Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinhDân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:- Không có tinh thần học tập- Chán nản trong học tập- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường- Đến trường thì không tập trung- Về nhà không chịu học2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến- Thành tích học tập ngày càng giảm4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinhIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước- Ra sức học tập và làm việc
có công mài sắt, có ngày nên kim
tự làm đi nhé
bọn mình ko chiều theo ý bạn được đâu
Phải bảo vệ rừng vì:
Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.
Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.
Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.
Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.
Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.
Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
– Các biện pháp bảo vệ rừng:
– Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng… Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp. Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rùng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành ngày 19-8-1991.
– Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phai có kế hoạch và biện pháp về : định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
– Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
– Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng : thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị.
Trong sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, Việt Nam đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển này làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển rõ rệt, đời sống của người dân cũng được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển này cũng nhiều vô số, mà quan trọng nhất, cấp thiết nhất đó chính là vấn đề về môi trường. Vì lợi nhuận, vì mong muốn thu thập nhanh nguồn tiền mà không cần bỏ vốn, những tên lâm tặc đã khiến cho tình trạng chặt phá rừng ngày càng gia tăng. Mất rừng, cuộc sống của con người sẽ bị đe dọa.
Trong những năm gần đây, tình trạng chặt phá rừng ngày càng gia tăng. Hàng năm, nước ta có đến hàng trăm héc ta rừng bị chặt phá một cách bừa bãi, những khu rừng đầu nguồn cũng bị đốn đổ vì lợi nhuận của một số người. Tuy nhiên, thực trạng rừng đáng báo động hiện nay không chỉ do chặt phá rừng bừa bãi mà còn do những người dân tộc thiểu số còn đốt rừng làm rãy, hay cháy rừng do khô hạn, thiên tai. Nói chung, dù cho bất kì lí do nào thì thực trạng về rừng hiện nay đang là một vấn nạn , một vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội và đòi hỏi một giải pháp cụ thể, hữu hiệu.
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người và các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên. Rừng là nơi cung cấp cho con người những luồng khí oxi trong lành, hấp thụ những khí các bon níc mà con người cũng như hoạt động sinh hoạt, sản xuất thải ra hàng ngày. Vì vậy, rừng còn được gọi với cái tên vô cùng thân thiết, đó là “Lá phổi xanh” của tự nhiên. Rừng còn là nhân tố cân bằng khí hậu, điều hòa mạch nước ngầm, điều hòa dòng chảy của sông ngòi. Rừng mất sẽ làm gia tăng các loại thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán…. Rừng cũng là môi trường sống của các loại động vật hoang dã như: hổ, báo, gấu, voi, khỉ, sư tử…Ngoài ra, rừng còn là nơi cung cấp gỗ cho hoạt động sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ, là nguồn dược liệu quý và quan trọng cho nền y học. Nói chung, rừng càng có vai trò quan trọng bao nhiêu thì sự tổn thất của rừng càng gây ảnh hưởng đến sự sống của con người bấy nhiêu.
Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gũi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.
Thật vậy! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.
Mặt khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu.
Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta? Có rất nhiều biện pháp để giữ gìn môi trường xanh - sạch đẹp. Là học sinh, chúng ta có thể cùng chung tay trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống. Hàng ngày, chúng ta và người thân hãy cùng nhau thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta nên tích cực hưởng ứng ngày môi trường thế giới. Nhà nước nên ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp; hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu và rất nhiều biện pháp hữu hiệu khác để cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của chúng mình.
Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.
C1: Đối vs môi trường sống
- Hút khí cacbonic,thải khí ooxxi,cản bụi
-> làm trong sạch không khí
- Chống sói mòn,rửa trôi
- Phòng hộ: chắn gió,chắn cát
- Là nơi ở,nơi sỉnh sản cho nhiều loài ĐV khác
....
C2: Chúng ta cần pk bảo vệ rừng vì:
- Đối vs mt
+ Rừng hút khí cacbonic và thải ra các khí ooxxi,cản bụi
+Chống sói mòn,rửa trôi
+Phòng hộ: chắn gió,chắn cát
+là nơi ở,nơi sinh sản cho nhiều loài ĐV khác
...
