Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc đời của mỗi người chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng được cấp sách đến trường từ lúc 6 tuổi.Lúc đó khi bước vào trường thì lại cảm thấy ngôi trường thật là xa lạ,to lớn đứng sừng sững trước mắt vừa ngạc nhiên vừa lo sợ.Lúc đó chẳng quen biết một ai mà lại giữa sân trường rộng lớn tôi cảm thấy mình rất bé nhỏ,sợ hải.Nhưng thời gian lại thấm thoát trôi đi tôi đã rời khỏi ngôi trường.Cho tới bây giờ nhớ lại thì cảm thấy thật bồi hồi,xao xuyến,nhớ nhung đến ngôi trường.Và ngày đầu tiên đi học chính là một kỉ niệm đấng nhớ của mỗi người.
Tôi còn nhớ như in buổi sáng hôm đó, khi vừa bước vào trường, mọi thứ thật là đẹp và lộng lẫy. Bao nhiêu là cờ, là hoa và bao nhiêu là thầy cô với bạn bè, thật là đông vui nhộn nhịp như một ngày hội vậy! Tôi tiến đến hàng ghế lớp mình cùng với bao bạn bè mới với một niềm vui khôn xiết lẫn một chút rụt rè. Điều mà tôi nhớ nhất đén tận ngày hôm nay là tôi đã nhận nhầm lớp của mình chỉ vì mải chơi. Mọi người biết vì sao không? Đó là khi vừa kết thúc buổi khai giảng ở trường, tôi với mấy đứa bạn chạy lên sân khấu để chơi. Khi tôi và mấy đứa bạn thấy mọi người đã vào hết lớp của mình rồi thì chúng tôi nháo nhát chạy về lớp học. Trong lúc chạy về lớp, chúng tôi rất sợ, sợ rằng cô giáo sẽ mắng. Chỉ vì chúng tôi hơi bị hoảng nên đã chạy nhầm vào lớp 1B mà trong khi đó chúng tôi học lớp 1A. Vừa chạy vào lớp, cô giáo lớp 1B hỏi chúng tôi là học sinh lớp mấy, học cô giáo nào mà sao chạy nhầm vào lớp của cô. Lúc đó, chúng tôi mặt đỏ tía tai, xấu hổ đến nỗi chẳng dám quay xuồng lớp. Rồi cô giáo cũng nhẹ nhàng rắt tay chúng tôi về lớp, về đến lớp củ mình, chúng tôi thật vui và đã học được một bài học quý giá đến tận ngày hôm nay.
I. MỞ BÀI
- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát "Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt
tay đến trường,... "
- Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta.
II.THÂN BÀI
Cảm xúc, tâm trạng cúa tôi trong đêm trước khi ngày mai đi học
- Chộn rộn, háo hức đến lạ.
- Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,... sần sàng cho ngày mai đi học.
- Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ.
- Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao?
2. Ngày dầu tiên đen trường.
- Trên đường đến trường
- Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”.
- Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức. tràn đầy niềm vui.
- Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm.Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm
- Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng cỏ nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị.
2.Khi tới trường
Đứng trước cổng trường: cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp.
Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.
- Bước vào sân trường: sàn trường thật rộng lớn, từng dãy phòng họ khang
trang, đẹp đẽ khiển tôi thật thích thú.
- Xếp hàng: mẹ buông tay tỏi và bao tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự
điều động của nhà trường.
- Cảm xúc cùa tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sự mẹ sẽ bỏ mình, bấu
víu lấy áo mẹ không rời,...
- Mẹ tôi dịu dàng khuyên tôi phải mạnh dạn hơn.
3. Trong giờ học
- Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học.Tôi vần cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không ? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.
- Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.
- Phòng học đẹp là vì:sơn phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngàn nắp. Trên các bức tường được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.
- Chúng tôi bước vào bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.
- Cô giảng bài thật hay. Lời giảng du dương, trong treo, ngọt ngào đưa chúng tôi đến với sự thú vị của từng bài học.
- Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!
d.Giờ ra về
- Vừa bước chân xuống cầu thang, tôi đã nhìn thấy mẹ mình.
- Tôi vui mừng chạy đến, hôn lên má mẹ.
- Mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Tôi kể
mẹ nghe mọi việc.
- Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc.
III. KẾT BÀI
- Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tôi là thế đó.
- Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi.
bạn ơi mình viết văn thì nên tham khảo trên mạn hoặc các tài liệu . Nên bạn tham khảo rồi tự làm nhé . Còn viết văn mà nhanh ko coppy thì mik k viết đc đâu ạ
1.
Trên chuyến hành trình lượm nhặt kiến thức từ cuộc sống , đường đời , xã hội,.... chắc chắn ai cũng sẽ phải bước qua cách cổng diệu kỳ. Đó là cổng trường và sau đó là những điều kỳ diệu , một thế giới mới . Ngày đầu tiên đến trường cấp 1 , em vẫn còn nhớ tâm trạng , cảm giác hồi hộp khi bước chân vào ngôi trường trong cái nắm tay thật chặt dành cho mẹ và em đã có một kỉ niệm đáng nhớ nhất vào ngày trọng đại này . Lúc ấy , em vào lớp muộn nhất các bạn vì thế khi e bước vào lớp thì các bạn đều nhìn em , cô chủ nhiệm cũng kêu em tự giới thiệu với các bạn trong lớp . Vì thế , em trở thành người có ấn tượng nhiều nhất với mọi người . Hơn thế , em đã có sự tự tin ngay khi em đứng trên bục lớp và giới thiệu . Đây là một kỉ niệm khó quên đối với em , ngay ngày đầu đã đi học muộn , em nhớ mãi cũng nhờ việc này em đã kết thân với rất nhiều người bạn .Cho đến bây giờ thì những người bạn ấy đã trở thành những người bạn thân thiết nhất đối với em.
Tham Khảo Nhé Bạn:
Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người, vì vậy những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm chúng ta. Với tôi cũng vậy, tôi đã có một kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học. Ngày đầu tiên đi học của các bạn như thế nào? Với tôi, đó là 1 buổi sáng mùa thu trong xanh. Mẹ gọi tôi dậy từ rất sớm để chuẩn bị đi học, nào là quần áo,sách vở,... Con đường hôm nay thật đông đúc và nhận nhịp, cảnh vật xung quanh đều thay đổi, tưởng như tất cả đều xa lạ với tôi. Tới rồi! Ngôi trường mới của tôi. Ôi! Đẹp quá! Tôi thốt lên trong niềm sung sướng. Ngôi trường rộng rãi và khang trang, trong sân trường có rất nhiều các bạn học sinh đang vui đùa, không khí thật náo nức. Mẹ dắt tay tôi tới trước của lớp 1B và nói với tôi rằng: "Đây là lớp của con, con vào trong đó nhận lớp đi", vừa dứt lời mẹ buông tay tôi ra về. Tôi bật khóc và chẳng muốn rời xa mẹ nhưng bóng mẹ cứ lùi dần rồi biến mất trong dòng xe cộ tấp nập để lại mình tôi ở đây cùng nỗi bàng hoàng lo sợ. Vừa lúc đó cô giáo tới bên tôi, tay cô nhẹ nhàng đưa lên má lau nước mắt và an ủi tôi: "Đừng khóc nữa hãy nín đi con. Rồi con cũng sẽ quen thôi, cứ coi như đây là ngôi nhà thứ 2 của con, rồi con sẽ thích nghi với nó". Sự dịu dàng của cô đã khiến nỗi bàng hoàng sợ hãi trong tôi biến mất. Rồi cô dắt tay tôi vào lớp, một cảm giác lạ lẫm, bỡ ngỡ xuất hiện trong tôi. Sau đó thì cô sắp xếp chỗ cho chúng tôi, khi tôi ngồi vào chỗ của mình, tôi mới quan sát lớp học, cô giáo và những người bạn hoàn toàn mới. Cảm giác xa lạ trong tôi đã dần biến mất, cô giáo nhắc chúng tôi lấy sách vở viết bài tập viết đầu tiên. Không gian trở lên tĩnh lặng, sân trường không còn 1 bóng người, chỉ nghe thấy những tiếng lích chích của vài chú chim non và tiếng giảng bài của thầy cô giáo. Ngày đầu tiên ấy trôi qua, nhưng những cảm xúc sẽ không bao giờ mờ phai, và với tôi, cái ngày ấy như chỉ mới là ngày hôm qua mà thôi , những vui , buồn, hạnh phúc, thích thú, bỡ ngỡ, lo sợ trong ngày đầu tới lớp là những dư âm tới tận mai sau.
