Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chừng 5 giờ sáng vào mùa hè, chính là lúc mặt trời bắt đầu mọc. Từ phía chân trời xa, từ dưới miền đen thăm thẳm, quả cầu đỏ tươi khổng lồ từ từ nhô lên. Chiếu ánh sáng hiền hòa, màu cam đến với mọi vật. Chú gà trống vội vàng tình giấc, chạy lên trên ụ rơm, dõng dạc cất tiếng gáy Ò… ó… o… Cả bầu trời lúc này, là một vùng biển màu hồng cam mơ màng, nó hắt lên con đường, hắt lên vòm cây những vệt sáng nhá nhem. Những cơn gió buổi sớm mai nhè nhẹ, mang theo những mát lạnh cuối còn sót lại sau đêm dai. Từ chiếc lá, nhành hoa khẽ ru mình theo lá, rũ bớt những giọt sương đang đọng lại trên mình. Âm thanh xào xạc của lá cây đánh thức mấy chú chim nhỏ dậy, ríu ran cả khu vườn. Dần dần, mặt trời lên cao hơn nữa, ánh sáng cũng dần nhạt đi, trả lại màu thiên thanh vốn có của bầu trời. Cảnh vật cũng dần rõ ràng hơn trong làn sương mỏng tanh buổi sáng. Trong mấy ngôi nhà, dần lục đục những âm thanh của người thức dậy buổi sáng. Một ngày mới lại bắt đầu.
HT
Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.
Tham khảo:
Năm giờ sáng, ông mặt trời vẫn còn nằm im lìm trong tấm chăn mây mờ ảo và chiếc giường là nền trời tím thẫm pha cam mộng mơ của buổi sớm, em bừng tỉnh giấc, muốn ra vườn ngó ngàng xem khu vườn hôm nay thế nào, cây này đã nở hoa chưa, cây kia đã ra quả chưa? Bầu trời còn hơi tối, những tia sáng yếu ớt không đủ để làm những nhành cây bừng tỉnh, chỉ có tiếng gió nhè nhẹ khẽ lung lay những chiếc lá cây va vào nhau tạo nên thanh âm rì rào êm ái. Cả khu vườn là một mảnh yên tĩnh, lặng im, chỉ cảm nhận thấy tiếng côn trùng nhảy nhót, vạn vật vẫn còn ngủ say. Nhưng rồi thời gian dần trôi qua, mặt trời đã bừng tỉnh giấc, ném những ánh nắng lười biếng rơi trên phiến lá, nắng vàng ươm chiếu vào những giọt sương long lanh phát ra ánh sáng diệu kì. Một vài chú chim nấp sau màu lá xanh tươi bắt đầu cất cao giọng hót vang lừng, chắc hẳn chú thích chí lắm khi lại được ngắm bầu trời hừng đông, ánh tím đã nhạt dần như hòa tan vào đường chân trời để lại khoảng không cho ánh vàng lan tỏa nhuộm kín trời, những áng mây ửng hồng tạo nên một bức tranh thật quá đỗi mộng mơ. Các loài cây dần được đánh thức, lá và hoa nhún nhảy đung đưa theo làn gió mát lành, tất cả đang gọi nhau dậy để khoe sức sống tươi trẻ của mình với thế giới. Nhờ có sự xuất hiện của ánh sáng mà mấy khóm lá thủy tiên như xanh ngắt hơn, những bông hoa khế tím biếc phiêu lãng trên mặt ao dềnh dàng cũng tươi sắc hơn,…Ngắm nhìn khu vườn cây đầy nhựa sống mà lòng em vui phơi phới, em vội vã gọi ông đến để tận hưởng khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày hôm nay. Hít một hơi thật sâu có thể ngửi thấy hương thơm thanh mát của thiên nhiên hòa lẫn vào hương đất làm cho đầu óc tỉnh táo hẳn lên!
Học tốt!
Thác Giang Điền là một trong những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam. Với vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng, thác nước cao vút ở đây luôn làm say đắm lòng người. Thác nằm giữa dãy núi phía bắc, chảy từ đóng băng của tuyết núi vào mùa đông, tạo nên các dòng sông ngũ lộc hoang sơ.
