Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay đang rung lên một hồi chuông cảnh báo về sự vô tâm của con người trước những con người bị chà đạp, áp bức. Vì vậy xã hội cần có những giải pháp để giải quyết vấn đề những vấn đề nhức nhối này.Cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật phòng chống bạo lực, luật hôn nhân và gia đình. Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng chống Bạo lực gi đình, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình.Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá và làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp trừng phạt thích đáng những người sử dụng bạo lực gia đình. Và một điều quan trong không kém đó là những người chịu sự bạo lực phải lên tiếng để bảo vệ chính bản thân mình.( để tham khảo thui nha) cop trên mạng
Cậu tham khảo:
Một trong những tình cảm quan trọng nhất là tình cảm gia đình. Trước hết, tình cảm gia đình là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết bảo vệ tình cảm gia đình.
Cậu tham khảo:
Một trong những tình cảm quan trọng nhất là tình cảm gia đình. Trước hết, tình cảm gia đình là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết bảo vệ tình cảm gia đình.
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, là nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức, nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng và xã hội.
Trong gia đình, những đứa trẻ lớn lên, dần được hình thành và thấm sâu nhu cầu “thuộc về một cái gì đó lớn hơn và tốt hơn bản thân mình”. Cũng trong gia đình, lần đầu tiên, những đứa trẻ biết quý trọng tình nghĩa, biết kính trọng và yêu thương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Một gia đình hạnh phúc là một gia đình mà trong đó, mọi thành viên sống vui vẻ, êm ấm, yêu thương và có ý thức trách nhiệm với nhau, chăm sóc lẫn nhau và khi cần thiết thì biết hy sinh cho nhau, nhường nhịn lẫn nhau, luôn tạo ra bầu không khí ấm áp, thuận hoà trong gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của giao lưu và hội nhập về mọi mặt trong đời sống xã hội, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức của gia đình nói chung, nếp sống truyền thống của gia đình Việt Nam nói riêng, đang có nguy cơ mai một dần. Và, đặc biệt, một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến trong một số gia đình trên thế giới và ở Việt Nam (cả thành thị và nông thôn), đang ảnh hưởng không nhỏ tới những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình – hiện tượng bạo lực gia đình đang diễn ra một cách khá nghiêm trọng. Gần đây, sự gia tăng của hiện tượng này đang ngày càng làm cho người ta cảm thấy lo ngại hơn bao giờ hết, bởi nó ngày càng cản trở mạnh mẽ sự phát triển của gia đình, của văn hoá và đạo đức gia đình ở Việt Nam nói riêng. Bạo lực gia đình là sự ngược đãi về thân thể và lời nói, ngược đãi về tình cảm, lạm dụng về kinh tế, ngược đãi về mặt xã hội và những ngược đãi liên quan đến tình dục. Bạo lực gia đình diễn ra ở mọi nơi, không những ở các vùng nông thôn, mà còn ở cả các đô thị; không những trong nhóm những người nghèo, mà còn ở cả nhóm những người có thu nhập cao. Bạo lực gia đình không loại trừ thành phần xã hội nào. Từ góc độ đạo đức, có thể nói rằng, bạo lực gia đình bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố căn bản nhất là sự xuống cấp về đạo đức. Những kẻ gây ra bạo lực gia đình thường là không nhận thức được trách nhiệm và bổn phận của mình đối với các thành viên khác trong gia đình. Cũng có khi họ nhận thức được, nhưng lại không hành động đúng với điều mà mình đã nhận thức, cốt chỉ để thoả mãn những lợi ích riêng tư, cá nhân, mà bạo lực được coi là phương án lựa chọn tức thời và có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Trầm trọng hơn, có những trường hợp bạo lực là do sự vô nhân tính, thiếu lương tâm của thủ phạm gây ra bạo lực. Họ không còn nghĩ đến tình thương, trách nhiệm, sự sẻ chia đối với những người đã sinh ra họ, những người đã cùng họ chia ngọt, sẻ bùi, hay những người do họ đã sinh ra. Chính họ đã làm cho gia đình không còn là mái ấm, mà trở thành địa ngục đối với những nạn nhân của bạo hành gia đình. Hậu quả của bạo lực gia đình là rất lớn, ảnh hưởng của nó cũng rất lâu dài, đặc biệt là ảnh hưởng tới đời sống tinh thần, đạo đức của con người khiến nạn nhân luôn phải sống trong lo âu, đau đớn và sợ hãi, bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần và do vậy, họ không thể hoàn thành tốt vai trò của mình đối với gia đình, đặc biệt là việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Khi đó, khả năng tan vỡ của gia đình là rất lớn. Đối với những người con, bạo lực gia đình từng bước biến đứa trẻ hiền lành trở nên lì lợm, đồng thời có thể làm xuất hiện ở trẻ những biểu hiện tâm lý tiêu cực, như trầm cảm, nhu nhược, thiếu tự