-Đối vs con người:
+Cung cấp nhiên liệu đun nấu
+Cung cấp lâm sản cho tiêu dùng và xuất khẩu
+Cung cấp dược liệu
+Phát triển tham quan,du lịch
....
Thực trạng của rừng hiện nay:
-Diện tích rừng ngày càng giảm
-Độ che phủ giảm
-Đất trống,đồi núi trọc tăng
....
Từ những vai trò và thực trạng của rừng ngày nay đc nêu trên cho thấy chúng ta cần pk bảo vệ rừng
Các biện pháp bảo vệ rừng:
- Nghiêm cấm mọi hành vi phá hại rừng như: đốt rừng,chặt phá rừng,săn bắt động vật rừng...
- Các chính quyền địa phương,các cơ quan lâm nghiệp pk có kế hoạch biện pháp về: định canh,định cư,phòng chống cháy rừng...
- Cá nhân hay tập thể khi đc giao đất,giao rừng pk làm theo sự chỉ đạo của nhà nc...
C3:Mục đích của vc chăm sõ rừng:tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển
Nội dung các công vc chăm sóc rừng: làm hàng rào, phát quang,tỉa dặm cây,xới đất tơi xốp...
1. Mở bài
Giới thiệu vài nét về vai trò của rừng: Rừng lá phổi xanh của Trái đất và cải tạo không khí không chỉ cho thiên nhiên mà con người, bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm mà còn nhiệm vụ của mỗi người.
2. Thân bài
– Vai trò của rừng về mặt kinh tế
+ Rừng mang lại nhiều loại gỗ quý hiếm.
+ Rừng tạo ra một hệ sinh thái riêng, các loại động thực vật sinh sống và tạo ra cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh mang nguồn thu nhập đáng kể.
– Vai trò của rừng về mặt an ninh, quốc phòng.
Rừng giúp che chở bảo vệ bộ đội trong thời kì chiến tranh.
Rừng còn là ngôi nhà chung nhiều loại động vật, thực vật khác nhau giữa chúng có mối quan hệt mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Rừng giúp giữ đất bảo vệ con người khỏi thiên tai như lũ quét, sạt lở, bão…
Rừng còn có công dụng quan trọng trong điều hòa bầu không khí tạo ra môi trường xung quanh trở nên trong lành và thoải mái.
– Hậu quả nếu chặt phá rừng
Bầu không khí bị ô nhiễm, thiên nhiên thay đổi có nhiều thiên tai xảy ra như hạn hán, lũ lụt…
Đất đai dễ xói mòn, lũ quét, sạt lở đất.
3. Kết bài
Tổng kết vai trò của rừng với thiên nhiên muôn loài và con người.
Trách nhiệm cá nhân, cộng đồng nhằm bảo vệ rừng không chỉ là nâng cao ý thức mà còn là hành động nhằm giữ gìn lá phổi xanh của nhân loại.
1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
2. Thân bài
- Giải thích các khái niệm:
+ "Rừng" là gì? Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, thường ở cao hơn đồng bằng và là nơi tập trung nhiều loại cây và động vật quý hiếm.
+ "Bảo vệ: Là giữ gìn, ngăn chặn sự phá hoại rừng để cho rừng được phát triển.
- Chứng minh vấn đề cần bàn luận:
+ Rừng cung cấp cho chúng ta nhiều loại gỗ quý (lim, mun, trắc, gụ,...) để làm ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như bàn ghế, tủ,... làm nhà, xây dựng đình chùa,...
+ Cung cấp nhiều cây thuốc chữa bệnh: Thuốc nam, thuốc bắc, đông y,...
+ Là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm như chim, hổ, khỉ, báo,...
+ Cung cấp oxi và giúp điều hòa khí hậu, làm môi trường trong lành, mát mẻ hơn.
+ Thành trì vững chắc chống lại xói mòn, lũ lụt, hạn hán.
+ Là khu sinh thái du lịch cho cả nước: Rừng Cúc Phương (Ninh Bình), Nam Cát Tiên (Lâm Đồng), U Minh (Kiên Giang),...
+ Là nguồn cảm hứng cho các họa sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ như Thế Lữ, Tố Hữu, Nguyễn Xuân Sanh, Hoàng Việt,...
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
+ Tích cực trồng cây gây rừng, tránh tình trạng rừng xuống cấp.
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, đốt rừng bừa bãi.
