Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương. Đoạn trích đã làm rõ tâm trạng của Thúy Kiều chỉ qua 8 câu thơ
oạn thơ khép lại với tám câu thơ cuối thể hiện tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Điệp ngữ “buồn trông” được lặp đi lặp lại bốn lần. Đây là điệp ngữ liên hoàn và đồng thời cũng là điệp khúc của tâm trạng. Kiều buồn nên Kiều mới trông cảnh vật, khác với đoạn trước, Kiều trông mới thấy buồn. Ở đây, vì buồn nên trông, mà càng trông thì Kiều lại càng buồn. Nỗi buồn cứ thế điệp đi điệp lại dâng lên thành lớp lớp sóng trào, cứ cuộn xoáy trong tâm khảm của Kiều mà trở thành gánh nặng tâm tư.
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Chiều hôm là khoảng thời gian của buổi chiều hoàng hôn, khi mà mặt trời đã dần dần ngả về tây, bóng tối bắt đầu xâm lấn. Xa xa là hình ảnh của một chiếc thuyền nhỏ bé, cô đơn thoát ẩn, thoát hiện thấp thoáng trên cửa biển; một cánh hoa đang trôi bất định trên dòng nước mà không biết đi về đâu. Hình ảnh chiếc thuyền, cánh hoa được đặt trong thế tương phản đối lập với vũ trụ không cùng của trời đất mênh mang càng tô đậm hơn sự nhỏ bé, đơn độc, đáng thương và tội nghiệp. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho thân phận của Kiều lênh đênh, chìm nổi giữa dòng đời mà không biết trôi dạt về đâu. Và đứng trước một không gian bao la của trời đất, của buổi chiều hoàng hôn sắp tắt, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân đến như một lẽ tất yếu trong lòng Kiều. Nhưng trong tình cảnh “bên trời góc bể bơ vơ” thì Kiều biết bao giờ mới được sum họp, đoàn viên cùng với gia đình, người yêu. Vì thế câu hỏi tu từ cứ réo rắt, khắc khoải trong lòng của Kiều, dấy lên niềm khao khát được trở về nhà, trở về quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Ngước mắt trông về phía xa của cửa biển Kiều chỉ càng cảm thấy rộng trống, cơ đơn, buồn tủi. Kiều quay trở về nhìn xuống mặt đất quanh mình để tìm kiếm sự sống của cảnh vật xung quanh thì lại chỉ thấy những đám cỏ xanh héo úa, lụi tàn. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” là một hình ảnh nhân hóa, biểu hiện tâm trạng của con người. Lòng người buồn nên nhìn đâu cũng thấy buồn; nỗi buồn của Kiều như thấm vào cảnh vật khiến cho cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng. Trong văn học từ xưa tới nay, màu sắc xanh thường khiến chúng ta nghĩ tới màu của sự sống, của sự sinh sôi bất diệt. Nhưng cũng có trường hợp, màu xanh có khi trở thành màu sắc của bi kịch con người. Bài thơ “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn đã diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ đối với người chồng của mình nơi biên ải qua màu xanh ngắt của cỏ lá:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Như vậy, màu xanh ngắt, xanh xanh của cỏ lá đã trở thành màu của sự xa cách, sự li biệt và nhạt nhòa. Nay từ “xanh xanh” lại xuất hiện trong câu thơ của Nguyễn Du nên màu sắc ấy biểu trưng cho sự nhạt nhòa, sự chán nản, vô vọng của Kiều trước một khung cảnh thiếu vắng sự sống, cô đơn, và tẻ nhạt.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Nếu như những bức tranh thiên nhiên bên trên đều được tái hiện trong trạng thái tĩnh thì khép lại bài thơ, bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong trạng thái động. Đó là âm thanh dữ dội của gió, của sóng; gió làm cho mặt biển tung lên những con sóng ồ ạt đập vào bờ mà phát ra tiếng kêu. Nhưng quan trọng, tiếng sóng ấy không đơn thuần là những con sóng thực ở ngoài biển khơi mà đó còn là con sóng lòng của tâm trạng. Điệp khúc “buồn trông” ở những câu thơ trên kết đọng, tích tụ rồi dồn đẩy xuống câu thơ cuối khiến cho nỗi buồn ngày càng trở nên chồng chất như lớp lớp sóng trào. Đồng thời, tiếng sóng “ầm ầm” dữ dội ấy cũng chính hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời phong ba bão táp đã và đang đổ ập xuống đời Kiều, đổ ập xuống đôi vai gầy yếu của một cô gái trẻ đáng thương và tội nghiệp. Vì thế lúc này Kiều không chỉ buồn mà còn lo lắng, sợ hãi như đang rơi vào vực thẳm một cách bất lực.