Thác Giang Điền có độ cao khoảng 30m, chảy dòng nước xanh trong, tạo nên cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hoang sơ không gian yên tĩnh và trong lành, vô cùng bình yên. Mùa xuân, thác nước chảy manh đến độ cảnh tượng rất lãng mạn, rất đẹp mắt. Điểm đặc biệt của thác là lúc nước thác từ trên cao ru ngược lại chảy về dưới, tạo thành dòng nước trắng như sữa nên được gọi là thác sữa.
Cùng với cảnh quan hữu tình và thơ mộng, du khách có thể tìm thấy hang động bên cạnh thác. Tuy nhiên để đến được cái hang này, khách phải leo dốc núi cao, trèo qua nhiều bậc đá với độ khó vừa phải. Điều đó khiến cho du khách được nhìn thấy sự yên tĩnh, tự nhiên, cùng những thước đá khô cằn đan xen trong những hàng tre xanh tắm mình cùng bờ suối tạo nên một không gian thiên nhiên hoang sơ và bình yên.
Trở về từ Thác Giang Điền, du khách không chỉ đắm mình trong cảnh sắc của thiên nhiên mà còn đắm mình trong sự yên bình, tĩnh lặng. Đó cũng chính là lý do thác nước này được đánh giá là một trong những cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất của Việt Nam.
Thác Giang Điền là một trong những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam. Với vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng, thác nước cao vút ở đây luôn làm say đắm lòng người. Thác nằm giữa dãy núi phía bắc, chảy từ đóng băng của tuyết núi vào mùa đông, tạo nên các dòng sông ngũ lộc hoang sơ.
Thác Giang Điền có độ cao khoảng 30m, chảy dòng nước xanh trong, tạo nên cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hoang sơ không gian yên tĩnh và trong lành, vô cùng bình yên. Mùa xuân, thác nước chảy manh đến độ cảnh tượng rất lãng mạn, rất đẹp mắt. Điểm đặc biệt của thác là lúc nước thác từ trên cao ru ngược lại chảy về dưới, tạo thành dòng nước trắng như sữa nên được gọi là thác sữa.
Cùng với cảnh quan hữu tình và thơ mộng, du khách có thể tìm thấy hang động bên cạnh thác. Tuy nhiên để đến được cái hang này, khách phải leo dốc núi cao, trèo qua nhiều bậc đá với độ khó vừa phải. Điều đó khiến cho du khách được nhìn thấy sự yên tĩnh, tự nhiên, cùng những thước đá khô cằn đan xen trong những hàng tre xanh tắm mình cùng bờ suối tạo nên một không gian thiên nhiên hoang sơ và bình yên.
Trở về từ Thác Giang Điền, du khách không chỉ đắm mình trong cảnh sắc của thiên nhiên mà còn đắm mình trong sự yên bình, tĩnh lặng. Đó cũng chính là lý do thác nước này được đánh giá là một trong những cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất của Việt Nam.
Bố mẹ em có hai người con: chị Thuần và em. Em tên là Hậu. Tên hai chị em đều do bà ngoại đặt cho.
Chị Thuần hơn em 9 tuổi, khi em lên học lớp 5, chị đã là sinh viên năm thứ hai Đại học Y khoa Hà Nội. Chị rất xinh đẹp, có nước ra trắng hồng như làn da mẹ. Chị để tóc dài, óng mượt, phong cách trang trọng thướt tha. Hàm răng của em không đều và trắng đẹp như hàm răng chị Thuần. Nhưng cả hai chị em đều có má lúm đồng tiền.
Chị gái của em có đôi bàn tay búp măng xinh xắn. Chị siêng năng từ nhỏ, học được ở bà và mẹ bao điều tốt đẹp: dịu dàng, chu đáo, ngăn nắp, khéo léo… Bà nói: "Đang ốm mà cháu Thuần sắc thuốc cho bà, bà chỉ uống một thang là khỏi bệnh ngay…". Chị biết nấu nhiều món ăn ngon, có tài cắm hoa và thích trang trí.
Chị sống sạch sẽ và nền nếp. Em noi gương chị, cố bắt chước học theo, làm theo. Chữ chị viết rất đẹp, học giỏi các môn tự nhiên và tiếng Pháp. Chị là học sinh giỏi Trường Trung học Phổ thông Hoàng Văn Thụ, được tuyển thẳng vào Đại học. Hai năm liền, chị được học bổng toàn phần. Hè nào về nhà, chị cũng dành dụm ít tiền mua quà biếu bà, tặng bố mẹ và cho em gái. Người nào cũng vui khi nhận được quà của chị.
