K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2021

Bà nội yêu quý của cháu!

Cháu là ........ - cháu gái bé nhỏ của bà đây ạ. Cũng đã hơn 3 tháng cháu chưa được về quê thăm bà rồi. Không phải vì cháu không nhớ bà hay giận bà đâu bà ạ. Thật ra, cháu nhớ bà nhiều lắm. Cháu nhớ từng cái thơm má, từng cái vuốt tóc, từng lời thủ thỉ âu yếm của bà. Thế nhưng, dù vậy, cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thăm bà trong thời gian này được. Bởi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi, mang theo những nguy hiểm khôn lường.

Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn. Và đó cũng chính là lý do suốt 3 tháng nay cháu và gia đình không về quê thăm bà. Dù rất nhớ và muốn chạy ngay đến bên bà, nhưng cháu vẫn cố tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của bộ y tế, rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Thế nên, bà đừng giận cháu bà nhé!

Ở quê, bà cũng hãy cố gắng thực hiện theo những khuyến cáo của bộ y tế để giữ gìn sức khỏe của bản thân mình. Như hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người, luôn mang khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay… Để chờ khi đại dịch qua đi, cháu và cả nhà sẽ về quê thăm bà ngay. Bà sẽ lại vuốt tóc cháu, thủ thỉ những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Bà nhé?

Cháu gái yêu quý của bà

18 tháng 2 2021

đây là thư upu phải kokhocroi

24 tháng 2 2021

Sao giống thư UPU vậy?

24 tháng 2 2021

chính xác đó bạn 

 

9 tháng 1 2021

Sài Gòn , ngày 08 tháng 01 năm 2021

Gửi chị gái yêu thương của em!

Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế.

Không chỉ gây ra những thiệt hại, mà nhìn nhận khách quan, Covid-19 cũng đem lại cho mỗi người thật nhiều trải nghiệm quý giá. Đối với chị em mình, đó sẽ là rất nhiều cái lần đầu tiên. Lần đầu tiên, cả gia đình mình cùng nhau nấu ăn. Lần đầu tiên, cả nhà mình cùng nhau ngồi xem một bộ phim… Em tin chắc đó sẽ là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với gia đình mình.

Nhưng, điều khiến em cảm thấy trân trọng và ngưỡng mộ nhất. Đó là bài học về tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí... được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Bản thân một sinh viên như em, khi tham gia vào những công việc này, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào.

Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” - đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến. Sự đoàn kết xuất phát từ trên dưới một lòng đã đem lại sức mạnh to lớn. Việt Nam tự hào khi được đánh giá là một nước kiểm soát tốt dịch bệnh. Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng đã hiểu được đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.

“Chống dịch như chống giặc” - cuộc chiến này vẫn còn lâu dài. Em và chị hãy cùng nhau góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh. Thật hy vọng rằng đất nước mình sẽ sớm được bình an, chị nhỉ?

Cuối thư, em muốn chúc chị học tập tốt và giữ gìn sức khỏe!

                                                             Em của Chị

                                                                 Chi

                                                         Đào Thị Kim Chi

9 tháng 1 2021

Sài Gòn , ngày 08 tháng 01 năm 2021

Gửi chị gái yêu thương của em!

Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế.

Không chỉ gây ra những thiệt hại, mà nhìn nhận khách quan, Covid-19 cũng đem lại cho mỗi người thật nhiều trải nghiệm quý giá. Đối với chị em mình, đó sẽ là rất nhiều cái lần đầu tiên. Lần đầu tiên, cả gia đình mình cùng nhau nấu ăn. Lần đầu tiên, cả nhà mình cùng nhau ngồi xem một bộ phim… Em tin chắc đó sẽ là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với gia đình mình.

Nhưng, điều khiến em cảm thấy trân trọng và ngưỡng mộ nhất. Đó là bài học về tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí... được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Bản thân một sinh viên như em, khi tham gia vào những công việc này, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào.

Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” - đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến. Sự đoàn kết xuất phát từ trên dưới một lòng đã đem lại sức mạnh to lớn. Việt Nam tự hào khi được đánh giá là một nước kiểm soát tốt dịch bệnh. Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng đã hiểu được đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.

