Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh - Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.
Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, học lớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phải bươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự: "Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm công nhân ở khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền để hai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ học tập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến như vậy."
Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là học sinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao học bổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em còn được nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhà máy nhựa,...
Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham gia rất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị Mỹ Đức nhận xét: "Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học Duy Tân. Đến lớp 6 em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động, nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào của đoàn trường".
Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giải ba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếu rất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trào thể thao,... . Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đến lớp 6 em được giải ba cấp quận.
Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp và có ý nghĩa.
Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy cô giáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhận xét: "Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh có kết quả học tập trong học kì I năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra, em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khi giao cho em công việc điều hành lớp". Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòng tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươn lên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi: "Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc học nhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều".
Ân là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượt khó. Ở trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến. Còn ở nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việc nhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộc lộ ước mơ của mình: "Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư, đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡ khổ và vất vả hơn."
Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực "vượt lên trên hoàn cảnh" cùng với sự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể ... Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghị lực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng để cho các bạn học sinh noi theo...
Tham khảo nha bạn !
Bài làm :
Ở năm học lớp 5, em có một người bạn thân. Bạn đó tên Tuấn. Bạn là một học sinh giỏi, là một tấm gương tốt trong học tập và hay giúp đỡ bạn bè.
Tuấn là người mà cô và các bạn trông cậy nhất. Trong lớp, môn học nào Tuấn cũng phát biểu và đóng góp ý kiến nhiều nhất. Bài làm của bạn ấy lúc nào cũng 9 với 10 điểm. Bài nào các bạn chưa hiểu rõ, Tuấn giảng giải từng li từng tí cho các bạn hiểu. Giờ ra chơi, Tuấn bỏ ra 10 phút để dò lại các kiến thức của những bạn học yếu.
Có một lần, em để quên cả hộp bút ở nhà. Tuấn biết, nhưng bạn ấy không nói cho cô và còn vui vẻ hi sinh cây bút duy nhất của mình để cho em mượn, nên hai đứa đã lén lút thay phiên nhau cầm bút chép bài. Lúc đó, Tuấn làm cho em rất cảm phục và cảm thấy mến bạn hơn.
Một lần khác, em bị sốt cao phải nghỉ học hết hai ngày. Em định gọi điện thoại nhờ Tuấn đến giảng bài. Vừa nhấc máy lên, chưa kịp bấm số, thì em nghe Tuấn gọi: "Duy ơi! Bạn có nhà không? Mình đến thăm bạn đây!". Không ngờ Tuấn đã tranh thủ làm hết bài ở nhà, rồi đem vở đến giảng cho em. Tuấn còn chép phụ bài giúp em nữa. Hôm ấy, em cảm động xuýt rơi nước mắt. Nhờ vậy mà tình bạn giữa em và Tuấn càng thân thiết và gắn bó hơn.
Có một hôm, vào giờ ra chơi, em cùng Tuấn đang ngồi đọc truyện trên ghế đá, thì thấy một người bạn khác lớp bị té trước mặt, ngồi ôm chân đau đớn. Tuấn liền chạy tới đỡ bạn dậy, phủi quần áo cho bạn và hỏi: "Bạn có đau lắm không? Để mình giúp bạn". Thế mà em vẫn ngồi trên ghế đá, cầm cuốn truyện, nhìn Tuấn. Tuấn quay lại chỗ ngồi, vậy mà không hề mở lời trách móc em mà vui vẻ cùng em đọc tiếp cuốn truyện. Có lẽ Tuấn muốn giữ nguyên vẹn tình bạn giữa hai đứa.
Trên lớp, bạn ấy còn hay trực nhật phụ các bạn. Vào những cuộc thi đua của khối năm, lớp em luôn đoạt giải nhất nhì là nhờ bạn. Cả lớp, ai cũng tự hào về Tuấn.
Được cô giáo thương, các bạn trông cậy và tin tưởng như vậy mà Tuấn không tỏ ra tự cao, hống hách, thật đáng khâm phục. Tuấn đúng là cháu ngoan của Bác Hồ.
Em rất tự hào vì có một người bạn thân như Tuấn. Em thấy mình còn phải học hỏi thêm nhiều điều ở Tuấn. Qua những sự việc trên, em sẽ cố gắng phấn đấu để được như Tuấn, luôn có trong mắt của cô và các bạn, để được trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Anh Định là con bác Thành, một hàng xóm của gia đình tôi. Năm nay, anh lên lớp 11. Thỉnh thoảng có bài tập khó, tôi vẫn thường sang nhà anh nhờ anh hướng dẫn. Anh Định không chỉ là một học sinh xuất sắc, anh còn là một tấm gương sáng để mọi người noi theo. Hè vừa rồi, anh Định về thăm quê ngoại. Vào một buổi chiều, anh trèo lên cây vú sữa của ngoại để hái trái chín giúp ngoại. Bỗng anh nghe tiếng kêu cứu. Từ trên cây, nhìn xuông phía có tiếng kêu, anh thấy một em nhỏ đang chới với trên bến sông, gần nơi anh đang hái vú sữa. Trên bờ có mấy em nhỏ đang khóc om sòm. Anh Định vội trèo xuống và nhanh chạy ra phía có em nhỏ. Anh nhảy ùm xuống sông và bế em nhỏ vào bờ. Cũng may có anh đến kịp nên em nhỏ đã được cứu. Chiều hôm ấy, gia đình em nhỏ sang nhà ngoại anh Định để cảm ơn anh. Anh chỉ cười mà không nói gì. Sau khi anh Định trở về thành phố, gia đình em nhỏ đã viết thư gửi về trường của anh và nói về việc anh đã cứu em nhỏ. Nhà trường tuyên dương anh trong buổi chào cờ đầu tuần. Từ đó, mẹ tôi thường lấy anh Định ra làm gương cho tôi noi theo. Tôi thầm hứa: tôi sẽ luôn cố gắng học tập tốt, chăm ngoan để cha mẹ, thầy cô vui lòng.
Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”
Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.
Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.
Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.
Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.
Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.
Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.
Anh Định là con bác Thành, một hàng xóm của gia đình tôi. Năm nay, anh lên lớp 11. Thỉnh thoảng có bài tập khó, tôi vẫn thường sang nhà anh nhờ anh hướng dẫn. Anh Định không chỉ là một học sinh xuất sắc, anh còn là một tấm gương sáng để mọi người noi theo. Hè vừa rồi, anh Định về thăm quê ngoại. Vào một buổi chiều, anh trèo lên cây vú sữa của ngoại để hái trái chín giúp ngoại. Bỗng anh nghe tiếng kêu cứu. Từ trên cây, nhìn xuông phía có tiếng kêu, anh thấy một em nhỏ đang chới với trên bến sông, gần nơi anh đang hái vú sữa. Trên bờ có mấy em nhỏ đang khóc om sòm. Anh Định vội trèo xuống và nhanh chạy ra phía có em nhỏ. Anh nhảy ùm xuống sông và bế em nhỏ vào bờ. Cũng may có anh đến kịp nên em nhỏ đã được cứu. Chiều hôm ấy, gia đình em nhỏ sang nhà ngoại anh Định để cảm ơn anh. Anh chỉ cười mà không nói gì. Sau khi anh Định trở về thành phố, gia đình em nhỏ đã viết thư gửi về trường của anh và nói về việc anh đã cứu em nhỏ. Nhà trường tuyên dương anh trong buổi chào cờ đầu tuần. Từ đó, mẹ tôi thường lấy anh Định ra làm gương cho tôi noi theo. Tôi thầm hứa: tôi sẽ luôn cố gắng học tập tốt, chăm ngoan để cha mẹ, thầy cô vui lòng.
Bạn chép trên mạng đứng không mình vừa đọc bài này qua xong.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu
Đến với mỗi vùng miền khác nhau của đất nước, ta lại được thưởng thức những cái riêng mà chỉ có vùng đất ấy mang lại.Ai đã qua miền Tây Nam Bộ, không thể quên những vườn cây trĩu trái, những món cá sông nước đặc sản của vùng miền.Ai đã một lần tới với Hà Nội không thể không thưởng thức món bún chả nổi tiếng nhất nhì cả nước.Còn đến với Thái Bình - một tỉnh đồng bằng nhỏ ở miền nông thôn Bắc Bộ, chúng ta không thể bỏ qua món bánh cáy làng Nguyễn đã sớm vang danh khắp cả nước.
Khi nhắc tới Thái Bình, hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay tới chùa Keo, một trong những ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp và cổ kính bậc nhất Việt Nam hay vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Nhưng đến với Thái Bình, người ta không chỉ biết và thương nhớ riêng chùa Keo mà còn thương nhớ cả một món ăn - món đặc sản - nét văn hóa ẩm thực đặc sắc nhất mà người Thái Bình vô cùng tự hào, đó là món bánh cáy làng Nguyễn.
Bánh cáy đã xuất hiện từ lâu đời, khoảng hai trăm tới ba trăm năm trước, từ thời đất nước ta còn trong chế độ phong kiến. Loại bánh này đã trở thành một món ăn truyền thống và trở thành đặc sản vùng miền để dâng lên vua chúa ngày xưa. Chính sự lan tỏa rộng rãi của món bánh này đã giúp hình thành nên một làng nghề làm bánh cáy nổi tiếng ở Thái Bình, đó là làng Nguyễn, Đông Hưng, Thái Bình. Và cũng chỉ ở tại ngôi làng này, người ta mới có thể được thưởng thức hương vị nguyên chất nhất của chiếc bánh cáy từ thời xưa.
