K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Trong những hoa thơm trái ngọt mà thiên nhiên tạo hóa diệu kì đã ban tặng cho đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta không thể thiếu đi chuối- một loại quả thơm ngon dẻo ngọt và rất được ưa dùng.

Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và là một loài cây ưa nước nên khi đến thăm những vùng quê ta sẽ bắt gặp những bụi chuối mọc hàng ngàn bên cạnh bờ ao, suối. Cây chuối được trồng chủ yếu để lấy trái, và ở mức độ ít hơn là lấy thân và để trang trí. Chuối có gốc tròn, rễ chùm nằm ở bên dưới. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì, từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối xanh, mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối có một buồng chuối, mọc ở tít phần cao nhất của thân cây, bên dưới mặt những tán lá to rộng. Mỗi buồng phải có tới trăm quả chi chít nhau hoặc hơn thế nữa. Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới hai mươi quả quả, và mỗi buồng có ba đến hai mươi nải như thế. Quả chuối có nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau. Chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự. chuối sứ, chuối mường... vô cùng phong phú, đa dạng.

Cây chuối trong đời sống thường ngày, từ thân, lá quả đều có giá trị, công dụng riêng. Thân cây thái nhỏ ra có thể làm thức ăn cho lợn rất tốt. Lá chuối để gói xôi, gói bánh rất tiện lợi, sạch sẽ và dễ kiếm. Lá chuối khô có thế dùng làm chất đốt, để quấn bánh gai hoặc quấn nhỏ làm nút chai rượu. Hoa chuối mà để làm món nộm hoa chuối thì ngon còn gì bằng, không những dễ làm mà còn thơm ngon và rẻ. Quả chuối có lẽ là nhiều công dụng nhất. Chuối là một loại trái cây rất bổ dưỡng, hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Trong chuối có chứa nhiều chất vitamin, ăn vào rất tốt cho một làn da mịn màng. Và chủ yếu chuối thường dùng để ăn nhiều hơn vì nó rất ngon. Ở nông thôn, chuối còn là một phần thu nhập của người nông dân, người nông dân trồng chuối, bán những nải chuối kiểm lấy tiền để cải thiện đời sống tốt hơn.

Không chỉ có ích trong đời sống vật chất mà còn mang giá trị tinh thần rất cao. Từ lâu, cây chuối đã trở thành một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam, nông thôn Việt Nam. Hình ảnh nải chuối như đôi tay ngửa nâng đỡ, ôm ấp, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc, không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Vì vậy, cây chuối luôn là biểu tượng cho tâm hồn mỗi con dân đất Việt.

Bổ ích và ý nghĩa như vậy, ở Việt Nam, chuối được trồng và bán rộng rãi, giá thành rất rẻ so với những loại hoa quả khác, hầu như mọi gia đình đều có khả năng mua để ăn hàng ngày nhưng việc để chọn được những quả chuối ngon về cho gia đình thì vẫn còn là một vấn đề nan giải. Khi chọn mua, nên tránh những quả chuối dập nát, nhũn. Có thể mua chuối xanh. Chọn nải chuối có màu xanh sẫm, quả căng bóng cong đều, nếu có lốm đốm chỗ chuyển sang vàng nhẹ thì càng ngon. Vỏ chuối càng xanh nhạt thì là chuối càng non, khi mua về sẽ khó chín, chín cũng không ngon. Chuối già có thể để tự nhiên chỗ thoáng, khô cũng chín. Còn nếu bạn muốn mua chuối để ăn ngay thì nên chọn nải chuối có quả xanh quả vàng. Chuối giấm bằng thuốc sẽ chín đều cả nải nên đây được coi là một yếu tố rất quan trọng chọn chuối an toàn cho gia đình. Hoặc là chọn những quả chuối có chấm màu đen (dân gian gọi là trứng cuốc), vỏ chuối nhăn, da màu vàng có chấm hồng, trên vỏ thi thoảng có những vạch màu đen. Nải chuối chín tự nhiên sẽ chín đều cả cuống, thân quả chuối. Nếu quả chuối vàng ruộm đẹp mắt mà cuống, đầu ngọn quả chuối còn xanh là chắc chắn người bán đã dùng thuốc bắt chuối chín ép.