“Chống dịch như chống giặc” - cuộc chiến này vẫn còn lâu dài. Em và chị hãy cùng nhau góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh. Thật hy vọng rằng đất nước mình sẽ sớm được bình an, chị nhỉ?

Cuối thư, em muốn chúc chị học tập tốt và giữ gìn sức khỏe!

                                                             Em của Chị

                                                                 Chi

                                                         Đào Thị Kim Chi

Bruh sao giống tui thế

Lại viết thư UPU=((

8 tháng 1 2021

Gửi chị gái yêu thương của em!

Năm 2020 vừa qua, Việt Nam và thế giới đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khi nhiều nước lựa chọn kinh tế, thay vì an nguy của người dân mà không có những biện pháp kiên quyết chống lại đại dịch. Thì chúng ta cảm thấy thật tự hào khi Việt Nam là một đất nước dám đặt sự an toàn của nhân dân lên trên lợi ích kinh tế.

Không chỉ gây ra những thiệt hại, mà nhìn nhận khách quan, Covid-19 cũng đem lại cho mỗi người thật nhiều trải nghiệm quý giá. Đối với chị em mình, đó sẽ là rất nhiều cái lần đầu tiên. Lần đầu tiên, cả gia đình mình cùng nhau nấu ăn. Lần đầu tiên, cả nhà mình cùng nhau ngồi xem một bộ phim… Em tin chắc đó sẽ là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với gia đình mình.

Nhưng, điều khiến em cảm thấy trân trọng và ngưỡng mộ nhất. Đó là bài học về tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam. Đất nước ta vốn là một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Từ các cấp chính quyền đến người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, toàn dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, ATM khẩu trang hay địa điểm phát thực phẩm miễn phí... được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Bản thân một sinh viên như em, khi tham gia vào những công việc này, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào.

Đại dịch đã giúp chúng ta cũng nhận ra được những tình cảm thật tốt đẹp. “Không ai bị bỏ lại phía sau” - đó là câu khẩu hiệu mà mọi người dân Việt Nam đều biết đến. Sự đoàn kết xuất phát từ trên dưới một lòng đã đem lại sức mạnh to lớn. Việt Nam tự hào khi được đánh giá là một nước kiểm soát tốt dịch bệnh. Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng đã hiểu được đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.

“Chống dịch như chống giặc” - cuộc chiến này vẫn còn lâu dài. Em và chị hãy cùng nhau góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh. Thật hy vọng rằng đất nước mình sẽ sớm được bình an, chị nhỉ?

Cuối thư, em muốn chúc chị học tập tốt và giữ gìn sức khỏe!

Em ơi, viết bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt?

Vừa qua trường THCS Diễn Kỳ , huyện Diễn Châu phối hợp với quỹ “Vì em nỗ lực” tổ chức cuộc thi “Thư gửi mẹ”.Chỉ trong một thời gian ngắn, ban tổ chức đã nhận được rất nhiều bức thư của các bạn học sinh gửi về với những dòng tâm sự, tình cảm chân thành gửi người mẹ yêu dấu của mình. Trong số đó có bức thư của nữ sinh mồ côi Ngô Kiều Anh đã gây xúc động mạnh đến ban tổ chức và...
Đọc tiếp

Vừa qua trường THCS Diễn Kỳ , huyện Diễn Châu phối hợp với quỹ “Vì em nỗ lực” tổ chức cuộc thi “Thư gửi mẹ”.Chỉ trong một thời gian ngắn, ban tổ chức đã nhận được rất nhiều bức thư của các bạn học sinh gửi về với những dòng tâm sự, tình cảm chân thành gửi người mẹ yêu dấu của mình. Trong số đó có bức thư của nữ sinh mồ côi Ngô Kiều Anh đã gây xúc động mạnh đến ban tổ chức và xuất sắc giành giải nhất của cuộc thi. Ngay sau khi được chia sẻ trên các trang mạng xã hội nhiều người đã bày tỏ sự xúc động khi đọc những dòng tâm sự mộc mạc của nữ sinh lớp 7gửi người mẹ đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Sinh ra vốn không được may mắn như các bạn cùng trang lứa, lúc em còn đỏ hỏn thì không may người cha qua đời. Cũng không lâu sau đó, người mẹ của em cũng bỏ Kiều anh để về thế giới bên kĩa. Ở vùng quê nghèo nơi những định kiến căn bệnh thế kỷ còn rất nặng nề, Kiểu Anh phải sống trong sự xa lánh của mọi người. Nhưng vượt qua tất cả, cô bé mồ côi như một hạt mầm mạnh mẽ vươn lên trong bão tố cuộc đời Kiểu Anh trở thành một học sinh gương mẫu, với năng lực của mình em được chọn vào đội tuyển của trường để dự kỳ thi học sinh giỏi huyện…

