Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cậu bé Hồng là nhân vật chính,nhân vật tự truyện được viết như sự phát ngôn và hóa thân của nhà văn Nguyên Hồng. Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực. Cha cậu mất sớm do nghiện ngập,mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh cảm họ hàng bên nhà nội.Nhưng Hồng cũng là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Khi nghe những lời nói tâm độc và những rắc tâm vấy bẩn của bà cô. Cậu bé tinh ý nhận ra những tâm địa đồ ác của bà cô. Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ. Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. Cậu có một trái tim luôn khao khát hạnh phúc được ở bên người mẹ hiền. Khi đi học về,cậu vô tình gặp được mẹ. Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ. Có thể nói,cậu bé Hồng là hình ảnh của tuổi thơ nhiều data hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc,để lại ấn tượng trong lòng người đọc.
Chú bé Hồng là một cậu bé có một tuổi thơ bất hạnh nhưng cậu có một tâm hồn vô cùng trong sáng và dạt dào tình yêu thương. Bố cậu ăn chơi , nghiện ngập mất sớm, mẹ cậu phải tha hương cầu thực. Còn cậu , cậu phải sống với bà cô cay nhiệt ,ghẻ lạnh,luôn gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa chấu những hình ảnh xấu về người mẹ để cậu ruồng rẫy mẹ của mình. Nhưng Hồng đã ruồng bỏ những lời nói thâm độc của bà cô, cậu đặt một niềm tin mãnh liệt vào người mẹ của mình , cậu căm hận những thành kiến tàn ác đã khiến cho mẹ con Hồng phải xa lìa. Hơn ai hết , cậu luôn muốn sống trong tình yêu thương , được mẹ vỗ về, được làm nũng được chiều chuộng,....như bao đứa trẻ khác . Giờ đây mẹ là niềm hạnh phúc, là khát khao duy nhất của cậu. Và rồi , vào hôm giỗ đầu thầy cậu. Mẹ đã về. Hồng sung sướng vô bờ. Dạt dào, miên man khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ âu yếm vỗ về. Tất cả những khổ đau, những lời nói của bà cô đều bị lãng quên - trôi đi nhẹ như một đám mây. Trong lòng cậu lúc này chỉ còn niềm hạnh phúc. Qua đây, ta thấy được Hồng là một chú bé hiếu thảo, có tâm hồn trong sáng và hơn nữa cậu có một tình yêu thương cháy bỏng dành cho người mẹ bất hạnh của mình: hay là biểu hiễn rõ nhất của tình mẫu tử thiêng liêng.
mk viết về chú bé hồng nha bn
Tham khảo:
"Đọc trong lòng mẹ,ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm,tròn vẹn" Thật vậy! Hồng là một đứa trẻ rất đáng yêu nhưng từ nhỏ đã phải chịu bất hạnh. Cha mất vì nghiện hút, mẹ không chịu được đành đi tha hương cầu thực và có con với người khác. Hồng phải sống một mình với bà cố. Hằng ngày, Hồng vẫn phải chịu những lời xỉa xói, cay nghiệt từ bà cô. Đặc biệt, một hôm, bà cô còn mở lời kêu chú vào chơi với mẹ không và mẹ mày đã có em bé trong đấy rồi, giọng nói giễu cợt đầy căm phẫn. Hồng buồn lắm nhưng càng buồn Hồng càng thương mẹ hơn, Hồng thấy mẹ mình đã quá khổ khi phải sống trong 1 xã hội đầy hủ tục. Hồng thể hiện một tình yêu mẹ vô bờ bến. Khi biết những lời nói của cô nhắm vào mình là đều do mẹ mà ra nhưng hồng lại không giận mẹ mà càng yêu mẹ hơn. Điều này không phải ai cũng làm được, mà phải là người có tình yêu rất đằm thắm và sâu đậm. Hồng chính là biểu tượng cho một người con hiếu thảo mà mỗi chúng ta phải noi theo.
Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:
• Mở bài: Đặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.
• Thân bài:
+ Biểu hiện: Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra - đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo,... Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.
+ Nguyên nhân:
- Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỷ.
- Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.
- Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.
- Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, ...
+ Hậu quả:
- Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.
- Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.
- Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.
+ Cách khắc phục:
- Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.
- Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp cùa lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.
- Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỷ.
• Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.
Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, tác giả Nguyên Hồng đã xây dựng rất thành công nhân vật người cô là hiện thân cho sự khắc nghiệt của xã hội phong kiến. Thật vậy, người cô trong truyện chính là đại diện cho những sự cay nghiệt, độc ác của 1 xã hội chà đạp lên quyền sống và quyền hạnh phúc của người phụ nữ. Trong cuộc trò chuyện với Hồng, người cô thường xuyên xoáy vào nỗi đau thiếu thốn tình thương của Hồng. Mục đích chính của người cô chính là làm cho hình ảnh của mẹ xấu đi trong mắt Hồng, để Hồng ghét bỏ mẹ và làm cho Hồng phải đau đớn. Người cô không hề thương xót gì cho những người trong cùng gia đình là Hồng và mẹ Hồng. Vì thế, cô đã thường xuyên nhắc đến mẹ, người mà Hồng đang thực sự ao ước được gặp lúc này nhưng vẫn phải kìm nén. Nhắc đến mẹ - một người khi nhắc đến luôn làm Hồng trực trào cảm xúc. Tuy nhiên, người cô này nhắc đến mẹ Hồng thì dùng toàn những lời lẽ miệt thị và bêu rếu mẹ của Hồng. Mục đích của người cô là làm cho Hồng trở nên ghét mẹ của mình. Xuất phát từ sự ghét bỏ mẹ Hồng và Hồng, người cô dùng những lời nói rất kịch và mỉa mai để làm cho Hồng đau khổ. Hoàn cảnh thiếu thốn tình thương phải xa mẹ mà người cô còn nói là mẹ có con với người khác càng làm cho Hồng đau đớn hơn. Tất cả đều là mục đích của người cô làm cho Hồng đau khổ và Hồng sẽ nghĩ xấu về mẹ của mình. Thế nhưng, sự cay nghiệt của người cô lại càng làm cho tình yêu mẹ của Hồng được thể hiện sâu sắc hơn trong văn bản.
Sự xuất hiện của nhân vật người cô: Tuy xuất hiện không nhiều, chủ yếu qua một đoạn đối thoại với chú bé, nhưng đây cũn là một nhân vật gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đây rõ ràng là một nhân vật thâm độc, xảo quyệt, bênh vực và bảo vệ những lề thói tàn nhẫn trong xã hội đương thời. Qua một đoạn văn ngắn, bà cô đã hiện lên khá sống động nhờ nghệ thuật miêu tả hành động, ngôn ngữ và tâm lí nhân vật một cách chân thực của Nguyên Hồng.
