K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2022

Tham khảo dàn ý sau: 

I. Mở bài:

- Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Đưa ra một câu nói hay một câu ca dao tục ngữ nói về vấn đề tôn trọng người khác.

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói trên nhằm khuyên bảo con người phải biết tôn trọng người khác.

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề:

- Tôn trọng người khác là: sự hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp, yêu thương mọi người.

- Tôn trọng mọi người xung quanh: không phân biệt địa vị giàu sang hay màu da dân tộc.

=> Điều đó thể hiện một lối sống văn minh của con người hiện đại.

2. Nguyên nhân phải biết tôn trọng người khác:

- Đầu tiên, nếu biết tôn trọng người khác thì bản thân cũng nhận lại được sự tôn trọng của họ.

- Tôn trọng người khác thể hiện chúng ta là người có văn hóa, có lòng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn.

- Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống.

- Những người biết tôn trọng người khác luôn được mọi người tin tưởng và yêu quý.

3. Biểu hiện

* Biết tôn trọng người khác:

- Trong thái độ, lời nói

Tỏ ra tôn trọng mọi người xung quanh: không phân biệt độ tuổi, trình độ hay giàu nghèo. Mỗi người trong xã hội đều đáng được tôn trọng.Lời nói luôn giữ đúng chuẩn mực: lễ phép chào hỏi những người lớn tuổi, nói chuyện nhẹ nhàng lịch sử nơi công cộng…

* Trong cử chỉ, hành động:

Cư xử đúng phép tắc, theo quy định chung: xếp hàng khi thanh toán hay mua đồ, nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai, vứt rác đúng nơi quy định…Chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người, tích cực tham gia các hoạt động chung…

* Không biết tôn trọng: Con cái đánh đập, chửi bới cha mẹ; Chồng đánh đập vợ; Đồng nghiệp nói xấu nhau...

4. Mở rộng:

- Đặc biệt, với học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải có ý thức tôn trọng người khác.

Với gia đình: chào hỏi bố mẹ trước và sau khi đi học, nói chuyện với người lớn trong gia đình thưa hỏi lễ phép không được cãi lại, với các em nhỏ thì đối xử nhẹ nhàng không nên đánh mắng…Với nhà trường: lễ phép với thầy cô, giúp đỡ bạn bè trong học tập, không coi thường hoàn cảnh gia đình bạn…

- Tuy nhiên, có một số học sinh vẫn chưa có ý thức tôn trọng mọi người xung quanh: nói xấu thầy cô, cãi lại bố mẹ, nói tục chửi bậy...

III. Kết bài

- Ý thức tôn trọng người khác có được phần lớn dựa vào sự giáo dục của gia đình nhà trường và xã hội.

27 tháng 12 2021

Tham khảo

Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy “sống đẹp” là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sống thế nào mới là lối “sống đẹp”, còn là điều băn khoăn của rất nhiều người. Sống đẹp là có lối sống lành mạnh, phong phú, phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Sống đẹp là sống không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, không ngừng tiến bộ, vươn lên sáng tạo và thành công. Sống đẹp là sống theo pháp luật, sống theo đạo lí con người, luôn vui tươi, hạnh phúc. Như vậy, sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng cao đẹp. Sống đẹp là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. Sống đẹp, trước hết là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Mỗi con người đều có mối liên hệ nhất định đối với gia đình và xã hội. Khi còn nhỏ, chúng ta thụ hưởng thành quả lao động từ người khác. Khi trưởng thành, chúng ta phải tích cực lao động, vừa để xây dựng lối sống cho riêng mình vừa để góp sức xây dựng xã hội. Biết cho đi để được nhận về, biết cống hiến hơn là thụ hưởng. Biết sẻ chia, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau hơn là chỉ lo vun vén cho bản thân, ích kỉ với người khác. Đừng tự tách mình ra khỏi đời sống xã hội chỉ vì lòng tham và ích kỉ. Sống đẹp là phải nỗ lực thành công trong công việc và trong đời sống. Không có con đường nào êm ái dẫn đến thành công. Chỉ có những con đường đầy chông gai, thử thách mới đưa bạn đến với chiến thắng vẻ vang. Bàn chân có thể sẽ chảy máu vì gai nhọn nhưng đừng ngồi xuống rên xiết, hãy để máu ấy thấm lên những cánh hồng đỏ thắm trên bước đường vinh quang của bạn! Làm được như vậy tức là bạn đang “sống đẹp”, sống và luôn giữ cho mình một niềm tin vào ngày mai, luôn có một nghị lực vươn lên hướng đến ánh mặt trời.