Đối với nhiều bạn, có thể món bánh cáy này còn khá lạ lẫm.Món bánh cáy được làm từ những nguyên liệu chính là gạo nếp, nhưng lại tạo nên một nét hương vị riêng không nơi nào có thể làm ra được. Để làm ra một chiếc bánh cáy thơm ngon, người ta cần dùng rất nhiều nguyên liệu, không thể thiếu trong số các nguyên liệu chính là gạo nếp, mỡ lợn, lạc, gấc, vừng, dừa, ... và điều quan trọng không thể thiếu đó là phải chọn lựa nguyên liệu thật cẩn thận. Vậy nên, ngay từ trước khi chuẩn bị làm bánh khoảng nửa tháng, người thợ làm bánh đã phải chọn ra những lạng mỡ lợn tươi ngon nhất để đem muối.Mỡ lợn được cho là ngon phải có độ tươi, dẻo, đàn hồi và có độ trắng nhất định, được lấy từ con lợn ngon nhất.Sau đó, mỡ lợn được đem ướp muối và đường trong vòng nửa tháng để tạo nên thành phần ngon nhất của chiếc bánh cáy.Đến khi mỡ lợn đạt được độ chín nhất định, người ta mới lấy ra mà bắt đầu công đoạn làm một chiếc bánh cáy.Ngoài mỡ lợn, việc chọn các nguyên liệu khác cũng là một công đoạn cực kì quan trọng. Gạo nếp được chọn để làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng - một loại nếp đặc sản của vùng đồng bằng, được xay xát và vo cẩn thận. Người ta sẽ vo gạo nếp từ đêm hôm trước,ngâm trong nước lạnh qua một đêm để gạo có được độ mềm và nở. Sau đó, gạo nếp được vớt lên để ráo nước, một phần được cho lên chảo bung lên thành các hạt bỏng gạo.Trong bước này, người làm bánh sẽ cẩn thận loại bỏ hết các lớp vỏ trấu còn sót lại trên những hạt gạo, để có được những hạt bỏng gạo trắng và sạch sẽ nhất.Phần còn lại của gạo nếp sẽ được nấu thành xôi, gồm xôi gấc và xôi nghệ. Trong lúc nấu xôi, người nghệ nhân làm bánh phải canh giờ để xôi vừa chín tới sẽ được mang ra ngay, sau đó được cho vào cối đá giã đều tay cho thật nhuyễn và mịn. Xôi sau khi được giã sẽ được đem đi cán mỏng thành từng miếng nhỏ rồi đem sấy cho thật khô. Trong thời gian chờ xôi được sấy, người thợ bánh sẽ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị nốt những nguyên liệu còn lại của chiếc bánh cáy. Đó là những thành phần phụ tạo nên mùi thơm cũng như nét đặc trưng của chiếc bánh. Không thể thiếu trong chiếc bánh cáy mà mùi thoang thoảng của vỏ quýt thơm, mùi gừng đậm đà nồng nồng, vị ngọt mát của đường mía, cái giòn giòn của cà rốt. Bởi vì từ gừng, người thợ bánh đã khéo léo giã nát, rồi pha thành một thứ nước gừng, cùng với đó là nước đường pha đặc, được cho lên bếp đảo đều cùng với cà rốt và vỏ quýt. Chắc hẳn ai đã từng được nếm thử bánh cáy sẽ không thể quên được hương vị của những nguyên liệu độc đáo này.
Tiếp theo, khi đã được sấy khô, những lát xôi lại được đem đi nghiền nát thành bột mịn. Còn mỡ lợn được đem ra từ thùng muối, thái thành miếng kiểu hạt lựu rồi cho lên bếp xào cùng đường cho đến khi mỡ chuyển màu và vàng giòn thì người ta sẽ trút hết bột xôi vào đó, khuấy thật đều tay để tạo nên mùi thơm. Tiếp đó, tất cả các nguyên liệu sẽ được trộn đều cùng. Trong bước này, người thợ bánh phải là người có đôi tay thật dẻo, thật khéo léo thì mới có thể tạo nên được một chiếc bánh với màu sắc và độ sánh thật đẹp được.
Cuối cùng trong các công đoạn là rắc vừng và lạc. Lạc và vừng sau khi được người thợ làm bánh khéo léo rang vàng lên, tỏa ra một mùi thơm bùi béo đặc trưng thì được đem rải thật đều vào mặt đáy của khuôn bánh. Người thợ làm bánh cứ vậy mà trút những nguyên liệu đã được làm tỉ mỉ ở trên vào khuôn rồi dùng tay ấn bánh xuống cho thật chặt. Để chờ cho tới khi bánh trong khuôn nguội và kết dính lại với nhau, đem ra ngoài, ta đã có được món bánh cáy truyền thống - đặc sản của người dân Thái Bình.
Ngày xưa, trong lớp nguyên liệu còn có cả trứng của loài cáy biển nữa.Vậy nên, bánh mới có cái tên rất đặc biệt - bánh cáy. Sau này, nguyên liệu này dần không còn phổ biến và không còn được sử dụng nữa, nhưng cái tên bánh cáy đã trở thành một món bánh ngon không thể thiếu của người dân quê hương Năm Tấn.Bánh cáy của Thái Bình chỉ có một loại duy nhất làn nên thương hiệu cho đặc sản của xứ này. Đó là bánh cáy được làm ra từ làng Nguyễn.Loại bánh này đã được phổ biến rộng rãi khắp cả nước, tạo nên một thương hiệu riêng mang tên bánh cáy làng Nguyễn nổi tiếng khắp cả nước ta.
Kì công là vậy để tạo nên một chiếc bánh cáy, nhưng để thưởng thức cho đúng cái vị bánh thì không phải ai cũng rành. Để có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị và độ ngon của bánh, người ta phải cắt thành từng miếng nhỏ, vừa ăn vừa nhâm nhi một chén trà nóng thì quả thực mới nếm hết được cái hồn của bánh cáy Thái Bình. Bánh cáy xưa kia chỉ được làm mỗi dịp tết đến, đón xuân về, người ta mới được dịp ngồi lại cùng nhau thưởng thức nó. Nhưng ngày nay, khi cuộc sống càng ngày càng đủ đầy, người ta lúc nào cũng có thể thưởng thức được món bánh ngon này.Và không thể thiếu trong túi quà của những ai đã từng tới Thái Bình là món bánh cáy truyền thống này để làm quà cho mọi người. Bánh cáy cũng là món bánh được những người con Thái Bình xa xứ thương nhớ gửi làm quà cho các bạn từ phương xa.
