K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2016

1.Mở bài
"Mặc dù gặp nhiều đau khổ và bất hạnh, người nông dân trước CMT8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình". Đó là điểm sáng trong những sáng tác về người nông dân của các nhà văn trong những năm 1930-1945. Đọc những tác phẩm ấy, người đọc không thể nào quên hình ảnh người nông dân trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Tắt đèn) của Ngô Tất Tố phải sống một cuộc sống nghèo khổ cùng cực nhưng vẫn rất mực yêu thương chồng con và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Đó chính lá chị Dậu.

2.Thân bài
a, Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương
Bối cảnh của truyện là làng Đông Xá trong không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày sưu thuế gay gắt nhất. Bọn cường hào, tay sai rầm rộ đi tróc sưu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán gánh khoai, ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang bị ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai hoạ chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.
(*) Trong hoàn cảnh đó ta vẫn thấy vẻ đẹp toả sáng từ tâm hồn của chị Dậu
b, chị Dậu là người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương.
Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo...Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương.
(*) Và có lẽ chính sự giàu tình yêu thương ấy của chị của chị mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lện sầm sập tiến vào bắt trói anh Dậu chị đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng.
c, Chị Dậu là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng
Khi bọn tay sai, người nhà lí trưởng "sầm sập" tiến vào với tay thước, roi song, dây thừng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố van xin tha thiết bằng giọng run run cầu khẩn "Hai ông làm phúc bói với ông lí cho cháu khất". Cách xử sự và xưng hô của chị thể hiện thái độ chịu đựng. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái tình thế ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh. Nhưng tên cai lệ không những không động lòng thương mà lại còn chửi mắng chị thậm tệ. Tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng đang bị đe doạ, chị Dậu "xám mặt" vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ônh tha cho". Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chị Dậu càng nhẫn nhịn, tên cai lệ càng lấn tới. Hắn mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên "bịch luôn vào nhưng chị mấy bịch" rồi "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" và nhảy vào trói anh Dậu... Tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ "chồng tôi đâu ốm, các ông không được phép hành hạ". Lời nói đanh thép của chị như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không chỉ viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng, nhìn vào mặt đối thủ với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ đáo để. Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vội đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt :chị nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Một cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ bình dân thể hiện một tư thế "đứng trên dối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối phương". Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Chị vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng chị vẫn chưa nguôi giận "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được".
Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe doạ, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu...bản chất cuả chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra...". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh"

3. Kết bài
(*)Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ rất sống và giàu tính hiện thực. Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách của chị hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
Như vậy, từ hình ảnh " Cái cò lặn lội bờ sông/gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non" và hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong "Tắt đèn", ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới về cả tâm hồn lẫn chí khí.

31 tháng 10 2021

Trong sách Ngữ Văn 8 em đã học rất nhiều văn bản hay, hấp dãn nhưng tôi lại yêu thích chuyện Lão Hạc.Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi xót thương về một con người dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, túng quẫn nhưng vẫn giữ tấm lòng trong sạch đáng quý. Ông là một lão nông nghèo khổ, tài sản của ông chỉ có ba sào vườn, một túp lều và một con chó vàng. Hoàn cảnh của ông thật bất hạnh, vợ mất sớm từ lâu, một mình ông “gà trống nuôi con” nhưng vì không đủ tiền cưới vợ cho con nên con trai ông phẫn uất bỏ đi đồn điền cao su biền biệt. Đó là nỗi đau khiến ông luôn day dứt khi không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Do đó, từ ngày con đi, lão tích cóp dành dụm và cố gắng giữ trọn mảnh vườn để khi về con trai có tiền lấy vợ. Vắng con, ông chỉ có cậu Vàng làm bạn, ông coi nó như người bạn thân thiết, như con cháu của mình. Ông trò chuyện, mắng yêu nó, nói với nó như nói với một đứa bé. Nhưng trận ốm yếu kéo dài cùng trận bão to đã khiến cuộc sống của ông càng lúc khó khăn. Lão không nuôi nổi nó nữa và sợ phải tiêu lạm vào số tiền dành dụm cho con. Đó là nỗi đau đớn của lão. Bởi vậy lão cứ đắn đo, do dự mãi khi quyết định bán chó, lão khóc mà “đôi mắt ầng ậc nước”. Cả đời sống trung thực, lương thiện mà giờ đây ông phải lừa dối, ông thấy lương tâm đau nhói khi nhìn ra trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc. Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Nam Cao đã diễn tả được nỗi khổ tâm, dằn vặt, niềm xót thương của lão Hạc với cậu Vàng lên đến tột độ. Phải là người có trái tim vô cùng nhân hậu thì con người mới có tâm trạng đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó đến mức như vậy, Cũng chính bởi sự hối hận đó, lão đã chọn cho mình cái kết cái kết bi thảm: ăn một liều bả chó để tự tử, đó là cái chết dữ dội và thê thảm. Lão có quyền chọn cho mình cách kết thúc nhẹ nhàng hơn thế nhưng lão đã chọn cách đau đớn này, phải chăng vì những dằn vặt khi lão lừa bán cậu Vàng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng người đọc bao nỗi xót thương. Trong cảnh đời nghèo khó, bất hạnh ấy ta lại thấy lấp lánh những nét đẹp trong nhân cách lão Hạc: một người cha hết lòng vì con, sẵn sàng chấp nhận cái chết để hi sinh cho con; một người nông dân dù đến bước đường cùng vẫn giữ trọn nhân cách của mình “chết trong còn hơn sống đục”.

10 tháng 10 2021

TK:

Trong tất cả những nhân vật văn học tôi thích nhất nhân vật lão Hạc bởi nhân cách thanh sạch, phẩm chất tự trọng và tấm lòng yêu thương con tha thiết. Lão nông hiền lành đó thà chấm dứt cuộc đời nghèo khổ của mình để bảo toàn danh dự và nhân phẩm còn hơn tha hóa và bán rẻ lương tâm. Lão xót thương khi bất lực không lo nổi đám cưới cho con trai, lão khóc như con nít, tự dằn vặt mình chỉ vì bán một con chó, lão sợ ăn phạm vào những đồng tiền để dành cho con… Chính xã hội thực dân phong kiến đã đẩy lão tới cái chết dữ dội. Lão Hạc là một trong những điển hình tiêu biểu về hình tượng người nông dân hiền lành, chất phác, trong sạch và tự trọng. Và truyện ngắn lão Hạc cũng để lại nhiều ám ảnh về số kiếp con người, số phận của người nông dân trong xã hội cũ 

9 tháng 4 2020

Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ- men trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri.
O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men. Hình ảnh Giôn-xi đang nhìn ra cửa sổ nhìn chiếc lá được cụ Bơ Men vẽ Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả

24 tháng 4 2020

Bạn tham khảo nhé :

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời. 

Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô

Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng

Chúc bạn học tốt !

21 tháng 10 2021

Tham khảo

Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen là một cô bé để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cô là một cô bé có tuổi thơ đầy bất hạnh. Từ nhỏ cô đã mồ côi mẹ và bà, phải sống trong sự ghẻ lạnh của cha. Cha chưa bao giờ yêu thương, quan tâm, chăm sóc cô cả. Hai cha con cô phải sống trên căn gác xép tồi tàn. cửa sổ hỏng hết phải nhét giẻ vào nhưng vẫn không bớt đi cái lạnh. Mặc dù chỉ là một cô bé nhỏ nhắn nhưng cô lại không được đi học mà phải đi bán diêm kiếm tiền phụ cha. Đêm 30 tết cô không dám trở về nhà vì không bán được bao diêm nào nên sợ cha đánh mắng. Vì quá rét buốt nên cô đã đốt những que diêm lên để sưởi ấm. Qua những lần đốt diêm ta thấy những ảo ảnh hiện ra. Phải chăng đó chính là những gì à cô bé đang khát khao muốn có được. Lần đốt diêm thứ 4 cô bé đã gặp lại người bà kính yêu. Vì muốn đi theo bà lên thiên đàng nên cô bé đã quẹt que diêm lần thứ 5. Vâng, đúng như ước muốn của cô, bà cũng xuất hiện và mang cô bé đi theo bà. Sáng sớm hôm sau người ta thấy cô bé chết cóng trên đường bên cạnh những que diêm. Chao ôi! Thế là cô gái ấy đã từ giã cõi trần gian đau khổ mà đến với một thế giới tốt đẹp hơn. Có lẽ đó chính là một cái kết có hậu dành cho cô bé tội nghiệp.

21 tháng 10 2021

Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc.