21 tháng 11 2017

Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng ta được tắm trong suối nguồn của tình yêu thương.Vì vậy lòng yêu thương con người là một trong những tố chất làm nên ý nghĩa cuộc sống cuả mỗi chúng ta.

Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó, thấu hiểu ... giữa con người với con người. Đó là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người. Lòng yêu thương có sự biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong cuộc sống. Chẳng hạn như đó có thể là sự cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; hoặc yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp; ...

Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cũng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với nguồi trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ví dụ như trong một gia đình, nếu mọi thành viên thật sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau mọi khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ tạo dựng được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng ... Điều đó tuổi trẻ tuổi trẻ hôm nay không thiếu những con người có trái tim giàu lòng nhân hậu. Đó là những trường hợp như chàng trai Nguyễn Hữu An nghèo khó, không chỉ hết lòng chăm sóc mẹ mà còn nhận một người phụ nữ khác làm mẹ nuôi và chăm sóc bà cũng rất tận tình, chu đáo khi bà cũng mắc bệnh ung thư như mẹ mình nhưng lại không có người thân cận lè chăm sóc. Hay như đóa hoa hướng dương Lê Thanh Thúy, tuy mắc bệnh ung thư xương khi mới 16 tuổi nhưng Thúy lại là một tấm gương về nghị lực sống phi thường. Từ nỗi đau cũng mình, Thúy dễ dàng  đồng cảm với sự đau đớn của các bệnh nhi bị bệnh ung thư và đã có ý tưởng được cùng với mọi người chăm sóc các bé, giúp các em xoa dịu bớt những nỗi đau về thể xác. Ý tưởng ấy đã được mọi người hưởng ứng và chương trình “Ước mơ của Thúy” đã ra đời với mục đích chăm sóc, hỗ trợ cho các bệnh nhi ung thư và được duy trì tốt đẹp cho đến ngày nay do báo Tuổi trẻ thực hiện. Giờ đây, tuy Thúy đã mất nhưng mọi người ở Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM vẫn luôn nhớ mãi hình ảnh một cô bé nhỏ nhắn chống gậy đi khắp các giường bệnh để động viên các bé đáng bị bệnh giống mình.

Lòng yêu thương còn là động lực thúc đẩy ta hoàn công việc tốt hơn, có hiệu quả cao hơn. Đó là kết quả có được khi chúng ta biết sống vì người khác. Ngoài ra, nhờ lòng yêu thương, mọi người sẽ cùng nhau đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để động viên nhau cùng nhau vượt qua gian khổ, thử thách, xóa tan những hận thù và cảm hóa được cả những con người lầm lỗi. Nhờ có lòng yêu thương, sự trợ giúp lẫn nhau mà những tai họa do con người hay thiên nhiên gây ra mau chóng được khắc phục, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy niềm vui sống, những con người có ước mơ, hoài bão lớn nhưng không có điều kiện thực hiện đã nhanh chóng đạt được điều mình ao ước ...
Bên cạnh đó, khi chúng ta biết sống yêu thương người khác và nhận được tình yêu thương thì tâm hồn chúng ta sẽ được bồi đắp trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Niềm tin vào con người và cuộc sống vì thế mà sẽ được củng cố, vun vén.

Với những ý nghĩa trên, lòng yêu thương cần phải được nhân rộng và trân quý, ca ngợi trong cuộc sống hôm nay. Mỗi chúng ta cần phải sống có lòng yêu thương với tất cả mọi người, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ người khác. Song song đó, chúng ta cũng cần phải lên án lối sống thiếu tình yêu thương, ích kỉ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, và thẳng thắn phê phán những kẻ lợi dụng tình thương để thể hiện những ý đồ đen tối, để tự đánh bóng tên tuổi mình