Đặc điểm nội bật của con người này là sự tàn nhẫn, độc ác. Là người trong gia đình chắc chắn cô không lạ gì nỗi khổ xa mẹ, tình cảm của đứa cháu mồ côi, chắc chắn bà thừa hiểu Hồng là một chú bé dễ xúc cảm, rất mau nước mắt. Bà cô cũng biết rõ về tình cảm khốn khổ của chị dâu mình. Trong hoàn cảnh này, những người khác sẽ chăm sóc, an ủi đứa cháu, giúp nó dịu bớt nỗi đau mất cha và nhất là nỗi đau xa mẹ. Người cô ở đây đã xử sự hoàn toàn khác. Bà ta đã nói bé Hồng về chuyện mẹ bé không phải để động viên, chia sẻ, cảm thông, mà ngược lại, với một mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ. Nhằm thực hiện mục đích này, người cô cố tạo ra vẻ tươi cười vờ hỏi cháu: “Có muốn vòa Thanh Hóa chơi với mẹ không?” rồi bằng giọng ngọt ngào, người cô vừa trách cháu vừa đưa tin: “Mợ mày phát tài lắm, có như trước đâu”. Khi đứa cháu khốn khổ sắp phát khóc, bà ta vỗ vai nó và lại tiếp tục nói những nói ngọt ngào như cứa vào tim thằng bé. Lời nói của người cô xảo quyệt, lươn lẹo trước sau mâu thuẫn. Bà ta vừa bảo bé Hồng “Mợ mày phát tài lắm”, nhưng ngay sau đó lại tươi cười kể rành rọt: Có người, một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở bên một rổ bóng đèn, ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gây rạch đi, thấy thế bà tha thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ Hồng vội quay đi, lấy nón che…
Qua đoạn đối thoại, người đọc có thể nhận thấy người cô tìm cớ xui bé Hồng vào thăm mẹ (thậm chí bà còn hứa cho cháu tiền tàu) cốt để thông báo chuyện mẹ cháu đã sinh con khi chưa đoạn tang chồng. Bằng việc làm này, chứng tỏ bà cô tìm các hành hạ, giễu cợt nỗi đau xa mẹ của bé Hồng. Bà ta rắp tâm chia lía tình cảm mẹ con, hủy diệt niềm yêu thương, kính trọng của bé Hồng đối với người mẹ khốn khổ. Đồng thời bà ta cũng lấy làm hả hê, thích thú trước tình cảnh khốn khổ của người chị dâu mình.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn đã được tác giả làm rõ.(1) Bởi ngay từ đầu văn bản, ta có thể thấy hoàn cảnh của bé Hồng vô cùng đáng thương khi có một người bố ăn chơi nghiện ngập nên mất sớm, khiến mẹ phải đi xa tha hương cầu thực.(2) Cậu bé ở lại, phải sống với nhà ngoại cùng bà cô độc ác, cay nghiệt luôn nói những lời không hay về mẹ của cậu. (3) Hằng ngày, Hồng vẫn phải chịu những lời xỉa xói, cay nghiệt từ bà cô, đặc biệt, một hôm, bà cô còn mở lời kêu cậu vào chơi với mẹ không rồi lại lật mặt nói mẹ mày đã có em bé trong đấy rồi, giọng nói giễu cợt đầy căm phẫn.(4) Ấy vậy mà cậu bé không bận tâm đến những lời của bà cô mà thay vào đó là yêu thương mẹ nhiều hơn. (5) Cậu chỉ nhớ về mẹ những kí ức đẹp nhất, từ đó, câu luôn có những suy nghĩ là muốn hết lòng bảo vệ mẹ, mong mẹ được hạnh phúc.(6) Tình yêu thương to lớn dành cho mẹ khiến cậu bé muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp của mình.(7) Nó còn được thể hiện qua việc khi cậu gặp mẹ(8) Khi đó vừa tan học về, cậu thấy bóng một người phụ nữ đi xe xích-lô chạy qua rất giống mẹ, cậu muốn chạy theo và gọi, thế nhưng cậu sợ, nếu nhầm người thì chắc chăns cậu sẽ bị lũ bạn trêu chọc, thế rồi cậu vẫn dúng cảm đứng lện và chạy theo sau gọi.(9) "Mợ ơi...mợ ơi..." từng lời nói như nghẹn ngào, cảm động biết bao, rồi người phụ nữ quay lại, thật may mắn, đúng là mẹ rồi đã xà vào lòng mẹ ôm thật chặt như thỏa khát khao thương nhớ và luôn muốn được mẹ che chở mãi mãi.(10) Qua văn bản trên đã thể hiện những cảm xúc của bé Hồng ,dù em có tâm hồn bị tổn thương nhưng vẫn yêu thương mẹ sâu sắc, mãnh liệt. (11)
Trường từ vựng: In đậm nghiêng (Cảm xúc của con người)tham khảo:
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn đã được tác giả làm rõ. Bởi ngay từ đầu văn bản, ta có thể thấy hoàn cảnh của bé Hồng vô cùng đáng thương khi có một người bố ăn chơi nghiện ngập nên mất sớm, khiến mẹ phải đi xa tha hương cầu thực. Cậu bé ở lại, phải sống với nhà ngoại cùng bà cô độc ác, cay nghiệt luôn nói những lời không hay về mẹ của cậu.Hằng ngày, Hồng vẫn phải chịu những lời xỉa xói, cay nghiệt từ bà cô, đặc biệt, một hôm, bà cô còn mở lời kêu cậu vào chơi với mẹ không rồi lại lật mặt nói mẹ mày đã có em bé trong đấy rồi, giọng nói giễu cợt đầy căm phẫn. Ấy vậy mà cậu bé không bận tâm đến những lời của bà cô mà thay vào đó là yêu thương mẹ nhiều hơn. Cậu chỉ nhớ về mẹ những kí ức đẹp nhất, từ đó, câu luôn có những suy nghĩ là muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Tình yêu thương to lớn dành cho mẹ khiến cậu bé muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp của mình. Nó còn được thể hiện qua việc khi cậu gặp mẹ.Khi đó vừa tan học về, cậu thấy bóng một người phụ nữ đi xe xích-lô chạy qua rất giống mẹ, cậu muốn chạy theo và gọi, thế nhưng cậu sợ, nếu nhầm người thì chắc chăns cậu sẽ bị lũ bạn trêu chọc, thế rồi cậu vẫn dúng cảm đứng lện và chạy theo sau gọi. "Mợ ơi...mợ ơi..." từng lời nói như nghẹn ngào, cảm động biết bao, rồi người phụ nữ quay lại, thật may mắn, đúng là mẹ rồi đã xà vào lòng mẹ ôm thật chặt như thỏa khát khao thương nhớ và luôn muốn được mẹ che chở mãi mãi. Qua văn bản trên đã thể hiện những cảm xúc của bé Hồng ,dù em có tâm hồn bị tổn thương nhưng vẫn yêu thương mẹ sâu sắc, mãnh liệt.
Tình thái từ về tâm trạng thái tâm lý con người đâu ạ??
Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.
Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mảnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.
Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.
Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...
“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”
Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào.
Một sớm mai trong bài giảng của thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:
“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi”.
Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với ba, con lại nghe ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! Mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:
“Công cha như núi Thái sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!
Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!
“Con ho lòng mẹ tan tành. Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.
Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!
Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?
Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc. Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán.
Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?
Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con.Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người.
Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.
Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng.
Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.
Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.
Thời gian lặng lẽ trôi, kim đồng hồ thì mải miết làm nhiệm vụ của nó không ngừng nghỉ khiến trong tôi cứ dấy lên bao nỗi bâng khuâng, cảm xúc vui buồn lẫn lộn vì chỉ còn một khoảng thời gian ngắn nữa thôi tôi sẽ phải rời xa mái trường Trung học phổ thông số 2 Tư Nghĩa thân yêu để bước đi trên con đường mới, bước sang một trang mới của cuộc đời.
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày tôi mới bước chân vào ngôi trường này. Lúc ấy, tôi như một chú chim non sa vào không gian rộng lớn với bao bỡ ngỡ. Tôi lạc lõng với mọi thứ xung quanh, tôi rụt rè, tôi sợ hãi với môi trường hoàn toàn xa lạ này. Tôi tưởng sẽ không bao giờ có thể hòa nhập được với nhịp sống ở đây. Nhưng không, chính những người thầy, người cô quý mến cùng với biết bao người bạn mới đã giúp tôi thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, lúc nào cũng “không thể được” của bản thân mà tự tin vững bước trên đôi chân của mình, không còn những thấp thỏm hay lo âu nữa.
