Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuổi thơ của chúng ta, ai cũng có những ước mơ, những dự định sau này, lớn lên sẽ làm gì phải không các bạn? Hôm nay, mình sẽ nói về những dự định, công việc mà mình mơ ước để các bạn cùng biết nhé!
Ngày nào đi học, mình cũng đi ngang qua ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm, mình thường thấy một chú công an đứng ngay ở giao lộ không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Đó là một thanh niên có dáng người to lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt trong sáng nhanh nhẹn. Chú đứng đó, ngày nào cũng như ngày nào tại vòng xoay ngã năm như một vị chỉ huy oai vệ. Miệng cầm còi, hai cánh tay thay mệnh lệnh, đưa lên hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ như thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự nề nếp. Thỉnh thoảng có một vài chiếc honda đậu chớm quá vạch sơn trắng, nhô lên làn đường, chú thổi còi ra hiệu lùi lại. Tức thì những chiếc xe ấy vội lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy. Chú làm việc một cách cần mẫn và nghiêm túc, không thiên vị một người nào.
Có một lần, ba cô gái ngồi trên một chiếc honda vù tới ngã năm nhấn ga, bấm còi inh ỏi, làm cho một số người đi đường yếu bóng vía vội dạt vào hai bên lề. Chú công an liền giơ tay ra hiệu, miệng tuýt còi, ra lệnh dừng lại. Chiếc xe tạt vào lề. Cả ba cô ngượng ngùng nói lời xin lỗi. Chú công an mỉm cười rồi từ từ rút biên lai thu phạt. Đưa tờ biên lai cho các cô, chú còn dặn thêm: "Lần sau các cô cẩn thận thực hiện đúng luật giao thông. Một cô gái nhảy xuống đón ô-tô buýt, không được chở ba". Lời nói nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát. Cô gái cầm tay lái thật bất đắc dĩ ngoái lại nói với cô bạn ngồi sau cùng: "Cậu đứng đợi mình ở đây, mình sẽ quay lại đón cậu", rồi chu cái miệng về phía chú công an đang quay lưng về phía ngã năm lẩm bẩm điều gì đó không biết, nhấn ga cho xe vù đi. Cứ thế chú điều khiển dòng người và xe cộ lưu thông được thuận lợi, không một tai nạn nào xảy ra ở giao lộ này.
Các bạn ạ! Mình rất cảm phục phong cách làm việc của chú vừa có tình lại vừa có lí. Mình mơ ước sau này lớn lên mình sẽ đi làm cảnh sát giao thông giữ gìn an ninh trật tự cho đường phố. Một công việc vất vả nhưng vô cùng thú vị, oai vệ như một người chỉ huy.
Em ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch trong tương lai.Sở dĩ em có ước mơ này là vì xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự nâng cao về đời sống vật chất lẫn tinh thần, nhu cầu của con người cũng từ đó mà cao hơn. Em nhận thấy rằng du lịch là một ngành kinh tế khá phát triển, có nhiều tiềm năng, em thấy đây là một nghề phù hợp để mình có thể lo cho cuộc sống sau này. Lý do trên chỉ là lý do nhỏ trong nhiều lý do em hướng đến nghề này, lý do lớn nhất chính là tình yêu đất nước của em. Em muốn quảng bá hình ảnh tươi đẹp, truyền thống lịch sử vẻ vang và đức tính kiên cường, ý chí bất khuất và tinh thần mến khách, lòng thương người của Tổ quốc ta tới bạn bè năm châu. Em muốn những du khách khi đến với ViệtNamsẽ có những ấn tượng tốt đẹp và hơn nữa là em muốn hình ảnh đất nước ta sẽ in sâu trong họ. Còn gì hạnh phúc bằng khi được nói với bạn bè năm châu một cách tự hào rằng “ViệtNam, quê hương tôi đó”.
Trong cuộc đời mỗi con người, ước mơ là một điều mà ai cũng có.Vậy ước mơ là gì?? Ước mơ là những điều tốt đẹp mà mỗi người chúng ta khát vọng, mong muốn đạt được.Ước mơ cũng có thể là những điều hình tượng hoặc trừu tượng, từ những điều giản đơn như mong muốn gia đình hạnh phúc, nghề nghiệp ổn đinh, đến những điều phức tạp hơn như làm giàu…; từ những việc có thể thực hiện đến những việc bất khả thi… Ước mơ đối với mỗi con người sẽ khác nhau tùy vào nhận thấy của mỗi người, hoàn cảnh hay môi trường xung quah họ. Ước mơ sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều động lực, nhiều năng lượng hơn để làm những công việc đó, thỏa mãn trí tưởng tưởng, hoài bão, đam mê của họ. Nếu họ thành công, niềm mơ ước đó sẽ được vui sướng nhân đôi lên rất nhiều, nếu ko thành thì đó có thể là kỉ niệm đẹp của họ. Tuy nhiên, thực hiện ước mơ ko phải dễ. Đôi lúc, những gian truân, rào cản sẽ ngăn cản ta đến ước mơ đó. Vì vậy, HÃY THỰC HIỆN NÓ ĐI! Hãy thực hiện nó bằng mọi cách, kiên trì và bền bỉ thì ” có công mài sắt có ngày nên kim”. Hãy làm những điều gì bạn muốn, hãy cố gắng sống là cuộc sống của chính mình, tự tin, năng lượng tràn trề với những ước mơ khát vọng cháy bỏng. Nói tóm lại, mỗi chúng ta cần có ước mơ va hãy thực hiện ước mơ đó để cuộc đời chúng ta sống thật tươi đẹp và sống không hoài phí.