 

Cây chuối từ lâu đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Nhắc đến cây chuối là như nhắc đến cả hồn cốt của tâm hồn người Việt.

dàn ý :

 Đặc điểm

a. Cấu tạo

Thân dừa: Cây dừa cao khỏe, có màu nâu sậm, hình trụ và có những nốt vằn trên thân.Lá: Lá dài, xanh và có nhiều tàu.Hoa: Trắng và nhỏ.Quả: Phát triển từ hoa, bên ngoài màu xanh dày, bên trong có cùi và nước.Buồng dừa: Chứa các quả dừa, mỗi buồng thường có khoảng mười lăm quả.

b. Khả năng sinh sống

Thường sống ở khí hậu nhiệt đới.Phát triển trên đất pha cát và có khả năng chống chịu tốt.Dừa cần độ ẩm cao (70 - 80%) để có thể phát triển một cách tối ưu.Phát triển trong khu vực khô cằn.
2 tháng 10 2021

Tham khảo nhé:

Đối với mỗi người dân VN thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

+)yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. 

19 tháng 9 2020

Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại quả thơm ngon nhất trong số tất cá các loại hoa quả. Ngoài ra, cây chuối còn rất nhiều tác dụng trong đời sống Việt Nam.

Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ rất nhanh tươi tốt; còn ở rừng, bên những khe suôi hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận. Chuối phát triển rất nhanh. Chuối có gốc tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm dưới mặt đất. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì là do từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả và nhiều hơn thế. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cầy uốn trĩu xuống tận gốccây. Chuối chặt theo nải. Quả chuối có nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau. Ví dụ: chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh; còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự. chuối sứ, chuối mường...

Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rồng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng.

Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ởđời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sông nông thôn, với đất nước, dân tộc ta.

Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đối với mỗi người dân VN thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

*** yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. 

21 tháng 9 2021

Cái này là tham khảo trên mạng hay tự viết vậy ạ

21 tháng 9 2019

Thước thẳng có dạng hình chữ nhật và độ dài, rộng rất đa dạng,được làm từ nhựa, gỗ, hay kim loại nhưng phổ biến nhất là thước nhựa.Thường thì nó dài 15cm – 20cm và rộng khoảng 2cm-3cm.Cũng có nhiều loại thước dài tới 30 hay 40cm. Chiều dày của thước cũng khác nhau, như thước gỗ thường dày gần 1cm còn những cây thước mà học sinh dùng chỉ dày 1mm.

21 tháng 9 2019

Bn tham khảo nha, đây là 1 bài văn hoàn chỉnh rồi.

Cuộc đời mỗi con người ai cũng đã từng trải qua thời học sinh. Cái thời cắp sách đến trường đầy kỉ niệm mà mỗi chúng ta khó có thể quên được. Những đồ dùng học tập như: bút, thước, tập, sách,… luôn gắn bó với học sinh như những người bạn thân thiết. Và trong số đó, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng được sử dụng rộng rãi.

Cây thước có nhiều loại khác nhau như thước thẳng, ê-ke, thước đo độ,… Thước thẳng có dạng hình chữ nhật và độ dài, rộng rất đa dạng. Thường thì nó dài 15cm – 20cm và rộng khoảng 2cm -3cm. Cũng có nhiều loại thước dài tới 30 hay 40cm. Chiều dày của thước cũng khác nhau, như thước gỗ thường dày gần 1cm còn những cây thước mà học sinh dùng chỉ dày 1mm.


Khác với thước thẳng, ê-ke có dạng hình tam giác vuông hay tam giác vuông cân. Ê-ke thường có độ dài đáy khoảng mười mấy cm và chiều cao 5cm – 6cm. Độ dày của nó cũng giống thước thẳng, thường là 1mm. Cũng như thước thẳng, độ lớn của ê-ke rất đa dạng. Có những cây ê-ke to hơn gấp 6 – 7 lần cây thước ê-ke thường thấy. Loại này thường dành cho giáo viên hay kĩ sư.

