Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ẩn dụ là gọi tên sự vật sự việc này bằng tên sự vật sự việc khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
hoán dụ là gọi tên sự vật sự việc khái niệm này bằng tên sự vật sự việc khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nhau làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
ngày huế đổ máu có một phép hoán dụ ở từ đổ máu .
- Đổ máu: dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh.
lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Hình ảnh Mặt Trời trong :
- Câu 1 : là Mặt Trời của thiên nhiên kì vĩ , vĩnh hằng mang lại ánh sáng sự sống cho muôn loài
- Câu 2 : là ẩn dụ về Bác Hồ → Ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ - người tìm ra con đường giải phóng dân tộc , mang lại cuộc sống ấm no , hạnh phúc cho dân tộc
→ Ẩn dụ phẩm chất
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.
Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
sp là nếu cậu trả lời đúng một câu hỏi nào đó,mà người hỏi hoặc người học như cậu tích đúng thì cậu sẽ co sp.
Quê em ở vùng đồng bằng. Mùa hè là mùa đẹp nhất trong năm. Mùa hè đến tự bao giờ mà rực rỡ đến thế! Buổi sáng thức dậy, khí trời trong lành, mát mẻ, gió nhẹ thoảng lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng quê như bồng bềnh trong sương sớm (1). Ở phía Đông, mặt trời sáng rực, to như cái mâm khổng lồ, nấp sau hàng cây phía xa, toả ánh sáng lấp lánh nhiều màu rực rỡ. Mặt trời nhô lên từ từ, trên không, từng đám mây trắng trôi nhè nhẹ. Trên cánh đồng lúa đang thì con gái mơn mởn, ngả đầu vào nhau như trò chuyện. Đến gần trưa, mặt trời đã lên cao, ánh nắng mỗi lúc một gay gắt hơn. Những thửa ruộng lúc bấy giờ trông rộng ra như một tấm thảm xanh dưới ánh mặt trời. Trong các ao, hồ, đầm, hoa rau muống lấp lánh như ngời lên bới ánh nắng tô thêm sắc màu. Màu tím của hoa cũng làm dịu đi cái nắng gay gắt này. Những mái nhà ngói đỏ như đỏ hơn dưới ánh nắng hè. Những chùm quả xoan vàng lịm. Cây sấu giờ cũng khoe sắc áo vàng cùng bạn. Hoa phượng khoe sắc thắm một góc trời trên các lối đi, trên cổng trường, góp phần tô them cho cảnh sắc mùa hè thèm rực rỡ. Vào hè, con người không còn cái cảm giác ấm áp của mùa xuân hay cảm giác héo tàn hanh hao sắp bước vào mùa đông. Nhìn ra bến sông, ánh nắng vàng chiếu xuống bãi cát dài chói chang làm hoa mắt. Nhưng nếu cảm nhận sâu sắc và cùng chia sẻ với thiên nhiên thì đó là một hình ảnh độc đáo của mùa hè rực rỡ, không màu sắc nào có thể vẽ nên.
- Sử dụng biện pháp so sánh ở câu (1)
-> Nói lên cảnh đẹp của làn quê.
- Sử dụng biện pháp nhân hóa ở câu (2)
-> Làm cho câu văn thêm sinh động, bài viết có tâm hồn.
a) từ láy: mơ màng, lồng lộng
biện pháp: so sánh
b) tác dụng : làm cho bài thơ thêm sinh động...
*còn gì nữa đó mình ko biết, biết bao nhiêu thì nói bấy nhiêu*
b) Những câu thơ trên là dòng cảm nghĩ và tâm trạng của anh đội viên về hình ảnh Bác Hồ trong một đêm không ngủ trong chiến dịch Biên giới năm 1950. Trong chiến dịch này Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
Chứng kiến từng cử chỉ, việc làm, hành động ân cần chu đáo của Bác Hồ với bộ đội và dân công, anh đội viên “mơ màng” như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm áp. Anh đội viên cảm nhận Bác Hồ hiện lên vừa thiêng liêng, lớn lao, đẹp đẽ như ông tiên trong cổ tích vừa gần gũi, thân thương.
Hình ảnh so sánh:
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
làm nổi bật tình yêu thương bao la của Bác với bộ đội và dân công trong đêm mưa rừngViệt Bắc, tình yêu thương của Bác ấm áp hơn ngọn lửa hồng.
Những câu thơ trên còn giúp ta cảm nhận tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta.
Câu “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Hình ảnh “mặt trời” được tác giả sử dụng với tư cách là một biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ. Đối với hình ảnh “mặt trời” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Tác giả đem hình tượng so sánh Bác Hồ là mặt trời. Mặt trời là biểu tượng cho ánh sáng vĩnh cửu, sự trường tồn vĩnh hằng của thời gian và là chân lí của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như ánh sáng, như chân lí ấy. Đây là hình ảnh so sánh không gượng ép góp phần nâng cao giá trị hình tượng Bác.
Biện pháp tu từ ẩn dụ có khả năng làm phong phú hình tượng trong văn thơ nói chung và cho thơ nói riêng. Ởđây, ta có thể xét từng trường hợp tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để tìm hiểu khả năng biểu cảm của nó.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
(Viễn Phương - Viếng lăng Bác)
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
(Nguyễn Khoa Điểm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
- Hãy xác định hình ảnh mặt trời trong câu thơ nào được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, đó là biện pháp tu từ gì?
- Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó.
YÊU CẦU
1. Học sinh phải chỉ ra được hình ảnh mặt trời trong các câu thứ hai được sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ. Đó là biện pháp tu từ ẩn dụ.
2. Học sinh cần phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ:
- Tăng khả năng diễn đạt.
- Mở rộng trường liên tưởng, so sánh.
- Tiết kiệm từ ngữ, phù hợp với bản chất của thơ là gợi nhiều hơn tả.
BÀI LÀM
Với hai câu thơ của Viễn Phương trong bài “Viếng lăng Bác”:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Với hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Biện pháp tu từ ẩn dụ có khả năng làm phong phú hình tượng trong văn thơ nói chung và cho thơ nói riêng. Ởđây, ta có thể xét từng trường hợp tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để tìm hiểu khả năng biểu cảm của nó.
a) Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).
b) Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: cũng là hình ảnh mặt trời, nhưng tác giả bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” đã sử dụng với một tác dụng khác. Đối tượng so sánh ở đây là em bé, con của một bà mẹ Tà ôi. Lúc này, mặt trời không là biểu tượng cho chân lí hay một sức mạnh vĩnh cửu mà nó được đem ra làm biểu tượng cho sự sống, cho niềm tin của một người mẹ đối với con. Đồng thời qua đó cũng bộc lộ một tình yêu nóng bỏng - tình mẹ con.
Qua sự phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ từng trường hợp, ta có thể rút ra kết luận: ẩn dụ là một biện pháp tu từ có tính biểu cảm mạnh mẽ, phong phụ. Nó làm đa dạng hóa nhiều hình tượng, hình ảnh qua đôi mắt và trái tim cảm nhận của các nhà thơ, nhà văn.