Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.
Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.
Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.
Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh, việc nói chuyện riêng của chúng ta ko có gì ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.
Chúc bạn thi tốt!
Thamkhao
Bạo lực học đường là một vấn nạn nghiêm trọng của mọi thời đại. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường khiến cho nạn nhân bị tổn thương cả về tâm lí và thể xác. Không những thế, chính những đứa trẻ thực hiện hành vi bạo lực cũng nhận được những hậu quả nghiêm trọng. Đó có thể là sự xa lánh của bạn bè, sự khiển trách của gia đình và thầy cô, sự trừng trị của Pháp luật mà khiến cho chúng đi lầm đường, trở thành một phần tử xấu trong xã hội. Từ đây xã hội trở nên rối loạn, mất an ninh và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Nguyên nhân của bạo lực học đường là sự thiếu giáo dục, quan tâm dẫn đến nhận thức sai lệch để chứng tỏ bản thân, thu hút sự chú ý. Vì vậy, cần phải ngăn chặn tình trạng này từ nhận thức cho đến hành động. Chính quyền phải kết hợp với nhà trường và gia đình giáo dục kiến thức cho học sinh, quan tâm đến tâm lí và hành động, ngăn chặn và xử phạt thích đáng. Hãy tự ý thức trách nhiệm của mình để bạo lực học đường không còn là nỗi lo ngại của xã hội.
Tham khảo
Trong cuộc sống,mỗi đứa trẻ sinh ra cần phải được đến trường học - là nơi có thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người, là nơi ta luôn được bình yên ở đó . Tuy vậy vẫn có những sự cố không may xảy ra. Bạo lực học đường là vấn nạn gây nhức nhối cho dư luận, giữa cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa phụ huynh với học sinh,.... Những người như vậy chắc hẳn là những con người không tử tế bị xã hội coi thường khinh bỉ, ra vẻ huyên hoang. Làm xấu đi bộ mặt của nhà trường . Ở trường chúng ta được dạy làm người, một con người đạo đức, một công dân tốt cho đất nước mà trong khi đó họ vẫn làm vậy. Tiêu biểu nhất là ở Hưng Yên, 5 học sinh nữ đánh hội đồng một bạn và làm các hành động liên quan đến thân thể. Hành động của 5 học sinh ấy như những con hổ sắp chết đói vồ lấy mồi. Thử hỏi, nếu đó là họ thì sẽ như thế nào? Thật đáng chê trách cho những con người đó. Các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội. Là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phát huy hết khả năng của mình để trở thành một công dân tốt có ích cho đất nước và tránh xa những tệ nạn xã hội.
Tham khảo:
Vô cảm - không có cảm xúc hay không có tình cảm với sự vật, sự việc - đang dần trở thành một vấn nạn trong xã hội. "Vô cảm" không chỉ được thể hiện qua sự thờ ơ, mà còn từ những hành động vô nhân tính như chụp ảnh, quay phim khi thấy người gặp nạn; thậm chsi là những việc làm vô trách nhiệm nhưu hôi của khi thấy tai nạn. Hậu quả là tạo nên một xã hội lạnh lẽo, hờ hững; con người không nơi nương tựa càng trở nên bơ vơ; những mảnh đời khó khăn lạc lối trogn môi trương phát triển kinh tế nhưng thụt lùi về hơi ấm và hanh phúc của việc quan tâm và được quan tâm. Nguy hiểm sẽ luôn bao trùm mọi nơi, nhwungx việc làm trái đạo đức càng gia tăng, đông fthoiwf kéo theo mối lo âu thường trực trong mỗi người. Vì vậy, ta cần phải hành động để ngăn chặn những mối hiểm họa này bằng cách: gắn kết hơn với gia đình, bạn bè; sẻ chia với những con người bắt hạnh; trau dồi kiến thức về cách ứng xử và đạo đức thông qua những hoạt động trải nghiệm có tính gắn kết; ... Vậy nên, hãy học cách yêu thương, đẻ rồi lan tỏa tình yêu thương của mình tới toàn xã hội và ngăn chặn một tương lai mịt mờ chỉ vì "vô cảm".
Từ bé đến giờ, Văn học luôn là sự yêu thích của tôi. Trong tất cả các môn: Toán, Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa,... thì tôi luôn có hứng thú với việc học Văn. Nói về các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca... mà được ông cha ta truyền lại từ đời này sang đời khác,được học các văn bản nhiều thể loại như nhật dụng, kí, nghị luận... Những buổi giảng Văn của cô Linh - cô giáo chủ nghiệm của lớp tôi, luôn làm tôi chăm chú, lắng nghe đến mê mẩn. Học Văn là phải hiểu nội dung của văn bản, luôn biết tìm tòi cái mới để khiến môn Văn thêm phần thú vị và không bị nhàm chán.