Còn một loại thước thông dụng nữa đó là thước đo độ. Thước này thường được học sinh cấp 2, cấp 3 dùng nhiều. Nó có dạng nửa hình tròn hay còn gọi là hình bán nguyệt. Như bao cây thước khác, thước đo độ cũng có nhiều kích thước khác nhau. Thường thì đường kính hình tròn khoảng 10cm. Nhiều loại có đường kính dài hơn.

Thước được làm từ nhựa, gỗ, hay kim loại nhưng phổ biến nhất là thước nhựa. Những cây thước bằng nhựa thường nhẹ, bền, dễ sử dụng, giá thành rẻ nhưng dễ gảy. Giá của một cây thước nhựa chỉ từ 2000đ – 5000đ. Vì thế mà thước nhựa được sử dụng rộng rãi đặc biệt là đối với học sinh. Ta dễ dàng mua được một bộ thước nhựa từ 4 đến 5 cây với giá không quá 10.000đ. Hiện nay, còn xuất hiện một loại thước được làm từ nhựa dẻo. Đối với loại thước này, ta có thể bẻ cong thoải mái mà không lo bị gảy.

Khác với thước nhựa, thước bằng kim nặng hơn, có giá mắc hơn chút ít nhưng bền hơn, cũng dễ sử dụng, khó gảy. Thước bằng kim loại thì thường được làm bằng nhôm hoặc sắc. Trong các loại, thước gỗ có giá thành mắc nhất. Tuy nhiên, nó cũng rất bền, dễ sử dụng và khó gảy. Thước gỗ còn thể hiện được sự tinh tế và sang trọng. Ngoài ra, còn có nhiều loại thước có khả năng khác như: thước máy tính, thước lược, thước vẽ những đường tròn, những đường cong,…

Màu sắc của thước thì rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là thước nhựa. Thước dành cho tiểu học thì có màu sắc sặc sỡ, in hình những nhân vật hoạt hình hay truyện tranh nổi tiếng. Các em tiểu học thường chọn màu thước là màu sắc mà mình yêu thích. Các bé gái hay chọn thước màu hồng hay vàng còn các bé trai là màu xanh lá, xanh dương. Học sinh cấp 2 lại chọn thường những cây thước trong suốt, ít hoa văn để dễ dàng sử dụng. Một số khác dùng thước bằng kim loại màu bạc hay bằng gỗ. Còn giáo viên lại dùng những cây thước gỗ màu nâu để kẻ bảng.

Hầu hết tất cả cây thước đều có vạch chia cm. Một số khác vừa có vạch chia cm vừa có vạch chia inch. Những cây thước của nhãn hiệu nổi tiếng như Thiên Long hay Win đều in lô-gô của mình trên cây thước.

Thước ê-ke có 2 loại. Một là thước hình tam giác vuông cân có một góc 90o, hai góc còn lại 45o. Hai là thước hình tam giác vuông có một góc 90o, một góc 60o và góc còn lại 30o. Thước ê-ke thường có ghi số đo góc cho 2 góc khác 90 độ. Hai cạnh góc vuông của của cây thước thường có vạch chia. Một cạnh góc vuông là vạch chia cm, cạnh còn lại là vạch chia inch.

Thước đo độ thường thì đáy có vạch chia cm.Trên mặt thước có những đường thẳng phân độ xuất phát từ tâm hình tròn. Thước được chia độ từ 0 độ đến 180 độ ứng với những đường phân độ. Khoảng cách giữa hai đường phân độ là 10 độ. Dãy số đo độ được ghi từ trái sang phải và ngược lại từ phải sang trái. Do mọi người hay đo góc từ trái sang phải nên dạy số đo độ này được làm to hơn.

Thước là một đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết, thế nên ta phải sử dụng và bảo quản nó đúng cách. Chỉ nên dùng để kẻ hay đo. Khi dùng xong, phải bỏ vào hộp bút để tránh làm mất thước. Khi thước bị dính bẩn thì ta rửa sạch hoặc dùng khăn sạch lau chùi. Ta phải sử dụng thước một cách nhẹ nhàng, nâng niu. Xem thước như một người bạn đồng hành trong suốt quãng đời học sinh.