Bánh cáy từ lâu đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người dân Thái Bình. Đi tới đâu, gặp bất cứ ai, khi hỏi về những món ăn ngon của quê hương mình, mỗi người con Thái Bĩnh sẽ tự hào nói tên món bánh cáy. Không chỉ trong đời sống hàng ngày của người dân, bánh cáy đã trở thành món đặc sản không thể thiếu của những ai đã từng một lần tới thăm mảnh đất này.Bởi vì trong đó chứa đựng tất cả những tinh hoa, những phong tục, và nét văn hóa ẩm thực riêng, không nơi nào có của vùng đất đồng bằng này.
Giờ đây, khi tới với Thái Bình, các bạn sẽ không chỉ thăm quan những cảnh đẹp, những thắng cảnh tuyệt sắc mà chắc chắn sẽ không thể nào quên thưởng thức món bánh cáy truyền thống ở nơi đây. Trải qua bao thăng trầm, bao biến cố, món bánh này sẽ mãi là một món quà đặc biệt, một nét văn hóa ẩm thực, một đặc sản không thể nào quên của quê hương Thái Bình.
Ngày 20-8, Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức “Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XII – năm 2017”. 127 thiếu nhi, 9 giáo viên Tổng phụ trách Đội được tuyên dương tại Đại hội năm nay là những tấm gương tiêu biểu đại diện cho trên 146.000 thiếu nhi và 415 giáo viên Tổng phụ trách Đội trong toàn tỉnh. Phóng viên Báo Thái Nguyên xin giới thiệu một số tấm gương tiêu biểu ấy:
Nghị lực vượt khó, học giỏi
Mông Hải Kiên (lớp 4B, Trường Tiểu học La Hiên, huyện Võ Nhai):
Mắc chứng bệnh máu khó đông ngay từ khi còn nhỏ, em thường xuyên phải đến bệnh viện “tiếp máu” để duy trì sự sống. Thế nhưng trong suy nghĩ của cậu học trò nhỏ luôn có một nghị lực mạnh mẽ, chiến thắng bệnh tật bằng cách học thật giỏi. Vì vậy, suốt 4 năm học vừa qua, em luôn là học sinh giỏi, cùng với những giải thưởng cao qua các kỳ thi như: Giải Nhất cuộc thi Olympic Tiếng Anh qua mạng (IOE) cấp tỉnh trong 2 năm học 2015-2016, 2016-2017; Giải Nhì môn Toán cấp tỉnh năm lớp 3 và lớp 4…
Kiên kể, năm học 2015-2016, khi em đang phải điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương thì cũng là lúc diễn ra cuộc thi giải Toán qua mạng cấp tỉnh. Em đã cố gắng thuyết phục bố mẹ xin các bác sĩ điều trị ngoại trú để có thể tham gia cuộc thi và đạt giải Nhì. Trong em luôn nuôi dưỡng một ước mơ lớn lên sẽ trở thành bác sĩ để chữa khỏi bệnh cho mình và cho mọi người.
Học tập, rèn luyện tốt để thực hiện ước mơ
Đàm Thanh Yến (lớp 9B, Trường THCS Sơn Cẩm 1, huyện Phú Lương):
Trong 9 năm học, Yến liên tục là học sinh giỏi và đạt nhiều giải thưởng qua các cuộc thi từ cấp huyện đến cấp tỉnh. Tiêu biểu như giải Nhất môn Ngữ văn (năm học 2015-2016) và Lịch sử (2016-2017) cấp huyện; giải Nhì môn Lịch sử (2016-2017) cấp tỉnh… Đồng thời là Liên đội trưởng của trường, em luôn gương mẫu, năng nổ trong các hoạt động Đội, cùng các bạn tích cực tham gia các cuộc vận động “Giúp bạn đến trường”, phong trào “Nghìn việc tốt”… Ước mơ của em là trở thành giáo viên Tổng phụ trách Đội. Để thực hiện được ước mơ đó, Yến luôn tự nhủ phải cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt và tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn, Đội tổ chức.
Sở hữu nhiều thành tích trong học tập
Nguyễn Hoàng Khôi (lớp 4H, Trường Tiểu học Đội Cấn, T.P Thái Nguyên):
Được thầy cô, bạn bè trong trường biết đến với bảng thành tích học tập đáng nể, Khôi không những là học sinh giỏi nhiều năm liền mà còn đạt nhiều giải thưởng cao từ cấp thành phố, cấp tỉnh đến cấp quốc gia. Riêng trong năm học 2016-2017 vừa qua, em đã đạt giải Nhất cuộc thi giải Toán bằng tiếng Anh, giải Toán bằng tiếng Việt cấp tỉnh; giải Nhì tiếng Anh cấp tỉnh; Nhì cuộc thi giải Toán bằng tiếng Anh cấp quốc gia. Chia sẻ về bí quyết học giỏi của mình, Khôi cho biết: Ở trên lớp, em luôn chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài, nếu còn thời gian em tranh thủ làm bài tập, chỗ nào không hiểu thì hỏi thầy cô và bạn bè ngay lúc đó. Về nhà, em cũng đặt ra cho mình một thời gian biểu học tập nghiêm túc. Em thường tập trung làm hết các bài tập trong sách giáo khoa rồi làm bài tập nâng cao. Phương pháp chính của em là tự học, chỉ có những bài tập khó em mới nhờ mẹ giảng hoặc gợi ý hướng làm. Ngoài việc học thì em đỡ bố mẹ làm việc nhà.