Tham khảo:
Ôi! Tình bạn! Một tình cảm thân thương ấy lan tỏa sự ấm áp và động lực cuộc sống cho chính chúng ta. Tình bạn là gì vậy nhỉ? Đơn giản mà, tình bạn là một tình cảm thân thương của bạn bè với nhau. Điều này không có nghĩa là thứ tình cảm ấy phải bộc phát hết ra ngoài mới được coi là Tình Bạn. Điều đó có thể thể hiện khá rõ ràng qua từng cử chỉ, hành động: giúp đỡ nhau học tập, cùng nhau trò chuyện hay ôn bài, bênh vực cho nhau. Tình bạn dường như thể hiện rõ nhất chắc là khoảng thời gian còn trên ghế nhà trường. Ta học được ở tình bạn những cử chỉ đẹp, những bài học hay và hành động tốt từ chính bạn bè của mình. Tình bạn giúp ta vượt qua khó khăn,vực ta dậy mỗi khi vấp ngã, khuyên ta làm những điều đúng đắn và ngăn ta không rơi vào cạm bẫy. Tình bạn có vai trò quả thật lớn lao!
Tình bạn là một thứ tình cảm đáng quý và cần có trong cuộc sống của mỗi người bởi lẽ không có ai có thể sống mà thiếu tình bạn được. Tình bạn đẹp bởi chính sự chân thành, tôn trọng, và ý thức sẻ chia, đồng cảm giữa những người bạn ấy. Cuộc sống của chúng ta cũng sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi có những người bạn, đó không chỉ là những người cùng ta sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống mà đó còn là những người bạn đồng hành trong cuộc đời. Và rồi.... Đến một lúc nào đó... Nếu chúng ta không trận trọng tình bạn đẹp đẽ thiêng liêng này thì đừng có nuối tiếc, hối hận vì đã không kịp rồi.
Thời gian trôi đi nhanh thật đấy, mới ngày nào đó em vừa bỡ ngỡ nép sau lưng mẹ bước vào mái trường tiểu học thân yêu. Vậy mà hôm nay đã là buổi học cuối cùng em được ngồi bên cạnh bạn bè, được lắng nghe cô giảng bài, được là học sinh của mái trường này. Một sáng mùa hè trong veo và yên ả, những tia nắng đang rọi xuống từng vòm cây xanh mượt mà. Cảnh sân trường buổi sáng mai tĩnh lặng đến lạ kì, có lẽ vì do các bạn học sinh chưa đến hết. Đi giữa sân trường, em thấy mình nhỏ bé và lạc lõng với môi trường đã thân thuộc suốt 5 năm qua. Lát nữa thôi, chúng em sẽ ngồi ngay ngắn vào bàn và làm đứa học sinh lớp 5 cuối cùng, chia tay bạn bè, chia tay thầy cô. Buổi học hôm ấy nhẹ nhàng, không ồn ào, vội vã, các bạn cũng không tranh cãi, nói chuyện riêng, tiếng cô trầm bổng, lớp học rơi vào tĩnh lặng. Bởi ai cũng biết đó là buổi học chia tay của khối học sinh lớp 5. Nhìn gương mặt bạn nào cũng thoáng chút buồn và nuối tiếc. Chúng em đã có với nhau biết bao nhiêu kỉ niệm với những thứ thuộc về nơi đây, nhưng chúng em lại sắp phải nói lời tạm biệt. Tạm biệt để bước sang trang mới, cấp học mới và nhiều thứ mới mẻ hơn nữa. Ngoài kia, nắng vẫn đu mình trên cây. Hôm nay chỉ có các bạn học sinh khối lóp 5 đi học nên tâm trạng của mọi người đều như nhau, nuối tiếc và đầy lưu luyến. Cô nhìn một loạt các bạn học sinh, mắt rơm lệ, và nhắn nhủ chúng em phải cố gắng để trở thành học trò ngoan và giỏi ở cấp học mới. Chúng em ai cũng cúi đầu vâng dạ, không dám nhìn ai, vì thực sự cảm xúc đang vỡ òa. Những năm tháng cùng ngồi chung bàn, học chung lớp, nghịch ngợm.Đây là buổi học cuối cùng ở trường tiểu học.
tham khảo cách làm
Các bước trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Bước 1: Xác định dạng đề trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí
Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí thường đưa ra những yêu cầu bàn luận về: câu nói, quan điểm sống hay phẩm chất, đức tính của con người.
Ví dụ một số đề về tư tưởng đạo lí:
Ra đề thông qua một câu nói: Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Ý kiến của anh/chị về câu nói trên.
Đề văn về phẩm chất, đức tính: Suy nghĩ của anh/chị về đức tính trung thực.
Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống
Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống là những vấn đề, sự việc, hiện tượng có đã xảy ra và đang xảy ra trong cuộc sống của con người.
