Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1: Bài nào vậy bn??
Bài 2: BÀI LÀM
"Lòng yêu nước"là tình cảm yêu thương chân thành, sâu sắc dành cho quê hương, Tổ Quốc. Đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao cả của mỗi con người, không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua cả những lời nói thiết thực. Lịch sử đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các giai đoạn đất nước bị các thế lực bên ngoài xâm lược. Hơn 1000 năm bị phong kiến phương Băc đô hộ, tiếp sau đó là những cuộc chiến tranh xâm lược quân Nguyên Mông, rồi đến hai quốc gia hùng mạnh nhất là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều tham vọng xâm chiếm đất nước ta. Và kết quả ra sao?Cuộc chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, quân đội nhà Trần hùng mạnhđã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông và rồi một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Gio-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Và cả trận "Điện Biên Phủ trên không", Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới bắn rơi được chiếc máy bay B52 mà không chỉ có một mà là 68 cái và cùng bao nhieeuc hiếc máy bay khác của Mĩ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, dây chính là tiền đề để Mĩ kí hiệp định Paris.
Tình yêu nước là như vậy đó. Đôi lúc rất bình dị, giản đơn nhưng nhiều khi nó"kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn". Chẳng phải nói gì nhiều bởi trong con tim mỗi chúng ta đều cùng chung một nhịp đập, đều tự hào mỗi khi nhắc đến hai tiếng"Việt Nam", đều khát khao cống hiến khi nghe giai điệu hào hùng của bài" Tiến Quân Ca" và đôi mắt đều nhỏ lệ khi nhớ về những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập và tự do của dân tộc.
Chúc các bn học giỏi để giúp nhiều lợi ích cho đất nước nhá!
YÊU MỌI NGƯỜI
Viết văn
a. Yêu cầu chung :
- HS viết được một bài văn ngắn (10 – 15 dòng), bố cục mạch lạc, đủ 3 phần chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt.
- Hành văn mạch lạc, trong sáng, lưu loát; nêu được cảm nhận sâu sắc về lòng yêu nước.
b. Yêu cầu cụ thể
- Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc, được biểu hiện đa dạng, rõ nét trong lịch sử
- Ngày nay, đứng trước bối cảnh lịch sử mới, lòng yêu nước có nhiều biểu hiện khác nhau
- Nhiệm vụ của thế hệ trẻ trong bồi dưỡng, phát huy giá trị của lòng yêu nước
Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết!
e tham khảo nha:
Thông qua nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích “Cây bút thần”, dân gian đã thể hiện quan niệm về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật là cứu giúp con người. Mã Lương là em bé mồ côi nghèo khó nhưng đam mê vẽ tranh, em say mê theo đuổi ước mơ của mình. Vì hoàn cảnh nghèo khó nên em không có một chiếc bút lông. Mong muốn chính đáng của cậu bé đã thấu đến trời xanh và vị tiên hiền lành đã ban tặng em chiếc bút bằng vàng. Có cây bút, em không vẽ mình mà vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Em vẽ chiếc cày, chiếc đèn, thùng múc nước để giúp họ lao động chân chính và kiếm sống lương thiện. Nhưng những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ hay tên vua xấu xa, chúng đều muốn Mã Lương phải vẽ ra tài sản cho mình. Tuy nhiên, cây bút thần trong tay tên vua độc ác chỉ vẽ ra núi đá, con mãng xà chứ không thể ra được châu báu, vàng bạc. Mã Lương nhất quyết không dùng cây bút để phục vụ mục đích tham lam của chúng mà tìm cách để trừng trị chúng, trừ hại cho dân cho nước. Tên địa chủ và nhà vua cuối cùng đã phải chết để trả giá cho sự tham lam vô độ. Còn Mã Lương hàng ngày em vẫn vẽ tranh bán để kiếm sống hoặc dùng cây bút giúp người nghèo khổ có công cụ lao động. Con người Mã Lương là tấm gương sáng để chúng ta học tập, không màng danh lợi, vinh hoa phú quý, không vì e sợ trước những thế lực đe dọa mà làm điều xấu xa. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt. Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đấu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-khoang-6-cau-neu-cam-nghi-cua-em-ve-nhan-vat-ma-luong-trong-truyen-cay-but-than-a83538.html#ixzz7OdoIjkOy
tham khảo
Thông qua nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích “Cây bút thần”, dân gian đã thể hiện quan niệm về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật là cứu giúp con người. Mã Lương là em bé mồ côi nghèo khó nhưng đam mê vẽ tranh, em say mê theo đuổi ước mơ của mình. Vì hoàn cảnh nghèo khó nên em không có một chiếc bút lông. Mong muốn chính đáng của cậu bé đã thấu đến trời xanh và vị tiên hiền lành đã ban tặng em chiếc bút bằng vàng. Có cây bút, em không vẽ mình mà vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Em vẽ chiếc cày, chiếc đèn, thùng múc nước để giúp họ lao động chân chính và kiếm sống lương thiện. Nhưng những kẻ tham lam, độc ác như tên địa chủ hay tên vua xấu xa, chúng đều muốn Mã Lương phải vẽ ra tài sản cho mình. Tuy nhiên, cây bút thần trong tay tên vua độc ác chỉ vẽ ra núi đá, con mãng xà chứ không thể ra được châu báu, vàng bạc. Mã Lương nhất quyết không dùng cây bút để phục vụ mục đích tham lam của chúng mà tìm cách để trừng trị chúng, trừ hại cho dân cho nước. Tên địa chủ và nhà vua cuối cùng đã phải chết để trả giá cho sự tham lam vô độ. Còn Mã Lương hàng ngày em vẫn vẽ tranh bán để kiếm sống hoặc dùng cây bút giúp người nghèo khổ có công cụ lao động. Con người Mã Lương là tấm gương sáng để chúng ta học tập, không màng danh lợi, vinh hoa phú quý, không vì e sợ trước những thế lực đe dọa mà làm điều xấu xa. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt. Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đấu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
TK
Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.
Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!
Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.
Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.
Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.
Ta hãy đọc kĩ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc:
Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huvện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.
Nếu nhìn từ góc độ nguyên tác Hán tự, ta thật kinh ngạc. Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào bộ mặt bá vương hợm hĩnh của triều đình phong kiến Trung Quốc - kẻ đang phát động chiến tranh xâm lược để thực hiện mưu đồ bá chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử bành trướng, chúng gặp phải ý chí quật cường đến thế, một tinh thần khẳng khái đến thế! Chúng đã có Bắc Quốc (Trung Quốc) thì ta cũng có Nam Quốc chúng có Bắc đế thì ta cũng có Nam đế; nào có thua kém gì nhau! Từ ngôn từ và ý thơ thế hiện một niềm tự hào cao độ về đất nước và dân tộc mình. Đây là niềm tự hào mà mỗi thần dân Đại Việt đều có trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.
Lòng tự hào ấy, hơn ba thế kỉ sau được Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
(Bình Ngô đại cáo)
Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén
Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép. Hơn nữa, là niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Giặc dữ cớ sao phạm tới đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ).
Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Tham khảo
cả hai bài thơ đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc. về hình thức, cá hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm; cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.
Không hẹn mà gặp, hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm. Sông núi nước Nam (“Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt) và Phò giá về kinh (“Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải) và nhiều bài thơ cùng thi đề đất nước sau này đã tạo nên một mạch tư tưởng chủ đạo xuyên suốt thơ ca Việt Nam mấy mươi thế kỉ sau này: mạch cảm hứng yêu nước.