                                                                                                 (theo Nguyễn Duy - Bio Dân Tri ngày 31/3/2016)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên (14)

Câu 2. Câu văn : “ Nhưng vượt qua tất cả, cô bé mồ côi như một hạt mầm mạnh mẽ vươn lên trong bão tổ cuộc đời”. Sử dụng biện páp tu từ gì? Nêu tác dụng? (1 điểm)

Câu 3. Theo tác giả Nguyễn Duy, cô bé Ngô Kiều Anh trong câu chuyện trên đã gặp những “bảo tổ cuộc đời" đó là gì? (0,5đ)

Câu 4. Nếu thông điệp của đoạn trích? (0, 5d)

0
17 tháng 3 2021

Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.

Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 20/3 Bộ Chính trị đã họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn. Trước mắt, cần cố gắng khoanh lại, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động bất ngờ, chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất. Với tinh thần tất cả cùng vào cuộc, “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng sợ hãi đến mức không dám làm gì.

Như vậy có thể nói ngay từ đầu, người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra thông điệp quan trọng là “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không ai đứng ngoài.

Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.

Khẳng định tinh thần đoàn kết cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào nước ngoài về phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng như một lời cổ vũ, động viên khích lệ mỗi người dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, tính nhân đạo, nhân văn cao cả, không ai đứng ngoài cùng cả nước vào cuộc phòng chống dịch.

Trong các cuộc họp Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đưa ra thông điệp “chống dịch như chống giặc”, Chỉ thị số 15 và 16 với phương châm 4 tại chỗ: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đồng thời đánh giá cao tinh thần và hiệu quả phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhất là của lực lượng y tế, quân đội, công an, thông tin và truyền thông; biểu dương các ngành, các cấp, các địa phương, nhất là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đã triển khai có kết quả; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt.

Có thể thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng là rất hiệu quả và rõ nét. Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Nhà nước đã có các giải pháp đồng bộ, từ đóng cửa biên giới, cách ly các điểm du lịch, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan y tế chuyên môn, các cơ quan truyền thông và thậm chí là mỗi người dân. Trong giai đoạn dịch bắt đầu bùng phát hiện nay, vai trò của hệ thống cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cách ly, giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”; khai báo y tế, khoanh vùng dập dịch. Các lực lượng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ nơi tuyến đầu đầy hiểm nguy vào cuộc đồng hành với chính phủ tham gia tích cực vào cuộc phòng chống dịch bệnh. Ngoài nguy cơ nhiễm bệnh dình dập, họ còn hy sinh tình cảm gia đình chỉ được nói chuyện với người thân qua màn hình điện thoại; hay nhiều đôi nam nữ hoãn cưới, anh bộ đội người thân mất không về được…Việc ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với Chính phủ kêu gọi mọi cá nhân tổ chức tham gia ủng hộ cuộc chiến phòng, chống dịch đã khích lệ thu hút được sự quan tâm của toàn dân. Nhiều y, bác sỹ nghỉ hưu, những thanh niên tình nguyện… cũng xung phong hưởng ứng tham gia dập dịch, các doanh nghiệp, người dân tích cực ủng hộ tiền, vật chất. Hình ảnh xúc động khi các cháu nhỏ tuổi viết thư ủng hộ tiền mừng tuổi, cụ già 101 tuổi mẹ liệt sỹ năm xưa mẹ đã tiễn con ra chiến trường nay mẹ dành số tiền tiết kiệm ủng hộ; ngay trong khu vực cách ly cũng tham gia ủng hộ tiền cho cuộc chiến. Nhiều văn nghệ sỹ cũng tham gia sáng tác thơ ca, những tác phẩm nghệ thuật, những bài hát giai điệu hào hùng nay động lòng người cổ vũ, động viên khích lệ, tinh thần cho cuộc chiến.

Kết luận số 172 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.