+ Có kế hoạch phòng chống cháy rừng....
3. Kết bài
- Khẳng định vai trò của rừng đối với con người.
- Có những biện pháp bảo vệ rừng nghiêm ngặt vì bảo vệ rừng chính là chúng ta đang tự bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Con người sống, tồn tại, làm việc, giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".
Không phải dĩ nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống - một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống con người?
Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Hãy thử tưởng tượng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.
Đố các bạn đây là cái gì?
Cuộc sống con người không chỉ được quyết định ở yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khách quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vùng dồi dào, đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống con người. Rồi hiện tượng gió, gió mạnh ảnh hưởng lớn đến cây rừng làm giảm 30 - 90% sự đồng hóa thực vật, gió nóng làm giảm khả năng thụ phấn của cây, dèm cát vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa... Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, mùa màng, làng xóm. Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và làm phân xanh. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
Không chỉ là yếu tố, thành phần chính trong hoàn cảnh sống của con người mà rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao. ở mỗi tầng là một môi trường hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim... đó là những loài động vật rất quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của chúng chính là rừng - thiên nhiên hoang dã.
Trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu,... rồi các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng,....
Bên cạnh đó rừng còn là môi trường sinh thái trong lành - một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.
Ảnh hưởng lớn và có tính chất quyết định đến sự sống con người rừng còn rất có ích với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ... hiểu rõ được những lợi ích và ảnh hưởng của rừng ta mới thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó như thế nào?
Đất nước ta với ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi - một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiệm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được. Từng tự hào với cánh rừng U Minh rộng lớn, phong phú thì nhưng chỉ vì thiếu ý thức, công tác quản lý kém mà hàng trăm, hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường người dân và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia những cánh rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây chỉ còn là những quả đồi trọc, những khu rừng thứ sinh. Tiếp theo đó là những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra nào hạn hán, nào lũ lụt, nào sụt lở đất... làm thiệt hại bao tiền của và đau đớn hơn là tính mạng của những người dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc. Những tai hại to lớn và khủng khiếp ấy đều chỉ vì một sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.
Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại. Những loại động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị tuyệt chủng, bị đem vào danh sách đỏ. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.
Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.
Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai thác hợp lý kết hợp với việc tái tạo rừng, nhiều khu rừng đã được phục hồi "phủ xanh đồi trọc".
Tác động của con người tới tái sinh tự nhiên là rất lớn bởi trong tái sinh tự nhiên thường gặp hoàn cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của cây con. Để khắc phục người sản xuất phải chủ động tạo hoàn cảnh sống thích hợp bằng cách chặt phá những cây, cành mọc quá rậm, phát bớt bụi để hạt tiếp xúc nảy mầm dễ và xới đất tơi xung quanh gốc. Là học sinh, sinh viên chúng ta có thể góp sức nhỏ của mình trong công cuộc cải tạo rừng bằng cách tuyên truyền tầm quan trọng của rừng, hậu quả của việc khai thác trái phép và có thể trồng cây quanh nhà để góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống trong xóm làng.
Hãy yêu quý và bảo vệ rừng để trái đất của chúng ta mãi là "hành tinh xanh" "Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có sạch đẹp mãi được không. Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi".
Đề bài: Em hãy viết một bai văn thuyết minh về vai trò cây xanh trong việc bảo vệ môi trường.
Xã hội ngày càng hiện đại, nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống sức khỏe của con người. Từ lâu, các nhà khoa học, các tổ chức bảo vệ môi trường đã không ngừng tìm kiếm những biện pháp tích cực để đi đến kết luận: trợ thủ đắc lực nhất giúp chúng ta bảo vệ môi trường trong sạch chính là cây xanh.
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,… Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố tự nhiên như vật lí, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít chịu nhiều tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi rừng biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước,… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để ở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Trong môi trường sống tự nhiên đó của con người, cây xanh có vai trò cực kì quan trọng. Nó điều hòa không khí nhờ khả năng hấp thu năng lượng mặt trời, xả hơi nước mát vào không khí, hấp thu các khí độc hại trong môi trường, đồng thời nhả khí oxi vào môi trường.
