K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 8 2021

Tham khảo

" Khó khăn là cơ hội để con người khám phá ra khả năng của chính mình". Đúng vậy, cuộc sống sẽ phải gặp nhiều khó khăn quan trọng là mình đón nhận nó ra sao. Hoàn cảnh khó khăn là hoàn cảnh mà bạn cảm thấy không như ý muốn, là một hoàn cảnh nào đó mà bạn cảm thấy cô đơn lạc lõng, mọi thứ như muốn chống lại mình. Cơ hội là điều mà may mắn đến với bạn. Câu nói trên rất đúng đã khẳng định vai trò của khó khăn một cách tích cực, khó khăn sẽ là một cơ hội để bạn hiểu rõ bản thân của mình hơn, biết khả năng của mình tới đâu và giới hạn của mình là gì? Khó khăn là điều tất yếu trong cuộc sống. Một doanh nhân đang vô cùng lo lắng bởi chuyện công ti phải lao như con thiêu thân tìm vốn đầu tư bỗng nhận ra mình có khả năng thuyết phục. Một bạn trẻ từng viết sai chính tả lung tung nay trở thành một nhà văn lớn. Cuộc sống không lường trước điều gì, người lạc quan dùng nụ cười để khỏa lấp những điều bất như ý, người bi quan thì luôn trách cuộc sống không công bằng. Khó khăn giúp con người ta mạnh mẽ hơn, giúp cái đầu họ trở nên sáng suốt để buộc tìm cách khắc phục, chính vì lẽ ấy mà họ có thể khám phá khả năng của chính mình- khả năng mà trước kia họ không hề biết đến. Chẳng ai có thể hủy hoại bạn trừ chính bạn, khó khăn cũng không thể, nó chỉ giúp bạn có một trái tin mạnh mẽ. Nếu có một trái tim mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn chưa ai từng vượt qua được thì bạn sẽ chạm tới thành công mà người khác khó lòng với tới. Riêng về điều nay trời xanh luôn rất công bằng . Cuộc đời này có ba chiếc chìa khoá lớn: đón nhận, thay đổi và rời xa. Khi khó khăn đến hãy đón nhận nó, hãy cảm ơn đời đã cho bạn biết những khổ đau, những vấp váp để bạn hiểu bản thân mình, hiểu hơn về sức mạnh của trí óc và sức mạnh từ đôi tay, hiểu hơn về những điều bạn nghĩ mình không thể làm được. Chỉ khi bạn suy nghĩ lạc quan, khó khăn bỗng trở nên nhẹ nhàng, như một người bạn tốt giúp bản thân bạn khám phá ra những khả năng tiềm ẩn. Đừng bao giờ cầu xin thượng đế không bao giờ mang khó khăn đến mình hãy cầu xin có đủ sức mạnh, niềm tin để đương đầu với nó. Thật đáng phê phán những người thấy khó khăn đã chùn bước, họ rồi sẽ chẳng biết mình là ai, mình muốn gì, mình đam mê gì, họ như một con thuyền chẳng ai chèo lái cuối cùng mệt mỏi bởi bão tố cuộc đời. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em hiểu được mình cần đối diện với khó khăn để trưởng thành hơn.

tham khảo:

Henry Ford đã từng nói: “ Khi bạn đang khó khăn thì hãy nhớ rằng máy bay muốn cất cánh được thì phải bay ngược chiều gió chứ không phải xuôi chiều”. Đúng vậy, cuộc sống sẽ phải gặp nhiều khó khăn quan trọng là mình đón nhận nó ra sao. Xin đừng nghĩ tiêu cực, hãy hỏi rằng: “Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình.” Hoàn cảnh khó khăn là hoàn cảnh mà bạn cảm thấy không như ý muốn, là một hoàn cảnh nào đó mà bạn cảm thấy cô đơn lạc lõng, mọi thứ như muốn chống lại mình. Cơ hội là điều mà may mắn đến với bạn. Hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để con người khám phá khả năng của chính mình. Câu nói trên rất đúng đã khẳng định vai trò của khó khăn một cách tích cực, khó khăn sẽ là một cơ hội để bạn hiểu rõ bản thân của mình hơn, biết khả năng của mình tới đâu và giới hạn của mình là gì ? Khó khăn là điều tất yếu trong cuộc sống. Một doanh nhân đang vô cùng lo lắng bởi chuyện công ti phải lao như con thiêu thân tìm vốn đầu tư bỗng nhận ra mình có khả năng thuyết phục. Một bạn trẻ từng viết sai chính tả lung tung nay trở thành một nhà văn lớn. Cuộc sống không lường trước điều gì, người lạc quan dùng nụ cười để khỏa lấp những điều bất như ý, người bi quan thì luôn trách cuộc sống không công bằng. Khó khăn giúp con người ta mạnh mẽ hơn, giúp cái đầu họ trở nên sáng suốt để buộc tìm cách khắc phục, chính vì lẽ ấy mà họ có thể khám phá khả năng của chính mình- khả năng mà trước kia họ không hề biết đến. Chẳng ai có thể hủy hoại bạn trừ chính bạn, khó khăn cũng không thể, nó chỉ giúp bạn có một trái tin mạnh mẽ. Nếu có một trái t mạnh mẽ, vượt qua những khó khăn chưa ai từng vượt qua được thì bạn sẽ chạm tới thành công mà người khác khó lòng với tới. Riêng về điều nay trời xanh luôn rất công bằng . Cuộc đời này có ba chiếc chìa khoá lớn: đón nhận, thay đổi và rời xa. Khi khó khăn đến hãy đón nhận nó, hãy cảm ơn đời đã cho bạn biết những khổ đau, những vấp váp để bạn hiểu bản thân mình, hiểu hơn về sức mạnh của trí óc và sức mạnh từ đôi tay, hiểu hơn về những điều bạn nghĩ mình không thể làm được. Chỉ khi bạn suy nghĩ lạc quan, khó khăn bỗng trở nên nhẹ nhàng, như một người bạn tốt giúp bản thân bạn khám phá ra những khả năng tiềm ẩn. Đừng bao giờ cầu xin thượng đế không bao giờ mang khó khăn đến mình hãy cầu xin có đủ sức mạnh, niềm tin để đương đầu với nó. Thật đáng phê phán những người thấy khó khăn đã chùn bước, họ rồi sẽ chẳng biết mình là ai, mình muốn gì, mình đam mê gì, họ như một con thuyền chẳng ai chèo lái cuối cùng mệt mỏi bởi bão tố cuộc đời. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em hiểu được mình cần đối diện với khó khăn để trưởng thành hơn.

27 tháng 2 2018

Hiện nay, phát triển bền vững được xác định là chiến lược ưu tiên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược phát triển đó là nguồn lực con người. Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh rằng, trong mọi giai đoạn, con người là yếu tố đóng vai trò quyết định sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã hoàn toàn đúng khi khẳng định rằng, sự phát triển của xã hội không phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào, mà chính con người đã sáng tạo nên lịch sử của mình - lịch sử xã hội loài người. Nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn lực con người, trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh đến nguồn lực con nguời, coi đó là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Với sự ra đời của triết học Mác, vấn đề con người đã được nhìn nhận, đánh giá và lý giải một cách sâu sắc, khoa học và toàn diện. Đặc biệt, triết học Mác đã có những

phân tích hết sức đúng đắn và khoa học về vị trí, vai trò của con người đối với sự phát triển xã hội. Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người trong tiến trình phát triển lịch sử thể hiện tập trung trên một số điểm cơ bản sau:

Trước hết, bằng hoạt động cải biến tự nhiên theo nhu cầu mục đích của mình, đối tượng hoá lực lượng bản chất của mình thông qua thực tiễn, con người đã tự khẳng định và thể hiện vai trò động lực đối với sự phát triển của xã hội. Nhờ hoạt động lao động, con người không chỉ tạo nên bước chuyển quan trọng của mình, “tách” khỏi thế giới động vật để trở thành con người theo đúng nghĩa của từ này, mà còn "tự nhân đôi mình lên một cách tích cực, một cách hiện thực”(1)như C.Mác đã khẳng định. V.I. Lênin cũng chỉ rõ rằng, con người là nhân tố quyết định, làm biến đổi thế giới bằng chính những hành động thực tiễn của mình. Trên cơ sở thực tiễn, nhận thức của con người về hiện thực khách quan ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, tiếp cận gần hơn bản chất của khách thể bằng cách sáng tạo hệ thống những khái niệm, phạm trù và sử dụng chúng như những phương tiện nhận thức thế giới. Quá trình vươn lên không ngừng trong nhận thức, phản ánh thế giới khách quan cũng chính là quá trình con người tích cực hoá năng lực tư duy của mình thông qua sự trừu tượng hoá, khái quát hoá, suy lý lôgíc để nắm bắt những quy luật vận động, phát triển của thế giới.

