Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua dòng hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ "Bếp lửa" gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Tác giả sử dụng từ “ngọn lửa” chỉ tấm lòng, niềm tin chất chứa bên trong của con người.
Cả câu thơ cho thấy tấm lòng của bà ấm áp, yêu thương, ngọn lửa bất tận của tình yêu thương không gì dập tắt được.
+ Từ ngọn lửa mang tính biểu tượng.
Trong đoạn thơ trên có nhắc tới hai hình ảnh ngọn lửa:
- Ngọn lửa từ bếp lửa của bà ân cần, ấm cúng, nhẫn nại, ngọn lửa tượng trưng cho những phẩm chất đáng quý của bà.
+ Những năm tháng kháng chiến khó khăn, ác liệt nhưng bà vẫn “vững lòng” là chỗ dựa cho con cháu.
+ Bà kiên cường trước mọi thử thách, tai họa khốc liệt của chiến tranh để trở thành hậu phương vững chắc cho con cái đi công tác.
+ Lời dặn của người bà đối với đứa cháu giúp ta hình dung ra được tình cảm, suy nghĩ cũng như làm sáng lên những phẩm chất của người mẹ Việt Nam anh hùng.
- Ngọn lửa của kẻ thù thiêu rụi sự sống, tàn phá cuộc sống thanh bình “năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”.
→ Ngọn lửa của bọn giặc hủy diệt sức sống thì niềm tin và tình yêu thương của người bà được nhen nhóm mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Những phẩm chất đáng quý của bà tỏa sáng cả bài thơ, trong ba câu thơ trên:
Bà kiên trì, kiên nhẫn nhen nhóm, xây dựng lại những thứ mất mát trong chiến tranh.
- Trong lòng bà vẫn luôn chứa ngọn lửa của niềm tin, hy vọng và tình yêu thương. Ngọn lửa của tình yêu thương, đức tính can trường, vững vàng là ngọn lửa không thể dập tắt.