Những chiến thuật riêng có của Việt Nam

Nâng mức cảnh báo lên cao nhất: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ khi phát hiện dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong diện rộng và trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra thuốc chữa đã giúp Việt Nam chủ động bố trí nhân lực, vật lực và các phương án phòng chống dịch bệnh đến mức cao nhất. Ban Chỉ đạo quốc gia được thành lập là cơ quan chỉ đạo cao nhất cho chiến dịch phòng chống COVID-19. Bên cạnh đó, chúng ta đã xây dựng những kịch bản ứng phó ở các mức khác nhau để tập huấn cho cán bộ và đề cao ý thức phòng ngừa trong nhân dân.

Việt Nam ngay từ đầu đã làm cao hơn và sớm hơn những gì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dự báo. Đã đề ra và thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc kiên định: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và phương châm 4 tại chỗ đó là: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Khẩn trương, kiên quyết khoanh vùng, kịp thời cách ly các “ổ dịch” được phát hiện. Phương tiện, trang bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch cơ bản được bảo đảm. Vấn đề đời sống, bảo đảm an toàn cho lực lượng phòng, chống dịch được quan tâm.

Giãn cách xã hội để có thời gian khoanh vùng dập dịch trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ Việt Nam khi phát hiện nguồn lây chéo trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 15 và 16 và tuyên bố có dịch, thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới thực hiện cách ly 14 ngày. Với tinh thần: tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó. Khi có yêu cầu bắt buộc phải đi lại, ra ngoài nên đi bộ hoặc phương tiện cá nhân, bắt buộc phải đeo khẩu trang và cách xa 2m lúc trao đổi. Mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tùy theo điều kiện cần tổ chức lại không gian làm việc, sinh hoạt và sản xuất theo cách phù hợp nhất; làm việc, hội họp trực tuyến; mua sắm, giao tiếp online. Thực hiện sống chậm; sống đơn giản, tiết kiệm để phòng chống dịch. Từ thực tế phòng chống dịch của nước ta và các nước trên thế giới thời gian qua cho thấy; chính việc đi lại, di chuyển nhanh, nhiều; tụ tập đông người là nguyên nhân cơ bản khiến dịch bệnh phát tán khắp nơi; khiến nhiều quốc gia bị “vỡ trận” mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Chặn nguồn lây lan bằng cách hạn chế các phương tiện vận tải công cộng và dừng hẳn khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ. Ở nước ta, tại các đô thị trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị là rất lớn. Nhận rõ thực tế này, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải từ đường bộ, đường hàng không đến đường sắt, đường thủy, ngay khi dịch xuất hiện, Chính phủ luôn yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc theo từng giai đoạn, cấp độ của dịch bệnh để có các biện pháp cụ thể trong phòng chống dịch. Từ hạn chế từng phần có kiểm soát đến đóng cửa toàn bộ việc vận chuyển hành khách trong và ngoài nước bằng máy bay, tàu hỏa và các loại hình khác đi và đến các vùng có dịch.

Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm; theo dõi tiến triển hằng ngày X-quang phổi của bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng của bệnh. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân. Tiêu chuẩn ra viện, là cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.

Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Bên cạnh đó chúng ta có sự hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật kịp thời phác đồ điều trị cùng với tinh thần quyết tâm, ý thức trách nhiệm của các thầy thuốc không quản thời gian sáng, tối, đêm, với tinh thần 24/24, sẵn sàng hội chẩn đưa ra những quyết định kịp thời sáng suốt nhất, do đó Việt Nam đã chữa nhiều ca khỏi bệnh.

Nói về cách làm của Việt Nam Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết “Từ trước Tết, khi chưa có thông tin về dịch chưa vào Việt Nam, Bộ Y tế đã họp bàn kỹ lưỡng tình hình và mời các chuyên gia kể cả các đồng chí đã nghỉ hưu. Đến nay, sau 3 tháng, có thể nói chúng ta đã rất chủ động. Chúng ta luôn lường trước tình huống xấu hơn để nó không xấu đi và xấu nhất để nó không diễn ra. Chúng ta có đầy đủ các kịch bản để ứng phó dịch. Ban chỉ đạo chưa bao giờ hốt hoảng vì các diễn biến đã được dự báo và con số nhiễm bệnh đều thấp hơn chúng tôi, cũng như các chuyên gia dự báo”.