Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một trong những định nghĩa của trường học là một môi trường giáo dục an toàn và sạch sẽ để học sinh có thể học tập tốt nhất có thể. Với ý kiến rằng vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được trả lương, tôi muốn phản đối ý kiến này vì nó không đáp ứng được yêu cầu của một môi trường học tập sạch sẽ và an toàn.
Để giữ cho trường học sạch sẽ và an toàn, chúng ta cần phải có một quy trình dọn dẹp định kỳ và thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn, virus và các loại vi sinh vật gây bệnh khác. Ngoài ra, cần phải bố trí các khu vực đúng chức năng, giữ cho phòng học, phòng vệ sinh, phòng thí nghiệm và các khu vực khác được sắp xếp theo cách thích hợp để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.
Việc thực hiện các hoạt động vệ sinh trường học là một trách nhiệm chung của toàn thể các giáo viên, nhân viên và học sinh. Bằng cách hỗ trợ nhau và chung tay làm việc, cộng đồng trường học có thể giảm thiểu được các nguy cơ sức khỏe và tăng cường môi trường học tập sạch sẽ, an toàn và có chất lượng.
Trong kết luận, việc vệ sinh trường học không chỉ phải được thực hiện bởi những người lao công được trả lương, mà là một trách nhiệm của toàn bộ cộng đồng trường học. Việc giữ sạch sẽ trường học không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe của các học sinh và giáo viên, mà còn giúp thúc đẩy một môi trường học tập chất lượng và hiệu quả.
- Văn bản 1: Viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và để đạt nguyện vọng của mình
- Văn bản 2: Viết văn bản đề nghị là không đúng trong trường hợp này phải viết báo cáo vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương bình liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Văn bản 3: Trường hợp này không thể viết đơn mà phải viết văn bản đề nghị Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương khen thưởng cho bạn H.
Bạn tham khảo dàn bài nhé :
1. Mở bài: - Giới thiệu về vai trò của nhà trường
2. Thân bài:
- Dẫn dắt:
Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ.
- Bàn luận:
- Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời.
- Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp.
- Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp...
3. Kết bài: Khẳng định về vai trò của nhà trường trong sự trưởng thành của chúng ta
a)Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.
TB:
Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là MT tự nhiên và MT xã hội. MTTN: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... MTXH: là tổng thể các mqh giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...
[I]1. Hiện trạng mt sống của chúng ta.[/I]- ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra mtkk một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,...- ô nhiễm nguồn nước: hiện nay TG và đặc biệt là VN đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,...- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn....
a. Nguyên nhân*Khách quan:- Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp...- Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân...- Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...* Chủ quan:- ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường.- Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...- Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế...
[I]b. Hậu quả.[/I]- Ô nhiễm mt nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện...- Ô nhiễm mt đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người.- Ô nhiễm mt không khí: gây ra rất nhiều laọi bệnh về đường hô hấp....[I]3. Giải pháp[/I].- Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng)- Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế giới và Việt Nam có môi trường xanh-sạch-đẹp để lấy làm mô hình áp dụng cho những nơi có môi trường ô nhiễm.- Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm.- Giáo dục ý thức cộng đồng về BVMT.
[U]III. KB[/U]- VN- một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm mt là 1 vấn đề hết sức cấp bách...- Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm mt, tạo ra mt sống trong lành cho con người,...- Bài học cho mỗi người .
Trong những năm gần đây, nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, do đó mà nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó, môi trường sống của chúng ta ngày càng có dấu hiệu bị suy thoái, không chỉ bởi lượng nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác bừa bãi, quá mức mà còn bởi ý thức của con người chưa tốt trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, để bảo vệ môi trường sống thì chúng ta, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần nâng cao ý thức tuyên truyền, bảo vệ môi trường.
Môi trường chính là không gian mà con người sinh sống, phát triển vì vậy mà môi trường có thể coi là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của con người. Nói cách khác, không có môi trường thì không có con người, con người muốn duy trì sự sống và tồn tại phải phụ thuộc rất nhiều vào môi trường. Môi trường ở đây ta có thể hiểu là những yếu tố trong tự nhiên như: nước, không khí, đất, hệ sinh thái, cây cối….đó là những nhân tốc rất cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chúng ta không thể sống mà không có nước, không thể sống mà không có không khí, vì như thế hệ hô hấp của chúng ta không thể hoạt động, đồng nghĩa với nó là con người sẽ mất đi sự sống. Các nhân tố khác cũng vậy, nó đều có vai trò quan trọng đối với sự sống ấy.