Tóm lại: Tám câu thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng thật tài tình bút pháp “tả cảnh ngụ tình” của văn học cổ điển để diễn tả tâm trạng “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Mỗi câu thơ là một bức tranh thực cảnh cũng chính là thực tình của một con người mang trong mình nỗi buồn đau chồng chất. Đó là nỗi đau đớn, xót xa, lo lắng và khắc khoải của một kiếp má đào, trôi nổi, vô định, mong manh và bế tắc không biết đi về nơi đâu. Vì thế, dù nàng “Thông minh vốn sẵn tính trời” nhưng đang đứng trước sự tuyệt vọng, yếu đuối của bản thân, Kiều đã bị Sở Khanh lừa gạt để rồi dấn thân vào một cuộc đời đầy sóng gió, truân chuyên “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
Qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ hay, đặc sắc và thành công nhất trong Truyện Kiều về nghệ thuật miêu tả, khắc họa thế giới nội tâm nhân vật và nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình". Qua đoạn thơ chúng ta thấy được tâm trạng, cảnh ngộ cô đơn, đáng thương, tội nghiệp và tấm lòng thủy chung son sắt với người yêu, hiếu thảo với cha mẹ của nàng Kiều, một con người tài hoa mà bạc mệnh!.
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều thể hiện bút pháp miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du, khắc họa nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
- Tác giả sử dụng bút pháp tượng trưng để gợi tả vẻ đẹp nhan sắc, tài năng, tâm hồn, qua mỗi bức chân dung đều gửi gắm những dự báo về cuộc đời và số phận.
- Qua hai bức chân dung về Thúy Vân và Thúy Kiều đều thể hiện thái độ trân trọng ngợi ca nhưng ông ưu ái dành nhiều câu thơ miêu tả bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật cả về nhan sắc và tài năng.
- Cái tài của tác giả là từ việc miêu tả ngoại hình nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp về tính cách và tâm hồn đằng sau những tín hiệu ngôn ngữ là dự báo về số phận con người.
+ Thúy Vân: vẻ đẹp khiến tự nhiên nhường nhịn nên nàng chắc chắn cuộc đời nàng êm đềm.
+ Thúy Kiều: vẻ đẹp khiến tự nhiên danh ghét, ghen tị, chắc chắn cuộc đời gặp nhiều sóng gió, gập ghềnh.
- Tác giả sử dụng những hình ảnh tươi đẹp nhất, ngôn từ hoa mĩ để xây dựng, miêu tả vẻ đẹp của con người đạt tới mức lý tưởng.
Đó cũng chính là cảm hứng nhân đạo cao cả xuất phát từ tấm lòng đồng cảm với mọi người.
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều thể hiện bút pháp miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du, khắc họa nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
- Tác giả sử dụng bút pháp tượng trưng để gợi tả vẻ đẹp nhan sắc, tài năng, tâm hồn, qua mỗi bức chân dung đều gửi gắm những dự báo về cuộc đời và số phận.
- Qua hai bức chân dung về Thúy Vân và Thúy Kiều đều thể hiện thái độ trân trọng ngợi ca nhưng ông ưu ái dành nhiều câu thơ miêu tả bức chân dung của Thúy Kiều nổi bật cả về nhan sắc và tài năng.
- Cái tài của tác giả là từ việc miêu tả ngoại hình nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp về tính cách và tâm hồn đằng sau những tín hiệu ngôn ngữ là dự báo về số phận con người.
+ Thúy Vân: vẻ đẹp khiến tự nhiên nhường nhịn nên nàng chắc chắn cuộc đời nàng êm đềm.
+ Thúy Kiều: vẻ đẹp khiến tự nhiên danh ghét, ghen tị, chắc chắn cuộc đời gặp nhiều sóng gió, gập ghềnh.
- Tác giả sử dụng những hình ảnh tươi đẹp nhất, ngôn từ hoa mĩ để xây dựng, miêu tả vẻ đẹp của con người đạt tới mức lý tưởng.
Đó cũng chính là cảm hứng nhân đạo cao cả xuất phát từ tấm lòng đồng cảm với mọi người.
