Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Bài học: Khi mình không hạnh phúc hay có chuyện buồn, thì đừng có đổ những đau đớn đó lên người khác. Mà hãy một lần nhìn lại những gì mình đã làm, xem cảm giác đó có đau hay không. Một người chỉ vì lợi ích của bản thân mình, chỉ nghĩ đến việc làm sao để thỏa mãn nhu cầu của bản thân thì tất cả mọi việc người đó làm đều là sai lầm, không được mọi người tán dương, mà còn bị khinh ghét, coi thường.
b) Qua câu chuyện, em mới hiểu được rằng, cuộc sống thật sự có rất nhiều chông gai, cạm bẫy mà chúng ta không thể nào ngờ đến. Không ai muốn điều xấu sẽ xảy đến với mình, con người muốn thành công thì chắc chắn phải vượt qua mọi thử thách gian khó đó. Và để trưởng thành hơn, chúng ta phải tìm cách vượt lên sự sợ hãi của bản thân, cũng như tìm cho mình con đường đúng đắn nhất để đi qua chướng ngại vật đó. Chúng ta cũng không nên cho đi sự bất hạnh đó dù là vô tình hay cố tình. Nó chỉ khiến cho chúng ta càng thêm đau đớn, khó khăn mà thôi, không giải quyết được những nhu cầu của bản thân mình. Một người mà lúc nào cũng ích kỉ, luôn nghĩ cho bản thân mà không nghĩ đến cảm nhận của người khác, thì người đó đã thật sự dẫn dắt mình vào một con đương u ám, đen tối nhất. Ở nơi đó thật sự tăm tối, không có lối thoát. Chúng ta hãy thử một lần đặt mình vào hoàn cảnh của người mình đã cho đi sự bất hạnh. Rồi hãy nhìn nhận một cách chân thực nhất về những gì mình đã làm, cũng như để thấu hiểu, chia sẻ và thông cảm hơn. Chúng ta sẽ thấy rằng nó thật sự rất đau, và không ai muốn đón nhận lấy điều đó.Chúng ta đang nhìn đời, nhìn cuộc sống qua lăng kính loang lổ vệt màu của cảm xúc, bám dày đặc lớp bụi bặm của thành kiến, thương đau. Chúng ta trở nên bực nhọc, phán xét trước những gì mình tự cho là " Lỗi lầm của người khác". Chưa bao giờ chúng ta nhìn lại những việc mình đã làm, luôn cho rằng việc mình làm là đúng, mà không bao giờ nhìn rõ những hậu quả mà việc đó sẽ gây ra, cũng như luôn đổ hết trách nhiệm cho người khác mặc dù mình là người làm sai. Hãy một lần nhìn lại những gì mình đã làm và sửa chữa nó. Phải biết nhìn nhận lại cuộc sống, không nên mang đến khổ đau cho người khác, bạn sẽ thấy bạn sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Vì mình được sống, được sống hết mình với tuổi trẻ. Còn nếu như là hạnh phúc, hãy biết chia sẻ những hạnh phúc đó cho người kém may mắn hơn mình. Để niềm vui được lan tỏa khắp mọi nơi, ai cũng vui vẻ, tràn ngập tiếng cười. Không nên giữ lấy món quà vô giá đó cho riêng mình, hãy lan tỏa nó đến tất cả mọi người. Rồi bạn sẽ nhận được nhiều hạnh phúc, niềm vui hơn là bạn đã tưởng tượng. Cho đi hạnh phúc, không phải mất mà là để nhận về nhiều hơn. Đừng nên quá ích kỉ, mà quên đi người khác. Nó chỉ khiến cho bạn thêm đau đớn mà thôi, và mất đi sự hạnh phúc. Các bạn ơi! Hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những người xung quanh nói để hiểu hơn, thấu hiểu hơn, yêu hơn và tránh gây ra những tổn thương không đáng có. Hãy biết tự nhận ra lỗi lầm của mình và sửa chữa nó.
Chúc bn học tốt !!!!!
bạn tham khảo trên trang này nhé:
https://h.vn/hoi-dap/question/94610.html
Cần đảm bảo các ý sau:
+ Từ câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh...). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình.
+ Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý.
+ Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…
+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc… + Bài học rút ra cho bản thân trong quan hệ với người khác.
a. Bài học: Hãy tự chịu trách nhiệm với lỗi lầm của mình.
b. Tham khảo
"Cơ hội giống như bình minh, nếu bạn chờ đợi quá lâu, bạn có thể bỏ lỡ nó" (William Arthur). Thật vậy, đừng để khi mất đi mới biết cách nắm bắt, cơ hội chỉ đến một lần, nó sẽ bị bỏ lỡ nếu bạn mãi chờ đợi. Cũng vậy, ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm với bản thân mình là điều đầu tiên giúp bạn, dẫn lối bạn đến với thành công.