18 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   Một trong những nhà văn gắn liền tuổi thơ với trẻ em toàn thế giới mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng An-dec-xen. Và chắc hẳn trong chúng ta đều nhớ đến hình ảnh cô bé bán diêm, dường như khắc sau tấm trí mỗi người. Cô bé bán diêm nhưng chất chứa trong nhân vật ấy là những bài học đầy giá trị về cuộc sống và con người.

   Nhân vật cô bé bán diêm là hình ảnh trung tâm, xuyên suốt toàn tác phẩm. nhà văn dựa vào đó mà truyền tải những thông điệp về cuộc sống đến người đọc

   Nhà văn đã thành công khi xây dựng nên nhân vật điển hình cùng với bối cảnh trong tác phẩm một cách rất sinh động. Đó là hình ảnh ám ảnh về một cô bé tội nghiệp không nơi nương tự trong bầu không khí giá lạnh cắt da giữa đường phố tuyết, và càng cô độc hơn khi cô được đặt cạnh bầu không khí sum vầy của các gia đình.

   Trong không gian "Mọi nhà đều sang rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay" ấy thì cô bé bán diêm lại hồi tưởng lại những ngày sống trong quá khứ, khoảng thời gian bà còn sống, có dây thường xuân bám quanh ngôi nhà gợi lên sự ấm áp, hạnh phúc. Và cuộc sống ngày xưa đó hoàn toàn đối lập với cuộc sống hiện tại em trải qua, cuộc sống với người cha đầy sự tối tăm và mùi của địa ngục. Dù lạnh đấy, đói đấy em rất muốn về nhà nhưng lại sợ bị cha đánh đòn vì chưa bán được hộp diêm nào. Cô bé hiện lên với đầy sự trẻ thơ nhưng sớm sống trong cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Chính thực tại đối lập ấy khiến em càng khao khát mãnh liệt một sự sum vầy đầm ấm trong những ngày đông : "chà! Bây giờ mà được quẹt một que diêm để sưởi ấm cho đỡ buốt nhỉ". Đối với ta đó chỉ một ước mơ nhỏ nhoi giữa chốn phồn hoa đô thị ngoài kia, nhưng chính chi tiết ấy cũng đủ để lấy đi nước mắt vì xót xa cho một đứa trẻ thơ mà bất hạnh. Và em đánh liều quẹt một que diêm "lúc đầu xanh lam,dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sang chói trông đến vui mắt", thứ ánh sang nhỏ nhoi ấy làm em hạnh phúc phần nào. Nhưng sự khắc nghiệt của cái giá lạnh đã dập tắt đi ngọn lửa nhỏ đó.

   Em tiếp tục quẹt que thứ hai với ước muốn có cuộc sống ấm no. khung cảnh "hàng ngọn lửa nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng" hiện lên tươi đẹp nhưng vẫn bị thời tiết kia làm lụi tàn mất.

   Chỉ là một ngọn lửa bé nhỏ để sưởi ấm, chỉ là một chút ước mơ bé nhỏ để cuộc đời em có chút hi vọng nhưng tất cả đều bị chính môi trường bên ngoài, xã hội ngoài kia cùng với cái xô bồ...tất cả đã nhẫn tâm mà tước đi niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy. thật xót thương cho số phận trẻ thơ sớm đã phải lớn, sớm phải chịu cảnh đày đọa của cuộc sống. và cuối cùng thì em chỉ muốn được tin tưởng dựa dẫm vào chính người bà tin yêu đã mất của mình. Que diêm thứ ba xuất hiện chính là hình ảnh người bà cùng cánh tay đang chào đón em. Và em đã đi cùng bà về một miền của sự hạnh phúc, đi để không phải bị cuộc đời này vùi dập nữa. đó chính là giây phút em từ giã trần đời, nhà văn An-dec-xen đã nhân hóa, phóng đại hóa cái chết của em cũng chính là tấm lòng xót thương, xúc động, tình cảm thương mến dành cho em, dành cho bao đứa trẻ thơ bất hạnh ngoài cuộc đời kia nữa.

   Bằng lối viết văn rất giản dị, ngôn ngữ trong sang mà nhà văn thiếu nhi An-dec-xen đã xây dựng thành công nhân vật cô bé bán diêm với tất cả niềm xót thương, yêu mến. Qua đó ta thêm hiểu hơn, biết trân trọng hơn về hạnh phúc dành cho con trẻ ngày nay.