Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: D Câu 4: C Câu 5: A Câu 7: A
Câu 2: B Câu 3: D Câu 6: B Câu 8: C
Câu 9: Trăng lúc này không chỉ là thực thể ngoài tự nhiên mà còn có nhiều cảm xúc, tình nghĩa và suy nghĩ.
Câu 10: Tình yêu quê hương cũng như tình yêu đất nước là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Thứ tình cảm này không cần ai dạy mà cũng sẵn có trong dòng máu dân tộc con người Việt. Nó như một ngọn lửa sôi sục trong dòng máu chúng.
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.
* Từ láy: chói lọi, dạt dào.
- Cặp quan hệ từ: nếu - thì.
Ai chẳng yêu trăng. Nhưng mỗi người yêu một kiểu khác nhau. Nhà thơ mười tuổi Trần Đăng Khoa cũng quá yêu trăng. Cả một bài thơ 5 chữ gồm sáu khổ thơ với sáu lần điệp khúc thiết tha “ Trăng ơi…từ đâu đến ?” vang lên, mà đây chỉ là khúc ba của giai điệu :
…Trăng ơi …Từ đâu đến ?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
Vì trăng rất đẹp nên nhà thơ đã gọi trăng “ Trăng ơi” và hỏi trăng “ từ đâu đến”? trăng đã được nhà thơ biến thành một người bạn gần gũi và trăng như lắng nghe nhà thơ gọi, hỏi. Song chưa kịp để trăng trả lời, sự liên tưởng thần kì của nghệ sĩ tí hon đã nảy sinh một giả thiết thú vị :
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời .
Nghệ thuật so sánh độc đáo “ trăng như quả bóng” đã hợp lí, đã hay rồi nhưng điều thú vị còn ở chỗ “ trăng bay” từ một “sân chơi” và thú vị hơn nữa lại do “ đứa nào đá lên trời”. Nếu câu thơ là “bạn nào đá lên trời” ý thơ có phần cứng nhắc kém ngộ nghĩnh. Tuy là “đứa nào” đấy nhưng vẫn không thô mà lại rất ngộ nghĩnh và tự nhiên. Một hình ảnh so sánh như thế, từ ngữ tự nhiên, thú vị như thế phải sinh ra từ một “thần đồng” thơ kết hợp với một"cầu thủ nhí”mười tuổi của một sân chơi thực thụ.
HỬ! CÓ GÌ ĐÓ SAI SAI,HÌNH NHƯ PHẢI LÀ THẾ NÀY,CHẮC THẾ
TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN
HAY TỪ CÁNH RỪNG XA
TRĂNG TRÒN NHƯ QUẢ BÓNG
LỬNG LƠ LÊN TRƯỚC NHÀ