Không biến thước thành vũ khí để châm chọc bạn bè. Ví dụ như dùng nó để đánh bạn hay đâm đầu nhọn của thước vào bạn. Không nên cứ mỗi lần tức giận là bẻ gảy thước cho hả giận. Ngoài ra, không nên dùng thước để khắc lên bàn, ghế hay thân cây. Không quăng thước lung tung, bừa bãi và giữ gìn thước cẩn thận, tránh bị mờ số.

Cây thước rất hữu dụng đối với tất cả mọi người. Thước thẳng giúp ta đo lường và kẻ những đường thẳng. Nó cũng giúp ta vẽ được những đoạn thẳng với độ dài cho trước và gạch chân những điều quan trọng. Thước ê-ke giúp ta kiểm tra góc vuông, dễ dàng vẽ được các hình trong môn hình học. Ngoài ra, nó cũng có thể dùng để đo hay kẻ thẳng.

Thước đo độ thì dùng để đo số đo của các góc, vẽ được góc, hình với số đo cho sẵn. Nhờ những cây thước mà chúng ta mới có thể làm được các bài tập thầy cô giao. Giúp ta biết được kích thước của những thứ xung quanh và đặc biệt là vẽ bản vẽ kĩ thuật. Đối với kiến trúc sư thì thước vô cùng quan trọng vì nó giúp vẽ ra được những bản thiết kế chính xác và đẹp mắt. Nhờ những bản thiết kế này mà người ta mới có thể xây dựng những công trình hay nhà ở.

Cây thước là người bạn thân thiết đối với học sinh và tôi cũng đã gắn bó với nó suốt nhiều năm qua. Nó như người bạn tri âm, tri kỉ đối với tôi. Nó đồng hành với tôi mỗi ngày. Lâu lâu, nhìn thấy nó thì lòng tôi lại nhớ đến kỉ niệm xưa khi tôi đã dùng thước khắc tên mình lên mặt bàn vào cuối năm lớp 5. Tôi yêu những cây thước mà tôi dùng hằng ngày. Thước chỉ là những thứ vô tri vô giác nhưng với tôi, nó đánh dấu kỉ niệm, là vật mà tôi trân trọng. Những thứ vô tri vô giác này đã giúp tôi ngày càng trưởng thành hơn.

Không thể phủ nhận được, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết. Thước cũng giống như tập, sách – là những thứ học sinh luôn mang theo khi đến trường. Tôi rất trân trọng những cây thước của tôi. Ôi! Tôi yêu cây thước làm sao.

26 tháng 8 2018
Gửi bài tập cần làm >>Bài tập tôi đã gửi lênLời giải tôi đã gửi lênGửi chia sẻ phương pháp học tập
  • Tìm theo Lớp học
  • Lớp 1
  • Lớp 2
  • Lớp 3
  • Lớp 4
  • Lớp 5
  • Lớp 6
  • Lớp 7
  • Lớp 8
  • Lớp 9
    • + Âm nhạc
    • + Mỹ thuật
    • + Toán học
    • + Vật lý
    • + Hóa học
    • + Ngữ văn
    • + Tiếng Việt
    • + Tiếng Anh
    • + Đạo đức
    • + Khoa học
    • + Lịch sử
    • + Địa lý
    • + Sinh học
    • + Tin học
    • + Lập trình
    • + Công nghệ
    • + Thể dục
    • + Giáo dục Công dân
    • + Giáo dục Quốc phòng - An ninh
    • + Ngoại ngữ khác
    • + Khác
  • Lớp 10
  • Lớp 11
  • Lớp 12
  • Đại học
  • Trình độ khác
  • Tìm theo Môn học
  • Âm nhạc
  • Mỹ thuật
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Ngữ văn
    • + Lớp 1
    • + Lớp 2
    • + Lớp 3
    • + Lớp 4
    • + Lớp 5
    • + Lớp 6
    • + Lớp 7
    • + Lớp 8
    • + Lớp 9
    • + Lớp 10
    • + Lớp 11
    • + Lớp 12
    • + Đại học
    • + Trình độ khác
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Đạo đức
  • Khoa học
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Sinh học
  • Tin học
  • Lập trình
  • Công nghệ
  • Thể dục
  • Giáo dục Công dân
  • Giáo dục Quốc phòng - An ninh
  • Ngoại ngữ khác
  • Xác suất thống kê
  • Tài chính tiền tệ
  • Khác

