Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tình yêu thương có lẽ là tình cảm thiêng liêng mà cả dân tộc ta vẫn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Nó xuất phát từ lòng yêu mến, đồng cảm, cảm thông và quý mến đối với đồng loại và mọi điều xung quanh. Tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt. Tình yêu thương chân thành, nhẹ nhàng của Thị Nở đã chạm đến trái tim cằn khô, sỏi đá của Chí Phèo và thức dậy trong anh những giây phút người nhất. Tình yêu thương làm cuộc đời này đẹp hơn. Nó đưa ta đến đỉnh cao của thành công và vượt lên trên những điều tầm thường. Nó còn là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Nhiều người từng hối hận muộn màng khi họ chẳng kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ. Đôi khi cuộc sống nhiều mâu thuẫn, hiểu nhầm, hận thù và nó chỉ được hóa giải khi xuất hiện sự tha thứ và tình yêu thương khi bạn sẵn sàng trao đi. Một người chủ động trao tặng tình yêu thương thì bên trong họ tràn đầy tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết bạn cần học cách trao đi. Ta cũng không quên phê phán những kẻ sống vô cảm, ích kỷ, hận thù. Đối với chúng ta,nhiệm vụ của chúng ta là hãy cảm hoá họ, vì chỉ có tình yêu thương mới có thể biến thế giới đầy khổ đau này thành biển cả của hoà bình và hạnh phúc.
TP tình thái: có lẽ
Khởi ngữ: Đối với chúng ta
Hiện nay, trong học sinh nổi cộm lên vấn đề học chay và học vẹt vô cùng nặng nề. Thật vậy, (BL) cách học này không chỉ có hại cho chính bản thân người học mà còn gây tổn hại đến chất lượng dạy và học của trường học nói chung. Trên thực tế, học chay là học thuộc lòng lý thuyết nhưng không học cách áp dụng vào thực tế đời sống, tức là nắm rất rõ lý thuyết nhưng học một cách máy móc, không biết áp dụng vào đời sống như thế nào. Còn học vẹt là học nhưng không hiểu gì, không có khả năng ứng dụng vào cuộc sống thường ngày mà chỉ biết nhắc lại máy móc, rập khuôn như một con vẹt mà thôi. Chính vì vậy, giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những cách học này phải đến từ sự cố gắng từ cả học sinh, giáo viên và nhà trường. Đầu tiên, học sinh cần phải cố gắng chăm chỉ học hành, hiểu cặn kẽ từng vấn đề lý thuyết và hiểu được cách áp dụng từ trong lời giảng của thầy cô. Nếu như phần nào không hiểu thì chúng ta có thể hỏi bạn bè nhờ giải đáp. Chỉ khi hiểu sâu sắc vấn đề cùng với ý thức học tập tốt thì mỗi học sinh mới có thể nảy sinh lòng ham học và chịu khó học hành. Thứ hai, giáo viên cần luôn hăng hái, tích cực giảng giải cho học sinh hiểu cặn kẽ vấn đề, đồng thời hướng học sinh đến việc ứng dụng những kiến thức đó vào cuộc sống ra sao. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ nhà trường, luôn có những phương án điều chỉnh kịp thời để phục vụ tốt nhất cho việc dạy và học trong nhà trường. Đối với tôi (KN) , tôi nghĩ rằng chúng ta nên có ý thức học tập tốt hơn đừng dựa dẫm vào ai mà hãy đi lên bằng năng lực thực sự của mình. Tóm lại, việc học chay, học vẹt cần có sự giải quyết đồng thời từ học sinh, thầy cô và nhà trường.