Em tham khảo:
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều thể hiện bút pháp miêu tả nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du, khắc họa nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.Tác giả sử dụng bút pháp tượng trưng để gợi tả vẻ đẹp nhan sắc, tài năng, tâm hồn, qua mỗi bức chân dung đều gửi gắm những dự báo về cuộc đời và số phận.Qua hai bức chân dung về Thúy Vân và Thúy Kiều, tác giả thể hiện thái độ trân trọng ngợi ca nhưng ông ưu ái dành nhiều câu thơ miêu tả bức chân dung của Thúy Kiều, từ đó ông đã nổi bật cả về nhan sắc và tài năng. Cái tài của tác giả là từ việc miêu tả ngoại hình nhân vật làm hiện lên vẻ đẹp về tính cách và tâm hồn đằng sau những tín hiệu ngôn ngữ là dự báo về số phận con người. Thúy Vân: vẻ đẹp khiến tự nhiên nhường nhịn nên nàng chắc chắn cuộc đời nàng êm đềm.Thúy Kiều: vẻ đẹp khiến tự nhiên danh ghét, ghen tị, chắc chắn cuộc đời gặp nhiều sóng gió, gập ghềnh.Tác giả sử dụng những hình ảnh tươi đẹp nhất, ngôn từ hoa mĩ để xây dựng, miêu tả vẻ đẹp của con người đạt tới mức lý tưởng.
Câu ghép: Qua hai bức chân dung về Thúy Vân và Thúy Kiều, tác giả thể hiện thái độ trân trọng ngợi ca nhưng ông ưu ái dành nhiều câu thơ miêu tả bức chân dung của Thúy Kiều, từ đó ông đã nổi bật cả về nhan sắc và tài năng.
Phép thế: từ "ông" thay cho tác giả.
“Mùa xuân nho nhỏ” là bài ca đẹp đẽ và sâu lắng về ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ muốn được sống đẹp, sống có ích với cuộc đời chung. Khao khát đó cháy bỏng, tự nhiên và thuần phác khi nhà thơ lựa chọn những hình ảnh của tự nhiên giản dị để diễn tả:
Ta làm con chim hótTa làm một nhành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyếnLàm con chim, làm một cành hoa dâng hương thơm, tiếng hót làm đẹp cho đời. Đặc biệt ước nguyện muốn thóa thành thành “một nốt trầm” hòa nhịp, nâng đỡ bản đàn muôn điệu của cuộc đời. Nếu như phần mở đầu, tác giả phác họa hình ảnh mùa xuân của tự nhiên bằng hình ảnh bông hoa và tiếng hót thì tới đoạn thơ này, hình ảnh đó được lặp lại như một sự đối ứng chặt chẽ, sự thống nhất trong tâm tưởng. Điệp từ “ta” một lần nữa khẳng định và nói thay ước nguyện mong muốn được cống hiến của rất nhiều người trong thời kì đất nước bước vào đổi mới. Nhưng trên hết, ước nguyện muốn được hóa thân của tác giả cháy bỏng và thật đẹp khi tác giả sử dụng từ “lặng lẽ” đây là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị lối sống cao đẹp. Tác giả muốn được cống hiến âm thầm, lặng lẽ điều này làm cho người đọc xúc động trước lời tâm sự của con người từng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã cống hiến và sống có ích cho tới cuối đời – Thanh Hải!
"Mùa xuân nho nhỏ" là bài ca đẹp đẽ và sâu lắng về ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ muốn được sống đẹp, sống có ích với cuộc đời chung. Khao khát đó cháy bỏng, tự nhiên và thuần phác khi nhà thơ lựa chọn những hình ảnh của tự nhiên giản dị để diễn tả:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Làm con chim, làm một cành hoa dâng hương thơm, tiếng hót làm đẹp cho đời. Đặc biệt ước nguyện muốn thóa thành thành “một nốt trầm” hòa nhịp, nâng đỡ bản đàn muôn điệu của cuộc đời. Nếu như phần mở đầu, tác giả phác họa hình ảnh mùa xuân của tự nhiên bằng hình ảnh bông hoa và tiếng hót thì tới đoạn thơ này, hình ảnh đó được lặp lại như một sự đối ứng chặt chẽ, sự thống nhất trong tâm tưởng. Điệp từ “ta” một lần nữa khẳng định và nói thay ước nguyện mong muốn được cống hiến của rất nhiều người trong thời kì đất nước bước vào đổi mới. Nhưng trên hết, ước nguyện muốn được hóa thân của tác giả cháy bỏng và thật đẹp khi tác giả sử dụng từ “lặng lẽ” đây là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị lối sống cao đẹp. Tác giả muốn được cống hiến âm thầm, lặng lẽ điều này làm cho người đọc xúc động trước lời tâm sự của con người từng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã cống hiến và sống có ích cho tới cuối đời - Thanh Hải!