tham khảo:
Để đạt đượcc thành công trong cuộc sống, con người cần đến rất nhiều đức tính. Một trong những đức tính rất cần để tạo nên thành công chính là tính chăm chỉ. Tính chăm chỉ được hiểu là nỗ lực, là cố gắng hoàn thành một công việc gì đó mà không đợi ai nhắc nhở, thúc ép. Chăm chỉ được biểu hiện qua việc làm bài tập đầy đủ, giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình. Tấm gương của các bác sĩ đêm ngày chống dịch Bắc Giang, tấm gương của những chiến sĩ công an trên mặt trận bảo vệ đất nước đều là nghĩa cử cao đẹp của sự chăm chỉ, cần cù. Dù là học tập hay lao động thì con người cũng cần chăm chỉ. Nhờ có sự chăm chỉ mà ta đạt được nhiều thành tựu trong công việc của mình. Nó còn tôi luyện ta trở thành người có bản lĩnh, có ý chí, có trách nhiệm. Đồng thời, tính chăm chỉ còn là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Nếu không chăm chỉ mà lười biếng, ỷ lại thì con người sẽ rất khó để phát triển bản thân mình. Họ cũng dần dần bị ghét bỏ, xa lánh. Hãy chăm chỉ và nỗ lực. Không vì gì cả, chăm chỉ tốt cho ta và giúp ta tiến bộ hơn mỗi ngày.
Tham khảo:
Động vật và con người có một mối liên kết chặt chẽ, bởi vì, động vật có vai trò rất lớn đối vs cuộc sống của chúng ta. Trong lao động sản xuất, con trâu, con bò gắn bó với con người nhất, chúng giúp người nông dân cày xới, chuyên chở, làm cho vụ mùa tốt tươi. Nếu con trâu là biểu tượng của đồng quê bình dị, trù phú, thì con chó lại là biểu tượng của tinh thần trung thành và lòng dũng cảm trong văn hóa người Việt ta. ,chó sống gần gũi với con người hơn cả loài trâu, chúng lại là loài tinh khôn, nhanh nhẹn nên rất được con người yêu mến. Người Việt ta còn nuôi các giống gà trong vườn để làm thực phẩm, tuy loài gà không tinh khôn nhưng là loài hiền lành, thân thiện, luôn được con người yêu mến. Các loài chim cũng được thuần hóa và nuôi trong nhà để làm đẹp không gian..... .....Chúng ta nuôi một số loài trong nhà để làm thú cưng, nuôi một số khác để lấy thịt, sữa... nhưng cũng có nhiều loài đã bị con người đưa đến bờ tuyệt chủng và giờ lại chúng ta đang cố gắng cứu chúng. Con người ngày càng trở nên vô cản và tàn nhẫn với các loài vật, họ nuôi loài vật vì mục đích kinh tế chứ không phải bằng tình yêu thương đối với chúng,bởi thế, họ sẵn sàng hành hạ hoặc hủy diệt sự sống của chúng khi không cần chúng nữa,đó là một thực trang đáng buồn của xã hội ngày nay.Con vật nuôi cũng như con người, chúng rất cần được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ. Dù cuộc sống có phát triển, không gian trở nên chật hẹp nhưng khi đã nuôi chúng, con người cần phải dành cho chúng một tình cảm tốt đẹp, cần phải biết yêu thương và dành cho chúng sự chăm sóc cần thiết.Hãy xây dựng một tình cảm tốt đẹp đối với động vật nuôi. Phải yêu thương chúng như yêu thương cuộc sống của chúng ta, chỉ khi biết yêu thương loài vật nuôi, con người mới biết yêu thương lẫn nhau.Con người không thể tồn tại mà không có các loài vật, vì vậy hãy yêu thương các loài vật nuôi và ra sức bảo vệ chúng,đừng để đến một ngày nào đó, ta chỉ còn mường tượng chúng qua hình ảnh trong sự hối tiếc muộn màng.
