Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bảy tỉ dân thì sẽ có bao nhiêu cuộc đời? Một mảnh của thế giới thôi cũng đủ tạo nên một câu chuyện dài. Có những mảnh thế giới tối tăm, lại có những mảnh đời quá sáng... Có những con người bước đi dưới ánh sáng hào quang, lại có những con người chật vật với bệnh tật và những điều bất hạnh trong cuộc sống. Và đặc biệt hơn hết là những mảnh đời, họ không đi lên từ đôi bàn tay trắng, từ đôi chân trần, mà họ đi lên từ công sức làm việc của người khác. Thật thương xót cho họ, những con người lúc nào cũng phụ thuộc quá đà vào văn mẫu và lấy cả công sức viết của người khác để sao chép, cho nó là bài viết của mình. Thật thương xót cho những con người lười biếng ấy, chỉ một đoạn văn có vài ba câu mà ko viết được phải đành nhờ người khác mà không một chút xấu hổ, ngại ngùng nào. Còn bạn thì sao, bạn có cảm thấy họ đáng thương và bất hạnh quá không?
Trong xã hội ấy, họ bị tước đi những quyền lợi cơ bản của con người. Họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, những ràng buộc nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến và những quan niệm cổ hủ lạc hậu. Họ không có quyền quyết định số phận mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác bởi quy định "tam tòng" quá nghiêm khắc của Nho giáo "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (ở nhà theo bố mẹ, lấy chồng nghe lời chồng, chồng chết phụ thuộc con). Điều giàng buộc ấy dẫn theo bao nhiêu bất hạnh của người phụ nữ, vì thế họ cất lên tiếng hát thân thở về thân phận bị động của mình:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Một Nguyễn Ngọc Kí liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Từ chỗ viết dc, đến viết đẹp là cả một quá trình. Không dừng lại ở đó, anh còn quyết tâm thực hiện giấc mơ đại học. Và, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực của đời anh. Để hôm nay, anh trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí trên giảng đường Sư phạm. Đó còn là một Nguyễn Minh Phú, nạn nhân cảu chật độc màu da cam, mất cả hai tay tử khi cất tiếng khóc chào đời, không chịu thua số phận, vươn lên học tốt và học giỏi, giúp đỡ gia đình. Họ là những tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công đáng để cho ta ngưỡng mộ, tự hào.
Ở họ cái đáng quý nhất chính là nghị lực, ý chí vươn lên ko ngừng. Sự thua thiệt vốn rất dễ dẫn đến con ngươi mặc càm tự ti. Từ đó, không còn ham muốn, ước mơ, hoài bão. Con người sống lay lắt, trông chờ vào lòng thương hại của người khác. không, không phải là sống mà chỉ là tồn tại. Những tấm gương ấy đã không nằm trong số đó. Tạo hóa đã không công bằng với họ nưung ko có nghĩa lả lấy tất cả của họ. Họ vẫn còn một trái tim, một khối óc. Họ vẫn có thể sống đàng hoàng, tự tin như bao nhiêu người khác nếu họ biết vươn lên, chiến thắng số phận. Vâng, chính tình yêu và niềm tin vào cuộc đời đã tiế[ thêm ý chí và nghị lực. Để rồi chính sức mạnh ấy đã không phụ lòng những ngưởi thua thiệt. Hạnh phúc đã mỉm cười với họ. Dẫu hạnh phúc có đến muộn hơn, chật vật hơn nhưng dư vị của nó vẫn không vì vậy mà kém ngọt ngào hơn người khác. Những tấm gương vượt lên số phận, thànnh công trong học tập ấy không chỉ giúp chúng ta thấm thía giá trị của ý chí và nghị lực mà còn hiểu sâu hơn ý nghĩa về một cuộc sống có ý nghĩa. Có lẽ hơn ai hết, họ hiểu cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta biết sống có ích, sống đẹp với nó. Sự thua thiệt lúc này lại trở thành phép thử đối với tình yêu cuộc sống trong mỗi trái tim con người ấy. Vậy nên họ đã không chịu an bải trưước số phận. Họ đã chứng tỏ được rằng, cuộc đời cuộc đời vẫn rất cấn đến sựa có mặt của họ trên thế gian này. Những gì họ đã làm, đang làm và sẽ làm vẫn đang từng ngày, từng phút. từng giây góp mặt cho đời. Sự đóng góp của họ thật đáng để chúng ta soi ngắm lại chính mình.