21 tháng 11 2017

Nhân hậu là lòng tốt của con người đối với nhau. Đó là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp, thương yêu giúp đỡ nhau giữa người với người trong cuộc sống.  Lòng nhân hậu là một phẩm chất cần thiết ở một con người chân chính. Trong cuộc sống, cần có tấm lòng nhân hậu của con người với con người. Đó là lối sống có trước có sau, biết làm việc thiện, giàu lòng vị tha. Chính điều ấy sẽ tạo nên một cuộc sống xã hội ,gia đình tràn ngập hạnh phúc, tình thương yêu, nhân ái. Mọi người  sống hiền hòa, vui vẻ, bao dung, hiểu nhau. Người có tấm lòng nhân hậu là người sẵn lòng giúp đỡ , sẵn lòng chia sẻ với người khốn khó, tha thứ lỗi lầm của người khác, kể cả những người không thân thuộc.Người có lòng nhân hậu biết chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của người khác như chấp nhận chính bản thân mình,biết dùng tình thương yêu, chia sẻ để cảm hóa. Lòng nhân hậu  khiến ta nghĩ đến điều thiện, có sự giúp đỡ, làm vơi nhẹ gánh nặng của nhiều người. Nếu cuộc sống thiếu tấm lòng nhân hậu thì trong  xã hội sẽ chỉ còn những mưu toan, tính toán, những hằn học, bon chen và sự vô cảm thiếu tình người. Tuy nhiên lòng nhân hậu cũng cần đặt đúng chỗ. Có như thế mới phân biệt được thiện ác trong cuộc đời. Mỗi người cần rút ra cho bản thân một bài học:cần  có tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống..Mọi người trong gia đình, xã hội cần biêt quan tâm, đõi xử tốt với nhau, giúp đỡ nhau trong những tình huống cuộc sống. Chúng ta cũng cần tìm hiểu những người xung quanh mình và có những hành động thiết thực  của mình từ chính gia đình, nhà trường, xã hội.

9 tháng 7 2018

Bạn tham khảo văn ở trang này nhé : https://vndoc.vn

9 tháng 7 2018

Sự việc xảy ra trong bài thơ là sự việc có thật từng xảy ra trong cuộc đời đầy sóng gió của nhà thơ: bản thân ông thì già cả, nhà bị gió thu cuốn bay mấy tấm tranh, bọn trẻ nhỏ nghịch ngợm cắp mất những tấm tranh chạy đi, Đỗ Phủ đã già cả không đủ sức chạy theo đành chịu rét mướt...
 
Ngay trong hoàn cảnh bi phẫn cùng cực đó, hoàn cảnh khiến người ta thường chỉ biết có tuyệt vọng và oán trách, nhà thơ đã có một mong ước thật bất ngờ: Ước có ngôi nhà trăm gian che gió mưa cho toàn thiên hạ, riêng mình nhà ta mưa dột, rách nát cũng cam chịu. Với mong ước này, Đỗ Phủ đã đặt nỗi đau chung của đất nước, của muôn người lên trên nỗi đau của riêng mình. Đồng thời, nhà thơ cũng đặt hạnh phúc của đồng bào lao khổ, của nhân dân lao động lầm than lên trên hạnh phúc của bản thân, ở đây, lòng thương người đã vượt lên trên nỗi thương mình. Đó thực sự là một tư tưởng nhân văn cao đẹp. Và vì thế, "Bài ca nhà tranh bi gió thu phá" sẽ mãi còn đủ sức lay động niềm trắc ẩn của độc giả cho tới mai sau.

3 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, đất nước Việt Nam đã giành được độc lập. Nhưng cho đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước vẫn được giữ gìn và phát huy bởi thế hệ trẻ. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương - những vùng miền núi xa xôi… Vậy mà có một số bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Từ đó sẽ góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát triển đất nước ngày một cường thịnh. Mỗi cá nhân hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển. Có thể khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, lòng yêu nước vẫn luôn tồn tại.

12 tháng 5 2022

refer

 

Một ngày nọ, ta thấy cuộc sống của mình tươi đẹp biết bao, thấy mọi người xung quanh thật đáng mến và tốt bụng. Khi ta thấy ta đang được nhận quá nhiều, lúc đó là lúc, ta thấy mình cần phải biết ơn.

Mọi người định nghĩa thế nào là biết ơn? Đó đơn giản chỉ là một lời cảm ơn của một cậu bé khi được người lớn cho một chiếc bánh, là giọt nước mắt và sự cảm kích của những người khó khăn khi được giúp đỡ hay một nén hương để tưởng nhớ người đã khuất... Biết ơn, giản đơn chỉ là thái độ, hành động của con người với sự tích cực dành cho người đã giúp đỡ hay cho họ một điều gì đó.