Trong cuộc đời mỗi con người, ước mơ là một điều mà ai cũng có.Vậy ước mơ là gì?? Ước mơ là những điều tốt đẹp mà mỗi người chúng ta khát vọng, mong muốn đạt được.Ước mơ cũng có thể là những điều hình tượng hoặc trừu tượng, từ những điều giản đơn như mong muốn gia đình hạnh phúc, nghề nghiệp ổn đinh, đến những điều phức tạp hơn như làm giàu…; từ những việc có thể thực hiện đến những việc bất khả thi… Ước mơ đối với mỗi con người sẽ khác nhau tùy vào nhận thấy của mỗi người, hoàn cảnh hay môi trường xung quah họ. Ước mơ sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều động lực, nhiều năng lượng hơn để làm những công việc đó, thỏa mãn trí tưởng tưởng, hoài bão, đam mê của họ. Nếu họ thành công, niềm mơ ước đó sẽ được vui sướng nhân đôi lên rất nhiều, nếu ko thành thì đó có thể là kỉ niệm đẹp của họ. Tuy nhiên, thực hiện ước mơ ko phải dễ. Đôi lúc, những gian truân, rào cản sẽ ngăn cản ta đến ước mơ đó. Vì vậy, HÃY THỰC HIỆN NÓ ĐI! Hãy thực hiện nó bằng mọi cách, kiên trì và bền bỉ thì ” có công mài sắt có ngày nên kim”. Hãy làm những điều gì bạn muốn, hãy cố gắng sống là cuộc sống của chính mình, tự tin, năng lượng tràn trề với những ước mơ khát vọng cháy bỏng. Nói tóm lại, mỗi chúng ta cần có ước mơ va hãy thực hiện ước mơ đó để cuộc đời chúng ta sống thật tươi đẹp và sống không hoài phí.
Viết một đoạn văn ngắn về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên của mình
Ai làm hay nhất mình tk
Vậy là năm nay em đã là một học sinh lớp 7 rồi, đã là một cô học sinh chững trạc không như ngày này của 7 năm về trước. Bảy lần được dự lễ khai trường, nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn luôn để lại trong kí ức em ấn tượng sâu đậm nhất và có lẽ em sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm vào ngày hôm đó. Đêm hôm trước ngày khai giảng, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức, chắc đó cũng là tâm trạng chung của những bạn mới bắt đầu đi học như em. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của gia đình em. Như thường lệ Mẹ luôn là người chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho em. Những cuốn sách giáo khoa, những cuốn vở gi bài đủ loại với những hình chuột Mic Key, công chúa váy hồng … . Chiếc bảng nhỏ, phấn viết, đồ lau, bút mực, bút chì… đủ cả. Em xếp gọn từng thứ trong chiếc cặp xinh xinh có hai quai để đeo lên vai cho tiện. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho một ngày khai trường ấn tượng. Hôm đó, mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc mà đương nhiên nhân vật chính là em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục học sinh Tiểu học: áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần tây màu tím than. Đứng trước gương, em thấy mình lạ quá liền bật cười ngượng nghịu. Bà nội xoa đầu khen: “Cháu bà lớn rồi, trông chững chạc ghê! Ngày mai, cháu đã là cậu học sinh lớp Một! Cố học cho thật giỏi, cháu nhé!” Dù là một cô bé dễ ngủ nhưng buổi tối hôm đấy em phải nằm rất lâu mới có thể ngủ được. Bao nhiêu những suy nghĩ tưởng tượng về ngày mai cứ hiện lên trong đầu của em. Đầy thú vị những cũng không khỏi lo lắng hồi hộp. Sáng hôm sau, mẹ chở xe đưa em tới trường. Ngồi sau xe, em nhìn cảnh vật hai bên đường thấy cái gì cũng mới, cũng lạ. Ngôi trường Tiểu học Đàm Duy Thành chỉ cách nhà khoảng cây số mà sao em cảm thấy xa ghê! Trước cổng trường là tấm băng-rôn đỏ nổi bật dòng chữ vàng tươi: Chào mừng năm học mới 2011 – 2012. Hai hàng cờ đuôi nheo đủ màu phất phới trong gió sớm trông giống như những bàn tay xinh xinh đang vẫy vẫy. Niềm vui tràn ngập nơi nơi, từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trong vòm lá lóng lánh sương thu từ những gương mặt trẻ thơ ngời ngời hạnh phúc và tin tưởng. Trong sân trường, người đông như hội. Các bạn trai tỏ ra mạnh dạn hơn. Các bạn gái ngại ngùng quấn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường ba tầng rộng lớn, em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người. Tuy đã rất cố gắng nhưng tim em vẫn đập thình thịch pha lẫn cảm xúc rất khó tả. Một hồi trống vang lên giòn giã. Lễ khai giảng sắp bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng đỏ thắm trên vai đã xếp hàng ngay ngắn. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp Một. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi mẹ nho nhỏ. Em không khóc nhưng nước mắt cũng rơm rớm quanh mi. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng theo lớp. Buổi khai giảng đầu tiên trong đời học sinh mới long trọng và trang nghiêm làm sao! Tiếng trống trường thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên đỉnh cột. Giáo viên và học sinh đứng nghiêm, mắt hướng về lá Quốc kì. Tiếng quốc ca vang vang trên sân trường rực nắng. Cô Hiệu trưởng đọc lời khai giảng năm học. Sau đó cô dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cô chúc chúng em học tập ngày càng tiến bộ. Buổi lễ kết thúc, chúng em theo cô Hồng về nhận lớp, Lớp Một A gồm bốn chục học sinh. Em rất vui khi gặp lại Sơn và Hải, hai bạn học chung ở trường Mẫu giáo Sơn Ca. Chỉ một lúc sau, em đã biết tên các bạn ngồi cùng bàn là Hoa, Tâm và Ngọc. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương! Tan học, mẹ đã đợi sẵn ở cổng trường. Ríu rít như chú chim non, em kể cho mẹ nghe những chuyện về buổi khai trường, cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
Hồ Xuân Hương sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng về đề tài phụ nữ. Thơ bà là tiếng nói đòi quyền sống tự do và thể hiện khát khao hạnh phúc. Trần Tế Xương cũng có một số bài thơ nói về những vất vả gian truân mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.
Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, Hổ Xuân Hương gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, mịn màng, tròn trịa và xinh xắn khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hổn nhiên, đầy đặn của những cô gái đương xuân. Bánh luộc trong nồi nước sôi, mấy lần chìm xuống nổi lên mới chín. Bột bánh trắng trong nổi rõ màu nâu đỏ của nhân làm bằng đường thẻ. Với đôi mắt và trái tim đa cảm, Hồ Xuân Hương đã nhận ra đằng sau những chi tiết rất thực ấy là cả một nỗi niềm thương thân trách phận của người phụ nữ. Tạo hóa sinh ra họ là để duy trì và phát triển sự sống của nhân loại, đồng thời làm đẹp cho đời. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, nhưng quan niệm thiên vị đến mức lệch lạc trong xã hội phong kiến đã cố tình phủ nhận điều đó. Nào là: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Nào là: Nữ nhân ngoại tộc.
Rồi luật Tam tòng cột chặt người phụ nữ vào thân phận bị phụ thuộc vĩnh viễn: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Những quan niệm khắt khe, cổ hủ ấy đã tước đoạt điều quý giá nhất là được tự do sống đúng với con người mình và đáng sợ hơn là nó biến người phụ nữ thành cái bóng mờ nhạt trong suốt cuộc đời. Họ tồn tại chứ không phải là sống theo đúng nghĩa tích cực của từ đó. Chẳng khác gì những chiếc bánh trôi nước, rắn, nát, méo, tròn hoàn toàn do tay kẻ nặn.
Ở bài thơ Tự tình II, Hồ Xuân Hương đã bộc bạch tâm trạng bức xúc cao độ của bản thân, đồng thời cũng là tâm trạng chung của bao phụ nữ cùng cảnh ngộ trong xã hội phong kiến:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Nói đến người phụ nữ là nói đến cái đẹp, tình yêu thương và đức hi sinh. Họ cống hiến hết cho cuộc đời mà không đòi hỏi quyền lợi vật chất nào ngoài sự trân trọng, cảm thông và chia sẻ. Nhưng những cái đó hầu như không được gia đình và xã hội quan tâm vì cho rằng thiên chức của phụ nữ là phục tùng vô điều kiện. Hiểu rõ điều bất công đó nên Hồ Xuân Hương đã viết nên những câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, chua chát như trên. Hồng nhan là cách gọi những phụ nữ đẹp, rộng hơn là để chỉ chung giới nữ. Nhưng gọi là cái hồng nhan có nghĩa là đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác khác. Nỗi hờn tủi, bẽ bàng chất chứa trong câu thơ: Trơ cái hồng nhan với nước non in đậm dấu ấn phong cách diễn tả độc đáo của Xuân Hương.