Một số đề ví dụ về hiện tượng đời sống như:
Trình bày suy nghĩ về vấn đề sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của học sinh hiện nay.
Anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ học đường để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?
Nhận xét: Mỗi một vấn đề được đưa ra có thể là đạo lí, hiện tượng tích cực, nhưng cũng có thể là hiện tượng tiêu cực, tư tưởng phản nhân văn. Trước mỗi vấn đề người viết cũng cần xác định đúng tính chất, đặc điểm của nó để có thể thể hiện quan điểm đồng tình hay không đồng tình một cách rõ ràng. Ví dụ một số vấn đề tích cực hay tiêu cực có thể được đưa ra như:
Đạo lí, tư tưởng:
Đạo lí, tư tưởng tích cực: lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí, nghị lực.
Tư tưởng phản nhân văn: thù hận, ích kỷ, đố kỵ, dối trá.
Tư tưởng có tính hai mặt: sự chờ đợi.
Hiện tượng đời sống:
Tích cực: tiếp sức mùa thu, hiến máu nhân đạo.
Tiêu cực: bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông.
Có cả tích cực và tiêu cực: sử dụng mạng xã hội, thiết bị điện tử.
Bước 2: Xác định yêu cầu trọng tâm của đề ở cách viết đoạn văn nghị luận
Như đã đề cập trong phần trên, khi đưa ra yêu cầu viết đoạn văn thì đề được ra sẽ không làm khó người viết trình bày hết những nội dung cần viết trong như một bài văn nghị luận. Mỗi đề thi thường sẽ có một yêu cầu cụ thể về việc người viết cần tập trung vào phần viết nào của vấn đề nghị luận. Chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017 có yêu cầu câu viết đoạn văn như sau: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.
Như vậy, trong đề văn trên, yêu cầu trọng tâm là nêu ý nghĩa của sự thấu cảm, tức là trong bài viết, người viết cần xoáy sâu vào những giá trị tốt đẹp, tích cực hay tác dụng, giá trị mà đức tính ấy mang lại cho cuộc sống con người. Trong tiếng Anh, khi chúng ta nêu ra các ý nghĩa như yêu cầu thì tức là đang trả lời cho câu hỏi “What” (Sự thấu cảm mang lại ý nghĩa gì?).
Với chủ đề được ra là sự thấu cảm, nhưng đề cũng có thể được ra dưới dạng như sau: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần làm để thể hiện sự thấu cảm trong cuộc sống.
Với câu hỏi “điều bản thân cần làm” thì đề đang hướng người đọc đến việc trình bày giải pháp. Lúc này, người viết sẽ tập trung trình bày những việc làm có thể thực hiện thay vì đi sâu phân tích ý nghĩa của sự thấu cảm như đề thi 2017. Như vậy, khi nêu ra giải pháp, chúng ta đang thực hiện yêu cầu đề dựa vào câu hỏi “How” (Điều bản thân cần làm thế nào để thể hiện sự thấu cảm?).
Như vậy, với bất kì một đề thi nào được ra, để xác định đúng yêu cầu đề, người viết cần tìm được từ chìa khóa xuất hiện trong đề. Chẳng hạn như:
Giải thích, nêu nguyên nhân: tại sao, do đâu, trình bày nguyên nhân, trình bày cách hiểu, giải thích…
Nêu ý kiến cá nhân: đồng tình hay không đồng tình, nêu suy nghĩ cá nhân, trình bày ý kiến bản thân…
Bàn nội dung: nêu ý nghĩa, nêu giá trị…
Đưa giải pháp: làm thế nào, làm sao, điều cần làm…
Mỗi từ chìa khóa sẽ là một gợi ý để học sinh có định hướng đúng và viết tốt phần đoạn văn.
Bước 3: Tìm ý cho đoạn văn trong cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
Sau khi xác định được trọng tâm cần viết trong đoạn, chúng ta có thể lên ý tưởng về những điều cần viết xoay quanh vấn đề cần viết. Bước này cần được thực hiện trên giấy nháp để khi người viết không bị quên và bỏ sót những điều đã suy nghĩ trong đầu. Đồng thời, khi xác định những ý cần viết, người viết cũng nên dảnh chút thời gian để suy nghĩ về những dẫn chứng để minh họa cho phần lí lẽ của mình. Cách đơn giản để có thể tìm được ý cho phần viết là thử tự đặt và trả lời các câu hỏi, chẳng hạn như:
Vấn đề đặt ra được hiểu như thế nào?.
Tại sao lại cần có/ không nên có có vấn đề đó trong cuộc sống?.
Vấn đề đặt ra cần được đồng tình/ phản đối hay có chỗ đồng tình, có chỗ phản đối?.
Vấn đề có những biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?.
Cần phải làm những gì để ngăn chặn/ phát huy vấn đề trên?.