tin,… hậu quả là đứa trẻ sẽ xa rời gia đình, dễ dàng tiếp thu những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, hoặc trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội. Sự gia tăng của bạo lực gia đình trong điều kiện hiện nay còn có một nguyên nhân rất trực tiếp và quan trọng nữa. Đó là sự trừng phạt chưa đủ mạnh của pháp luật, sự thiếu quan tâm của các cơ quan công quyền, các tổ chức xã hội, sự phê phán chưa đủ sâu và rộng từ dư luận xã hội đối với các hiện tượng bạo lực gia đình. Việc thực hiện triệt để và có hiệu quả Luật phòng chống bạo hành gia đình là đảm bảo trực tiếp nhất nhằm ngăn chặn và tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn bạo lực gia đình. Điều đó không chỉ đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao từ phía các cơ quan công quyền, các tổ chức, đoàn thể xã hội, mà còn đòi hỏi mọi người dân, đặc biệt là những nạn nhân của bạo lực gia đình phải nhận thức được trách nhiệm của bản thân, kiên quyết đấu tranh chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, ngoài giải pháp về pháp luật, những giải pháp về giáo dục cũng không kém phần quan trọng. Vấn đề đặt ra là, cần giáo dục cho mỗi người, với tư cách là thành viên của gia đình, nhận thức được rằng, xâm phạm đến các thành viên khác trong gia đình là vi phạm quyền con người; rằng, nhân cách con người đòi hỏi mỗi thành viên của gia đình phải biết chia sẻ, cảm thông, hy sinh cho nhau để cùng xây dựng một cuộc sống gia đình hòa thuận, có văn hóa; rằng, cuộc sống gia đình có những đặc trưng văn hóa, đạo đức, tâm lý đặc thù đòi hỏi mỗi thành viên phải có những hiểu biết và ứng xử một cách có văn hóa. Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta nghe, thấy không ít các trường hợp bệnh nhân nhập viện vì chấn thương do các tác nhân bạo lực gia đình gây ra, có những trường hợp rất man rợ và đáng thương tâm. Nhiều vụ ly hôn ra toà là nguyên nhân của nạn bạo lực gia đình. Phụ nữ là những đối tượng nhạy cảm, vì vậy, các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh, nguy hại hơn là sự suy giảm thần kinh đã trở thành bệnh là những di hậu của nạn bạo hành gia đình. Không chỉ thế, người phụ nữ còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về sinh lý dưới tác động của hành vi bạo lực về tình dục. Trong những năm gần đây, nạn bạo lực gia đình vẫn chưa được ngăn chặn, không nói là có dấu hiệu gia tăng. Một mặt của vấn đề này là do phong tục truyền thống, một bộ phận người Việt Nam chúng ta vẫn coi đây là vấn đề riêng tư, mang tính chất gia đình thuần túy, người phụ nữ chịu tác động của nạn bao hành vẫn còn đơn độc. Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về hành vi bạo lực gia đình, sự tham gia của cộng đồng cho vấn đề xã hội này còn hạn chế, chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa thường xuyên; lực lượng tham gia công tác này còn thiếu về số lượng, chưa được đảm bảo an toàn trước những tác nhân có hành vi bạo lực gia đình nguy hiểm. Để ngày càng giảm thiểu thấp nhất nạn bạo lực gia đình, đảm bảo an sinh xã hội, cả cộng động cần phải chung tay giải quyết, xem và nhận thức được rằng đây là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, hội, đặc biệt Hội phụ nữ; của các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, của hệ thống Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình; của công tác tuyên truyền, giáo dục xã hội, thì tác nhân gây bạo lực gia đình cần được giáo dục và đi đến nhận thức được rằng nạn bạo hành gia đình là vấn đề mang tính xã hội, đã có sự can thiệp của các cấp chính quyền, và đó là hành vi phi nhân bản, xa rời mục tiêu phát triển con người trong xã hội hiện đại. Riêng đối với cá nhân là nạn nhân bạo lực gia đình cần phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, với các lực lượng, đoàn thể xã hội để giải quyết vấn nạn xã hội này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Vì vậy, mỗi cá nhân và cả cộng đồng hãy góp sức hạn chế, đẩy lùi nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng, bạo lực gia đình nói chung, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, văn minh. Chẳng biết đến bao giờ xã hội ta mới không còn những người phụ nữ hằng ngày chịu đựng những tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần mà những người gây ra nó không ai khác là chồng mình. Chẳng biết khi nào xã hội ta mới có những mầm non không phải chứng kiến cảnh cha đánh đập, chửi bới mẹ, để chúng có thể yên ổn lớn lên, trưởng thành trong một môi trường lành mạnh mà “bạo lực” không phải là câu trả lời cho mọi vấn đề.tham thảo :
Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này. Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc… gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Theo bản thân người viết: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.
“Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình…” là một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Đối với một người thì mái ấm gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm tuổi từ lúc sinh ra, trường thành. Nhưng với một số người thì gia đình chưa hẳn là nơi trọn vẹn và mong chờ để trở về.
Gia đình chính là một tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.
Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.
Có một gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.
Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.
Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.
Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.
Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.
Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.
Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.
Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Hãy mở lòng để tạo những mái ấm thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.
“Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình…” là một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Đối với một người thì mái ấm gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm tuổi từ lúc sinh ra, trường thành. Nhưng với một số người thì gia đình chưa hẳn là nơi trọn vẹn và mong chờ để trở về.
Gia đình chính là một tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.
Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.
Có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.
Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.
Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.
Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.
Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.
Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.
Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.
Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Hãy mở lòng để tạo những mái ấm gia đình thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình trạng bạo lực gia đình – thực trạng, nguyên nhân, hệ quả và giải pháp phòng tránh.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Bạo lực gia đình là: hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình nhằm đe dọa, gây tổn hại đến sức khỏe, tâm lí, đời sống của các thành viên khác.
+ Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
→ Các loại bạo lực gia đình:
+ Bạo lực về mặt thể xác: dùng vũ lực tác động làm tổn hại đến sức khỏe của người khác.
+ Bạo lực về mặt tinh thần: dùng lời lẽ xỉ vả, mắng nhiếc... trong một thời gian dài.
+ Bạo lực xã hội: không cho tiếp xúc với bạn bè, người thân, cộng dồng.
+ Bạo lực tình dục: loạn luận, cưỡng ép tình dục trong quan hệ vợ chồng...
→ Thực trạng của bạo lực gia đình: (Ảnh chụp số liệu thống kê trên trang wikipedia)
→ Nguyên nhân của bạo lực gia đình: cả chủ quan lẫn khách quan:
+ Do tệ nạn xã hội: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút (Say rượu, cờ bạc thua, thiếu tiền hút chích...) về nhà trút giận lên người thân.
+ Do kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp (trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới, .
+ Người trong cuộc bao che, ngần ngại, không tố cáo, để hành vi bạo lực đó vẫn tiếp tục tiếp diễn.
...
→ Hệ quả của bạo lực gia đình:
+ Tổn thương về thể xác lẫn tinh thần, nhất là đối tượng trẻ nhỏ bị bạo hành thể xác bị ảnh hưởng tâm lí nặng nề.
+ Thiệt hại kinh tế.
+ Đi ngược lại truyền thống gia đình tốt đẹp của dân tộc.
+ Vi phạm nghiêm trọng các quyền của con người: quyền tự do thân thể và bất khả xâm phạm thân thể.
→ Giải pháp phòng chống bạo lực gia đình:
+ Tuyên truyền, giáo dục nhận thức người dân về tác hại nghiêm trọng của bạo lực gia đình đến đời sống vật chất – tinh thần của mỗi con người.
+ Kịp thời nắm bắt những hoàn cảnh gia đình xảy ra bạo lực để có hướng hòa giải/ ngăn chặn.
+ Chế tài xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.
- Bình luận (2đ):
+ Bạo lực gia đình là hiện tượng xấu, cần loại bỏ để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
+ Bài học cho bản thân em, nhận thức hành động: ngăn chặn bạo lực từ chính ngôi nhà của mình, tuyên truyền với mọi người về nguyên nhân, tác hại...
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại vấn đề. Xã hội cần chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình.