Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân được Bộ Y Tế khuyến cáo nên đeo khẩu trang khi ra đường và rửa tay thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Được coi là nhu cầu thiết yếu, khẩu trang và nước sát khuẩn nhanh chóng trở nên khan hiếm, hết hàng. Lợi dụng việc này nhiều người đã trục lợi về cho bản thân, tổ chức bằng việc tăng giá bán khẩu trang, nước sát khuẩn lên nhiều lần. Đó là hành động cần lên án, cần được chấm dứt, bởi nó đang làm cho hình ảnh con người, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta từ bao đời nay trở nên xấu đi. Hơn nữa nó ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe đến những người tiêu dùng bởi nếu họ sử dụng những loại khẩu trang, dung dịch sát khuẩn kém chất lượng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh và nhiều hệ lụy kéo theo. Tất cả có lẽ chỉ vì “Lợi nhuận”, “Đồng tiền” mà ai đó đã bất chấp tất cả, bất chấp làm tổn hại đến sức khỏe của người khác. Để chấm dứt việc này, trước hết mỗi cá nhân cần nhận thức đúng về việc sử dụng các nhu yếu phẩm cần thiết, tránh gây lãng phí và biết san sẻ với cộng đồng, để không xuất hiện việc xếp hàng, chen lấn làm giảm cơ hội trục lợi từ người khác. Đồng thời về phía cơ quan chức năng cần mạnh tay, xử lý dứt khoát các trường hợp để những người có ý định cần phải bỏ ngay. Vì một Việt Nam nói không với dịch bệnh, nói không với tăng giá, làm giả chúng ta cần chung tay đẩy lùi bằng sức mạnh của đoàn kết.
Thamkhao
Trong thời gian qua, đại dịch Covid đã làm thiệt hại về cả sức khỏe và tiền bạc của con người. Tuy nhiên, đại dịch cũng giúp ta nhìn thấy những tinh thần tương thân tương ái. Tương thân tương ái là cùng nhau giúp đỡ nhau bằng tình yêu thương nhân ái. Biểu hiện cụ thể chính là việc toàn dân ta chung tay khuyên góp để chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, chính phủ còn hỗ trợ cho những người nhiễm Covid. Trong đợt dịch này, rất nhiều con người bị thất nghiệp. Hiểu được điều đó, rất nhiều cây atm gạo đã xuất hiện để giúp đỡ người dân. Cùng với đó là những xuất cơm tình nguyện hay những chiếc khẩu trang miễn phí. Tất cả những việc làm đó tuy nhỏ nhặt nhưng đã sẻ chia phần nào khó khăn của mỗi người, để từ đó đất nước ta sẽ chiến thắng đại dịch. Chúng ta nên tuyên dương và tích cực thực hiện những tinh thần tương thân tương ái đó
tham khảo
Trong thời gian qua, đại dịch Covid đã làm thiệt hại về cả sức khỏe và tiền bạc của con người. Tuy nhiên, đại dịch cũng giúp ta nhìn thấy những tinh thần tương thân tương ái. Tương thân tương ái là cùng nhau giúp đỡ nhau bằng tình yêu thương nhân ái. Biểu hiện cụ thể chính là việc toàn dân ta chung tay khuyên góp để chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, chính phủ còn hỗ trợ cho những người nhiễm Covid. Trong đợt dịch này, rất nhiều con người bị thất nghiệp. Hiểu được điều đó, rất nhiều cây atm gạo đã xuất hiện để giúp đỡ người dân. Cùng với đó là những xuất cơm tình nguyện hay những chiếc khẩu trang miễn phí. Tất cả những việc làm đó tuy nhỏ nhặt nhưng đã sẻ chia phần nào khó khăn của mỗi người, để từ đó đất nước ta sẽ chiến thắng đại dịch. Chúng ta nên tuyên dương và tích cực thực hiện những tinh thần tương thân tương ái đó
Tham Khảo ạ !
Tinh thần dân tộc Việt Nam là ý thức dân tộc đã được hình thành trong suốt quá trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt, là sự kết tinh và thăng hoá của các giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó tinh thần yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống chủ đạo. Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, tinh thần dân tộc đó đã được phát huy đến cao độ. Chính vì vậy, dân tộc Việt Nam không chịu khuất phục bất cứ một thế lực nào. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc giữ vững và phát huy tinh thần dân tộc được thể hiện ở chỗ: thứ nhất, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc; thứ hai, tìm mô hình phát triển phù hợp với điều kiện của Việt Nam để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường đối thoại với các nền văn hóa khác để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc là phương thức hữu hiệu để thực hiện điều đó.  Ảnh minh họa Tinh thần dân tộc là ý thức dân tộc được hình thành và kết tinh trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của bản thân dân tộc, tạo nên ý chí, nghị lực của một dân tộc và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hoá dân tộc. Tinh thần dân tộc đóng vai trò định hướng cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc, là niềm tin và mục tiêu theo đuổi của dân tộc. Tinh thần dân tộc Việt Nam chính là ý thức dân tộc Việt Nam đã được hình thành trong suốt tiến trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt. Chính tinh thần dân tộc ấy đã kết nên ý chí và nghị lực giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển trong suốt hàng nghìn năm lịch sử. Nói cách khác, tinh thần dân tộc là sự kết tinh và thăng hoa các giá trị truyền thống của dân tộc. Trong những năm gần đây, tại nhiều hội thảo và trong các công trình đã được công bố, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các giá trị truyền thống của người Việt. Các giá trị truyền thống thường được nói đến là tinh thần yêu nước, thương nòi; độc lập và tự do; đức tính cần cù, siêng năng; tinh thần hiếu học; đức tính khiêm nhường; tính cộng đồng, v.v.. Bên cạnh đó, nhiều giá trị khác đôi khi cũng được nhắc đến, như tính cần kiệm, đề cao tình nghĩa, coi trọng gia đình, không rơi vào tính cực đoan của chủ nghĩa cá nhân, v.v.. Vấn đề đặt ra là, các giá trị truyền thống đó có phải là những giá trị riêng có của dân tộc Việt Nam, người Việt Nam hay đó là giá trị chung của cả cộng đồng châu Á và tất cả các nước hoặc nhiều nước châu Á cũng có. Theo chúng tôi, trong các giá trị kể trên, khó có thể chỉ ra được một giá trị nào đó là giá trị riêng có của Việt Nam. Trên thực tế, một số giá trị kể trên không chỉ có ở Việt Nam, mà còn có ở nhiều nước châu Á khác. Một số giá trị không chỉ là giá trị của các nước châu Á, mà còn là giá trị chung của nhân loại. Do vậy, vấn đề lại là ở chỗ, cần chỉ ra những biểu hiện đặc thù của các giá trị ấy trong điều kiện Việt Nam. Nói cách khác, các giá trị truyền thống của dân tộc là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, vừa có những điểm chung mà nhiều dân tộc khác cũng có, vừa có điểm riêng mà chỉ dân tộc mình mới có. Chẳng hạn, cũng là tinh thần yêu nước, nhưng cần nghiên cứu và làm rõ tinh thần yêu nước của người Việt Nam khác với tinh thần yêu nước của người Hàn Quốc, người Thái Lan, người Nhật Bản, v.v. như thế nào; nhiều dân tộc có tính cộng đồng nhưng tính cộng đồng của nguời Việt có điểm gì khác. Thành thử, việc nghiên cứu mang tính so sánh trên cùng một thang giá trị như vậy để vạch ra những nét đặc thù của các giá trị truyền thống Việt Nam là cần thiết. Đó là một công việc không dễ và đòi hỏi sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Tuy nhiên, ở đây, trên một nét chung nhất, chúng tôi xin nhấn mạnh hai điểm.
tham khảo*******************************Cùng với tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19, tình trạng thông tin thất thiệt xung quanh dịch bệnh này cũng được lan truyền một cách rộng rãi trên mạng xã hội. Hành vi trên góp phần làm gia tăng tâm lý sợ hãi, hoang mang cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội. Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus vùng dịch bệnh là một phương tiện để kiếm tiền, hoặc gây hoang mang dư luận. Trên mạng xã hội các dòng tin tức thật giả lẫn lộn về sự nguy hiểm của virus Corona hay số người chết về dịch bệnh khiến cộng đồng thêm phần hoang mang, sợ hãi. Lại có người vì lo lắng quá đà mà nảy sinh tâm lý, lương thực, thực phẩm sẽ nhanh chóng cạn kiệt nên phải mua để tích trữ sẵn. Có người lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người đã đưa tin giả, nhằm câu like, view để họ bán được mặt hàng nào đó. Họ chọn cách tung ra những thông tin sai, chưa kiểm chứng để gây hoang mang trong xã hội. Vì thế các đơn vị có liên quan phải có chế tài xử phạt các trường hợp tung tin giả và tạo ra tin giả. Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, chúng ta cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
tham khảo :
Có lẽ trong các trường học đều có câu khẩu hiệu là: ''Học, học nữa, học mãi'' để khẳng định cho việc học hành. Học hay tự học không phải là 10 năm hay 20 năm là xong mà là mãi mãi, là cả đời. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cả của các em là chăm ngoan, cố gắng học giỏi. Bởi vì sao? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ''Học'' cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Tự học là tốt cho bản thân. Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Tóm lại, ngay bây giờ và mãi về sau này, mỗi người nên tự ý thức về việc tự học của mình. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích cả.