K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2020

Có lẽ ai cũng có một loài cây mình yêu quý. Riêng tôi, tôi luôn nhớ về cây bưởi ở góc sân nhà tôi thời thơ ấu.

Không biết cây bưởi có từ khi nào. Khi tôi lớn lên nó đã toả bóng um tùm che kín một góc sân. Đó là cây bưởi do bố tôi trồng, mẹ tôi nói vậy. Nó thuộc giống bưởi đào, ăn rất ngọt và ngon. Mỗi mùa xuân về, nó lại ra rất nhiều hoa. Từng chùm hoa trắng tinh, thơm ngát. Mùi hương hoa tràn ngập khắp không gian gọi bao ong bướm về làm mật. Mẹ và chị tôi thường lấy hoa ướp nước gội đầu, còn tôi thì mỗi buổi sáng lại thêm một việc là quét sạch những cánh hoa rụng dưới sân. Nhưng tôi không bao giờ oán trách cây khiến tôi thêm việc. Rồi cũng hết những ngày hoa rụng vì hoa đã kết quả. Những quả nhỏ li ti cứ lớn dần, lớn dần theo năm tháng. Tháng sáu, tháng bảy quả treo trĩu cành ai trông cũng thích. Bọn trẻ trong xóm thường bảo tôi về lấy trộm bưởi ra bờ đê để bổ. Cây bưởi đã gắn liền với tuổi thơ của tôi giấu bố trộm bưởi cho bạn bè. Cả lũ thường len lén dưới gốc bưởi đợi tôi lấy sào chọc một quả rơi đánh bộp rồi ù té chạy ra bờ đê. Bố tôi biết nhưng không mắng. Hôm sau bố chỉ bảo: “Bưởi còn bé thế mà con đã lấy cho bạn ăn à?”. Từ tháng 8 âm lịch trở đi bưởi ăn mới ngon. Đến Tết Trung thu bố tôi thường lấy bưởi bày cỗ cúng tổ tiên rồi cho chúng tôi ăn. Và năm nào bố cũng dành cho tôi mấy quả phá cỗ với bạn bè. Tôi rất tự hào vì bưởi nhà tôi ngon ngọt hơn bưởi nhà các bạn khác. Vào tháng mười phải đi gặt, đạp lúa mệt nhọc, lúc đó được ăn một múi bưởi thôi ai cũng tỉnh cả người. Hồi đó hoa quả còn rất quí hiếm. Năm nào nhà tôi cũng để dành đến Tết vài chục quả bưởi. Sắp đến tết, bưởi chín vàng ươm, mẹ tôi thường hái hết bưởi xuống, bôi vôi vào cuống bưởi cho khỏi bị thối rồi mang đi chợ bán mua sắm quần áo mới cho chúng tôi.

Ngày bố tôi đi xa không được bao lâu thì cây bưởi cũng bị sâu rồi chết. Mẹ tôi và mọi người đều rất tiếc, anh tôi đã trồng một cây bưởi khác nhưng cả nhà tôi chẳng ai quên được nó.

20 tháng 11 2020

Có rất nhiều trái bưởi để ăn...!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

17 tháng 11 2017

Ngày 20-11 vừa qua, trường em lại tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7 giờ 30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo thì mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Đầu tiên thầy Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô-lông. Tiết mục đàn vi-ô-lông của bạn Lân lớp em là hay nhất. Bạn chơi bài " Lời thầy cô " . Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em im lặng lắng nghe như bị thôi miên. Tiếng đàn vừa dứt những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy hô to:”Chơi nữa đi! Chơi nữa đi!”

Em vui lắm, em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình Và nhân ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ luôn vui vẻ , hạnh phúc bên gia đình , thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống !

^^

Học tốt nha !

16 tháng 11 2017

Ngày 20-11 vừa rồi, trường em có cuộc biểu diễn văn nghệ ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong tình cảm chúng em.

Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam". 

Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.

Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.

Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.

Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 8B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nãm bạn 6B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"

Tốp ca lớp 6E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha ông…

Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 6 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 6A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi cánh ngây thơ vẫy vẫy nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ đang lớn lên dưới bầu trời trong lành.

Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.

Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.



Read more: http://taplamvan.edu.vn/ke-lai-mot-buoi-dien-van-nghe-cua-hoc-sinh-truong-em-chao-mung-ngay-nha-giao-viet-nam-20-11/#ixzz4ybchV0cI

1 tháng 10 2019

Quê tôi ở tỉnh Hà Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội nhưng vẫn là một vùng đậm chất thuần nông với ao cá, vườn cây, ruộng vườn, những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông. Đất rộng nên nhà nào cũng trồng nhiều loại cây ăn quả sai trĩu cành, đặc biệt là cây bưởi. Đó cũng chính là đặc sản của quê tôi mà trong dân gian thường có câu: cam Canh, bưởi Diễn.

Ở nhà bà tôi, có trồng một cây bưởi. Bà kể lại rằng từ trước khi qua đời, ông tôi đã trồng cây bưởi này, đúng dịp mẹ sinh tôi. Đến bây giờ cây đã cao to bằng ngôi nhà hai tầng. Dầm mưa dãi nắng nhiều năm, thân cây trở nên bạc phếch, đã thế còn mọc những u tròn, sần sùi, to bằng cái nắm tay. Cành cây vươn xa, tán lá rộng tỏa bóng mát cho chúng tôi ngày còn thơ ấu. Lá cây màu xanh sẫm, trông như những nậm rượu nhỏ, đu đưa trong gió. Hoa bưởi nhỏ xinh, trắng muốt tỏa hương thơm dìu dịu, thu hút nhiều loại ong bướm ve vãn. Hương bưởi đã từng đi vào rất nhiều bài thơ hay, nổi tiếng.

Vào tháng giêng, tháng hai Âm lịch, khi mưa xuân phơi phới đầy đường làng, những cánh hoa trăng trắng nhỏ xinh cuộn tròn theo gió, đuổi nhau trên những con đường gạch. Nhớ những ngày còn bé, lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau vào vườn nhặt những cành hoa kết thành vòng đeo đầy cổ, đầy tay. Có vài cậu nhóc nghịch ngợm, leo trèo làm cho những cánh hoa đang cựa mình tung ra, rơi lả tả xuống sân. Lũ con gái nhìn lên, xuýt xoa, tiếc nuối. Lại những buổi trưa hè, tôi hay trốn mẹ ra ngồi gốc bưởi vừa thưởng thức mùi hương ngọt ngào, quyến rũ mà đến tận bây giờ vẫn không thể quên được. Mùng một đầu tháng hay ngày rằm, mẹ tôi thường ra vườn từ sớm, hái những cành hoa bưởi còn đọng sương mai trân trọng đặt lên bàn thờ thắp hương. Nhìn bóng mẹ lặng lẽ đứng bên bàn thờ, tôi càng thêm nhớ tới ông hơn.

Ngày còn bé, hai chị em tôi rất điệu, chỉ thích để tóc dài rồi tết thành hai bím. Qua cả mùa đông hanh hao, ẩm ướt mà tóc cuả chúng tôi vẫn mượt mà, óng ả. Bởi mẹ tôi thường hái lá bưởi cùng một số các lá khác trong vườn đun nước gội đầu cho chúng tôi, mẹ bảo như thế tóc mới đẹp. Mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng cùng cái mượt mà, tinh khiết của dầu bưởi đan vào từng sợi tóc. Cuối tháng ba, cây bưởi bắt đầu ra hoa kết trái. Ban đầu, nó chỉ bé bằng quả bóng bàn nhỏ. Thế rồi quả bưởi to dần theo năm tháng. Nó to bằng quả cam rồi đến bằng miệng bát ô tô. Vào tháng tám, những trái bưởi to, tròn trịa, mọng nước sai lúc lỉu trên cây. Quả bưởi chuyển từ màu xanh sẫm sang rám vàng trông rất bắt mắt. Mỗi lần về quê, bà thường ra vườn chọn những quả bưởi to tròn và ngọt nhất bổ ra cho cả nhà cùng nếm thử. Đưa múi bưởi chạm vào đầu lưỡi, mùi vị ngọt lịm, thơm thơm như tan trong miệng mà không ở nơi nào có được.

Giờ tôi đã khôn lớn, đã bước chân vào trường cấp hai, được đi đến nhiều nơi nhưng kí ức quê hương vời mùi hương hoa bưởi vẫn luôn đánh thức tôi nhớ về tuổi thơ yêu dấu.

Quê tôi giờ đã đổi mới, không còn những vườn bưởi trắng hoa mỗi độ xuân về nữa, thay vào đó mọc lên nhiều nhà cao tầng, nhà máy san sát. Nhà nào cũng chỉ trồng vài gốc bưởi để làm cảnh. Nhưng cây bưởi vẫn mãi mãi là người bạn tuổi thơ của tôi, là một phần trong những kỉ niệm không bao giờ phôi pha…

Mỗi quê hương đều có những loại quả đặc trưng riêng, nếu như Thanh Hà, Hải Dương nổi tiếng với vải thiều thì quê hương tôi nỏi tiếng về quả bưởi. Ngay từ khi còn rất nhỏ tôi quá quen với hình ảnh những quả bưởi căng mọng trong vườn rồi. Khi đó chưa hiểu biết tôi chưa biết được những công dụng cũng như tính chất của bưởi quê tôi nhưng khi lớn lên rồi tôi mới nhận ra được hết những điều đó. Đối với tôi cũng như quê hương tôi, bưởi không chỉ là một thức quả ăn ngon ngọt, không chỉ là mặt hàng để buôn bán mà nó còn là một tự hào về cái chỉ có quê hương tôi mới có, mới ngon chuẩn vị bưởi.

Bưởi là cây họ vân hương. Tháng Giêng, Hai bưởi ra hoa; hoa trắng phau như cúc bạch ngọc, hương thơm ngào ngạt. Tháng 8, tháng 9 là mùa thu hoạch bưởi. Bưởi còn có một tên gọi khác đó là Bòng.

Hình quả bưởi nhìn chung là hình tròn, nó không phải dạng tròn xoe mà tròn theo cách nhìn chung ước lệ mà thôi. Những quả bưởi khi còn bé trông rất đáng yêu, nó chỉ nhỏ như một hạt đỗ màu xanh nhỏ nhắn khép nép trong những cánh hoa đang ngập ngừng chưa muốn rời cành bay đi. Khi to lên màu xanh đậm ấy được thay bằng một màu xanh dịu nhạt hơn, hiền hòa hơn những cái mắt trên quả bưởi cũng dễ nhìn thấy hơn. Bưởi càng to thì vỏ của nó càng trở nên căng mộng và xanh nhẹ nhàng hơn. Vượt qua, nếm trải biết bao nhiêu sương bình minh, biết bao những giọt mưa tươi mát, biết bao cái nắng hè oi ả nó đã lớn lên giống như một con người trưởng thành. Nhìn những quả bưởi to lông lốc chỉ muốn vặt xuống thưởng thức liền. Khi bưởi chín bưởi có màu vàng hoặc màu vàng chanh trông rất đẹp, những quả bưởi thi nhau líu cây nặng trĩu như đứa trẻ thơ cứ đùa nghịch nũng nịu với mẹ vậy. Khi ấy những tép bưởi đã căng mọng những nước và rất ngon, mùi của nó thì phảng phất khiến cho người ta si mê.