Thấy được môi trường sống có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta như thế nào ta mới thấm thía được hậu quả khôn lường nếu như môi trường sống ấy bị ô nhiễm, bị suy thoái. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế ngày càng mạnh mẽ, con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi nhuận, nguồn thu để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt mà vô tình hoặc cố ý xâm hại đến môi trường. Con người sử dụng những tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, không đúng quy cách, không chỉ làm cho những nguồn tài nguyên này trở nên cạn kệt một cách nhanh chóng mà còn làm cho môi trường bị ô nhiễm, khủng hoảng nghiêm trọng bởi cách khai thác ấy.
Trong những năm gần đây, nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, do đó mà nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó, môi trường sống của chúng ta ngày càng có dấu hiệu bị suy thoái, không chỉ bởi lượng nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác bừa bãi, quá mức mà còn bởi ý thức của con người chưa tốt trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, để bảo vệ môi trường sống thì chúng ta, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần nâng cao ý thức tuyên truyền, bảo vệ môi trường.
Môi trường chính là không gian mà con người sinh sống, phát triển vì vậy mà môi trường có thể coi là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của con người. Nói cách khác, không có môi trường thì không có con người, con người muốn duy trì sự sống và tồn tại phải phụ thuộc rất nhiều vào môi trường. Môi trường ở đây ta có thể hiểu là những yếu tố trong tự nhiên như: nước, không khí, đất, hệ sinh thái, cây cối….đó là những nhân tốc rất cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chúng ta không thể sống mà không có nước, không thể sống mà không có không khí, vì như thế hệ hô hấp của chúng ta không thể hoạt động, đồng nghĩa với nó là con người sẽ mất đi sự sống. Các nhân tố khác cũng vậy, nó đều có vai trò quan trọng đối với sự sống ấy.
Thấy được môi trường sống có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta như thế nào ta mới thấm thía được hậu quả khôn lường nếu như môi trường sống ấy bị ô nhiễm, bị suy thoái. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế ngày càng mạnh mẽ, con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi nhuận, nguồn thu để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt mà vô tình hoặc cố ý xâm hại đến môi trường. Con người sử dụng những tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, không đúng quy cách, không chỉ làm cho những nguồn tài nguyên này trở nên cạn kệt một cách nhanh chóng mà còn làm cho môi trường bị ô nhiễm, khủng hoảng nghiêm trọng bởi cách khai thác ấy.
Chẳng hạn, con người khai thác dầu khí trên biển, vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận,lại khai thác quá mức, không có những kĩ năng cần thiết thì lượng dầu có thể tràn ra mặt biển, làm ô nhiễm môi trường nước xung quanh đó. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế cùng với ý thức chưa tốt của con người đã làm cho môi trường suy thoái nghiêm trọng, không chỉ riêng tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt mà các yếu tố khác của môi trường đều bị suy thoái, như môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí, rừng….. Trong đó, nguồn nước sạch của chúng ta cũng đang bị ô nhiễm do lượng nước thải trong công nghiệp chưa được sử lí đã xả trực tiếp ra ngoài môi trường, rác thải sinh hoạt cũng là một nhân tố làm cho nguồn nước thêm ô nhiễm.
Trong năm điều Bác Hồ dạy có điều 4 đã nêu, chính là “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải biết giữ gìn vệ sinh. Một trong những môi trường mà chúng ta cần giữ gìn vệ sinh sạch đẹp nhất phải kể đến chính là trường học. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện quan điểm vô cùng sai lệch: “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương.”
Vệ sinh là những biện pháp phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Sống sạch sẽ. khoa học và văn minh là cách sống vệ sinh. Vệ sinh bao gồm: vệ sinh thân thể, ăn ở vệ sinh, ăn uống vệ sinh; vệ sinh trong sinh hoạt, vệ sinh trong lao động, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng, vệ sinh môi trường. Đó là những điều mà ai cũng cần biết, cần thực hiện, cần giữ gìn khi nói tới vấn đề vệ sinh. Rửa tay bàng xà phòng trước khi ăn uống. Đánh răng, rửa mặt hàng ngày. Thường xuyện tắm rửa, gội đầu, giặt giũ áo quần sạch sẽ. Không ăn quá no, không nghiện ngập, không rượu chè bê tha. Biết ăn, ngủ, chơi bời, học hành, lao động có điều độ. Sống như thế là biết giữ gìn vệ sinh.
Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.
Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ trường học chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
Nghị luận về vấn đề Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương - mẫu 3Con người khác với loài vật ở đặc điểm là biết giữ gìn vệ sinh không gian sống để bảo vệ sức khỏe, tránh được bệnh tật, tạo nên môi trường sống trong sạch, lành mạnh. Một trong những thói quen cần có ở mỗi học sinh là phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp. Một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa to lớn đối với tập thể và cộng đồng. Do đó, chúng ta cần bỏ đi suy nghĩ: “Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương.”