== Môn học == Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Thể dục Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Khác == Trình độ lớp == Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Gửi bài tập bạn cần làm

Bài tập | Bài tập chưa có lời giải | Bài tập của tôi | Phương pháp Học tập | Gửi bài tập

Thuyết minh về cây thanh long

Đạt Nguyễn Tấn
Thứ 6, ngày 15/09/2017 15:47:34
Ngữ văn - Lớp 9 | Ngữ văn | Lớp 9
4.209 lượt xem Bài trướcBài sau Ai giúp e vs
3.8 30 sao / 8 đánh giá
5 sao - 4 đánh giá
4 sao - 2 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 2 đánh giá
Điểm 3.8 SAO trên tổng số 8 đánh giá
Lời giải / Bình luận (2)
Học nhóm Online cùng bạn bè Giải thưởng tháng 7 Chia sẻ hàng ngày
Lịch học trực tuyến Hội nhóm trên Lazi Bảng Xếp Hạng
Lưu ý: Bạn có thể gửi lời giải, đáp án khác nếu thấy chưa đúng!
DORAEMON +1đ điểm giá trị
Thứ 6, ngày 15/09/2017 15:48:38

Đi đến đâu các bạn cũng có những loại đặc sản, và khi đến Bình Thuận các bạn sẽ thấy trái thanh long – một đặc sản của Bình Thuận. Tại vùng đất này, những cây thanh long mọc lên trong nắng đẹp lạ lùng.

Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia.

Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát hiện và đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường.

Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng.

Về Thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.

Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.

Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm ( khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam) hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là “hoa trăng” hay “ nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.

Những cây thanh long thảng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. Trái thanh long trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy xuất sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh. Bạn có thể biết là thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản…. và các nước Châu Âu.

26 tháng 8 2018

Đi đến đâu các bạn cũng có những loại đặc sản, và khi đến Bình Thuận các bạn sẽ thấy trái thanh long – một đặc sản của Bình Thuận. Tại vùng đất này, những cây thanh long mọc lên trong nắng đẹp lạ lùng.

Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia.

Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát hiện và đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường.

Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng.

Về Thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.

Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.

Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm ( khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam) hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là “hoa trăng” hay “ nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.

Những cây thanh long thảng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. Trái thanh long trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy xuất sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh. Bạn có thể biết là thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản…. và các nước Châu Âu.

28 tháng 11 2019

Suốt quãng đời thời học sinh, những đồ dùng học tập như sách, vở, bút... luôn là những người bạn đồng hành không thể thiếu. Trong đó, cây bút bi là người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Ngày xưa, con người thường sử dụng bút lông ngỗng, lông chim để viết nhưng sau đó thì bút máy ra đời. Tuy nhiên, việc sử dụng và bảo quản bút máy rất bất tiện nên một phóng viên người Hungary đã phát minh ra cây bút bi. Bút bi đang bày bán trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau. Tuy thế nhưng đa số có cấu tạo chung giống nhau. Vỏ bút được làm bằng nhựa, hình dáng thon dài còn ruột bút gồm: trái tim của bút – đầu bi và những giọt máu là mực đựng đầy trong ống. Ngòi bút và đầu bấm cũng rất quan trọng. Bút bi là một dụng cụ quan trọng và cũng là người bạn thân thiết của chúng ta vì nhờ có bút mà có những bài văn, thơ hay, những bức tranh đẹp. Vì bút bi có ích như vậy nên chúng ta phải giữ gìn thật kĩ, không nên vứt hay làm rơi vì bút sẽ mau hỏng