Công dụng của bưởi rất lớn, những quả bưởi to tròn căng mọng những nước trở thành mặt hàng được người dân ưa chuộng, với các chất có trong bưởi càng làm cho người ta thêm yêu thích nó. Nhưng thực chất vấn đề nằm ở chỗ không chỉ có những chất có lợi cho sức khỏe mà bưởi còn rất là ngon miệng, vị bưởi không phải quá ngọt, tùy từng quả có vị khác nhau. Có hai loại bưởi chua và bưởi ngọt, thì bưởi ngọt dễ ăn, còn bưởi chua thì phải ăn kèm với bột canh. Có một loại trung tính thì cũng rất dễ ăn vừa chua lại vừa có vị ngọt. Đó là công dụng lớn nhất của bưởi, là một loại hoa quả tốt cho sức khỏe. Không những thế bưởi còn là một loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả những dịp tết đến xuân về, hay rằn trung thu của trẻ em. Ngoài ra cũng có rất nhiều mỹ phẩm chiết xuất từ bưởi có tác dụng tốt cho tóc. Đó là ngày nay kho khoa học công nghệ đã phát huy ra những sản phẩm ấy nhưng ngày xưa khi máy móc chưa phát triển tầm hiểu biết của con người còn hạn hẹp thì các bà các mẹ của chúng ta ngày xưa phơi khô vỏ bưởi rồi rồi đem đun lấy nước để gội đầu. Khi gội thì thấy rất thơm và còn vương mùi mãi đến ngày hôm sau vẫn còn phảng phất. Thêm nữa những vỏ bưởi khi được những người phụ nữ khéo tay bổ một cách vô cùng nghệ thuật không làm rách hết tất cả vỏ bưởi mà vẫn lấy được múi bưởi ra. Những vỏ bưởi ấy trở thành cái mũ cho lũ con nít chơi, đội lên đầu mà đùa nhau xưng vương xưng bá. Đó là một trong những kỉ niệm tuổi thơ mà tôi không thể nào quên. Nhưng trò đó đa số dành cho con trai mà thôi. Lũ con gái chúng tôi thì chơi một trò nữ tính hơn. Sau những mùa thu còn sót lại trên cây những quả bưởi lỡ thì, nó ra không đúng thời vụ, ra sau nên đành phải bỏ, nhưng tất cả những thứ ấy không bao giờ là bỏ đi cả. Làng quê là vậy mà không bao giờ lãng phi bất cứ cái gì. Và những quả bưởi con kia rõ ràng là vẫn có giá trị vẫn có công dụng của nó. Những quả bưởi chỉ bé bằng nắm tay ấy được đêm cho chúng tôi chơi chắt, chơi chuyền. Trò chơi này hiếm có nơi nào có vì nó cũng là một trò chơi dân gian hiếm hoi, không phổ biến như trò trốn tìm. Bằng những que tre được gót thon dài chúng tôi lấy những quả bưởi kia làm quả để tung lên đón rồi bắt lấy những cây chuyền kia. Như vậy đấy tất cả những công dụng của quả bưởi thật sự đến bây giờ tôi mới hiểu hết, à mà có thể là chưa hết vì giá trị của nó theo khoa học còn nhiều điều mà tôi phải học nữa.

Như vậy qua đây chúng ta đã hiểu thêm về những vẻ đẹp hình dáng từ ngoài vào trong cũng như những công dụng tốt đẹp của nó cho cuộc sống thân yêu của chúng ta. Làm sao quên được những đêm trung thu cùng bạn bè anh em gần xa phá cỗ, những múi bưởi thơm ngon mát mát đã là một thức quả không thể thiếu được. Nó dường như là một hương vị cần có của tuổi thơ mỗi con người vậy. Vì thế tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi bưởi là một loại quả đặc trưng cho quê hương mình.