Cây xanh là cái máy điều hòa tự nhiên tuyệt vời nhất: Nó hấp thu và phản xạ năng lượng mặt trời chiếu xuống đất làm giảm sức nóng của trái đất, hấp thu khí cacbonnic, gây hiệu ứng nhà kính. Cái máy điều hòa không khí nhân tạo chỉ có thể làm mát trong nhà và thải khí nóng vào môi trường. Mặt khác, chúng cần năng lượng để hoạt động nên nó càng làm cho môi trường nóng lên, chưa kể đến các khí chạy máy lạnh còn hủy hoại tầng ôzôn. Như vậy, máy lạnh chỉ là thiết bị làm mát tạm thời trong một phạm vi rất nhỏ mà thôi, trong khi cây xanh lại chính là caí máy điều hòa không khí vĩ đại của chúng ta. Những số liệu tin cậy của các nhà vệ sinh học kết luận rằng, ngồi dưới bóng cây bàng ta bớt được bốn lần cái nắng cháy da buổi trưa hè trên đường nhựa. Các tầng lá cây xanh có tác dụng cản 50% bụi đường, tính ra trong một vụ hè, một trăm cây xanh ở đường phố đã giữ lại 340kg bụi để giũ xuống mặt đường sau mỗi trận mưa. Cây cối còn là hàng rào cách li tiếng động, hấp thụ và hắt lại những sóng âm thanh hỗn tạp để khỏi làm chấn động thần kinh. Người ta ví rất đúng: cây xanh là lá phổi của hành tinh chúng ta. Không có cây xanh thì chẳng mấy chốc muôn loài sẽ ngạt thở. Cây xanh ngăn cản và lọc khí độc trong không khí. Trong rừng thông, rừng bá thông không khí dường như vô trùng. Lượng vi trùng gây bệnh trong không khí ở nông thôn có nhiều cây xanh hay rừng ít hơn ở thành phố khoảng 10 lần. Cây xanh nhả ra các ion âm rất có lợi cho sức khỏe chúng ta qua đường hô hấp. Các ngôi nhà, đường sá, trường học được bao phủ cây xanh sẽ vô cùng có lợi cho sức khỏe con người. Tâm hồn chúng ta sẽ trở nên dịu lắng, thanh thoát, minh mẫn, sảng khoái. Ngược lại, thiếu cây xanh, không những bệnh tật dễ hoành hành , sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà tâm hồn con người cũng có nguy cơ bị chai cứng, dễ sinh các tổn thương về tinh thần. Đối với con người trên hành tinh chúng ta, cây xanh là một vị thần hòa giải tuyệt vời.
Cây xanh là nguồn nhiên liệu và năng lượng quý giá cho cuộc sống. Trồng, chăm sóc cà bảo vệ cây xanh chính là hành động thiết thực nhất nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Đó vừa là lời khuyến cáo của các nhà khoa học vừa là nguyện vọng thiết tha, chân thành của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay. Trồng một cây xanh cho mình, cho ngôi nhà của mình chẳng khó gì. Trồng một cây xanh cho hôm nay cũng là trồng một cây xanh cho thế hệ mai sau.
Nguồn: Kênh tri thức
Thuyết minh về vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường sống?
Tính từ năm 1990 đến nay, thế giới đã mất đi 3% diện tích rừng nghĩa là mỗi năm mất 13 triệu ha rừng do chặt phá tràn lan. Nhưng mối năm, có đến 6 triệu ha rừng có nguy co bị phá huỷ. Hiện tại, có 76 nước trên thế giới không còn rừng nguyên sinh. Các bạn của tôi ơi! Liệu những con số này có đáng làm các bạn ngạc nhiên?
Ai chả biết rừng là ngôi nhà tự nhiên của các loài chim muông. Thiếu đi rừng, muông thú sẽ lang thang để rồi rơi vào tay những người thợ săn. Theo báo cáo mới nhất của UICN, có 16,306 loài bị đe dọa biến khỏi bề mặt trái đất, nhiều hơn con số 16,118 loài công bố năm ngoái. Loài khỉ orang-outan đảo Sumatra, Indonesia, hiện chỉ còn 7.300 con. Trong vòng 75 năm qua, số lượng orang-outan ở đây đã giảm đi hơn 80%. Giống chim vẹt đảo Maurice chỉ có thể tìm thấy duy nhất ở vùng Đông-Nam đảo Maurice, trong khu vườn quốc gia PNBRG. Tại đây, một chương trình bảo tồn giống vẹt quý này đã được tiến hành ráo riết. Nạn tàn phá rừng là nguyên chính gây nên sự hiếm hoi của loài chim này. Hay ngay như trong đất nước ta, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những chú voi trên tivi, sách báo hay trong các vườn thú, vườn quốc gia. Nhưng bạn có biết, Việt Nam hiện nay chỉ còn khoảng 100-110 con?... Tất nhiên, có những con số ở đây bạn thấy còn nó rất lớn. Nhưng hãy thử nghĩ lại một chút. Đó là con số của cả một quốc gia, thậm chí của cả một thế giới thì có còn lớn nữa không? Đây là những con số thật sự đáng tiếc!
Mà không chỉ với các loài động thực vật, nếu mất đi rừng, sẽ xảy ra hiện tượng lũ lụt, xói mòn, xói lở đất. Các bạn ơi, các bạn hãy thử nghĩ mà xem. Ngưòi nông dân vất vả cả năm trời được có 2 vụ lúa. Vậy mà chỉ một lần lũ về là cuốn sạch mất một vụ rồi. Thử hỏi nỗi khổ tâm ấy ai thấu? Hay dải đất miền Trung thân thương của Tổ quốc năm nào cũng phải chịu khổ vì nước lũ, các hộ dân khó mà tạo được cuộc sống ổn định. Như thế có thiệt thòi hay không? Vâng, xin nói lại rằng tôi và rất nhiều người ở đây chưa từng tham gia chặt phá rừng. Nhưng chúng ta có dám chắc rằng chúng ta chưa từng dung những sản phẩm của rừng xanh? Có những nhu cầu cơ bản quan trọng, nhưng lại có những nhu cầu chỉ để thoả mãn mục đích cá nhân. Hầu hết mọi người đều ưa dung đồ gỗ hơn, nhất là những loại gỗ quý. Vậy thì tại sao không từ bỏ một chút lợi ích cá nhân mà cứu lấy môi trường này- ngôi nhà chung của tất cả chúng ta?
Rừng là lá phổi xanh của thế giới. Trong mỗi chúng ta, có ai có thể sống thiếu phổi? Cũng như vậy, chúng ta không thể sống thiếu rừng, thiếu cay xanh.
Cây cối với vai trò vô cùng quan trọng trong môi trường sống của chúng ta.
Vai trò trước hết có thể nói là tạo ra môi trường sống!
Thật vậy, trong sinh giới (thế giới sống), chúng là sinh vật sản xuất ra gần như toàn bộ chất hữu cơ mà từ trong đó là thức ăn của các động vật, tiếp đó động vật lại là thức ăn của các động vật ăn thịt ở cấp cao hơn trong chuỗi thức ăn,...
Toàn bộ sinh giới có quan hệ chặt chẽ về mặt dinh dưỡng mà cây cối (thực vật) đã sản xuất ra nguồn hữ cơ cơ bản đầu tiên.
Không chỉ là cỗ máy tạo ra môi trường sống mà nó còn vận hành, bảo tồn và phát triển môi trường sống. Sự sản sinh các chất thải từ con người và động vật trong trao đổi chất với môi trường đặc biệt là CO2 lại được cây xanh sử dụng để tái tạo chất hữu cơ. Việc tái tạo này đã sử dụng không chỉ CO2 mà còn sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời tích lũy trong các hợp chất hữu cơ tạo thành từ đó làm cho nhiệt độ trái đất không tăng cao mà còn dự trữ năng lượng cho con người và động vật sử dụng làm thức ăn, bảo tồn năng lượng (dầu mỏ, than đá có nguồn gốc từ thực vật).
Nói tóm lại cây cối hay thực vật là một cỗ máy sinh học tuyệt vời mà chúng ta cần phải bảo vệ, triệt để khai thác một cách hợp lí sao cho có ích cho cuộc sống không chỉ của chúng ta mà toàn bộ sinh giới, không chỉ cho hôm nay mà còn cho mai sau.
Bạn hãy trồng một cây xanh trong góc vườn, hay trong một chậu cây trên thềm cửa sổ, dù chỉ một hành động nhỏ bạn cũng cho thế giới xanh hơn, nhìn chúng bạn sẽ thấy quy luật tuần hoàn và ý nghĩa cuộc sống.
