Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vũ Nương nhờ Phan Lang nhắn với chồng nàng là Trương Sinh nếu còn tình nghĩa xưa cũ xin lập đàn giải oan, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước thì nàng sẽ trở về.
Tham khảo:
DẪN TRỰC TIẾP:
Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn nói hộ với chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông rồi đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.
DẪN GIÁN TIẾP:
Hôm sau Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.
Đoạn thơ được trích trong văn bản ''Kiều ở lầu Ngưng Bích'' (Trích trong phần Gia Biến và Lưu Lạc)
Câu 1: Kiều ở lầu Ngưng Bích. Bởi vì nhân vật chính là Thúy Kiều, xuyên suốt câu chuyện là câu chuyện về cuộc đời lận đận, sóng gió của nàng.
Tham khảo:
Câu 2: Giải thích nghĩa của điển tích "Quạt nồng ấp lạnh": nghĩa là vào mùa hè nóng bức thì quạt cho cha mẹ ngủ; còn mùa đông giá rét thì vào nằm trước trong giường( ấp chăn chiếu) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Ý cả câu nói về sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ.
- Nếu khi nhớ đến Kim Trọng nàng “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” thì khi nhớ đến cha mẹ nàng lại thương và xót khi tưởng tượng ở chốn quê nhà cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng tin con: “Xót người tựa cửa hôm mai”. Nàng xót xa, day dứt lúc cha mẹ tuổi già, sức yếu mà mình không được tự tay chăm sóc, phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” và điển cố “sân lai gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiểu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng quê nhà đổi thay, gốc tử đã vừa người ôm còn cha mẹ thì ngày càng già yếu.
- Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa cho thấy sự xa cách bao mùa mưa nắng vừa gợi được sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên lên con người và cảnh vật.
- Lần nào nhớ đến cha mẹ nàng cũng nhớ ơn chín chữ cao sâu và luôn ân hận mình đã phụ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
- Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người phải chịu bao vùi dập, đau thương nhưng nàng đã quên đi bản thân mình để dành tình yêu thương cho người thân.
⇒ Thật đáng trân trọng biết bao những tình cảm thủy chung, hiếu thảo, vị tha mà Thúy Kiều dành cho cha mẹ và Kim Trọng!
Câu 3:
Muôn đời vẫn vậy, chữ hiếu vẫn luôn được đề cao trong xã hội. Hiếu thảo là tấm lòng yêu thương, chăm sóc ông bà cha, là sự tôn kính, lắng nghe, trân trọng tình cảm của đấng sinh thành với bản thân mình. Tấm lòng đó phải xuất phát từ tận đáy lòng người con, người cháu, là sự thấu hiểu và biết ơn với công lao sinh thành dưỡng dục mà cha mẹ đã hi sinh cho mình. Lòng hiếu thảo được thể hiện qua những hành động giản dị thường ngày như lời hỏi thăm cha mẹ khi trở về nhà, là chiếc khăn tặng ông bà khi trời trở gió, là chén trà lấy cho cha sau bữa cơm chiều, là sự cố gắng học hành để thấy được nụ cười vui của những người thân yêu… Tùy từng hoàn cảnh, từng khả năng của mỗi người để báo đáp tấm lòng cha mẹ. Hiện nay, trong xã hội, có một bộ phận những người con có ý thức và đạo đức suy đồi. Không những cãi lời cha mẹ, họ còn ăn chơi trác táng bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của cha mẹ làm ra. Nhiều người cảm thấy phiền phức khi phải nuôi cha mẹ già yếu nên có thái độ cáu gắt, thậm chí đánh đập họ. Những người con bất hiếu chỉ quen hưởng thụ sung sướng, họ đâu biết rằng cha mẹ đã vất vả, hi sinh bao năm tháng để nuôi dưỡng họ nên người. Đó là sự ích kỉ, nhẫn tâm và bất hiếu của kẻ làm con. Vì vậy, chúng ta cần đối xử hiếu thảo với ông bà cha mẹ, từ những hành động quan tâm, chăm sóc hàng ngày để tình cảm gia đình càng bó keo sơn. Bởi thời gian trôi đi chẳng chờ đợi ai, sự sống chỉ là hữu hạn, hãy yêu thương chân thành và dành nhiều sự quan tâm chăm sóc cho những người thân yêu khi còn có thể bạn nhé.
Câu 1 là vị trí đoạn trích của bài "Truyện Kiều" chứ không phải trích trong văn bản ở sgk nhé
Em tham khảo:
Các điển cố , điển tích ( tửa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai, gôc tử ) liên tục được sử dụng đã thể hiện rất rõ tình cảm nhớ nhung sâu nặng cũng như những băn khoăn trăn trở của Thúy Kiều khi nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến bổn phận làm con của mình.Trong hoàn cảnh thực tế, những suy nghĩ, tâm trạng đó càng chứng tỏ nàng là một con người cực kì hiếu thảo.
Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” được sử dụng nhằm nhấn mạnh nỗi đau xót dày xé tâm can của Kiều khi lo lắng nghĩ về cha mẹ. Nàng băn khoăn không biết cha mẹ có được phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo không.