Đến bây giờ, thời gian ấy chỉ còn là những hoài niệm khi tôi đã là một nữ sinh cuối cấp, đang chuẩn bị hành trang để “chiến đấu” với thế giới bên ngoài – một thế giới còn rộng lớn hơn cả nơi đây. Sẽ không còn những lúc bị thầy cô la mắng, trách phạt hay giờ phút liên hoan được vui chơi, quậy phá cùng đám bạn, được nói ra tất cả những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân. Ôi! Chỉ nghĩ đến đây thôi là trái tim tôi quặn thắt với bao cảm xúc dâng trào để rồi nghẹn ngào không cất thành lời trong tôi.
Thật hạnh phúc biết bao khi chúng tôi được sống trong vòng tay, nâng niu, che chở của thầy, cô và bè bạn… được học tập, vui chơi một cách thoải mái, được tự do tinh nghịch, khiến bao lần thầy cô phiền lòng… giờ nghĩ lại mới thấy mình thật đáng trách. Thời gian cứ mãi trôi không chờ đợi một ai cả. Vậy mà, chúng tôi lại không biết quý trọng khoảng thời gian quý giá ấy, lại cứ lãng phí nó vào những việc vô bổ. Mặc dù đã là học sinh cấp ba nhưng sao chúng tôi vẫn còn hời hợt, không chín chắn trong suy nghĩ nên đã nhiều lần vô tình làm cho mái tóc thầy cô thêm sợi bạc, bao lần làm phiền lòng những người đã lo lắng, quan tâm chúng tôi. Tôi hay cãi bướng khi bị thầy cô la mắng, hay bất đồng quan điểm với bạn bè, hay những lúc làm sai mà lại không dám dũng cảm xin lỗi. Giờ nghĩ lại thật đáng xấu hổ biết bao!
Sẽ không còn bao lâu nữa, tiếng ve sẽ râm ran trên khắp sân trường, những chùm hoa phương đỏ sẽ rực rỡ trên nền trời xanh thẳm. Đấy cũng chính là lúc mà chúng tôi – những đứa con của ngôi trường yêu dấu này sắp phải chia xa, phải dấn thân vào cuộc đời để phấn đấu khẳng định sự trưởng thành của mình trong bao năm được rèn luyện, tu dưỡng tại nơi đây. Không có ngôn từ nào để có thể diễn tả được hết cảm xúc của tôi lúc này. Có cái gì đó như nghẹn nơi cổ họng, nó đè nén bao tình cảm của tôi khiến tôi không thể nói ra thành lời.
Lúc trước, tôi từng nghĩ rằng là học sinh lớp 12 thật là oai vì được làm tấm gương cho các em lớp dưới noi theo. Tôi thấy trọng trách ngày càng lớn khi cận kề với kì thi Trung học phổ thông Quốc gia sắp đến. Tôi thấy cả niềm háo hức khi sắp được ra trường… Tôi muốn được nhanh chóng hòa vào thế giới rộng lớn kia để mà bay nhảy, để tự do làm những điều mình thích. Thế nhưng khi ngồi nhìn lại sân trường những buổi ra chơi, nhìn thấy thầy cô hôm nào cũng đi về trên bục giảng, nhìn bạn bè còn đó với nụ cười thân thương hay nhớ lại những lúc giận hờn, tôi lại thêm luyến tiếc, nhớ nhung những khoảng thời gian đã qua.
Tôi sợ lắm cái ngày phải chia tay với thầy cô, bè bạn và mái trường yêu dấu. Thế nên, tôi lại muốn níu giữ sợi dây thời gian vô hình này bằng sức lực nhỏ bé của mình mặc dù tôi biết rằng sẽ chẳng thể được. Song, tôi bất lực khi thời gian qua đi với bao nuối tiếc muộn màng…
“Có tiếng ve suốt một thời không ai hay
Chỉ lúc xa nhau mới thấy buồn đến thế
Mười hai năm ve kêu như thành lệ
Bước đi không đành mà ngoảnh lại buồn hơn”.