Tâm sự trĩu nặng nỗi buồn thân phận và duyên phận của nữ sĩ không biết ngỏ cùng ai nên càng cuộn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya thanh vắng. Nhưng dù bị phụ phàng hay quên lãng thì nhân vật trữ tình trong bài thơ vẫn không tuyệt vọng, vẫn khao khát sống mạnh mẽ, vẫn ước ao đến cháy lòng hạnh phúc tròn đầy, vẫn mong muốn được san sẻ và bù đắp những tình cảm chân thành nhất giữa người với người.
Bài Thương vợ của nhà thơ trào phúng nổi tiếng Trần Tế xương có thể coi là chân dung tương đối hoàn chỉnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Ngày xưa, Nho giáo buộc phụ nữ phải có bổn phận thờ chồng, nuôi con. Thờ chồng đối với bà Tú bao hàm cả việc nuôi chồng, thế là bất công vì đúng ra, người đàn ông phải giữ vai trò trụ cột trong gia đình về mọi mặt.
Bà Tú vốn con nhà gia giáo, khá giả. Lúc còn ở với cha mẹ, bà không phải chịu cảnh vất vả nắng sương. Làm vợ ông Tú lận đận về đường khoa cử, lại không nghề không nghiệp nên bà đành chấp nhận cảnh sống long đong, khổ sở. Quanh năm lo tảo tần buôn bán nơi mom sông, bến chợ để Nuôi đủ năm con với một chồng. Mà nuôi ông chồng đặc biệt tài hoa như ông Tú thì không phải chỉ lo miếng cơm, manh áo bình thường mà còn phải chuẩn bị sẵn cho ông ít rượu ít trà, ít tiền bỏ túi để có lúc ông vui bạn vui bè, chuẩn bị cho ông một hai bộ cánh tươm tất để nhỡ đi đâu ông khỏi tủi... Như vậy là bà Tú phải lo rất nhiều, phải làm rất nhiều mà không dám kể lể, thở than: Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Bà âm thầm coi đó là định mệnh đã an bài. Suy nghĩ và tâm trạng của bà Tú cũng là suy nghĩ, tâm trạng chung của phụ nữ thời xưa.
Nhà thơ Trần Tế Xương từng tự nhận mình là ông chồng vô tích sự, để vợ phải lặn lội thân cò... chẳng khác chi những thân cò thân vạc đáng thương trong ca dao - dân ca, tượng trưng cho thân phận vất vả, cực nhọc của người phụ nữ. Bên cạnh nỗi khổ vật chất, bà Tú còn nỗi khổ tinh thần. Bà hết lòng vì chồng, vì con nhưng chồng con nào có biết cho chăng?! Thế nên mới có tiếng thở dài như một lời than não ruột: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!
Có lẽ ông Tú đã hoá thân vào vợ mình, để thấu hiểu và thông cảm với bà. Lấy chồng mà chẳng được nhờ vả, cậy dựa; lấy phải ông chồng hờ hững thì quả là có cũng như không mà thôi.
Ba bài thơ cùng một đề tài và cùng toát lên thân phận nhỏ bé, phụ thuộc rất đáng thương của người phự nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Nhà thơ Hồ Xuân Hương và nhà thơ Trần Tế Xương đã góp tiếng nói đáng kể vào tiếng nói chung bảo vệ quyền lợi chính đáng của một nửa nhân loại - những người gánh vác trọng trách duy trì sự sống trên trái đất này.
bạn tham khảo nhé : https://h.vn/hoi-dap/question/420940.html
Học tốt nhé !
Bạn có thể tham gia team tớ được không , nếu được thì kết bạn với tớ nhé!