Say mê với hoạt động Đội
Hoàng Nhã Phương (lớp 8C1, Trường THCS Nguyễn Du, T.P Sông Công):
Là Liên đội trưởng của trường, ngoài học tập tốt, Phương còn tích cực tham gia vào các hoạt động do Nhà trường, Liên đội, Chi đội tổ chức; thường xuyên vận động, hướng dẫn và nhắc nhở các bạn đội viên tham gia đầy đủ các phong trào để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Yêu thích công tác Đội nhưng không quên nhiệm vụ chính là học, nhiều năm liền em vẫn duy trì học lực giỏi, đạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi và danh hiệu chỉ huy đội giỏi cấp tỉnh, cấp thành phố. Em chia sẻ: Để đạt được kết quả tốt trong học tập và hoạt động Đội, bản thân mỗi đội viên cần có sự đam mê. Bên cạnh đó, phải biết bố trí, sắp xếp thời gian biểu sao cho thật hợp lý để tham gia hoạt động Đội được tốt mà không ảnh hưởng đến việc học tập. Bản thân em luôn ý thức phải cầu tiến, thường xuyên trao đổi và học hỏi các bạn trong lớp, đồng thời tích cực giúp đỡ các bạn học yếu hơn. Qua mỗi lần như vậy, em lại được ôn tập và rèn luyện, giúp em thuộc và nhớ các kiến thức đã học được lâu hơn.
Năng động, sáng tạo vì đàn em thân yêu
Hà Văn Phụng (Giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Ba Hàng, T.X Phổ Yên):
Nhiều năm gắn bó với công tác Đội, anh đã dìu dắt phong trào Đội của Trường Tiểu học Ba Hàng ngày một vững mạnh toàn diện, nhất là trong giáo dục đạo đức, lối sống cho các em; các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ giúp các phát triển thể lực, trí lực, tài năng. Thông qua các chương trình “Tự hào truyền thống – Tiếp bước cha anh” hay “Luyện rèn tri thức – Vững bước tương lai”, anh đã có nhiều ý tưởng, sáng kiến xây dựng nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút đông đảo đội viên, nhi đồng tham gia như: Tổ chức quyên góp sách, truyện vào “Tủ sách học đường”; thành lập các câu lạc bộ học tập giúp học sinh nâng cao kiến thức; tổ chức các hội thi, hoạt động vui chơi bổ ích cho thiếu nhi… Với những cống hiến không mệt mỏi vì đàn em thân yêu, anh nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp trao tặng.
Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
Nguyễn Minh Nhật (lớp 2B, Trường Tiểu học Phục Linh, huyện Đại Từ):
Nhật sinh ra trong gia đình có bố, mẹ đều làm công nhân. Hoàn cảnh kinh tế không mấy khả giả, nhưng em luôn được gia đình tạo điều kiện tốt nhất để học tập. Ngay từ nhỏ, Nhật đã xây dựng cho mình ý thức tự lập cao, luôn phấn đấu chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng bố mẹ. Chính vì vậy, thành tích học tập của em luôn đứng đầu so với các bạn trong lớp. 2 năm học, em cũng đã đạt được nhiều giải thưởng như: Giải Nhất cuộc thi Toán – Tiếng Việt cấp huyện năm lớp 2; Giải Ba cuộc thi Toán – Tiếng Việt cấp tỉnh năm lớp 1 và lớp 2… Nhật còn được thầy cô, bạn bè quý mến bởi em luôn lễ phép, hòa nhã và biết quan tâm, giúp đỡ các bạn. Em nói: Em được học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng ngay từ lúc mới đi học. Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
Em có một người bạn rất thân tên là Linh Chi. Cậu ấy được mọi người vô cùng yêu mến, bởi tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương, thường xuyên giúp đỡ người khác của mình.
Linh Chi là chị cả trong một gia đình có ba chị em. Hằng ngày, bố mẹ bận bịu với công việc đồng áng. Chi một mình quán xuyến công việc nhà và chăm sóc hai đứa em. Vì thế mà trông cậu ấy luôn rất chín chắn so với bạn bè cùng trang lứa.
Nếu nói về thành tích học tập, thì Linh Chi không phải là một học sinh giỏi. Điểm số của cậu ấy luôn chỉ ở mức khá. Tuy nhiên, điều đó không chút gì ảnh hưởng đến tình cảm mọi người dành cho Chi. Bởi cậu ấy vẫn luôn học tập rất chăm chỉ, nỗ lực hết mình. Bài tập cô giáo giao, Chi luôn làm đầy đủ, câu nào không hiểu thì sẽ hỏi lại các bạn hoặc thầy cô chứ không bỏ qua hay chép sách giải.
À CHỈ KHOẢNH 80 ĐẾN 90 THÔI NHA
GIÚP MIK CẢM ƠN
Cha ông ta đã từng dạy con cháu Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng để nhắc nhở mỗi chúng ta về sự ảnh hưởng của những người mà ta chơi tới chính bản thân mình. Trong lớp em có bạn Minh - một người bạn vừa học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè.
Minh là một cậu bé với vóc dáng phổng phao. So với các bạn cùng trang lứa, Minh cao lớn hơn hẳn. Nhìn Minh đứng trong hàng cùng với các bạn lớp em, ai cũng nghĩ bạn ấy là học sinh lớp 8 lớp 9 chứ không ai nghĩ bạn ấy mới chỉ là học sinh lớp 6. Tuy là cao lớn Minh có dáng người hơi mập mạp, nhìn bạn ấy đáng yêu giống hệt chú mèo máy Doreamon vậy. Vì thế mà cả lớp em chẳng ai gọi tên, toàn gọi bạn ấy là Doreamon thôi. Minh cũng thật vui vẻ nhận biệt danh ấy. Mái tóc của Minh hơi xoăn nhưng được cắt tỉa rất gọn gàng. Minh có một đôi mắt rất đẹp. Bố bạn ấy là người Ấn Độ nên mắt của Minh rất sâu và lôi cuốn được ánh nhìn của người đối diện. Nụ cười của Minh trong veo, gần gũi và ấm áp. Mỗi lần bạn ấy cười, đôi mắt khẽ nheo lại, miệng lộ ra hàm răng trắng đều tăm tắp.
Minh học rất giỏi. Hồi cấp I, chưa năm nào bạn ấy không được ở trong đội tuyển học sinh giỏi của trường. Sở trường của Minh là Toán. Bạn ấy quả thực rất mẫn cảm với những con số. Bài toán khó nào vào trong tay Minh cũng chỉ một lát là xong, trong khi bọn em phải ngồi suy nghĩ cả buổi cũng chưa chắc đã tìm ra cách giải. Minh rất thông minh. Những kiến thức trên lớp, thầy cô chỉ cần giảng một lần là bạn ấy có thể nhớ kĩ và vận dụng nó một cách thuần thục trong việc giải Toán. Minh được cả lớp bầu làm lớp trưởng, kiêm lớp phó học tập phụ trách môn Toán. Từ khi có Minh phụ trách, môn Toán của lớp tôi tốt hơn hẳn. Bởi Minh nhiệt tình giúp đỡ các bạn, đặc biệt là những bạn học yếu, kém trong lớp. Em chưa thấy có người nào kiên nhẫn giống như Minh. Với các bạn yếu kém, Minh để các bạn học lí thuyết và nắm thật chắc trước, xong mới để các bạn vận dụng vào làm bài tập. Chỗ nào chưa hiểu, Minh sẽ giảng lại cho đến khi các bạn hiểu hẳn mới thôi.
Là một người tốt bụng, Minh sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong lớp, một cách nhiệt tình. Trong lớp em có bạn Bình, nhà bạn khó khăn. Lúc trước, Bình sinh non, mẹ Bình sinh bạn ấy xong thì mất. Cho nên từ bé sức khỏe của Bình đã không tốt. So với những bạn nam khác trong lớp, Bình yếu hơn rất nhiều. Năm nay Bình đã học lớp 6 nhưng nhìn nhỏ, gầy tong teo, xanh xao lắm. Minh thấy thế đã nghĩ cách giúp bạn. Bạn vừa giúp đỡ Bình trong học tập, vừa lên kế hoạch giúp Bình cải thiện sức khỏe của mình. Minh rủ Bình đi chạy vào mỗi buổi chiều. Em và Minh là bạn thân nên cũng tham gia vào kế hoạch ấy của Minh. Mỗi buổi chiều, em, Bình và Minh rủ nhau ra công viên gần nhà ba đứa, cùng nhau chạy quanh hồ. Lúc đầu Bình không theo kịp tốc độ chạy của hai đứa em, bạn ấy thở dốc và thường xuyên bảo nghỉ giữa chừng. Ban đầu còn đỡ, nhưng vừa chạy được một lúc Bình đã muốn nghỉ, em cũng thấy bực bội, khó chịu. Thế này thì đến bao giờ mới có thể chạy xong một vòng? Em quay sang cáu gắt cả với Minh. Thế nhưng hoàn toàn khác với sự khó chịu và bực bội của em, Minh lại bình tĩnh hơn nhiều. Bạn ấy đến gần và ngồi xuống cạnh Bình, nhìn Bình rồi hỏi:
- Cậu mệt lắm không? Có chạy tiếp được không?
- Được... - Bình vừa nói vừa thở - Được Minh ạ, nhưng giờ tớ mệt quá. Phải nghỉ một lát mới chạy tiếp được.
Minh đưa cho Bình một chai nước rồi gọi em quay lại cùng đợi Bình. Em thấy xấu hổ trước hành động của Minh quá. Em cảm thấy mình là một đứa thật nhỏ nhen và ích kỉ. Minh đang cố giúp Bình cơ mà, còn em thì chỉ đang cố phá hỏng kế hoạch và lòng tốt của Minh thôi. Cuối cùng, nhờ sự kiên trì của Minh và lòng quyết tâm của Bình, sức khỏe của Bình đã tốt hơn rất nhiều. Bạn ấy đã có thể chạy một vòng hồ mà không nghỉ. Lực học của Bình cũng được cải thiện rõ rệt. Còn riêng với em, em cảm thấy mình đã bớt ích kỉ và biết nghĩ cho người khác nhiều hơn. Đúng là chơi với những người bạn tốt, chúng ta cũng có thể học được thật nhiều điều từ họ.
Chúng em sắp sửa kết thúc học kì I và bước vào tuần lễ nghỉ Tết. Sắp phải chia tay nhau gần 10 ngày, em sẽ nhớ Minh và Bình lắm. Em tự hứa với lòng, sẽ cố gắng trở thành một người giống như Minh. Dù không thể học giỏi như bạn ấy, em cũng sẽ là một người tốt bụng và kiên trì.
các bạn giúp mình với mình với
CÔ GIÁO NGUYỄN THỊ BÍCH NGA – TỰ HÀO NGHỀ “TRỒNG NGƯỜI”
“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây trên đất
Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”
Cứ mỗi lần nghe những câu thơ ấy lòng tôi lại bâng khuâng, xao xuyến, lòng tôi lại chùng xuống và nghĩ tới cô giáo Nguyễn Thị Bích Nga – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường THCS Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Miền quê – nơi nuôi dưỡng những ước mơ.
Sinh ra tại một vùng đất Hải Dương, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 60m về phía Tây, nơi gắn liền với những vị anh hùng dân tộc và những danh nhân văn hóa thế giới như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi…, sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học, đam mê với nghề Sư phạm, cô Nguyễn Thị Bích Nga ngay từ nhỏ đã là một “cô giáo” cho lũ trẻ trong làng. Đâu những buổi chiều nắng tắt sau buổi hoàng hôn, bên ven sông, dưới rặng dừa xanh ngát, gió thổi mát rượi, ê a tiếng lũ trò đọc bài mà không ai khác chính là cô Nga, cô Nga đang say sưa truyền cảm hứng cho chúng. Đâu những buổi học tại mái trường đã gắn với tuổi ấu thơ của của, nơi đó luôn rúc rích tiếng cười, tiếng nói, tiếng lũ bạn hỏi cô bài: “Này, Nga ơi, lát hướng dẫn tớ học mấy bài Văn để ôn thi nhé!”, “Nga ơi, cậu sắp thi học sinh giỏi môn Văn à? Chúc mừng cậu nhé! Cố lên”…
Đến với vùng quê ấy, không ai không biết tới người có ảnh hưởng lớn đến cô Nga chính là người cha, người thầy của cô – Hiệu trưởng trường THCS trong xã. Người cha mẫu mực, nghiêm khắc ấy đã khiến cô luôn cố gắng học hỏi, đã thắp sáng ước mơ cháy bỏng rằng mai này cô sẽ được đứng trên bục giảng, dẫn các em học sinh đến với những chân trời tri thức, góp phần hình thành nhân cách, đạo đức tốt đẹp cho các em, để mai này những cô bé, cậu bé với đôi mắt tròn xoe, nụ cười tươi rói ấy sẽ trở thành những con người có ích, góp phần dựng xây quê hương, đất nước.
Nhiệt huyết, đam mê nơi trái tim ấy – nghề dạy học yêu quí!
Sau những năm miệt mài đèn sách, sau những tháng ngày “bên ánh đèn khuya, em đã thức bao đêm”, cô thiếu nữ năm nao tại miền quê của tỉnh Hải Dương ấy đã về công tác tại trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Với lòng yêu nghề sâu sắc, “bông hoa” ấy đã tỏa cho đời hương thơm của những tiết dạy lí thú, bổ ích. Không chỉ là những tiết thi giáo viên giỏi cấp quận, cấp Thành phố, không chỉ là những tiết hội giảng, tiết chuyên đề mà ngay cả những tiết học hàng ngày, học sinh đều “bị” lôi cuốn vào những lời giảng nhẹ nhàng, truyền cảm, những cách tiếp cận bài giảng một cách đơn giản, đồng thời cũng khơi gợi để các em tìm hiểu sâu hơn nữa.
Cũng tại mái trường này, cô còn là người thầy “đặc biệt”, bởi cô không những phải làm nhiệm vụ dạy dỗ học trò như các giáo viên khác, mà còn phải gánh trên vai bao trách nhiệm nặng nề nữa. Cô là một giáo viên chủ nhiệm giỏi, người giáo viên chủ nhiệm có “tâm” - là chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình học sinh, giữa các giáo viên bộ môn với học sinh… Trong nhiều tình huống, cô còn là người cha, người mẹ, người bạn, là chỗ dựa tinh thần của học sinh. Thực tế cho thấy, cô đã luôn gần gũi, tận tâm với học trò, có chuyên môn cao, yêu nghề sẽ giúp cho hoạt động dạy và học đạt hiệu quả to lớn. Chính vì vậy, nhiều học sinh sau khi trưởng thành vẫn tìm trở về với cô, vẫn luôn giãi bày tâm sự sẻ chia với cô, nhất là những học sinh “cá biệt”, những cô cậu có cái tên là “gấu”, nhờ sự quan tâm, động viên của cô giờ đã trở thành những con người có nghề nghiệp ổn định, có chỗ đứng trong xã hội, có một mái ấm gia đình bình yên thì không thể không nhớ tới công ơn của cô. Quả đúng là nếu chúng ta không có cái tâm, không có tấm lòng của một người cha, người mẹ lo lắng cho học sinh thật lòng, có lẽ người giáo viên chủ nhiệm như cô không thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Bởi có bao nhiêu việc “có tên” và “không tên” đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải ra tay giải quyết, có biết bao trách nhiệm mà người giáo viên chủ nhiệm phải gánh trên vai. Dẫu chưa có danh hiệu nào dành cho những giáo viên chủ nhiệm tận tụy thì sự trưởng thành của học trò sẽ là phần thưởng quí giá nhất dành cho những giáo viên chủ nhiệm hết lòng với học sinh – cô giáo Nguyễn Thị Bích Nga.