Bạn tham khảo nha:
Câu 1:
Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy trở thành người có ích cho xã hội, biết vươn phía trước, sống có mục đích, ước mơ và lí tưởng. Ước mơ chính là khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một điều gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó.Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người. Người sống có ước mơ là những người chăm chỉ làm việc, khi gặp khó khăn không nản, luôn kiên trì, bền bỉ với việc mình đang làm. Bên cạnh đó, họ cũng là những người luôn nỗ lực học tập, không bỏ qua bất cứ cơ hội học tập nào, trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình và biết đặt ra mục tiêu, phấn đấu vì mục tiêu đó. Người có ước mơ là người có lí tưởng sống, có ý chí vươn lên, sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân.Ngoài ra, khi ta vấp ngã, biết đứng lên tiếp tục theo đuổi ước mơ, ta sẽ có thêm nhiều bài học quý giá mà không phải ai cũng có được. Việc xây dựng ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho xã hội, cho đất nước phát triển.
Câu 2:
I. Mở bài
- Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài Việt Nam.
VD: Trên thế giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
II. Thân Bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ
+ Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+ Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+ Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Tiền thân của áo dài Việt Nam là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân và ngũ thân.Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa.=> áo dài đã có từ rất lâu.2. Hiện tại
Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.3. Hình dáng
- Cấu tạo
* Áo dài từ cổ xuống đến chân
* Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
* Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
* Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
* Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
* Tay áo dài không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo --> cổ tay.
* Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
* Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, sa tanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm…Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt. Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm…4. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế
Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài5. Tương lai của tà áo dài
III. Kết bài
Cảm nghĩ về tà áo dài,1a)
Tôi buồn đến thẫn thờ khi chiếc xe chở các gia đình công nhân vào Yaly chuyển bánh. Tâm, người bạn thân nhất của tôi đã theo bố mẹ vào công trường mới. Thế là từ mai, tôi phải đi học một mình, làm bài một mình và chơi một mình. Trời ơi, tôi không thể tưởng tượng được nếu thiếu vắng Tâm, tôi sẽ như thế nào?
Chúng tôi cùng lớn lên trên công trường thủy điện Sông Đà. Cảnh nhà hai đứa khác nhau. Là con út nên tôi được nuông chiều. Còn Tâm là anh của hai đứa em nhỏ nên vất vả hơn tôi nhiều.
Sáng sớm, khi tôi còn cuộn tròn trong chăn thì Tâm đã thức dậy. Bạn ấy quét nhà, cho gà ăn rồi cùng bố tưới rau. Bao nhiêu là việc, thế mà Tâm chưa bao giờ đi học muộn. Còn tôi, nhiều hôm nghe Tâm gọi đi học là vơ vội cặp sách rồi chạy theo, không kịp ăn sáng.
Bận như thế mà Tâm vẫn học giỏi hơn tôi. Từ khi cùng học với nhau, năm nào Tâm cũng đạt học sinh giỏi, còn tôi cố gắng lắm cũng chỉ được loại khá. Đấy là tối nào hai đứa cũng học bài với nhau, nếu không, tôi chẳng được thế đâu. Nhiều tiết Toán, thầy giảng tôi chẳng hiểu gì cả vì cứ mải nhìn vẩn vơ ra ngoài cửa sổ. Tâm kiên nhẫn giải thích cho tới lúc tôi thật hiểu lí thuyết và biết vận dụng vào làm bài tập mới thôi. Nhìn Tâm say sưa nói, tôi nghĩ lớn lên bạn ấy làm nghề dạy học là hợp nhất.
Môn Văn, Tâm cũng giỏi hơn tôi. Mỗi lần làm bài ở lớp, Tâm đọc đề rất kĩ, làm dàn bài cẩn thận rồi mới cắm cúi viết. Còn tôi cứ loay hoay mãi. Tôi có để ý quan sát với suy nghĩ, nhận xét gì đâu cơ chứ! Cùng đi theo xe của bố Tâm lên đập chơi, tôi chỉ thích chạy lăng quăng đây đó rồi lấy đá ném thia lia xuống mặt nước. Tôi chẳng biết Tâm nhìn gì, nghĩ gì. Chỉ đến khi làm bài thi cuối học kì tôi mới rõ. Bài văn tả cảnh công trường của Tâm được điểm cao nhất lớp. Tâm so sánh hàng cột điện 500 ki-lô-vôn như những chàng lực sĩ khổng lồ, từng đoàn xe Benla bên sườn đồi trông như đàn trâu mộng và dãy cần cẩu giống những chú hươu cao cổ châu Phi.
Sau khi làm xong nhiệm vụ ở nhà máy thủy điện Hòa Bình, bố Tâm cùng gia đình được lệnh lên đường đến công trường mới.
Hôm nay, Tâm đã đi xa thật rồi. Cầm cuốn sổ nhỏ của Tâm tặng tôi trước lúc chia tay, tôi cảm thấy cay cay nơi khóe mắt. Có lẽ tôi phải viết thư ngay cho Tâm để Tâm dù ở xa vẫn cảm thấy có bạn bè thân yêu bên cạnh và biết rằng tôi luôn nhớ đến Tâm.
Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trong đó: Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.