K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tôi thường thức dậy sớm vào buổi sáng. Sau khi đánh răng, ăn sáng, tôi đi học. Trường học của tôi không xa nhà tôi, vì vậy tôi luôn đi bằng xe đạp. Nó rất thú vị khi đi du lịch bằng xe đạp. nó giúp giữ cho môi trường trong lành. Các lớp học của tôi luôn kết thúc lúc 11:15. Tôibạn bè của tôi ăn trưa ở trường. Thời gian ăn trưa của chúng tôi là khoảng 2 giờ. Các bài học thực hành của chúng tôi bắt đầu lúc 2 giờ 10 chiều. Chúng tôi xem xét thực hành những gì chúng tôi đã học được vào buổi sáng, chúng tôi thực hiện các bài tập của chúng tôi và thực hiện công việc lao động trong vườn trường. Đó là thời gian thú vị cho công việc và niềm đam mê. Chúng tôi cũng có kỳ nghỉ ngắn để thư giãn vào buổi chiều. Việc học của chúng tôi vào buổi chiều thường kết thúc lúc 3 giờ. Chúng tôi trở về nhà và ăn tối với gia đình ở nhà. Đó là một thời gian tuyệt vời để ở với gia đình sau một ngày làm việc chăm chỉ. Vào buổi tối, chúng ta thường xem TV, hoặc nghe nhạc. Đôi khi chúng tôi đến rạp chiếu phim. thường vào cuối tuần. Thời gian trong gia đình luôn luôn là niềm vui nhưng tôi cũng yêu trường học của tôibạn bè của tôi rất nhiều.

nhiều quá ......bn tự tìm nốt ik........

+) Bôi đen + in nghiêng : Danh từ

+) bôi đen :động từ

+) Bôi den+ gạch chân : tính từ 

22 tháng 6 2019

dễ mà nhỉ?   Hôm nay là Thứ ba, và đây cũng là một ngày đặc biệt với tôi. Sáng hôm nay tôi bắt đầu ngày mới bằng một bữa sáng ngon tuyệt của mẹ. Mẹ đã nấu cho tôi món mì với thịt heo, trứng và rau củ. Tôi đi đến trường cùng với người bạn thân nhất của mình – Trinh, và chúng tôi có vừa đủ thời gian để bàn về chương trình TV yêu thích nhất của chúng tôi vào tối hôm trước. Tôi có một bài kiểm tra Toán vào ngày hôm nay, nên tôi hơi lo lắng khi tiết học bắt đầu. Hóa ra tôi cũng có khả năng để làm tốt bài kiểm tra, và tôi cảm thấy thật tự hào về bản thân mình cho đến hết ngày hôm đó. Vào buổi trưa, tôi đến nhà của Trinh để cùng ăn trưa vì bố mẹ bạn ấy hiếm khi nào về nhà vào lúc giữa ngày. Chúng tôi đã nấu một bữa ăn hoàn hảo từ những nguyên liệu mà mẹ bạn ấy đã mua sẵn vào buổi sáng. Chúng tôi ngủ một giấc ngắn trước khi bắt đầu thêm một vài tiết học khác ở trường. Chúng tôi có tiết học Giáo dục Thể chất, và hôm nay chúng tôi được học về làm thế nào để thi đấu môn cầu lông. Trinh và tôi là một đôi, và mặc dù đội của chúng tôi thua hoàn toàn, chúng tôi cũng đã có một khoảng thời gian tuyệt vời được vui chơi ngoài trời cùng các bạn. Tôi cứ nghĩ mọi việc vẫn sẽ bình thường như mọi ngày, nhưng tôi không hề hay biết có một điều bất ngờ đang đợi tôi ở nhà. Khi tôi vừa bước vào nhà, tôi thấy cả nhà đang tụ tập xung quanh một chiếc hộp ở góc phòng. Hóa ra bố của tôi đã mang về nhà một chú cún con, và đối với tôi nó là một sinh vật đẹp đẽ nhất. Sau khi hoàn thành tất cả bài tập về nhà, tôi kết thúc một ngày bằng ly sữa nóng. Bây giờ chú cún đang ngủ ngay bên cạnh tôi, và tôi phải tắt đèn để nó được ngủ bình yên. Hôm nay đúng là một ngày hạnh phúc.

5 tháng 3 2019

Trong bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng khiến cho lòng người có những cảm giác khó quên. Đối với tôi thì mùa Xuân là mùa đẹp nhất bởi vì khí trời mùa xuân ấm áp, mát mẻ. Khắp mọi nơi trăm hoa đua nở, tỏa ngát hương thơm. Trên trời cao, chim hót véo von, ong bướm chao lượn bên những cánh hoa tươi thắm. Mùa Xuân, ngày Tết là dịp để mọi người đoàn tụ bên gia đình sau một năm dài lao động vất vả.