Vậy sự tự ý thức chịu trách nhiệm của bản thân mình là gì? Đó là sự chịu trách nhiệm về mọi suy nghĩ, hoạt động, về sự trưởng thành của mình; là sự tự ý thức, tự chịu trách nhiệm với bản thân về năng lực. Để tự mình xây dựng nên những thành công, vượt qua những khó khăn, để bản thân mình trở thành người có ích. Như vậy, con người luôn cần có ý thức và năng lực tự chịu trách nhiệm với bản thân. Đó cũng là điều dẫn bạn đến với thành công, hạnh phúc.
Trong cuộc sống, nhận thức tự chịu trách nhiệm của bản thân giúp chúng ta có ý thức đúng đắn, về hướng đi và về cuộc đời của mình. Ý thức trách nhiệm giúp con người có nhận thức và thành công đúng đắn trong cuộc sống. Trong học tập, giáo dục học sinh nhận thức rõ ràng về ý thức phấn đấu, nhận thức rõ về bản thân trong quá trình lao động và học tập. Trong làm việc, nó giúp con người hiểu rõ, nhận thức rõ ràng về vấn đề, để có thể giải quyết mọi chuyện nhanh chóng và có ích. Trong đời sống, ý thức tự chịu trách nhiệm bản thân và năng lực để tự chịu trách nhiệm nhiệm giúp bản thân bạn được mọi người xung quanh tôn trọng, giúp con người có sự tự trọng bản thân.
Như vậy, ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân là sự tự chịu trách nhiệm về năng lực của mình mình, để giúp bản thân có nhận thức, có được sự tôn trọng từ người khác. Obama – vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ chính là tấm gương sáng về ý thức tự chịu trách nhiệm của bản thân. Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Obama gặp tình huống trời mưa; thay vì nhờ nhân viên che chắn cho mình, ông đã tự cầm ô và đi đến để che chở cho một phụ nữ Việt Nam đi bên đường đang bị mưa. Hành động của Obama tuy nhỏ, nhưng nói lên được ý thức của Tổng thống với mọi người và với bản thân mình. Hay Alexander Graham Bell mắc chứng khó đọc, viết và không có khả năng học tập. Nhưng ông vẫn phát minh ra điện thoại – một phát minh giúp ích lớn cho cuộc sống của con người và cũng là một bước tiến trong sự phát triển ngành thông tin liên lạc. Như vậy, là Alexander Graham Bell một người tự ý thức về bản thân mình, tự ý thức về năng lực của bản thân mình, để tạo nên thành công, tài năng cho chính mình. Đó còn là Albert Einstein – nhà bác học vĩ đại. Thuở nhỏ, Einstein được biết đến là một đứa trẻ không có khả năng học tập (luôn xếp hạng cuối ở lớp), viết rất kém (cậu từng nói: "Viết đối với tôi là cái gig khó khăn lắm"); có thể bị hội chứng Aspergers Syndrome – một dạng của bệnh tự kỷ; diễn đạt các ý tưởng rất kém (lên 3 chưa biết nói, 7 tuổi mới biết đọc; là một giáo sư giảng dạy tồi). Thế nhưng vượt qua khó khăn, ông đã nhận ra tài năng, ý thức về nó và tạo nên những sáng chế, đặc biệt là thuyết tương đối. Và từ đó được coi là nì bác học vĩ đại nhất mọi thời đại. Như vậy cả ba tấm gương trên đều là những thiên tài biết nhận ra tài năng, ý thức về nó. Họ là những người mà chúng ta cần học tập, noi theo.
Tuy nhiên, bên cạnh những người luôn ý thức, trách nhiệm về bản thân, vẫn có những kẻ dựa dẫm, trông chờ, coi thường bản thân mình. Nhưng kẻ như vậy, đáng bị xã hội lên án, phê phán, để họ có thể trở thành người tốt cho xã hội. Muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần có những ý thức, nhận thức đúng đắn về hành động, lời nói của mình. Để có thể ý thức tự trách nhiệm bản thân.
THAM KHẢO
1. Bài học rút ra từ câu chuyện đó chính là :”Hãy tự chịu trách nhiệm với bản thân mình, đừng nên đổ lỗi và trút giận lên người khác, kể cả đó là đồ vật. Và qua đó ta học được cách giáo dục thú vị và thông minh chứ không phải là những roi vọt, lời chửi mắng của người cha .”
2.
Cuộc sống càng hiện đại và phát triển thì đi cùng nó cũng là sự bận bịu lo toan cho cuộc sống khiến con người ta mệt mỏi, và một lúc nào đó tự đánh mất sự nghiêm khắc với chính bản thân, nhiều người trở nên vô trách nhiệm với chính việc mình đã làm. Ở một khía cạnh khác, công nghệ dần thống trị cuộc sống, để rồi ta tự tách mình ra khỏi cộng đồng chung, ta trở nên ích kỉ hơn, vô trách nhiệm hơn. Nếu mỗi cá nhân cứ tiếp diễn như vậy, có lẽ chỉ một khoảnh khắc thôi nó sẽ bám rễ trong cuộc sống của ta, của cả thế hệ sau nữa. Vậy chúng ta còn chờ đợi gì mà không thay đổi, để sống có tinh thần trách nhiệm, không phải vì xã hội mà là vì chính bản thân bạn đã.
Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này trước tiên chúng ta phải biết và hiểu về thế nào là trách nhiệm, thế nào là tinh thần trách nhiệm? Câu trả lời không hề khó khăn như bạn nghĩ, nó đơn giản vô cùng, trách nhiệm là nhiệm vụ, nghĩa vụ mà ta phải hoàn thành khi được người khác giao cho, người có tinh thần trách nhiệm sẽ luôn sẵn sàng dốc hết sức lực và nhiệt huyết để hoàn thành công việc, dù có khó khăn đến mấy nhưng họ vẫn cố gắng hoàn thành. Kể cả khi họ phạm lỗi, họ cũng dám đứng ra sửa sai và nhận lỗi lầm đó về mình.
Nếu bạn là một người học sinh, bạn cần có tinh thần trách nhiệm không? Tất nhiên ai cũng cần phải có đức tính này và học sinh cũng không ngoại lệ. Học tập là một quá trình khó khăn và đầy thử thách, nếu mỗi chúng ta không tự có trách nhiệm với bản thân mình thì sẽ không thể đạt được kết quả tốt trong học tập. Cùng là học sinh, cùng nhận thức chung một nền giáo dục nhưng tại sao lại có những em học sinh giỏi và những em học sinh cá biệt yếu kém. Câu trả lời là những em học sinh giỏi đã sớm rèn luyện cho mình phải có tinh thần trách nhiệm trong việc học tập của bản thân.
Việc cố gắng học tập, tìm tòi các phương pháp mới sẽ khiến việc học trở lên lý thú hơn. Không phải học nhồi nhét là tốt, mà học phải đi đôi với hành, vận dụng những kiến thức được học vào đời sống để làm cuộc sống ý nghĩa hơn mới gọi là học. Nhưng nhiều em học sinh vẫn còn lười biếng, ngại khó không dám học, hoặc học vẹt, học tủ một cách qua loa. Việc vô trách nhiệm trong học tập đó đã khiến một số bạn ngày càng bỏ bê việc học, làm kết quả học tập dần thụt lùi, thua kém bạn bè.
Không chỉ trong học tập, học sinh chỉ cần những hành động nhỏ như không đi học muộn, chấp hành luật an toàn giao thông, không xả rác, không hút thuốc, uống rượu, giữ gìn vệ sinh chung... cũng là đóng góp cho xã hội, giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Trái ngược với những người có tinh thần trách nhiệm, chúng ta cũng có thể bắt gặp sự vô trách nhiệm ở bất kì ai, bất cứ đâu và trong bất kỳ lĩnh vực nào. Nhà nước và các tổ chức vẫn thường hay tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta, thế nhưng tại sao môi trường vẫn không được cải thiện, thậm chí ngày càng trở nên trầm trọng. Câu trả lời là vì cái lợi trước mắt, với một số người thì họ chỉ vứt vài mẩu rác bừa bãi; hay công ty, xí nghiệp thì cho rằng đổ nước thải chưa qua xử lý ra các con sông rộng lớn vừa nhanh lại không tốn chi phí tái chế, và sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Thế nhưng một người, hai người rồi mọi người đều làm như thế, cả một cộng đồng thiếu ý thức trách nhiệm thì chỉ khiến cho vấn đề trở ô nhiễm trở nên nghiêm trọng và rất khó để cứu vãn được.
Vậy để sống có tinh thần trách nhiệm thì ta phải làm gì? Trước tiên mỗi chúng ta hãy học cách sống có trách nhiệm trước đã. Sống có trách nhiệm với bản thân mình rồi mới sống có trách nhiệm với người xung quanh. Có trách nhiệm với bản thân chính là việc bạn phải tự hoàn thiện bản thân mình sao cho tốt, không để những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội cám dỗ bạn, không trở thành một học sinh có lối sống lệch lạc về tư tưởng và đạo đức. Bạn hãy đặt ra yêu cầu với chính bản thân từ những việc nhỏ nhất diễn ra hàng ngày như dậy đúng giờ đi học, giúp đỡ cha mẹ việc nhà, ôn lại bài cũ, chấp hành đúng nội quy của nhà trường, của lớp ….đó chính là một cách đơn giản để thể hiện bạn là một người có tinh thần trách nhiệm.
Là một học sinh, em cũng nhận ra trách nhiệm của mình không chỉ có mỗi việc học mà còn phải giúp đỡ bố mẹ việc nhà, trở thành một người con ngoan trò giỏi, góp phần xây dựng đất nước phồn thịnh hơn. Em sẽ cố gắng trở thành một người có tinh thần trách nhiệm, có ích cho xã hội.