Chúng ta, ngay từ khi sinh ra, đã được nhận, nhận nhiều thứ từ mọi người và cuộc đời. Là một đứa con nhận lấy bao nhiêu tình yêu thương, sự chăm sóc, lo lắng và hi sinh từ bố mẹ, gia đình. Là một công dân đất nước nhận lấy hòa bình, độc lập đánh đổi bởi bao mất mát, xương máu của những thế hệ chưa một lời từ biệt đã ngã xuống. Là một công dân toàn cầu, nhận lấy bao thành tựu khoa học, phát minh để làm tiện lợi, phát triển hơn cuộc sống của con người. Và vô vàn những món quà khác nữa ta nhận được từ cuộc đời. Và, biết ơn là thái độ tất yếu, của một con người.

Biết ơn cha mẹ, gia đình.

Cha mẹ là người cho ta sự sống này, Ngay từ giây phút chúng ta mở mắt ra nhìn cuộc đời, cất tiếng khóc đầu tiên, ta đã mang nợ cha mẹ rồi. Từng ngày lớn lên trong câu hát ru của mẹ, trong lời dạy dỗ của cha, những ân huệ mà mỗi đứa con mang trong mình lại cứ lớn dần, lớn dần. Nhưng có vẻ những phận làm con lại coi đó là điều hiển nhiên: Sự sống thiêng liêng này, hình hài không bị khuyết tật và mái ấm gia đình là điều hiển nhiên họ phải nhận được. Ta thờ ơ với cha mẹ, cáu gắt với những lời quan tâm, quay mặt với những sự nhắc nhở, ... Và rồi, khi ra ngoài cuộc đời, với những con người xa lạ ngoài kia, ta mới nhận ra: chỉ có cha mẹ là người yêu thương ta vô điều kiện. Không ai nhịn đói cho bạn no, không ai chịu bất hạnh cho bạn hạnh phúc, ngoài hai người họ. Không nơi nào sẵn sàng chào đón bạn, ngay cả khi bạn thất bại, ngoài căn nhà. Và thứ ta mắc nợ nhiều nhất, biết ơn nhiều nhất lại chính là cha mẹ. Bởi vậy, vẫn có những ngày “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ”, những ngày của mẹ, của cha, ngày gia đình.

Biết ơn nguồn cội, những người đã giúp đỡ ta.

Cuộc sống này gây dựng nên từ nỗi đau của những gia đình tan nát, của nỗi mong mỏi mẹ chờ con, sự mòn mỏi vợ chờ chồng và lòng yêu nước của những con người “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Cuộc sống của ta được ghép lên từ những mảnh ghép của tình bạn, của tình thầy trò đã gắn bó, yêu thương và giúp đỡ ta để có một tuổi thơ trọn vẹn. Ở ngoài kia, cũng có những con người dẫu không máu mủ, ruột thịt nhưng vẫn hằng ngày tham gia vào ngày hội đỏ hiến máu, dạy học cho người khuyết tật, suất cơm miễn phí cho người nghèo, ... Những con người không phải ruột thịt, thậm chí còn không quen biết vẫn yêu thương ta, giúp đỡ ta, góp phần làm nên một cuộc sống văn minh và nồng ấm tình người. Những con người ấy, hãy biết ơn. Những gì họ đã làm cho cuộc sống này, cho thế hệ này, hãy nhận nó đến thế hệ sau. Những ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ... những cuộc thiện nguyện nghĩa tình, khi biết ơn, tự nó sẽ sống mãi.

 

Biết ơn những khó khăn, thất bại và cả quá khứ.

Chúng ta có thể chắc chắn mình không làm sai và mọi chuyện đều diễn ra theo ý muốn của mình. Muốn thành công phải nếm mùi thất bại, muốn hạnh phúc phải trải qua khó khăn. Những nỗi đau, vấp ngã ấy, những gì không thể đánh gục bạn, sẽ làm cho bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Và sau khi nhìn lại, ta phải biết ơn những khó khăn, thử thách và thất bại đó. Quá khứ là một phần của con người, là nền tảng của ngày mai. Không ai sống mà phủ định quá khứ. Nó đẹp đẽ, hãy biết ơn nhưng nếu nó đầy khổ đau, hãy cứ biết ơn. Vì bạn bây giờ dám nhìn vào quá khứ để trưởng thành, để khôn lớn và để chiến thắng.