Nhân dân ta vốn giàu truyền thống nhân đạo: "Thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách" và còn dùng một hình tượng thật đẹp về phía với nhau vì nghĩa đồng bào "Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng". Đó chính là tấm lòng sâu thẳm của những người con Lạc cháu Hồng được truyền từ đời này qua đời khác về dòng máu vị tha ấy. Truyền thống tốt đẹp ấy khi gặp ánh sáng thời đại rực rỡ của khoa học càng góp phần xoa dịu những mảnh đời bất hạnh và đẩy lùi cái đói đang tồn tại ở một bộ phận trong đời sống đất nưóc chúng ta.Từ khi cách mạng tháng Tám thành công, đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc: kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên làm chủ đất nước. Ngày ấy Bác Hồ luôn lưu ý chúng ta về công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ngày nay, đất nước ngày thay da đổi thịt và phát triển vượt bậc so với nửa thế kỉ trước, nhưng xót xa thay cho cái đói nghèo và những mảnh đời bất hạnh vẫn tồn tại làm nhức nhối chúng ta. Vì sao như vậy, và phải nhìn nhận vấn đề này từ góc độ nào? vẫn biết đi lên từ một đất nước ngập lửa chiến tranh và nông nghiệp lạc hậu, không phải một sớm một chiều có thể xóa bỏ ngay sự đói nghèo ấy, hậu quả chiến tranh thật nặng nề. Cái bãi xe tăng cũ vẫn thấp thoáng đâu đó mà Nguyễn Minh Châu đã ngụ ý đưa vào thiên truyện Chiếc thuyền ngoài xa đầy cảm hứng thế sự. Không chỉ có cái nghèo dày vò chúng ta, mà di chứng tranh Điôxin như con ma đáng sợ hiện hình qua những thân thế tật nguyền đáng thương. Mà ít đâu, hàng vạn, hàng triệu số phận bất hạnh như đang quằn quại trên dải đất này. Nhìn nhận như vậy mới thấy tội ác tày trời của kẻ thù xâm lược, càng nhận rõ sự đau khổ của biết bao "nạn nhân nhân tranh". Để rồi từ đó càng yêu thương, chia sẻ với đồng bào mình, chia sẻ những số phận đáng thương bằng những trách nhiệm cụ thể của toàn xã hội trong đó có chúng ta.Những nghĩa cử ấy, nhĩmg tấm lòng ấy chắc chắn sẽ sưởi ấm, động viên nhiều cho những người bất hạnh vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Sự giúp đỡ về vật chất là rất cần để tạo dựng bước khởi đầu trong cuộc sống của họ. Những ngọn lửa nồng ấm yêu thương đã, đang và sẽ lan tỏa khắp nơi và chắc chắn sự đói nghèo của thời hậu chiến và di chứng chiến tranh thật đau buồn trên những thân thể đáng thương kia sẽ tan dần theo năm tháng.
tham khảo
Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất đối với mỗi người. Mẹ là người thân yêu và gần gũi với chúng ta nhất và có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và trưởng thành của chúng ta. "Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con". Từ những ngày mang bầu chúng ta, mẹ đã phải chịu biết bao nhọc nhằn vất vả. Chín tháng mang nặng đẻ đau rồi đau đớn vô cùng để chúng ta được có mặt trên cõi đời này cơ mà.Tiếp theo, mẹ là người dõi theo từng quá trình lớn lên của chúng ta. Mẹ là người thầy uốn nắn cho con những bài học làm người đầu tiên. Mẹ còn là người bạn luôn ở bên lắng nghe giúp đỡ chúng ta bất cứ khi nào có thể. Tình yêu thương của mẹ lúc nào cũng là vô điều kiện. Chao ôi!Mọi sự thành công của chúng ta đều có mẹ ở bên hy sinh thầm lặng, cổ vũ và động viên. Tóm lại, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao đẹp mà mỗi người con cần phải trân trọng và tôn thờ.
Tại sao người biên soạn lại đặt tên đoạn trích trong chương XVIII của tác phẩm "tất đèn"(Ngô Tất Tố) là"tất nước vỡ bờ"( SGK N.Văn8).Em hãy lí giải cụ thể đều này . Giúp mik với mn
Tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất của cuộc đời. Đọc đoạn trích "Trong lòng mẹ", người đọc không khỏi xúc động trước niềm hạnh phúc cảm giác sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hồng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả. Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve. Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử". Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào. Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa... Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ của Hồng nói riêng.
refer
Xung quanh chúng ta có rất nhiều những con người tài giỏi, thành công. Không phải tự nhiên họ có được những kết quả tốt đẹp. Đó là cả một quá trình dài. Trên hành trình đó không thể thiếu tính tự lập, một đức tính quan trọng của cuộc sống.
Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác, mọi hành động đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Hiểu đơn giản tự lập là những hành động hết sức quen thuộc. Tự làm bài về nhà mà bố mẹ không phải nhắc nhở, tự dọn dẹp nhà cửa mà không cần cha mẹ nhờ, bài kiểm tra hoàn thành mà không phải đi chép bài, hay dám đứng dậy trả lời, giơ tay phát biểu, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về những vấn đề được nêu ra…
Có rất nhiều hành động chứng tỏ tính tự lập là vô cùng cần thiết. Edison, một nhà bác học nổi tiếng với nhân loại với những phát minh vĩ đại, đã tự mình tìm tòi, sáng chế ra những thí nghiệm quan trọng mà không phải dựa dẫm vào người khác. Hay gần gũi hơn cả, là những em bé vùng cao trên đất nước Việt Nam này. Bố mẹ phải đi làm từ sớm, các em phải ở nhà chăm em, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm… Chúng tự ý thức được những việc cần phải làm và sống tự lập.
Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy rằng biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dẫn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.
Tuy nhiên, về thực tế xã hội ngày nay, hiện trạng mọi người về ý thức tự lập đang là vấn đề cần quan tâm. Học sinh ỷ lại vào các thiết bị điện tử, ỷ lại vào học thêm mà không có ý thức tự học, ỷ lại vào các sách tham khảo… Tính tự lập gần như đang là số 0 với học sinh. Việc học tủ trước khi đi thi, diễn ra thường xuyên dẫn đến điểm kém, và không có kiến thức ở nhiều học sinh. Nhiều đứa trẻ thành phố, quen thói được nuông chiều, ở nhà có giúp việc dọn dẹp mà không biết làm việc nhà. Hay chúng quen được bố mẹ nấu sẵn và không hề biết nấu bất kỳ món ăn nào. Thực trạng này diễn ra rất nhiều, phổ biến. Nhưng vẫn còn rất nhiều người và nhiều học sinh biết rèn cho mình tính tự lập để tìm được con đường đến thành công dễ dàng.
Muốn có được tính tự lập, chúng ta luôn phải tự trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân. Hơn thế phải biết cùng nhau cố gắng rèn luyện đức tính tự lập đáng quý. Tuy vậy, tự lập phải đi cùng sự tỉnh táo và biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.
Thành công sẽ không đến với những ai không có tính tự lập. Bởi tự lập là một trong những điều cốt lõi nhất của con người trên con đường hoàn thiện bản thân.
Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội thể hiện tình cảm yêu thương con người với con người, nó đồng thời giúp sự liên kết gắn bó, đoàn kết, để thể hiện sức mạnh của đất nước.
Đồng cảm là có chung một cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa hai con người. Còn chia sẻ là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, "có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu". Người đồng cảm là người có trái tim biết rung cảm trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được cảm xúc, tâm trạng, tâm lý của họ – những niềm vui, nỗi buồn những đau thương mất mát, hy sinh mà họ đang phải gánh chịu.
Từ xưa, nhân dân ta đã có những biểu hiện chia sẻ và đồng cảm, tình cảm ấy được khái quát bằng những câu ca như: "thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách"; "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ".
Trong xã hội hiện đại, những tình cảm, truyền thống thiêng liêng đó không hề mất đi mà vẫn phát huy. Thông qua các phong trào như: Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người nghèo, Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hạn hán, thiên tai và nhiều các phong trào từ thiện khác… Đó chính là những việc làm cụ thể của đồng cảm và chia sẻ.
Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp của người biết đồng cảm và chia sẻ thì còn tồn tại nhiều thói vô cảm trong một số người sống chỉ biết mình, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, trước những hoàn cảnh khó khăn…Đó là lối sống ích kỷ, vô lương tâm, "đèn nhà ai nhà nấy rạng".
Đồng cảm và chia sẻ là đức tính tốt đẹp, là nhân cách của con người, là truyền thống đạo lý của dân tộc. Cần phát huy truyền thống cao đẹp đó.
✔