Trên cơ sở đó, con người vận dụng những hiểu biết, tri thức về thế giới vào hoạt động thực tiễn nhằm cải biến thế giới, phục vụ lợi ích của mình. Chính con người từng bước nhận thức, khám phá những thuộc tính, bản chất, quy luật, sức mạnh của tự nhiên và đã vận dụng, sử dụng chúng để cải biến tự nhiên theo mục đích của mình. Nhờ con người mà tự nhiên hoang sơ đã trở thành tự nhiên nhân tạo, thành thế giới tự nhiên mang tính người với những đặc tính hoàn toàn mới; đến lượt nó, giới tự nhiên đã hoà nhập vào đời sống xã hội của con người như một thành tố không thể thiếu. Đồng thời, trong quá trình tác động vào giới tự nhiên, con người có thể hoàn thiện mọi tố chất: thể chất, trí tuệ, tình cảm, tâm lý của mình để ngày càng thể hiện đầy đủ tư cách một thực thể thống nhất giữa cái tự nhiên - sinh học với cái xã hội - văn hoá.

Thứ hai, do có năng lực nhận thức và cải tạo thế giới, con người đóng vai trò là chủ thể hoạt động sáng tạo lịch sử, làm cho lịch sử vận động theo hướng tiến bộ. Lịch sử nhân loại chính là lịch sử hoạt động của con người. Con người là chủ thể tích cực trong quá trình phát triển xã hội và sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Họ là chủ thể của các quan hệ kinh tế - xã hội và mọi giá trị tinh thần của xã hội. Theo quan niệm duy vật về lịch sử, sự phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay (và tiếp tục sau này), suy cho cùng, được quyết định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong cấu trúc của lực lượng sản xuất, con người không chỉ là một bộ phận cấu thành cơ bản mà hơn thế, còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng - kết nối các yếu tố khác với nhau để chúng phát huy tác dụng. Với tính cách một thành tố của lực lượng sản xuất, con người vừa là chủ thể sáng tạo và “tiêu dùng” sản phẩm của sản xuất, vừa là một nguồn lực đặc biệt của quá trình sản xuất. V.I.Lênin hoàn toàn đúng khi ông coi "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động"(2). Thực tế cho thấy, lao động của con người không chỉ cải biến tự nhiên, mà còn cải biến chính bản thân con người và các quan hệ giữa con người với con người. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người”(3). Như vậy, con người và xã hội loài người tồn tại, phát triển được không phải là nhờ vào một sức mạnh thần bí, vô hình nào từ bên ngoài, mà chính là do hoạt động sản xuất vật chất. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho các hoạt động trong đời sống tinh thần của con người.

Con người sử dụng sức lao động của mình (cả cơ bắp lẫn trí tuệ) kết hợp với các công cụ, phương tiện sản xuất khác để tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên nhằm thoả mãn các nhu cầu của bản thân và xã hội. Trong quá trình đó, con người còn không ngừng sáng tạo nên những công cụ lao động mới, thay đổi cách thức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi phải thay đổi quan hệ sản xuất lỗi thời và lúc đó, chính con người - với tư cách chủ thể các quan hệ sản xuất - bằng hoạt động thực tiễn cách mạng của mình tạo lập nên quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất; theo đó, tạo nên bước phát triển mới của phương thức sản xuất và của xã hội. Trong các cuộc cách mạng xã hội, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm, là lực lượng tiến hành cuộc đấu tranh đưa xã hội sang một giai đoạn phát triển mới, tiến bộ hơn. Đó chính là vai trò tích cực của nhân tố con người trong phát triển lịch sử thông qua quá trình thay thế hợp quy luật hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Nói cách khác, thông qua quá trình đó, con người đã sáng tạo, "viết nên" lịch sử của mình, của xã hội loài người.