Biết ơn là hạt mầm của mọi phẩm chất tốt đẹp trong con người. Biết ơn cha mẹ, người đi trước để làm “nhân”, biết ơn những vết thương đã dạy ta trưởng thành để biết mình đang “sống”, để biết quý trọng cuộc sống và thành công. Nhưng đáng buồn thay những con người vì vật chất và ích kỉ riêng mình mà “khỏi vòng cong đuôi” mà quên mất hai chữ “biết ơn”. Biết ơn để trả lại và cũng để nhận thêm cho mình. Một nụ hôn dành cho mẹ, một cái ôm cho mọi người, một nụ cười trước khó khăn, để thấy bạn đang biết ơn, để trao hạnh phúc đến mọi người.

Ta chỉ có một cuộc đời, vô nghĩa hay không, hạnh phúc hay không, hoàn toàn là thái độ của bạn đối với cuộc đời. Hãy biết ơn.

12 tháng 5 2022

dài vái trong khi  đề viết bảo viết ngắn

6 tháng 5 2022

REFER

Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu có ý chí nghị lực chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Như vậy trong cuộc sống, ý chí nghị lực đóng vai trò quan trọng đưa ta đến với thành công. Trước hết ta cần hiểu “ý chí” là gì? Ý chí là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường, là bản lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công. Khi con người có ý chí thì dù gặp phải những khó khăn, thử thách nào trên con đường mình đã chọn thì chúng ta vẫn mạnh mẽ đứng lên, vượt qua và đi tiếp. Ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ, dám làm, dám sống. Ý chí, nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Đúng như người phương tây từng nói “hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn”. Bên cạnh đó ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí; thấy thất bại thì vội vã bỏ cuộc, sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin, học tập những tấm gương về ý chí và nghị lực. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được vai trò, tầm quan trọng của ý chí đối với cuộc sống, chính vì thế, chúng ta cần rèn luyện cho bản thân mình một ý chí bền bỉ, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách.

6 tháng 5 2022

Bạn copy ở đâu đ =)))

Ko tự làm đc thì đừng copy nhé

5 tháng 2 2021

 

Em tham khảo nhé !!

Bài 1 : 

Trong cuộc sống con người cần phải rèn luyện cho mình rất nhiều đức tính, một trogn số đó là lòng vị tha. Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình. Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại. Lòng vị tha có thể được bắt gặp khi luôn hết lòng vì người khác, sẵn sàng phần thiệt thòi về bản thân,  sẵn lòng tha thứ cho những lầm lỗi của những người xung quanh. Và lòng vị tha có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của con người. Người có lòng vị tha sẽ chiếc thắng được phần ích kỉ trong mình, để tự hoàn thiện bản thân. Bởi con người bao giờ cũng tồn tại những sự ích kỉ cho bản thân và chiến thắng bản thân bao giờ cũng là chiến thắng vẻ vang nhất.  Lòng vị tha giúp ta sống bình an, thanh thản, ta không phải bận tâm về những lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình. Đồng thời nó còn có sức mạnh  cảm hóa những người xung quanh, giúp họ sống hướng thiện. Ví dụ tiêu biểu đó chính là luật pháp, luôn có những sự khoan hồng. Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Thật vậy ! Họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống. Vì vậy, những kẻ sống thờ ơ, ích kỉ thật đáng phê phán. Bản thân mỗi người hãy biết vị tha đúng lúc, đúng chỗ để khiến cuôc sống có ý nghĩa hơn,

 

5 tháng 2 2021

Bài 2 : 

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Còn được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt . Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

  
8 tháng 12 2021

Tham khảo

Hồ Chủ Tịch - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta - không chỉ là một người hùng, một người chiến sĩ bảo vệ đất nước mà Người còn là một nhà thơ với tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp. Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc ta, giữa hoàn cảnh khốn khó đầy gian nan thử thách, Bác vẫn thể hiện tinh thần ung dung, tự tại và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.

Bài thơ chỉ có bốn câu, hai câu thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên trong đêm khuya thanh vắng được nhìn dưới con mắt đầy nghệ thuật của Bác Hồ:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Trong đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, hẻo lánh, tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng, Bác chỉ còn nghe thấy âm thanh của tiếng suối róc rách. Dù chỉ có duy nhất một sự vật chuyển động trong bức tranh yên tĩnh ấy, Người vẫn có thể khiến cho nó trở nên thật có hồn. Tiếng suối được so sánh "trong như tiếng hát" làm gợi lên một thứ âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu, trong vắt khiến cho con người không khỏi ngạc nhiên, như chìm vào tiếng hát trữ tình ấy. Sự vật thứ hai được Hồ Chủ Tịch miêu tả trong đêm khuya đó chính là ánh trăng. Ánh trăng vốn không phải là hình ảnh xa lạ trong thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Duy đã dành cả một bài thơ để nói về ánh trăng:

 

"Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

Ngỡ không bao giờ quên

Cái vầng trăng tình nghĩa"

Nếu trong thơ của Nguyễn Du, vầng trăng xuất hiện với vẻ "trần trụi", không dấu giếm con người bất cứ điều gì thì đối với Bác, ánh trăng trong đêm khuya được miêu tả thật đẹp "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Hình ảnh thợ gợi liên tưởng thật thú vị, ánh trăng chiếu xuống những tán cây cổ thụ, lồng vào bóng cây, tràn vào hoa. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả thật nên thơ, khiến cho người đọc cũng thấy động lòng trước vẻ đẹp của tự nhiên. Đặc biệt, bác Hồ còn coi trăng là người bạn tri kỉ của mình, cho nên Người khó có thể thờ ơ trước vẻ đẹp của trăng.

Nếu hai câu thơ trước chỉ đơn thuần là tả cảnh thì ở hai câu thơ sau, Bác đã khéo léo đưa vào đó tâm trạng của mình:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà"

Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên, Bác phải thốt lên rằng đây là một cảnh đẹp hiếm có, đẹp như trong tranh vẽ. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người thi sĩ vẫn chưa ngủ được. Người thao thức vì thiên nhiên đẹp quá, thơ mộng quá. Nhưng vẫn còn một lí do nữa mà Bác vẫn chưa ngủ được. Đó là nỗi lo gánh vác dân tộc, trách nhiệm đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của thực dân, giải phóng dân tộc. Ta có thể hiểu tại sao nỗi lo trong Người lại lớn đến như vậy, vì Bác đang gánh trên vai một trách nhiệm rất lớn, cả dân tộc đều đang trông đợi vào Người. Hai câu thơ cuối cho thấy nỗi niềm canh cánh đối với đất nước của Bác Hồ, dù thiên nhiên có đẹp đến thế nào, có khiến lòng người xao xuyến ra sao thì Bác vẫn không quên nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Có chăng Bác vẫn luôn tự hỏi, rằng bao giờ con dân Việt Nam mới có thể thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống mà không phải lo lắng về sự áp bức, bóc lột của chiến tranh khốc liệt, về nền hòa bình chưa có?

Có thể nói, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên hòa hợp giữa cảnh và tình, giữa con người và sự vật. Qua đó, ta hiểu thêm về tâm hồn thơ mộng của Bác cùng với nỗi niềm với quê hương, đất nước sâu sắc của Người.

8 tháng 12 2021

Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

 

Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

18 tháng 10 2018

Bài làm

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và coi trọng người thầy. Ca dao tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nhắc nhở con người về thái độ Tôn sư trọng đạo: "ăn vóc, học hay", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc Cầu kiểu - Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"... Ngày nay, đặt trong bối cảnh của xã hội hiện đại, truyền thống ấy cần được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo.

Tôn sư trọng đạo là tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo, Nho giáo đặc biệt đề cao sự học và vai trò của người thầy. Người thầy đại diện cho những gì tôn kính nhất; đạo thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan trọng nhất của xã hội phong kiến (quân, sư, phụ)... ông cha ta đã tiếp thu tư tưởng này theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa"; lược bớt các nghi lễ mang tính hình thức khắt khe, rườm rà, chú trọng đến nội dung nhân bản của thái độ coi trọng tri thức và mối quan hệ thầy trò. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thông văn hóa, đạo đức quý giá của người Việt. Nhờ coi trọng việc học tôn kính người thầy, nhân dân ta đã góp phần tạo dựng nền văn hiến của đất nước. Thời đại nào cũng có nhiều tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò. Có những người thầy đã xa khuất mà tài năng, nhân cách vẫn tỏa sáng cho bao nhiều thế hệ mai sau. Có những học trò đỗ đạt, làm quan to nhưng khi trờ về thăm thấy cũ nơi làng quê hẻo lánh vẫn lễ phép, khiêm nhường như người trò ngày xưa...

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy - trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thây giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Nhiều khi, học trò có thế tâm sự, chia sẻ với thầy, có nhiều điều không nói được vói cha mẹ và người thân. Phụ huynh học sinh tin cậy gừi gắm con em cho nhà trường và thầy cô...


 

18 tháng 10 2018

Tham khảo nha :

Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, “tôn sư trọng đạo” không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề “tôn sư trọng đạo” càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.