Vệ sinh trường lớp là hành động giữ gìn và bảo vệ không gian trường học, lớp học, không để bị nhiễm bẩn, mất vệ sinh hay ô nhiễm bởi rác thải, chất thải, vi khuẩn độc hại,...
Vậy vì sao phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp? Bởi trường học, lớp học là nơi học sinh học tập và vui chơi. Đây là không gian chung, tập trung nhiều học sinh nên dễ bị mất vệ sinh bởi rác thải, chất thải do thức ăn và đồ đựng thức ăn của học sinh. Nếu trường học, lớp học mất vệ sinh dễ gây ra bệnh cho số đông học sinh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Mặt khác, vì đây là không gian chung nên cần phải có ý thức giữ gìn vệ sinh thật tốt. Mỗi hành vi xả rác, bỏ rác không đúng nơi quy định đều đáng bị phê bình, khiển trách.
Giữ gìn vệ sinh trường học lớp học tạo nên không gian học tập trong lành, an toàn và đẹp đẽ. Một trường học tươi xanh, một lớp học sạch sẽ giúp cho việc học tập diễn ra thoải mái, hiệu quả; sức khỏe học sinh được bảo vệ và tăng cường, hình thành ý thức vệ sinh tốt đẹp cho mỗi học sinh. Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học là trách nhiệm của mỗi học sinh. Mỗi học sinh phải thể hiện trách nhiệm trước tập thể. Đầu tiên là biết tôn trọng và giữ gìn vệ sinh trường lớp. Hành động này phải xuất phát từ ý thức tự giác, trách nhiệm xây dựng tập thể của học sinh. Hơn hết, bạn học biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh và tiến bộ.
Nhiều bạn học sinh tự cho mình một suy nghĩ lệch lạc, rằng việc vệ sinh trường lớp đã có các cô lao công lo liệu. Việc này không hoàn toàn sai, nhưng ỷ lại vào các nhân viên lao công hoặc cố tình xả rác, bày bừa trong lớp học và cho rằng dọn dẹp sạch sẽ đương nhiên là nghĩa vụ của họ thì đây là một suy nghĩ và hành động thiển cận và đáng phê phán. Mỗi học sinh phải có thái độ trân trọng nghề nghiệp, biết ơn người đã giữ vệ sinh chung cho môi trường học tập. Không những vậy, mỗi bạn học sinh cần tự giác giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp học, không được tự ý bầy bừa, vấy bẩn lớp học. Bởi hơn hết, một lớp học sạch sẽ sẽ tốt cho việc học tập và sức khỏe của chúng ta. Hơn nữa, giữ vệ sinh là hành động đúng đắn và là trách nhiệm của mọi người.
Ngay từ hôm nay, học sinh cần nắm được những việc làm giữ gìn vệ sinh trường lớp, tiêu biểu như sau: Không bôi bẩn, làm bẩn hay tô vẽ lên vách tường, bàn ghế và các vật dụng khác ở trường học, lớp học. Cũng không mang thức ăn lên lớp, không làm đổ nước ra sàn. Không vứt rác, xả rác bừa bãi. Phải tập thói quen bỏ rác đúng nơi quy định. Không làm rơi vãi hay vứt thức ăn xuống đất. Dọn vệ sinh trường học, lớp học sạch sẽ vào đầu giờ và cuối giờ học. Khi bước vào giờ học không mang theo bịch, túi hay các loại nước uống có màu, có đường bởi nó dễ làm bẩn lớp học. Hết giờ học phải dọn vệ sinh học bàn. Không được bỏ rác xuống sàn lớp, học bàn hay các góc phòng học. Bàn ghế phải được sắp xếp ngay ngắn. Hãy tập thói quen thấy rác thì nhặt bỏ vào thùng rác để không gian thêm sạch sẽ. Không e ngại hay xấu hổ khi nhặt rác. Đó là một hành động tốt dẹp, cần phải tuyên dương, ca ngợi. Tổ chức làm vệ sinh tập thể để cùng nhau bảo vệ, giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học. Tuyên truyền, cổ động, phổ biến ý thức giữ gìn vệ sinh, tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ trong tập thể và trong cả cộng đồng. Tuyên dương, ca ngợi và khen thưởng những học sinh gương mẫu; nhắc nhở, phê bình, khiển trách những học sinh có ý thức vệ sinh kém.
Mỗi chúng ta phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học. Giữ gìn về sinh trường học, lớp học, xây dựng môi trường học tập sạch sẽ, thân thiện và an toàn là trách nhiệm của mỗi học sinh. Một việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn trong cộng đồng.
Lại mạng rồi Đếch cần !!