♥Tomato♥

6 tháng 3 2018

"Quê hương" Mỗi khi nhắc đến hai tiếng thân thương ấy lòng tôi lại dâng trào biết bao niềm yêu mến và tự hào. "Quê hương" tôi đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi nấng tôi thành người, nơi đã chứng kiến những ngay tôi chập chững bước đi, bi bô biết nói. Những ngày nắng nóng chói chang mẹ là người đã mang làn gió mát đến cho tôi ngủ. Những đêm giá rét cha đã ủ ấm tôi và đưa tôi vào giấc ngủ thần tiên. Quê hương dã cho tôi những người bạn cắt cỏ, chăn trâu, thả diều, bắt cá đã cùng nhau chuyện trò, đẻ chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Làm sao có thể quên những người hàng xóm tốt những người thầy dễ mến bụng từ già đến trẻ từ giàu đến ngèo ai ai cũng một lòng thương yêu nhau thắm thiết. Quê hương đã naamg cánh cho tôi dấng bước tương lai và noi gương thế hệ cha ông trong quá khứ.  Chao ôi! Tôi sẽ chẵng bao giờ quên đâu, chẳng bao giờ. Quê hương ơi!!!!

6 tháng 3 2018

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn

mik viết đc thế thôi k cho mik nha

6 tháng 9 2018

Năm nay em học lớp 6. Tạm biệt mái trường Tiểu học thân quen, em bước vào một ngôi trường mới đầy bỡ ngỡ. Được đón khai giảng lần đầu tiên ở ngôi trường mới để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai.

Hôm đó là ngày 5/9 – ngày khai giảng của mọi trường học trên đất nước. Em háo hức dậy từ rất sớm. Tối hôm trước, em đã tự tay là bộ đồng phục mới, chuẩn bị sách vở gọn gàng đầy đủ. Cả tối hôm đó mãi mãi mới ngủ được vì tâm trạng háo hức đợi đến ngày mai. Sau khi vệ sinh cá nhân, mặc quần áo tươm tất, được mẹ tết cho hai bím tóc xinh xinh. Cười thật tươi chào mẹ, em chạy bước đến trường. Con đường hôm nay đông vui nhộn nhịp. Dòng người qua lại, những bạn học sinh trong bộ trang phục trắng tinh nhìn đầy tinh nghịch. Gương mặt ái cũng vui háo hức. Nhìn lên cao, bầu trời trong xanh cao chất ngất lạ thường. Khí trời mát dịu nhẹ, khiến tâm trạng em càng thêm thích thú. Nắng thu vàng nhẹ nhàng trải đẩy khắp cành cây, kẽ lá. Trên cành những chú chim ca hót líu lo bài ca mùa thu tựu trường.

Vừa đến trường, hiện ngay trước mắt em là tấm biển: “Trường THCS Trần Đăng Ninh” được trang trí lộng lẫy. Cánh cổng trường được treo băng rôn chào mừng đang mở rộng cửa đón học sinh. Bước qua cánh cổng trường em ngỡ ngàng trước không gian của trường. Những chùm bóng bay sặc sỡ treo khắp nơi. Bục sân khấu được trang trí cẩn thận với phông lớn : “ Chào đón năm học mới 2017-2018” treo chính giữa.

Trên sân trường rất đông học sinh và giáo viên. Các thầy các cô diện những bộ quần áo mới thật đẹp. Các cố giáo mặc những bộ áo dài màu sắc khác nhau. Trông các cô thật xinh đẹp và duyên dáng. Các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trắng tinh khôi. Nhìn ai cũng vui vẻ đầy háo hức.

Đúng 7 rưới buổi lễ diễn ra. Buổi lễ bắt đầu bằng tiếng hát Quốc ca, Đội ca đầy hào hùng. Sau đó cô Hiệu trưởng lên đọc bài diễn văn khai trường và thư của Chủ tịch nước gửi các trường học trên toàn quốc. Tiếng trống trường đầu tiên vang lên là lúc những chùm bóng được thả. Những chùm bóng mang theo ước mơ, hi vọng tiến tới trong một năm học mới của toàn thể thầy cô và học sinh trong trường. Tiếp đó là những tiết mục văn nghệ biểu diễn đầy sôi động và cảm xúc. Hơn 9 giờ buổi lễ khai giảng kết thúc.

Buổi lễ khai giảng đầu tiên ở ngôi trường mới để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai. Những phút giây ấy sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí em đến mãi về.

6 tháng 3 2018

(1)Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học .(2)Ngày ngày , mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà , cậu bé lại ghé vào học lỏm . (3)Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học , thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn . (4)Nhờ thông minh , chăm chỉ , cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.

Sử dụng câu thay thế:
(1) Nhà tuy rất nghèo, nhưng Mạc Đĩnh Chi rất hiếu học.
(2) Thuở nhỏ, từng hôm, đi mót củi, cậu bé lại tranh thủ ghé vào lớp học thầy đồ gần nhà để học lỏm.
(3) Thấy cậu nhà nghèo ham học, thầy đồ gọi vào học cùng chúng bạn. 
(4) Nhờ sáng dạ lại cần cù, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất lớp của thầy đồ

6 tháng 3 2018

(1)Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học .(2)Ngày ngày , mỗi lần gánh củi đi qua ngôi trường gần nhà , cậu bé lại ghé vào học lỏm . (3)Thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học , thầy đồ cho phép cậu được vào học cùng chúng bạn . (4)Nhờ thông minh , chăm chỉ , cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành trò giỏi nhất trường.