Mỗi khi tiêu dùng một sản phẩm bạn hãy nhớ nó đa phần là có nguồn gốc hữu cơ hoặc sinh ra có liên quan hoặc sử dụng đến nguyên liệu hữu cơ mà nguyên liệu hữu cơ này lại bắt nguồn từ cây xanh, hãy biết tiết kiệm hợp lí vì tương lai của trái đất, vì tương lai thế giới.
Đề bài: Thuyết minh về cây xanh và môi trường
1. Yêu cầu của đề bài
- Về nội dung: Đề văn yêu cầu học sinh thuyết minh về mối quan hệ giữa cây xanh và môi trường, trong đó chủ yếu trình bày được vai trò của cây xanh, tác dụng của nó trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trướng sống của con người. Từ đó xác định trách nhiệm của mỗi người trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
- Về cách thức làm bài: Bài viết yêu cầu tạo lập văn bản thuyết minh, nội dung bài là những tri thức, sự hiểu biết của người viết về vai trò của cây xanh đối với môi trường. Bằng những kiến thức của mình, học sinh cần biết vận dụng các phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp, kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong các bài văn để đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất.
2. Gợi ý lập dàn ý
a) Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần thuyết minh, đó là mối quan hệ giữa cây xanh và môi trường.
- Nêu khái quát suy nghĩ của bản thân.
b) Thân bài
-Giới thiệu khái niệm môi trường, các yếu tố cấu thành môi trường.
- Cây xanh và những công dụng chủ yếu
- Mối quan hệ giữa cây xanh và môi trường: Vì sao có cây xanh? Cây xanh có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người, đối với việc giữ gìn bảo vệ môi trường (tăng vẻ mĩ quan, cân bằng hệ sinh thái, duy trì nguồn khí trong lành, đảm bảo sức khỏe của con người,…)
- Con người cần làm gì để bảo vệ môi trường, cây xanh?
c) Kết bài
Cảm xúc, suy nghĩ những gì bản thân mình có thể làm để đóng góp phần bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.
Bài làm
Rừng và cây trực tiếp hoặc gián tiếp đều ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Càng ngày con người càng nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống và đã có nhiều hoạt động tác động tích cực lên hệ sinh thái rừng và cây trồng, nhưng sự suy thoái của rừng vẫn đang tiếp tục diễn ra với một tốc độ đáng lo sợ. Để góp phần bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng, ở nước ta từ lâu đã có tục lệ đẹp "Mùa xuân là Tết trồng cây"...
Thực tế đã chứng minh cây có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn nước. Các khu rừng trồng làm giảm sụt lở và xói mòn đất. Sự che phủ của rừng và cây ở đầu nguồn góp phần tích cực bảo vệ, cân bằng nước cho sản xuất nông nghiệp. Cây cối thường được trồng trong các đô thị hoặc làng xã để làm giảm bụi, giảm ô nhiễm không khí và bảo vệ các công trình xây dựng lịch sử. Nhiều loài cây cũng đã được trồng để lấy dược liệu và lá, cành, vỏ cây rừng được thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Cây Nim (Agadirachta) thường được trồng gần nhà để chống muỗi. Cây Mô-rin-ga thường được trồng xen với cây khác để thanh lọc nước. Cây che bóng và là nơi ẩn nấp cho người, gia súc khi đang làm việc trên các cánh đồng. Đây là một cách làm rẻ, đơn giản để làm giảm cơn nóng bức trên đồng ruộng.
Không có cây thì không có rừng, nhưng rừng không phải chỉ là một tập hợp của những cây rừng. Mỗi một khu rừng là một hệ sinh thái có ảnh hưởng qua lại, chứa đựng bên trong hàng triệu sinh vật sống khác nhau, có nhiều loài trong đó cho đến nay khoa học vẫn chưa mô tả hoặc chưa khám phá được.