Người quản lí có duyên với việc khó.
Nếu không kể tới vai trò của cô trong công tác của người chuyên viên phụ trách bộ môn Ngữ văn của quận Hai Bà Trưng, trong công tác của một phó Hiệu trưởng trường THCS Tây Sơn thì “người ta”, ai cũng biết tới cô với lòng ngưỡng mộ vô cùng kể từ khi cô được điều động về làm Hiệu trưởng của trường THCS Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội – tháng 7/2015.
Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác lần đầu gặp cô, khuôn mặt hiền từ, nước da trắng ngần và ấn tượng nhất là bởi nụ cười, nụ cười thật đôn hậu, nụ cười xóa tan khoảng cách giữa “Sếp” và nhân viên.
Về với trường của chúng tôi để công tác, để đảm nhận chức vụ lãnh đạo của người đứng đầu, khỏi phải nói, chúng tôi cũng biết cô sẽ gặp khó khăn thế nào. Làm thế nào để thu hút học sinh đây, làm thế nào để tạo dựng được sự tin tưởng để phụ huynh gửi gắm con cái trong khi chất lượng “đầu vào” thấp, chất lượng “đầu ra” cũng chưa được cao, trong khi xung quanh, bước ra khỏi cổng trường thôi là có biết bao trường có tên có tuổi như: Trưng Nhị, Lê Ngọc Hân, Tây Sơn….
Thế mà, người quản lí ấy không hề “nản” dẫu biết rằng đây thực sự là khó khăn lớn đối với nữ hiệu trưởng mới. Nhưng rất nhanh chóng, cô đã quyết định được hai vấn đề then chốt giúp thay đổi hình ảnh nhà trường, "kéo" học sinh quay lại trường học đúng tuyến, đó là: phải tham mưu tích cực, hiệu quả với địa phương cũng như các cơ quan, ban, ngành của quận trong công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; củng cố, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên…
Nỗ lực, cố gắng, xong khó khăn, nan giản nhất liên quan đến đội ngũ vì những gì là cố hữu, lối mòn trong suy nghĩ không dễ thay đổi. May mắn, đúng lúc đó, cô cũng thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn đổi mới về phương pháp và mời được những chuyên gia hàng đầu đến trường để hỗ trợ giáo viên về phương pháp.
Tôi còn nhớ: Thời gian đầu, giáo viên không tiếp nhận vì phải thay đổi hoàn toàn về mục tiêu cần hướng tới. Nếu như trước, giáo viên soạn bài, lên lớp giảng bài, hết giờ thì thôi, không cần biết sau giờ dạy có bao nhiêu học sinh hiểu bài, bao nhiêu học sinh không hiểu bài..., thì giờ đây, các thầy cô cần phải biết trong giờ dạy, học sinh học được gì; vì sao học sinh không học được để có những điều chỉnh phương pháp cho phù hợp với từng lớp, từng học sinh...
"Để làm được điều này, với sự quan tâm sát sao của mình, cô đã tăng cường chỉ đạo các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Nghĩa là, giáo viên thực hiện tiết dạy trên cơ sở mục tiêu học sinh học được gì sau giờ học; vì sao học sinh đó không học; vì sao học sinh đó chưa hiểu và người dự cũng quan sát quan sát như vậy.
Sau giờ dự, thay vì nhận xét, đánh giá tiết dạy của giáo viên thì toàn thể giáo viên tham dự đi sâu phân tích các vấn đề quan sát được từ học sinh trong giờ học, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho những tiết dạy sau" - cô hiệu trưởng của chúng tôi đã chia sẻ cách làm như vậy đó.
Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, giờ đây, chúng tôi đã thấy nụ cười trên môi của cô. Trường THCS Đoàn Kết, nhiều năm liền liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố, chất lượng dạy và học trong nhà trường được nâng cao, năm nào trường cũng có giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp Thành phố. Trường là địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh, là nơi chắp cánh ước mơ của biết bao thế hệ trẻ.
Người có duyên với thành tích giấy khen!
Có lẽ người giáo viên, người quản lí với biết bao nhiêu năm đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Quận, cấp Thành phố, SKKN cấp Thành phố, chiến sĩ thi đua cấp Thành phố, bằng khen của Bộ Giáo dục về những đổi mới đóng góp cho sự nghiệm trồng người thì Cô giáo Nguyễn Thị Bích Nga đã rất xứng đáng khi được chọn là Nhà giáo Thủ đô tâm huyết sáng tạo năm 2018.
Hôm nay, khi nền giáo dục của nước nhà, của Thủ đô đang ngày một khởi sắc, chúng tôi bỗng cảm thấy vui hơn, ấm áp hơn khi đã được sống, được làm việc bên cạnh những con người đầy nhiệt huyết với nghề như vậy. Tự hứa với lòng sẽ cố gắng, cố gắng hơn để vườn hoa giáo dục luôn tỏa hương thơm ngát. Mai đây dù có đi đâu vẫn mãi nhớ về mái trường thân yêu, nhớ về người quản lí gần gũi, thân thương mà cũng rất đáng quí, đáng trọng ấy!
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2019
Người viết