mẹ. Trường học là nơi con đến hàng ngày, vậy nên: “Con yêu mẹ bằng trường học/ Suốt ngày con ở đấy thôi”, như vậy hai mẹ con sẽ suốt ngày được ở bên nhau: “Lúc con học lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ”.
Và cuối cùng tình yêu của con với mẹ được diễn tả bằng một hình ảnh vô cùng “trẻ thơ”: “À mẹ ơi có con dế/ Luôn trong bao diêm con đây/ Mở ra là con thấy ngay/ Con yêu mẹ bằng con dế”. Hình ảnh “con dế” xem ra ngộ nghĩnh đáng yêu và gây hiệu quả về mặt tình cảm với người mẹ. “Con yêu mẹ bằng con dế” mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ.
Tình cảm đó đâu phải là cái gì quá trừu tượng mà rất cụ thể gần gũi thân thiết như vật bên con hàng ngày. Con dế là kết quả bài học tình cảm mà đứa con nhận được thông qua quá trình vận động tư duy theo lời dẫn dắt khéo léo tự nhiên của người mẹ. “Giá có cái gì gần hơn/ Con yêu mẹ bằng cái đó”. Và liên tưởng của đứa con khiến cho người mẹ và người đọc bật cười thú vị bởi tư duy vừa quen vừa lạ.
Thơ viết về tình cảm của mẹ dành cho con thì nhiều nhưng thơ viết về tình yêu của con với mẹ có lẽ mới chỉ có Xuân Quỳnh mới diễn tả thật ngộ nghĩnh, trong trẻo và dễ thương đến như vậy. Xuân Quỳnh từng thổ lộ: “Thơ tôi đó là món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.
Cuộc đời mồ côi đã khiến chị hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần thiết và quí giá như thế nào đối với con trẻ. Phải chăng chính vì thế chị dồn nén tất cả tình thương yêu nồng nàn dành cho các con như một cách bù đắp những thiếu hụt tình cảm và trống trải của đời mình. Và phải chăng tâm hồn thành thực ấy chính là sức hút mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh với độc giả Việt Nam.
Và đặc biệt cái tình mẫu tử ấm áp tốt lành ấy đã gieo vào lòng con trẻ sự vị tha và tình yêu thương cao thượng. Làm sao không nhớ không yêu một bài thơ như bài thơ Con yêu mẹ.
Bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh được mọi người vô cùng yêu mến. Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình. Bà được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình bởi những chùm thơ đầy ngọt ngào, đặc biệt là tình cảm gia đình đằm thắm. Mời các bạn đón xem bài viết này và cảm nhận hết ý nghĩa của bài thơ.
Bạn tham khảo (Sai báo mình ạ):
Nhận xét của em về cách lý giải của nhà thơ Xuân Quỳnh:
=> Cách lý giải nguồn gốc loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh nhắc nhở cho ta cần yêu thương, chăm sóc, chở che, nuôi dưỡng trẻ em từ thể xác lẫn tâm hồn, bài thơ "Truyện cổ tích về loài người" cũng khẳng định trẻ em là khởi nguồn của thế giới, là tạo vật đẹp đẽ được sáng tạo ra trước hết muôn loài.
Cre: me
có nhiều lắm nhưng chắc có 1 đứa nam, 1 nữ.-.
rấc chi là thích mỗi tội hay dỗi=)
Tham khảo:
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con . Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con. Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con: Những ngoi sao thức ngoài kia chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngon gió của con suốt đời. Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn... Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru... Hơn 1 lần nhình lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời... ..."Mẹ đã nâng con dậy"...
Tham Khảo
Mỗi người chúng ta đều được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong những đùm bọc yêu thương và đặc biệt là bên những tiếng ru của mẹ. Lời ru thân thương ấy có vai trò vô cùng quan trọng với việc hình thành nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Lời ru chính là những câu hát của bà, của mẹ. Lời ru ấy phần lớn là cải biên rất mộc mạc từ những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, hò vè trong trẻo. Sở dĩ lời ru ấy có thể tác động và hình thành nhân cách con người vì những bài học đạo lí trong những câu hát giản đơn. Tiếng ru ầu ơ không chỉ đưa ta vào giấc ngủ mà từ khi ta bé thơ, tiếng ru ấy là những âm thanh đầu tiên ta được nghe và nó thấm sâu trong tâm hồn ta lúc nào chẳng hay. Nhưng có lẽ sau mỗi lời ru đó còn là hi vọng của mẹ cha mong con lớn lên khỏe mạnh, trở thành người tốt trong cuộc đời này. Trẻ thơ ngây dại sẽ không bao giờ quên tiếng hát về con cò lộn cổ xuống ao cũng như lời thị rơi bị bà. Ở đó, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như yêu thương con người, đồng cảm, sẻ chia cho số phận luôn được gửi gắm để mọi lứa tuổi luôn dễ cảm, dễ yêu tiếng ru ấy. Xã hội hiện đại với ồn ã phố phường làm tiếng ru mờ nhòa dần đi nhưng không bao giờ có thể tan biến. Những câu chuyện về đạo đức, về lòng thương yêu, chỉ có hòa điệu trong tiếng ru mới có thể trở thành nơi chắp cánh cho những yêu thương và đạo đức của con người. Mọi thứ âm nhạc trong cuộc đời này đều có thể bị vùi lấp hoặc lãng quên, nhưng tiếng ru kia, mộc mạc giản dị mà thấm đẫm yêu thương thì vẫn đang ngày ngày bồi đắp những tâm hồn, trái tim và đưa con người về miền cổ tích. Tiếng ru đong đầy của xúc cảm và chuyên chở con người đến với thế giới diệu kì của bài học nhân cách, bài học lẽ sống ở đời mãi dõi theo và đồng hành bên ta.
Em có bài thơ Lời ru trên mặt đất thì gửi chị.-. chị chưa học qua bao giờ?
Nữ
Nữ