Mẹ không cho em nằm ngủ với bà. Mẹ bảo: "Cái Hậu đoảng lắm! Cứ vừa nằm vừa giãy thì bà ngủ làm sao được". Chị Thuần vinh dự được nằm ngủ với bà. Chị hay nấu nước lá thơm gội đầu cho bà, cho mẹ và em gái.
Chị thích mặc quần bò, vận áo màu trang nhã. Áo quần cũ nhưng trông chị mặc toát lên một vẻ đẹp bình dị, kín đáo, khiêm nhường.
Bà con, anh em nội ngoại, bạn học cũ và mới, ai cũng quý mến chị. Bà thường nhắc em: "Cháu cố lên, học giỏi như chỉ Thuần…". Mỗi lần được giấy khen học sinh tiên tiến đem về, bố mẹ lại cười và nói: "Con gái út ít của bố mẹ học giỏi gần băng chị Thuần rồi đấy, cố lên con ạ!…
Chị gái em tên là Hoa, chị em năm nay 12 tuổi, chị đang học lớp 7A. Chị rất xinh, cao và có mái tóc dài đen và mượt mà. Chị em rất vui tính, luôn vui vẻ và thân thiện với tất cả mọi người xung quanh. Mọi người ai cũng yêu quý chị. Đặc biệt chị Hoa học rất giỏi, chị giành được rất nhiều bằng khen, giấy khen và có thành tích học tập rất đáng nể. Nhiều khi làm bài tập môn toán không hiểu em thường nhờ chị hướng dẫn và giải đáp giúp, chị luôn nhiệt tình giúp đỡ. Trong gia đình, ngoài bố mẹ hết mực yêu thương em thì chị gái cũng rất quý em, chị thường nấu mù cho em ăn mỗi khi em đói và dạy em học vẽ, học tiếng việt nữa. Em rất yêu quý chị, vâng lời chị và cố gắng học tập theo chị.
Bạn tham khảo nha:
Ở quê em, vào sáng ngày 23 Âm lịch - ngày đưa ông táo về trời, mọi người sẽ mở một phiên chợ, họp ngay bãi đất trống giữa làng.Phiên chợ này không quá to, nhưng rất đông người mua kẻ bán, đậm không khí mùa xuân. Chẳng cần biển hay chỉ dẫn, cứ đến ngày này, như một thông lệ ngầm mà ai cũng biết, mọi người lại kéo nhau về đây để bán buôn, mua sắm. Ngoài thịt cá, rau dưa, củ quả quen thuộc, thì rất nhiều những mặt hàng đặc trưng của ngày Tết, đặc biệt là ngày ông Công ông Táo cũng xuất hiện. Đó là cá sạp áo quần Tết được đưa từ trên phố về. Rồi các gánh hoa đủ màu sắc sặc sỡ mà ngày thường ít khí thấy tề tựu đong đủ ở chợ quê. Tiêu biểu nhất là rất nhiều những giỏ hoa cúc vàng - loài hoa nhà nào cũng có ở trên ban thờ. Cùng với đó, là những xe đẩy bán kẹo, mứt thơm ngon hấp dẫn. Trung tâm của chợ, là nhân vật chính của ngày này, chính là các cô các chú bán cá chép. Những chú cá chép nhỏ chừng hai đến ba ngón tay là điều không thể thiếu cho ngày cúng đưa ông Táo về trời. Người nào đến chợ cũng ghé vào đây, xách về một túi cá cả. Rồi các gánh bán cát cho lư hương, gánh bán gạo nếp, bán lá dong, ống giang để gói bánh chưng cũng đông lắm. Chợ phiên ngày Tết, ai cũng vội vàng đến rồi đi. Nhưng điểm chung là người nào cũng mỉm cười hạnh phúc, gặp nhau là xởi lởi chào hỏi mấy câu mới rời đi. Người mua kẻ bán cũng trở nên dễ tính hơn hẳn ngày thường, thật khó mà gặp những người to tiếng ở chợ ngày này. Không khí rộn ràng, vui tươi và hạnh phúc ấy, dưới ánh nắng ngày xuân chan hòa, đẹp tựa bức tranh in sâu vào tâm trí của em. Để qua mùa Tết, đi ngang bãi đất trống ấy, em lại tự nhớ về cảnh họp chợ này, để lòng thêm xốn xang và háo hức chờ mong một mùa Tết mới lại về.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu thời gian Tết, không khí Tết.
Thân đoạn:
- Tình huống em ra chợ Tết:
+ Mẹ nhờ đi mua đồ Tết (đồ ăn, đồ trang trí,..)
+ Đi cùng với anh chị em, bạn bè.
- Trước chợ:
+ Không khí huyên náo, nhộn nhịp.
+ Người người mua bán.
+ Tiếng cười nói duyên dáng của những cô bán đồ.
+ ...
- Trong chợ:
+ Đông đúc, rất nhiều người.
+ Những sạp hàng bày biện.
+ ...
- Hoạt động của em:
+ Mua đồ mẹ dặn.
+ Nói chuyện với cô bán quen thuộc.
+ ...
Kết đoạn:
- Cảm nhận vẻ đẹp chợ Tết của em:
+ Em thực sự cảm nhận được không khí Tết hạnh phúc.
- Nguyện vọng vào năm mới của em?
Tham khảo nha em:
Hôm nay là ngày mười lăm,trăng tròn như quả trứng vậy! Cái màu trắng bạch của trăng y như lòng trắng trứng gà, nó thanh bạch mà lại xinh đẹp. Người đi đâu, ông trăng đi theo đó giống như là đôi bạn tri kỉ từ lâu. Khung cảnh bộn bề thường ngày biến mất nhường chỗ cho ánh trăng khuya soi sáng con đường. Ánh sáng của trăng mạnh mẽ hơn ánh sáng của bao nhiêu ánh đèn khác. Theo dòng thời gian, ngắm trăng như vầy ta có cảm giác như đang lạc vào một loạt bài thơ nổi tiếng về trăng của Bác như "Ngắm trăng", "Cảnh khuya",...Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và cảm thấy cuộc sống trở nên vui tươi, sinh động và ý nghĩa hơn.
Phép nhân hóa: in đậm nghiêng
Tham khảo nha:
Vào mùa hè, em được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Em thích nhất là được ngồi bên cửa sổ ngắm trăng. Khi những giọt nắng cuối cùng đã biến mất sau rặng dừa phía tây. Cảnh vật quê em chìm dần vào bóng tối, cũng lúc đó ở phía sau rặng tre xuất hiện một ông trăng nhỏ.Những đêm trăng sáng tỏ, tôi cùng bà thường ngồi cạnh cửa sổ để ngắm trăng lên, thật là thích khi được nhìn ánh trăng từ từ nhô lên khỏi rặng tre cuối làng. Càng lên cao, càng nhạt màu, trăng càng toả sáng hơn, bóng tối từ từ nhường chỗ cho ánh sáng huyền dịu của vầng trăng. Bầu trời trong và xanh thăm thẳm, thỉnh thoảng có một vài đám mây trắng bay qua tạo cho bầu trời một không gian huyền ảo. Những chị sao thường ngày yểu điệu lấp lánh khoe sắc là vậy, thế mà giờ đây phải khép mình trước ánh sáng rực rỡ của chị Hằng. Càng tuyệt dịu hơn, gió hiu hiu thổi. Chưa hết, hoa mẫu đơn, hoa chiếu thuỷ như đang khe khẽ lắc lư theo gió( phép so sánh) Ánh sáng thấm đượm đất trời, xóm làng ruộng đồng, dòng sông và mây gió. Con người cùng cỏ cây, muôn vật sáng đẹp hơn, nồng nàn dưới ánh trăng.
Viết một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô sau trận bão
Giúp mk với , mk cần giấp
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
(Sau cơn bão, quang cảnh đảo Cô Tô hiện lên với vẻ rạng rỡ, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời. Tác giả đã lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nhất Đềmiêu tả: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát bằng một loạt tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, trong sáng; cây trên núi xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Từ vị trí rất thuận tiện là trên nóc đồn, nơi đóng quân của bộ đội, tác giả quan sát được toàn cảnh và bằng ngôn ngữ miêu tả rất phong phú, ông đã giúp người đọc hình dung ra vẻ đẹp tuyệt vời của đảo Cô Tô. )
chuc bn hok totTrong cuộc sống có rất nhiều cảnh đẹp mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho chúng ta và một lần được đi chơi ở vịnh Hạ Long thì em đã có thể thấy được cảnh đẹp hùng vĩ mà tạo hóa đã ban tặng nơi đây. Khung cảnh nơi đây thơ mộng đã tạo nên cảnh kì quan địa chất đầy sự kì vĩ.Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản, kết hợp hài hòa, sinh động các yếu tố: đá, nước và bầu trời. Vịnh Hạ Long là một nơi được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều vẻ đẹp kì lạ của thiên nhiên lung linh mà huyền ảo. Và đặc biệt gây chú ý nhất chính là các hòn đảo trôi nổi trên nước, vịnh Hạ Long được ghi nhận có hơn 700 hòn đảo lớn nhỏ quần tụ dày đặc tạo nên một sự lung linh, một vẻ đẹp hiếm nơi nào có được. Nhờ có những hòn đảo thơ mộng hay những hang động gây "sửng sốt" bởi vẻ đẹp kì lạ của nó đã khiến Hạ Long trở nên quyến rũ, đẹp một cách lạ thường. Và những vẻ đẹp trên đã trở thành những yếu tố cơ bản giúp cho vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tóm lại, vịnh Hạ Long là một nơi rất đẹp và rất đáng cho chúng ta đặt chân tới để du lịch. Đó chính là khung cảnh đẹp nhất là em đã được quan sát.
tham khảo:
Vào mùa hè, em được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Em thích nhất là được ngồi bên cửa sổ ngắm trăng. Khi những giọt nắng cuối cùng đã biến mất sau rặng dừa phía tây. Cảnh vật quê em chìm dần vào bóng tối, cũng lúc đó ở phía sau rặng tre xuất hiện một ông trăng nhỏ.
Những đêm trăng sáng tỏ, tôi cùng bà thường ngồi cạnh cửa sổ để ngắm trăng lên, thật là thích khi được nhìn ánh trăng từ từ nhô lên khỏi rặng tre cuối làng. Càng lên cao, càng nhạt màu, trăng càng toả sáng hơn, bóng tối từ từ nhường chỗ cho ánh sáng huyền dịu của vầng trăng. Bầu trời trong và xanh thăm thẳm, thỉnh thoảng có một vài đám mây trắng bay qua tạo cho bầu trời một không gian huyền ảo. Những chị sao thường ngày yểu điệu lấp lánh khoe sắc là vậy, thế mà giờ đây phải khép mình trước ánh sáng rực rỡ của chị Hằng. Càng tuyệt dịu hơn, gió hiu hiu thổi. Chưa hết, hoa mẫu đơn, hoa chiếu thuỷ khe khẽ lắc lư theo gió.
Ánh sáng thấm đượm đất trời, xóm làng ruộng đồng, dòng sông và mây gió. Con người cùng cỏ cây, muôn vật sáng đẹp hơn, nồng nàn dưới ánh trăng.
Tham khảo ạ !!!
Ánh trăng len lỏi soi vào những bụi tre. Trong rặng tre gió đang dạt dào cất lên những điệu đàn thật tuyệt. Trên lá tre, ánh trăng đọng lại trông như những hạt vàng từ trên trời rơi xuống và mắc lại trên lá. Những chị tre nghiêng mình soi bóng xuống mặt ao và mỉm cười vì các chị cảm thấy mình đẹp hơn khi được ánh trăng tô điểm. Các chị cần phải duyên dáng vì các chị sắp ra mắt các chàng công tử cá từ dưới mặt ao ngoi lên. Các chàng thường lên mặt nước chơi vào những ngày rằm để thưởng thức ánh trăng tuyệt đẹp. Cánh đồng quê em rực rỡ trong ánh "trăng khuya sáng hơn ánh đèn". Lúa đã chín vàng lại được ánh trăng tô điểm nên càng đẹp hơn. Cánh đồng như một tấm thảm vàng tuyệt đẹp( so sánh). Từng làn gió lướt qua mát rượi. Cánh đồng lúa như những vệt sóng nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng mấy bạn hàng xóm nhảy múa thật vui. Mấy cụ già ngồi trò chuyện, uống trà và ngắm trăng ở trên hè.