Sắp kết thúc mười hai năm học, tôi mới bỗng thấy nhớ, thấy thương và luyến tiếc. Nhớ thầy chủ nhiệm – người thầy hiền từ nhưng cũng rất nghiêm khắc mỗi lần tôi vi phạm. Những lúc nghe thầy mắng, tôi thấy tự ái, giận thầy ghê gớm. Tôi nghĩ rằng, thầy chẳng hiểu tâm lý học sinh chút nào cả nhưng giờ nghĩ lại nước mắt cứ chực trào. Đến bây giờ, tôi mới biết thầy dành cho chúng tôi bao tình thương của người cha người mẹ. Khi sắp phải xa trường, xa thầy rồi, tôi bỗng thèm một lần lại được nghe thầy mắng để biết thêm về những bài học làm người.
Hôm nay, đi đâu trong khuôn viên trường tôi cũng đều thấy quen thuộc vì nó đã gắn bó với tôi đã gần được ba năm rồi. Những chiếc ghế đá, hàng phượng vĩ vẫn nằm im như là chứng nhân cho bao sự đổi thay cùng kỉ niệm mà các thế hệ học trò từng nâng niu, quý trọng. Trong khoảnh khắc sắp chia xa này, tôi thấy sao mà nhớ thế… nhớ từng chiếc ghế, hàng cây… nhớ lớp học… bảng đen… nhớ bàn ghế… bè bạn… nhớ hình ảnh người thầy, người cô tóc âm thầm chăm sóc cho học sinh thân yêu… Những điều ấy càng làm tăng thêm nỗi nhớ trong tim tôi. Tôi muốn ghì chặt, ôm riết tất cả vào lòng, muốn mang đi tất cả để thỏa mãn sự nhớ nhung của mình. Niềm hạnh phúc lớn lao trong tôi là được học tập, vui chơi dưới mái trường này, được nghe từng bài giảng của thầy cô. Để mai đây khi phải rời xa “mái nhà” ấm cúng này, chúng tôi vô cùng nuối tiếc. Có thể chúng tôi sẽ gặp trở ngại, sẽ vấp ngã trên đường đời nhưng chúng tôi tin rằng thầy cô luôn đứng đó, trong sân trường, dõi theo từng bước chân, tiếp thêm cho chúng tôi niền tin và sức mạnh. Dù có đi hết chặng đường dài của cuộc đời chúng tôi vẫn chưa đáp ứng hết những điều mà thầy cô mong mỏi. Nhưng chúng tôi biết chắc rằng dù ở nơi đâu hay làm bất cứ việc gì thì ngôi trường này mãi là bến đỗ bình yên, mãi là tổ ấm luôn dang rộng đôi tay chào đón chúng tôi trở về sau bao mỏi mệt.
Tôi tự nhủ với lòng, hôm nay ta chia tay nhau là để sau này ta gặp lại. Có thể chúng ta không phải là những người giỏi nhất nhưng hãy là người cố gắng nhất để sau này khi có dịp về thăm trường, chúng ta tự hào báo cáo thành tích đạt được với các thầy cô yêu quý. Chỉ còn một khoảng thời gian ngắn nữa thôi, tôi sẽ học cách biết trân trọng mọi thứ, biết chăm chỉ lắng nghe lời dạy của thầy cô và đối xử tốt với bạn bè để khi chia xa không phải hối hận và cũng để thầy cô sẽ nhớ về tôi với những kỷ niệm đẹp nhất. Tôi sẽ cố gắng đạt kết quả thật tốt trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia sắp tới. Đó là đóa hoa đẹp nhất, tươi thắm nhất mà tôi tự hứa sẽ dành tặng thầy cô của mình. Những chú ve kia ơi, chớ vội vàng ngân lên những khúc nhạc du dương buồn thương ấy, để tôi còn thêm thời gian được sống bên bè bạn, thầy cô và mái trường Trung học phổ thông số 2 Tư Nghĩa thân yêu này.
“Mái trường ơi! Thầy cô ơi!
Sẽ có ngày em quay trở lại
Với em kỉ niệm là mãi mãi
Tiếng trống trường như nhịp đập trái tim…”