THAM KHẢO
Tham khảo:
Học tập tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp là nhiệm vụ lâu dài của mỗi học sinh, rất cần có phương pháp và cách thức phù hợp để hoàn thiện bản thân một cách nhanh chóng, chọn lọc nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những người có phương pháp khoa học, hiệu quả thì vẫn còn nhiều học sinh lại chọn giải pháp học chay, học vẹt, học đối phó một cách vô ích và tai hại. Chắc chắn, học chay, học vẹt, học đối phó là những cách học sai lầm, không những khiến cho thành tích học tập của chúng ta ngày càng yếu kém trầm trọng mà năng lực cũng không thể hình thành. Học chay, học vẹt là cách học chỉ mang tính chất hình thức, lý thuyết, không áp dụng được và không có hiệu quả, học không đi đôi với hành, không có suy nghĩ thấu hiểu, tuy đọc bài rất trôi chảy nhưng thực sự không hiểu gì cả, chẳng biết vận dụng vào thực hành. Cách học ấy khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ để phát triển kiến thức, mất dần khả năng sáng tạo, tư duy không phát huy, không chịu phấn đấu. Học chay, học vẹt, học đối phó là đang tạo thói quen học tập không tốt cho bản thân mình, và nó sẽ ảnh hưởng đến con đường học tập sau này. Nhận ra tác hại của việc học chay, học vẹt thì phải điều chỉnh lại cách học để mang đến kết quả tốt hơn. Gia đình và nhà trường cần tạo môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, đặc biệt là không áp lực để các bạn học sinh có thể phát huy tinh thần học tập của mình. Đối với học sinh, học chay, học vẹt là cách học mang tính đối phó, nên tránh xa. Là học sinh chúng ta cần phải có ý thức được điều này để lựa chọn cho mình phương pháp học tập hữu dụng hơn.
TP biệt lập: chắc chắn
Khởi ngữ: Đối với học sinh,
Đọc sách rất có lợi. Trong đó, đọc để học tập, bổ sung kiến thức cho con người là ích lợi quan trọng nhất của việc đọc sách. Khi học bài, làm bài, ta phải học, phải đọc sách giáo khoa. Muốn học nâng cao hơn, ta phải đọc và giải bài tập trong sách tham khảo. Những quyển sách ấy chính là phương tiện giúp ta học tập và việc đọc sách chính là để học tập. Vì mang trong mình sự hiểu biết về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, lịch sử, khoa học, mà sách cho chúng ta lượng tri thức khổng lồ. Có đọc sách, ta mới biết Trái Đất của chúng ta hình thành từ bao giờ, có bao nhiêu rừng núi, sông hồ. Có đọc sách ta mới biết đất nước Việt Nam ta có những trang lịch sử hào hùng như thế nào. Có đọc sách ta mới hiểu biết về cây cối, cấu tạo của chúng dù ta vẫn luôn nhìn thấy chúng hàng ngày. Lượng kiến thức to lớn ấy chính là từ việc đọc sách mà ra. Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, việc đọc sách còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sau khi học bài xong, ta đọc truyện cười trong sách thì sẽ sảng khoái, thoải mái biết bao. Sách cũng như người bạn cùng học, cùng chơi với chúng ta.
Đọc sách rất có lợi. Trong đó, đọc để học tập, bổ sung kiến thức cho con người là ích lợi quan trọng nhất của việc đọc sách. Khi học bài, làm bài, ta phải học, phải đọc sách giáo khoa. Muốn học nâng cao hơn, ta phải đọc và giải bài tập trong sách tham khảo. Những quyển sách ấy chính là phương tiện giúp ta học tập và việc đọc sách chính là để học tập. Vì mang trong mình sự hiểu biết về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, lịch sử, khoa học, mà sách cho chúng ta lượng tri thức khổng lồ. Có đọc sách, ta mới biết Trái Đất của chúng ta hình thành từ bao giờ, có bao nhiêu rừng núi, sông hồ. Có đọc sách ta mới biết đất nước Việt Nam ta có những trang lịch sử hào hùng như thế nào. Có đọc sách ta mới hiểu biết về cây cối, cấu tạo của chúng dù ta vẫn luôn nhìn thấy chúng hàng ngày. Lượng kiến thức to lớn ấy chính là từ việc đọc sách mà ra. Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, việc đọc sách còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sau khi học bài xong, ta đọc truyện cười trong sách thì sẽ sảng khoái, thoải mái biết bao. Sách cũng như người bạn cùng học, cùng chơi với chúng ta.
Tham khảo:
Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc. Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm (khởi ngữ) "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung - vị anh hùng của dân tộc! (câu cảm thán)
Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.
Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.Thời xưa cụ chu văn an đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học tròcua3 cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đẩu triều nhưng ông vẫn tõ thái độ vô cũng kính trong người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng ko dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin ngời bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!
Thời nay học sunh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô.
Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôn nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.
Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay!
Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cẩn các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín. mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11. 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn
Thật vậy! Cứ giả sữ xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bậy giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của nình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọn
Bên cạnh những lợi ích ,mạng xã hội Facebook còn có tác hại ko nhỏ đối với giới trẻ .Để hiểu rõ đc những tác hại đó ,ta phải định nghĩa đc : mạng xã hội Facebook là j ? Hiểu ngắn gọn thì Facebook là công cụ để kết nối giới trẻ hiện nay.Vậy Facebook có tác hại như thế nào? Hiện nay , một số bạn học sinh đã thường xuyên bỏ bê , chểnh mảng việc học hành để dành thời gian chơi Facebook.Từ đó, việc học hành của các bạn ấy sẽ sa sút , ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này. Ko những vậy ,trên mạng xã hội Facebook còn đầy rẫy những nguy hiểm đang rình rập.Trước hết phải kể đến những người bạn ảo. Trước màn hình máy tính, điện thoại ta làm sao có thể biết được đó có là người bạn tốt hay ko? Hay đó chỉ là những kẻ luôn rắp tâm để hại ta ? Ngoài ra , những trò lừa đảo , những văn hóa phẩm đồi trụy trên Facebook cũng khiến giới trẻ có những suy nghĩ lệch lạc , sai lầm ,tiêu cực .Chính vì vậy , giới trẻ chúng ta cần nhận thức rõ mặt tiêu cực cũng như tích cực của mạng xã hội Facebook để sử dụng một cách hợp lí và thông minh.
Bên cạnh lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập. Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá. Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng. Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
Dàn ý.
Mở đoạn:
- Giới thiệu mùa xuân.
Thân đoạn:
- Trong xuân có gì?
+ Thời tiết mát mẻ, không khí tràn đầy sức sống.
+ Hoạt động con người: mùa của những người con về nhà, mùa của sự ấm áp yêu thương sum vầy.
+ Nhân hóa mùa xuân:
-> Chị mang một vẻ đẹp diệu kì, chị thổi vào đất những làn gió xuân và những cơn bấc.
-> Chị dịu dàng đằm thắm.
-> .....
Kết đoạn:
- Tổng kết, khẳng định lại vẻ đẹp của mùa xuân.
Bạn tham khảo nha:
Mùa xuân là mùa bắt đầu của đất trời. Không còn cảnh giá buốt lạnh lẽo như mùa đông. Cũng không có những tia nắng chói chang nóng bức như mùa hè. Mùa xuân là một sự kết hợp hoàn hảo và hài hòa giữa các yếu tố: chút gió dìu dịu còn sót lại, chút nắng nhè nhẹ khẽ chiếu qua cành lá. Mùa xuân đến với một không khí trong lành và dễ chịu như thế. Xuân chính là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc. Từng lộc non sau mùa đông buốt giá như được bừng tỉnh, khẽ mở mắt mà ngắm nhìn vạn vật xung quanh cũng đang dần thay đổi. Lộc non đã hé – những búp non cứ xanh mơn mởn như một cô gái xuân thì đang e ấp diễm lệ. Nào chỉ thay lá, cây cối còn được điểm tô bởi muôn vàn nụ hoa tươi thắm. Hoa cúc, hoa lan, hoa lay ơn, cứ đua nhau khoe sắc trước sắc xuân. Xuân ở miền Bắc đặc trưng bởi hoa đào hồng thắm, riêng miền Nam lại dịu dàng với sắc mai vàng tươi. Nhìn ngọn cây ngọn cỏ như tươi vui hơn trong cơn mưa phùn đầu năm, thấy thấp thoáng những nụ mai đang dần hé là đã biết, mùa xuân đang dần đến rồi. Xuân về, chim muông khắp nơi cũng bay về tận hưởng thời khắc đẹp nhất của đất trời. Chim én bay liệng thành từng hàng báo hiệu mùa xuân đã đến. Chim sẻ, chim ri hót líu lo tạo thành một khúc hợp xướng vô cùng rộn rã. Giữa những thay đổi của thiên nhiên vạn vật, con người như được tiếp thêm sinh khí để hòa vào niềm vui chung của đất trời. Người người nhộn nhịp sắm sửa, trang hoàng lại nhà cửa. Rồi cả gia đình cùng quây quần lại làm những món ăn truyền thống, cùng hồi hộp đón thời khắc chuyển mình kỳ diệu giữa hai năm. Người lớn bận rộn, trẻ con háo hức, nhưng tựu trung lại, ai cũng đều yêu quý mùa xuân. Đối với tôi mùa xuân có Tết nên cũng chính là mùa đoàn tụ. Tôi rất yêu thích mùa xuân bởi những vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa mà nó mang lại. Và chắc hẳn có rất nhiều người cũng say mê mùa xuân giống như tôi.