Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhìn chung, đọc truyện Cô bé bán diêm, chúng ta thấy cái xã hội thời nhân vật cô bé bán diêm đã sống rất lạnh lùng vì thiếu hơi ấm của tình thương. Qua truyện ngắn này, chúng ta còn thấy được tấm lòng nhân đạo mênh mông của đại văn hào An-đéc-xen đối với kiếp trẻ thơ bất hạnh, cay cực. Nhà văn đã thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, yêu thương với nhân vật cô bé bán diêm cũng là đối với các em thơ có cùng cảnh ngộ trên khắp thế giới. Dù em bé đã chết nhưng nhà văn vẫn miêu tả hình ảnh em đẹp trong tang thương "thi thể em với đôi má vẫn hồng và đôi môi vẫn đang mỉm cười" trong cái nhìn nhân văn của đại văn hào:hai bà cháu chỉ chết về mặt thể xác, còn linh hồn đã bay về cõi Thượng đế chí nhân để đón lấy niềm vui đầu năm.Tóm lại, đọc truyện Cô bé bán diêm, càng xúc động, càng thương em bé bán diêm khôn khổ bao nhiêu, em càng căm giận cái xã hội tư bản chủ nghĩa của Đan Mạch thời ấy bấy nhiêu.
_Cuồng Lam_
Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất Tràng An, đó còn là biểu tượng đẹp của Hà Nội. Trước kia hồ có tên là hồ Thủy Lục bởi nước ở đây quanh năm xanh ngắt. Hồ gắn với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Lợi sau khi giành thắng lợi quân giặc Minh nên câu chuyện về "gươm thần" cũng vì thế mà trở nên li kỳ và gợi nhắc mọi người nhớ về thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc. Bên cạnh hồ còn có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khác làm tăng thêm nét đẹp cổ kính của quần thể danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, tháp Bút, đền vua Lê Thái Tổ… Hồ Gươm mãi trở thành biểu tượng thiêng liêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Mình sẽ làm đoạn văn khác nhưng cùng chủ đề nhé!
Bài làm:
Trường tôi (một trường nghèo của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đang rất háo hức chuẩn bị cho buổi lễ chào mừng ngày 20-11. Để chuẩn bị tốt cho buổi hoạt động, Thầy phụ trách hoạt động trường đứng phát biểu, cổ động tất cả học sinh:
"Chào các em!
Để chuẩn bị cho buổi lễ tri ân các thầy cô, thầy rất mong muốn tất cả các học sinh trong toàn trường tích cực tham gia các hoạt động do đoàn đội đưa ra. Mặt khác, thầy cũng mong các em cũng mang hết các tình cảm của các em vào các sản phẩm văn nghệ, báo tường để dành tặng cho các thầy cô. Chúc các em đạt được những kết quả tốt nhất trong giai đoạn thi đua này".
Mọi người trong trường đều hết sức vui mừng, rộn ràng, ai nấy đều hân hoan hưởng ứng.
mk viết chủ đề khác nhé
Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Nón thường được đan bằng các loại lá, cây khác nhau như lá cọ, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón, có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc lụa để giữ trên cổ. Nón lá có nhiều loại: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ngày nay, bên cạnh các loại nón khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.