Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà văn M. Gorki từng nhận định: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói ấy tuy bình dị nhưng đã nhấn mạnh được tầm quan trọng của sách đối với sự thành công trên con đường học vấn của một nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng như với tất cả mọi người. Quả thật, câu nói của M. Gorki đã giúp mỗi người có dịp nhìn nhận lại những giá trị lớn lao mà sách mang lại cho đời sống con người.
Nhà văn M. Gorki từng nhận định: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói ấy tuy bình dị nhưng đã nhấn mạnh được tầm quan trọng của sách đối với sự thành công trên con đường học vấn của một nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng như với tất cả mọi người. Quả thật, câu nói của M. Gorki đã giúp mỗi người có dịp nhìn nhận lại những giá trị lớn lao mà sách mang lại cho đời sống con người.
Nhà văn M. Gorki từng nhận định: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói ấy tuy bình dị nhưng đã nhấn mạnh được tầm quan trọng của sách đối với sự thành công trên con đường học vấn của một nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng như với tất cả mọi người. Quả thật, câu nói của M. Gorki đã giúp mỗi người có dịp nhìn nhận lại những giá trị lớn lao mà sách mang lại cho đời sống con người.
1. Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu câu nói của M. Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”
- Giới thiệu vấn đề văn hóa đọc trong giới trẻ ngày nay.
2. Giải thích
a. Giải thích câu nói của M.Gorki
- Sách: Sách là một sản phẩm xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.
- “Chân trời mới”: những giá trị mới mẻ, tích cực mà con người có thể chạm tới. Chân trời mới có thể là chân trời tri thức, là chân trời cảm xúc, chân trời nhân cách.
=> Ý nghĩa cả câu: Lời nhận định của M.Gorki đề cập đến tầm quan trọng của sách trong đời sống tinh thần của con người. Sách giúp con người ta trau dồi tri thức, rèn luyện tình cảm, từ đó hình thành nhân cách tốt đẹp.
b. Văn hóa đọc là gì?
Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức.
3. Bàn luận vấn đề
a. Vai trò của sách với con người
- Sách là phương tiện chuyên chở kho tàng tri thức của nhân loại: sách cung cấp cho con người tri thức, hiểu biết, giúp con người nhận thức và chiếm lĩnh thế giới.
- Mỗi cuốn sách hay như một người bạn tốt, giúp chúng ta giãi bày cảm xúc, tâm tư; khơi gợi trong ta nhiều cảm xúc mới mẻ, giúp ta đồng cảm với người khác.
- Sách dạy cho ta những bài học cuộc sống tốt đẹp, những bài học đạo đức, để ta trở thành con người lịch sự, có văn hóa.
b. Thực trạng đọc sách của giới trẻ
- Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ và lấn át văn hóa đọc. Văn hóa đọc ngày càng tỏ ra yếu thế trước những hình thức giải trí khác. Các bạn thích đọc những tin tức ngắn, thông tin nhanh, nhưng khi đọc xong hầu như không đọng lại được bất cứ điều gì trong đầu.
- Đọc sách theo “Mốt” , theo xu hướng chung của cộng đồng. Khi có bất cứ cuốn sách nào được cộng đồng mạng tung hô, tất thảy các bạn thi nhau đọc nó, mặc cho chúng có phù hợp với nhu cầu của bản thân hay không.
- Không chỉ vậy, hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú, có những cuốn sách với nội dung không lành mạnh vẫn được các bạn truyền tay nhau đọc, gây ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi, ứng xử của mỗi cá nhân.
- Các bạn ngày càng lười đọc, chỉ thích đọc truyện tranh, lời ít, tranh ảnh nhiều, có nội dung nhảm nhí mà ít thấy ai đọc nghiền ngẫm, say mê một cuốn sách cổ điển nào đó.
Với mỗi ý học sinh lấy dẫn chứng, phân tích ngắn gọn để làm cho vấn đề phân tích sâu sắc hơn.
c. Nguyên nhân
- Sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin khiến các em bị hút vào thế giới ảo của: facebook, instagram, viber,… cập nhật tin tức nóng hổi chỉ bằng một cú click chuột.
- Các kênh truyền hình giải trí nở rộ, là món ăn nhanh rất thu hút thị hiếu của người xem.
- Các bạn học sinh không ý thức được tầm quan trọng của việc đọc một cuốn sách hay, có ích, chỉ đua đòi chạy theo mốt chung của xã hội.
- Các nhà xuất bản không đầu tư kĩ lưỡng vào nội dung mà chỉ chú trọng doanh số, xuất bản những cuốn sách tầm thường, không có giá trị.
d. Hệ quả
- Lười đọc, hoặc đọc những cuốn sách vô bổ sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: diễn đạt kém, hay mắc các lỗi chính tả, vốn ngôn từ ít ỏi, hiểu biết hạn hẹp, …
- Lười đọc còn khiến tâm hồn nghèo nàn, ứng xử thiếu văn hóa, không biết cảm thông, chia sẻ với người khác.
e. Cách khắc phục
- Tự bản thân các bạn học sinh phải ý thức được tầm quan trọng của việc đọc những cuốn sách tốt, đúng, phù hợp với lứa tuổi.
- Cha mẹ ngay từ nhỏ nên rèn luyện thói quen đọc sách cho con.
- Nhà trường và xã hội cần xây dựng thêm những thư viện sách, tuyên truyền cho các em thấy những ích lợi to lớn của việc đọc sách, truyền cảm hứng đến cho các em.
f. Liên hệ bản thân
tham khảo
Nhà văn M. Gorki từng nhận định: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói ấy tuy bình dị nhưng đã nhấn mạnh được tầm quan trọng của sách đối với sự thành công trên con đường học vấn của một nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng như với tất cả mọi người. Quả thật, câu nói của M. Gorki đã giúp mỗi người có dịp nhìn nhận lại những giá trị lớn lao mà sách mang lại cho đời sống con người.
Nhà văn M. Gorki từng nhận định: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói ấy tuy bình dị nhưng đã nhấn mạnh được tầm quan trọng của sách đối với sự thành công trên con đường học vấn của một nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng như với tất cả mọi người. Quả thật, câu nói của M. Gorki đã giúp mỗi người có dịp nhìn nhận lại những giá trị lớn lao mà sách mang lại cho đời sống con người.