13 tháng 11 2016

Nét tương đồng và đặc sắc qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương.
- Nét tương đồng: đều viết về tình yêu quê hương sâu sắc: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch nói về nỗi sầu nhớ khu xa quê hương còn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương thể hiện cảm xúc bồi hồi, niềm vui xen lẫn ngậm ngùi ngày trở về quê hương.
- Nét đặc sắc:
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: vọng nguyệt hoài hương (nhìn trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ xưa. vâng trăng gợi nên nỗi buồn xa xứ, mong ước được đoàn tụ nơi quê nhà. Điều đặc sắc là đề tài không mới nhưng nhà thơ vẫn tạo nên một bài thơ hay, thấm thía hồn người do cách dùng từ đối xứng cử đầu (ngẩng đầu-hướng ra nhìn cảnh trăng sáng) – đê đầu (cúi đầu-hướng vào hồn mình nhớ cố hương).
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương bằng nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ.

13 tháng 11 2016

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với

Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.





Nhớ like ok

29 tháng 11 2018

Cũng giống như Lí Bạch, Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa.

Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên hạ. Những năm tháng đó dù xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ dung triền mien quê nhà, nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người của ông bây giờ

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về nhà)

Một câu thơ sử dụng phép tiểu đối đầy chua xót và nuối tiếc. Lúc còn trẻ tác giả đã phải rời xa quê hương, khi đã có công danh sự nghiệp, đã có cuộc sống riêng tốt đẹp thì tuổi cũng không trẻ nữa. Lúc đó ông mới không còn bất cứ mối lo nào nên đã trở về quê hương tìm lại những gì thuộc về mình. Câu thơ như xát muối và chính tác giả, và xát vào lòng người đọc niềm thương cảm sâu sắc nhất. Sự tài tình của Hạ Tri Chương chính là sử dụng triệt để tính năng của phép tiểu đối để nhấn mạnh quãng thời gian xa quê, cũng đồng thời nhấn mạnh trái tim ông vẫn luôn hướng về cội nguồn.

Tấm lòng son của ông được thể hiện qua câu thơ thứ 2:

Hương âm vô cải, mấn tao tồi

(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Đây là một lời khẳng định chăc nịch của ông về tấm lòng son sắt thủy chung dành cho quê hương. Dù là xa quê bao lâu đi chăng nữa, dù là mái tóc giờ đã không còn như trước, gió sương cuộc đời đã làm bạc phai thì “giọng quê” vẫn thế, vẫn là giọng nói nơi đây, và nó thuộc về đây. Hơn nửa thế kỉ làm quan, tiếp xúc và va chạm nhiều nhưng giọng nói vẫn không hề thay đổi. Giọng nói chính là điều tạo nên đặc trưng của một vùng quê, nó là thiêng liêng và cần phải trân trọng. Hạ Tri Chương dù xa quê nhưng vẫn giữ cho mình được “hồn quê” đó. Thực sự là một điều đáng quý biết bao nhiêu.

Đến hai câu thơ cuối dường như có một sự xót xa và đau lòng đến não nền khi ông đặt chân về trên quê hương mình nhưng trẻ con không ai nhận ra. Đầy xót xa và ngậm ngùi:

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: Khách tòng hà hà xứ lai

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng khách ở chốn nào tới chơi?)

Đây là một nghịch lý mà có lẽ chính tác giả cũng đã dự đoán được trước. Bao nhiêu năm xa quê, bấy nhiêu năm có sự đổi thay ở ông và ở mảnh đất này. Những con người đồng trang lứa ngày xưa, những ai đã mất, những ai vẫn còn. Chắc có lẽ họ cũng như ông, đầu hai thứ tóc, đã già rồi chăng? Đời người ngắn ngủi, thời gian đằng đẵng. NHững thế hệ trẻ cứ sinh ra và lớn lên như thế. Câu hỏi hồn nhiên, ngây thơ của trẻ thơ khiến cho cảm xúc của tác giả chộn rộn, bang khuâng, da diết. Câu hỏi đó kết thúc bài thơ, như một lời tự vấn dành cho bản thân mình. Nhưng dù sao đi nữa ông vẫn cảm thấy ấm áp vì cuối đời được trở về quê hương, được đặt chân trên mảnh đất thân thuộc. Đó chính là tâm nguyện lớn của rất nhiều người, không chỉ riêng Hạ Tri Chương.

“Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri CHương thực sự là một tiếng lòng da diết của ông dành cho quê hương, cho những gì thân thuộc nhất. Với tứ thơ độc đáo, từ ngữ sắc bén, ông đã khiến người đọc thực sự rung động.

  
29 tháng 11 2018

Cũng giống như Lí Bạch, Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa.

Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên hạ. Những năm tháng đó dù xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ dung triền mien quê nhà, nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người của ông bây giờ

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về nhà)

Một câu thơ sử dụng phép tiểu đối đầy chua xót và nuối tiếc. Lúc còn trẻ tác giả đã phải rời xa quê hương, khi đã có công danh sự nghiệp, đã có cuộc sống riêng tốt đẹp thì tuổi cũng không trẻ nữa. Lúc đó ông mới không còn bất cứ mối lo nào nên đã trở về quê hương tìm lại những gì thuộc về mình. Câu thơ như xát muối và chính tác giả, và xát vào lòng người đọc niềm thương cảm sâu sắc nhất. Sự tài tình của Hạ Tri Chương chính là sử dụng triệt để tính năng của phép tiểu đối để nhấn mạnh quãng thời gian xa quê, cũng đồng thời nhấn mạnh trái tim ông vẫn luôn hướng về cội nguồn.

Tấm lòng son của ông được thể hiện qua câu thơ thứ 2:

Hương âm vô cải, mấn tao tồi

(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Đây là một lời khẳng định chăc nịch của ông về tấm lòng son sắt thủy chung dành cho quê hương. Dù là xa quê bao lâu đi chăng nữa, dù là mái tóc giờ đã không còn như trước, gió sương cuộc đời đã làm bạc phai thì “giọng quê” vẫn thế, vẫn là giọng nói nơi đây, và nó thuộc về đây. Hơn nửa thế kỉ làm quan, tiếp xúc và va chạm nhiều nhưng giọng nói vẫn không hề thay đổi. Giọng nói chính là điều tạo nên đặc trưng của một vùng quê, nó là thiêng liêng và cần phải trân trọng. Hạ Tri Chương dù xa quê nhưng vẫn giữ cho mình được “hồn quê” đó. Thực sự là một điều đáng quý biết bao nhiêu.

Đến hai câu thơ cuối dường như có một sự xót xa và đau lòng đến não nền khi ông đặt chân về trên quê hương mình nhưng trẻ con không ai nhận ra. Đầy xót xa và ngậm ngùi:

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: Khách tòng hà hà xứ lai

(Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng khách ở chốn nào tới chơi?)

Đây là một nghịch lý mà có lẽ chính tác giả cũng đã dự đoán được trước. Bao nhiêu năm xa quê, bấy nhiêu năm có sự đổi thay ở ông và ở mảnh đất này. Những con người đồng trang lứa ngày xưa, những ai đã mất, những ai vẫn còn. Chắc có lẽ họ cũng như ông, đầu hai thứ tóc, đã già rồi chăng? Đời người ngắn ngủi, thời gian đằng đẵng. NHững thế hệ trẻ cứ sinh ra và lớn lên như thế. Câu hỏi hồn nhiên, ngây thơ của trẻ thơ khiến cho cảm xúc của tác giả chộn rộn, bang khuâng, da diết. Câu hỏi đó kết thúc bài thơ, như một lời tự vấn dành cho bản thân mình. Nhưng dù sao đi nữa ông vẫn cảm thấy ấm áp vì cuối đời được trở về quê hương, được đặt chân trên mảnh đất thân thuộc. Đó chính là tâm nguyện lớn của rất nhiều người, không chỉ riêng Hạ Tri Chương.

“Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri CHương thực sự là một tiếng lòng da diết của ông dành cho quê hương, cho những gì thân thuộc nhất. Với tứ thơ độc đáo, từ ngữ sắc bén, ông đã khiến người đọc thực sự rung động.

THAM KHẢO