Rừng và cây ảnh hưởng tích cực đối với môi trường ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng diện tích rừng bị phá hoại, sự suy thoái của rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ rất cao. Theo điều tra mới đây của Tổ chức Lương – Nông thế giới (FAO), rừng bị tàn phá là do: Thiếu lương thực và nghèo đói do tốc độ gia tăng dân số, chiến tranh, thảm hoạ khí hậu; Nhiều quốc gia thiếu trách nhiệm, không có biện pháp để bảo vệ rừng; Không quản lý được việc khai thác rừng; Không rõ ràng về quyền sử dụng đất đai, pháp luật và hệ thống thuế liên quan; Thiếu hiểu biết và ý thức trách nhiệm; Thiếu cơ chế chính sách, quyền hạn, phương pháp để thực hiện chính sách; Quan tâm quá yếu việc phát triển nông thôn dựa vào sự tham gia của người dân.
Để bảo vệ rừng và sự đa dạng tài nguyên rừng, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã xây dựng các chiến lược phát triển rừng, trong đó bảo vệ nghiêm ngặt rừng quốc gia và các khu bảo tồn tự nhiên. Bất kỳ khách du lịch nào đến tham quan khu vực này đều phải chấp nhận và chịu sự kiểm soát của viên chức nhà nước. Đa dạng sinh học là khía cạnh quan trọng nhất trong khu vực này với mục đích là giữ gìn hệ sinh thái cho thế hệ con cháu mai sau.
Tại Việt Nam, theo chiến lược phát triển rừng, đến năm 2020, diện tích rừng cần phát triển là 16 triệu héc-ta (gồm cả rừng cao su), rừng sản xuất hơn tám triệu héc-ta và rừng phòng hộ cùng với rừng đặc dụng gần tám triệu héc-ta. Việt Nam nằm sát biển mà hai phần ba diện tích thuộc vùng đồi núi nhiều và lại trong vùng nhiệt đới nhưng không thể xây dựng lâm phận quốc gia bằng khoảng gần 70% diện tích như Nhật Bản hiện nay. Nguyên nhân, do nước ta vẫn là một nước nông nghiệp và do mật độ số dân của Việt Nam hiện rất cao. Quỹ đất quốc gia còn phải ưu tiên để làm nhiều việc khác, như xây dựng đô thị, sản xuất lương thực, v.v.. và xây dựng khu công nghiệp. Nếu chỉ dừng lại như vậy, thì không thể tạo được đột phá trong việc xây dựng lâm phận quốc gia. Vấn đề quan trọng là hơn tám triệu héc-ta rừng sản xuất ấy sẽ làm thâm canh khoảng bốn triệu héc-ta (hơn hai triệu héc-ta rừng tự nhiên và 1,5 triệu héc-ta rừng trồng thâm canh) ở vùng trọng điểm để cung cấp gỗ, tre, v.v.. làm hàng xuất khẩu, sản xuất bột, giấy v.v.. và tạo ra một số mặt hàng đặc sản rừng. Trong gần tám triệu héc-ta rừng còn lại, thì sẽ có khoảng sáu triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường và khoảng hai triệu ha rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu di tích lịch sử.
Theo ý kiến của các nhà khoa học lâm nghiệp, cần tập trung xây dựng các khu rừng phòng hộ trọng điểm quốc gia (khoảng ba triệu héc-ta), như rừng phòng hộ đầu nguồn thủy điện. Trong hai triệu héc-ta rừng đặc dụng thì tập trung xây dựng hệ thống vườn quốc gia (Tam Đảo, Phong Nha - Kẻ Bàng, v.v...), các khu bảo tồn có đặc trưng nhiệt đới cao và khu di tích lịch sử trọng điểm, không dàn trải. Đây chính là điểm đột phá, tránh lãng phí trong đầu tư lâm nghiệp và là con đường hợp lý để nâng cao năng suất lao động, năng suất rừng, v.v...
Đối với công tác xây dựng rừng, cần phải làm có trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả, vì hiện nay chúng ta không còn ở giai đoạn phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nữa. Cần khẩn trương xây dựng các khu rừng công nghiệp thâm canh gồm cả rừng tự nhiên có năng suất, chất lượng tốt, đáp ứng mục tiêu sản xuất đồ gỗ và làm nguyên liệu để chế biến ván nhân tạo, giấy, bột giấy. Hàng hóa đặc sản rừng thì trồng, tạo ra và chế biến, tìm thị trường cho sản phẩm quế, hồi, sa nhân, thảo quả, trầm, mật rắn, mật ong v.v…