K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2021

EM tham khảo:

Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một con người giàu tình yêu thương con. Đầu tiên, ta thấy lão Hạc luôn day dứt, hối hận vì không thể làm tròn trách nhiệm của mình đối với con trai. Lão không thể lo được tiền cưới vợ cho con nên nó quẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su mãi không thấy trở về. Thứ hai, người con trước khi đi đã để lại cho lão một con chó, lão đặt tên nó là: cậu Vàng. Lão yêu thương nó lắm, lão coi như con cháu của mình mà chăm sóc: ngày ngày, lão bắt rận cho nó, tắm cho nó, đồ của lão đều chia cho nó một nửa. Bởi nó chính là kỉ vật của con trai của lão, nó tựa nhu cái bóng của con trai mình. Cuối cùng, trước khi chết, lão gửi cho ông Giáo mảnh vườn cho con, dù nghèo đói lão nhất quyết không bản mảnh vườn ấy. Lão muốn để đến mai sau cho con làm ăn, sinh sống khi nó trở về. Sự tin tưởng ngày con mình trở về mãi không bao giờ cạn trong tâm trí của lão. Và để rồi, lão đã kết thúc cuộc đời mình bằng việc ăn bả- một cái chết dữ dội, đau đớn, điều đấy đã minh chứng cho tình yêu thương con vô bờ bến của lão Hạc.

19 tháng 9 2021

sorry mình chx học đến

 

19 tháng 9 2021

Lớp 8 mà bạn ! Thôi,cảm ơn bạn 

 

 

23 tháng 2 2021

Qua truyện ngắn Lão Hạc, Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người. Thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc : thương lão vì lão thương con, không muốn làm phiền đến người khác khi lão chết. Thái độ đó thay đổi theo từng tình huống. Để rồi, tác giả kết luận rằng:  "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn". Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu lòng thường là lòng tự trọng đã đi đến quyết định cuối cùng. Nó có ý nghĩa "đánh lừa " - chuyển ý nghĩa tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. Tác giả đã đưa ra nhận định đúng đăn: "Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ".

 

Văn mình hơi nát, có gì mong bạn bỏ qua ạ.

Bạn tham khảo: 

Mở đầu bài văn, với một giọng điệu trò chuyện, tác giả đã nêu lên một loạt tấm gương trung thần nghĩa sĩ dũng cảm xả thân vì nước. Nói cách khác tác giả đang nêu lên nguyên lí đạo đức , cơ sở lý luận tư tưởng để khích lệ quân sĩ của mình. Những vị trung thân nghĩa sĩ ấy là “Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Ðức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc”. có thể nói lập luận của Trần Quốc Tuấn vô cùng dễ hiểu ngắn gọn và súc tích. Ngài nói rằng võ tướng không thể hiểu được thì ngài lại lấy những minh chứng thực tế để cho họ hiểu. Và từ những điều ấy thì xét về thời điểm họ ra đời thì cũng phải có trách nhiệm với sự tồn vong của đất nước. Sang đoạn tiếp theo tác giả đã phơi bày tố cáo những tội ác mà bọn giặc gây ra cho đất nước ta, đồng thời qua đó ông thể hiện tấm lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc của mình. Tội ác của chúng được Trần Quốc Tuấn nêu lên “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn.Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !”. đó là hàng loạt tội ác của quân giặc, qua những hình ảnh “ nghênh ngang đi giữa đường” “ sỉ mắng triều đình” và những âm mưu của chúng ta đã vạch rõ tội ác và âm mưu của chúng.

 

20 tháng 1 2023

Những câu nào em có thể làm được em nên tự làm, hạn chế đến mức tối đa việc đi ''Tham khảo'' quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chung của tất cả các câu trả lời của box nhé!

23 tháng 4 2018

Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Sự yếu kém này không phải là lượng tri thức tiếp thụ ít mà là mức độ quan tâm đến vấn đề học tập. Thái độ của học sinh đối với việc học thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân.

Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài đã trở thành quen thuộc. Học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học. Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học. Họ thấy việc học rất nhàm chán. Đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.

Nhiều học sinh mơ hồ trong việc xác định mục đích của việc học. Họ không biết học để làm gì? Nhiều học sinh không tìm thấy động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập. Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp. Học để lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.

Học sinh vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học. Các trường hợp mất trật tự gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy. Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao. Không những thế, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.