Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh là một người sống có chứng mực, không phung phí, xa hoa, sống hết lòng vì dân và vì nước. Bác là người không phô trương hình thức bên ngoài, Bác vì dân mà nhịn đói, vì dân mà người chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, vì dân mà bỏ qua cả một thời thanh xuân,.....Người đã vì đất nước mà hy sinh mọi thứ để đất nước có được những tháng ngày yên vui. Vị lãnh tụ ấy dù là chủ tịch nước nhưng lúc nào cũng sống những tháng ngày thật bình dị như những người bình thường khác. Sự tích kiệm của Bác có thể kể ở những tác phẩm truyện ngắn nhưng thật sâu sắc và ý nghĩa cho những thế hệ sau này. Bác còn căn dặn mọi người phải biết tiết kiệm tiền bạc, thì giờ, phải biết tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí,..Những lời áy của người các công dân sau này xin ghi nhớ suốt đời.
tham khảo
Tiết kiệm là đức tính cần có của tất cả chúng ta. Vậy bản chất của tiết kiệm là gì? Tại sao nó lại quan trọng với con người đến vậy? Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất. Ai cũng hiểu tài nguyên trên Trái Đất không gì là vô tận. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt, dẫu có nhiều đến đâu mà không được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ sớm cạn kiệt. Tương tự, khả năng tích lũy của con người cũng là có hạn. Nếu không có dự tính lâu dài, ăn tiêu phung phí, chẳng mấy chốc ta sẽ rơi vào nghèo túng nợ nần. Bởi vậy, có thể khẳng định, tiết kiệm chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Vậy nhưng, ngày nay, vẫn còn không ít kẻ sử dụng phung phí, thậm chí là tận thu tận diệt sản vật tự nhiên, không có ý thức giữ gìn, nâng niu tài sản chung của bản thân và nhân loại. Đồng thời, cũng có những người lầm lẫn giữa tiết kiệm với ki bo, bủn xỉn, không biết cách cho đi dù chỉ một đồng. Là thế hệ trẻ nắm giữ tương lai của đất nước, chúng ta cần nói không với các hiện tượng tiêu cực này và bắt đầu thực hành tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: tắt đèn khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước thật chặt nếu không sử dụng. Bởi đúng như Benjamin Franklin đã nói: “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu.”
-Tình hữu nghị giũa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiên giữa nước này với nước khác.
-Quan hệ hữu nghị tạo nên cơ hội, điều kiện giữa các nước, các dân tộc trên thế giới cùng hợp tác, phát triển về mọi mặt :kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học-kỉ thuật,...
-Hai quốc gia có mối quan hệ gần gũi vs Việt Nam là: Lào và Campuchia.
Bạn tham khảo:
V.Lê-nin từng khẳng định: "Học, học nữa, học mãi". Học là công việc tiếp thu tri thức để làm giàu thêm trí tuệ của mỗi người. Việc học không chỉ là chuyện một vài ngày mà là "học nữa, học mãi" - tức học suốt đời. Như vậy, câu nói của Lê-nin nhấn mạnh việc chúng ta cần học không ngừng nghỉ, học không giới hạn. Sẽ là sai lầm nếu ai đó nghĩ rằng việc học chỉ diễn ra ở trường lớp. Bước ra khỏi cánh cổng trường học, chúng ta vẫn cần học. Chúng ta không chỉ học từ sách vở, thầy cô mà còn học từ xã hội, từ trường đời với vô vàn kiến thức phải học hỏi. Cụ ông Từ Trung Chánh ở thành hố Hồ Chí Minh là một minh chứng tiêu biểu cho câu nói "Học, học nữa, học mãi". Cụ dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn miệt mài lên thư viện Khoa học tổng hợp TP Hồ chí Minh để học Tiếng Anh. Vậy mà vẫn có những bạn trẻ sống lười biếng, thụ động, không chịu học hỏi, trau dồi bản thân. Rồi chúng ta sẽ như những con tàu mắc cạn nếu cứ thu mình trong vỏ ốc kia. Kiến thức không bao giờ là dư thừa và việc học luôn luôn là việc đáng được ca ngợi.
Học tập là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với gia đình và xã hội. Học tập để tốt cho tương lai sau này của bản thân, học để xây dựng và kiến thiết nước nhà. Học tập là nỗ lực cả đời của mỗi con người, học tập không phân biệt tuổi tác, dù có ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng cần học tập. "Học, học nữa, học mãi là câu danh ngôn để đời của V.I. Lê Nin, câu danh ngôn này khuyến khích con người học tập, cố gắng hơn. Cuộc sống sau này dù có nghèo khổ nhưng chúng ta không thể ngừng tiếp thu kiến thức. Các em học sinh cũng vậy cần cố gắng học tập từng ngày để trở thành con ngoan, trò giỏi, người con tốt của đất nước. Các cụ già cao tuổi cũng đừng từ bỏ mà hãy cố gắng học tập, tiếp thu thêm các giá trị văn hóa, phát triển đất nước. Tóm lại chúng ta cần cố gắng học tập nhiều hơn nữa để xây dựng và kiến thiết nước nhà để đất nước chúng ta sánh vai với các cường quốc năm Châu.
“Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”
THAM KHẢO NÀY
Việt Nam là một nước nghèo nên cần bắt tay với các nước đang phát triển để cùng nhau phát triển, đưa nước ta lên tầm cao quốc tế.