Sử dụng câu thay thế:
(1) Nhà tuy rất nghèo, nhưng Mạc Đĩnh Chi rất hiếu học.
(2) Thuở nhỏ, từng hôm, đi mót củi, cậu bé lại tranh thủ ghé vào lớp học thầy đồ gần nhà để học lỏm.
(3) Thấy cậu nhà nghèo ham học, thầy đồ gọi vào học cùng chúng bạn. 
(4) Nhờ sáng dạ lại cần cù, cậu học trò họ Mạc nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất lớp của thầy đồ

6 tháng 8 2018

Tiếng trống trường báo hiệu giờ ra chơi vừa vang lên là lũ học sinh chúng tôi liền chạy ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Cả sân trường, cảnh tượng thật huyên náo. Góc này có nhóm đang chơi nhảy dây. Góc kia đang chơi đá cầu. Chỗ này lại có một tốp nam sinh vừa hò hét vừa đuổi theo nhau ầm ĩ. Sân trường lúc này trông cứ như một bức tranh thật nhiều màu sắc.

Các chữ in đậm là những từ sử dụng đồng từ, tính từ, danh từ.

Chúc bn hok tốt!!!

15 tháng 3 2018

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

15 tháng 3 2018

Thanks bạn nhiều lắm !!!!!!!!!

22 tháng 11 2017

Đoạn văn tả mẹ :

Đó là một buổi trưa hè, trên cánh đồng Chùa. Mẹ em vẫn cặm cụi thoăn thoát ra mạ để cấy hết thửa ruộng cho kịp vào vụ. Chao ôi, Cái nắng oi ả của những trưa tháng sáu thật kinh khủng. Mọi vật dường như cháy dần dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt ruộng nóng hổi như đang nằm trong một cái nồi đun khổng lồ. Thỉnh thoảng có vài con cá cờ nổi lên mặt nước như không thể chịu nổi cái nóng khủng khiếp. Những chú cua đồng tuy có bộ áo giáp bao bọc xung quanh nhưng cũng đành bó tay, phải trồi lên bờ tìm nơi mát mẻ nghỉ ngơi.

Mẹ em là nông dân. Hôm nay trời nóng như rang,ấy vậy mà mẹ phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước ra đồng trong nắng gay gắt để cấy nốt thửa ruộng này. Bóng mẹ in tròn trên thửa ruộng. Nó có lúc vỡ vụn ra, rồi thu lại, di chuyển từ đầu bờ này đến đầu bờ kia. Mẹ một tay cầm nắm mạ, taykia thao thóa đưa những rảnh mạ cắm xuống bùn thoan thoắt. Dáng mẹ gầy gầy xương xương nhưng có gì đó rất rắn chắc và khắc khổ. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! Em thấy, trên đồng không mông quạnh, không có một bóng cây, bóng dâm nào cả. Chỉ có bùn đất bám vào đôi chân mẹ và mạ non xanh mơn mởn như đang cháy xém đi vì nắng. Mẹ vẫn cần cù , miệt mài để cấy những hàng mạ thẳng đều và trong mẹ mơ ước một mùa vàng bội thu, hạt gạo thơm ngon. Qua rặng tre dài, bóng mẹ chập chờn, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những giọt mồ hôi lăn xuống đôi má nóng hổi của mẹ ngày càng nhiều. Đôi mắt tinh nhanh của mẹ không hề bỏ sát bất kì một chỗ dày, chỗ mỏng nào. Tất cả những cây lúa tương lai đều thẳng tắp, trông thật đẹp. Một lát sau, như chừng đã làm xong công việc. Mẹ về nhà với một vẻ mệt mỏi nhưng tràn đầy hạnh phúc.Em thương mẹ lắm !

- Động từ : Cấy

- Tính từ : chết

- Quan hệ từ : như

22 tháng 11 2017

Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa 
Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bẩy 
Có mưa tháng ba 
Giọt mồ hôi sa 
Những trưa tháng sáu 
Nước như ai nấu 
Chết cả cá cờ 
Cua ngoi lên bờ 
Mẹ em xuống cấy 
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần. 
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.

k nha

2 tháng 8 2018

Vào đầu hè là bắt đầu tiếng ve kêu tíu tít báp hiệu cho chúng em rằng sắp nghỉ hè . Hoa phượng đỏ rực một khoảng trời thế lại bọn em lại phải xa thầy cô xa mái trường mến yêu ngày nào ngơ ngác . Nghỉ hè vừa vui nhưng lại buồn . Vui vì được thư giản khỏi những tiết học căng thẳng nhưng buồn vì phải xa bạn bè thầy cô . Các bạn à nếu 1 ngày nào đó thành đạt chúng ta lạo trở về bên mái trường này nhé !