Thứ ba, trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác của sự phát triển xã hội, con người đóng vai trò nguồn lực trọng yếu nhất; hơn thế, còn là nguồn lực vô tận, có thể khai thác không bao giờ cạn. Như chúng ta đã biết, sự phát triển xã hội luôn cần đến một hệ thống các nguồn lực khác nhau, như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động,... Trong đó, con người thể hiện như một nguồn tài nguyên quý giá nhất. Các nguồn lực vật chất ngoài con người đương nhiên là cần thiết cho sự phát triển, song chúng là những nguồn lực hữu hạn, nghĩa là có thể bị cạn kiệt và một số trong đó là không thể tái tạo được; hơn nữa, chúng cũng chỉ thực sự phát huy giá trị khi được kết hợp với nguồn lực con người. Trong khi đó, nguồn lực con người có những tiềm năng nổi trội hơn hẳn. Đặc biệt, trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh như ngày nay, trí tuệ được coi là nguồn tài nguyên vô hạn; đồng thời, lao động trí tuệ của con người có ảnh hưởng quyết định đối với năng suất, chất lượng lao động và do vậy, con người trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững.

Như vậy, có thể thấy nhân tố con người đóng vai trò cực kỳ to lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Một mặt, trong toàn bộ các nhân tố hợp thành cơ thể xã hội, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm; mặt khác, trong hệ thống động lực thúc đẩy lịch sử xã hội phát triển, con người là động lực cơ bản, quan trọng nhất và đóng vai trò quyết định.

Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, cũng đã có nhiều nhà tư tưởng lớn sớm nhận rõ và luôn đề cao vai trò của con người, của quần chúng nhân dân. Chẳng hạn, Nguyễn Trãi đã từng ví sức dân như nước, đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa những giá trị tinh hoa trong truyền thống tư tưởng của dân tộc về con người, trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi con người là vốn quý nhất. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng, trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của toàn dân. Quan điểm đó thể hiện sự tin tưởng của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sức mạnh vô địch, tuyệt đối của quần chúng nhân dân - những người làm nên lịch sử của dân tộc. Thực tế cho thấy, những thắng lợi to lớn, những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam giành được trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn gắn liền với vai trò của quần chúng nhân dân, với ph­ương thức phát huy, sử dụng nguồn lực con người một cách đúng đắn và hiệu quả của Đảng.

Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, một lần nữa, vai trò quan trọng của nguồn lực con người tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định và phát huy. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ rằng, con người là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội; rằng, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ chiến lược của Đảng nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, một trong những yếu tố quyết định việc chúng ta có tranh thủ, tận dụng thành công những thuận lợi, cơ hội và vượt qua những thách thức, khó khăn mà quá trình đó đặt ra hay không phụ thuộc đáng kể vào con người - nguồn lực nội sinh đóng vai trò quan trọng và quyết định nhất. Đương nhiên, nguồn lực nội sinh này cần được bồi dưỡng, phát triển về mặt chất lượng và sử dụng một cách hợp lý mới phát huy được tiềm năng, hiệu quả to lớn của nó. Song, để làm được như vậy, cần có sự đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan thực trạng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay; từ đó, có những giải pháp mang tính khả thi nhằm phát huy sức mạnh của nguồn lực này. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra đánh giá khái quát về phương diện những hạn chế của nguồn lực con người, cụ thể là chất lượng lao động và việc khai thác, sử dụng lao động ở nước ta hiện nay.

Như chúng ta đã biết, Việt Nam là quốc gia có dân số đông trong khu vực. Xét về mặt lượng, có thể khẳng định nguồn nhân lực nói chung, lực lượng lao động nói riêng của chúng ta rất dồi dào. Điều này là một thuận lợi nếu chúng ta biết khai thác triệt để và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả; song đó cũng là một khó khăn, một sức ép lớn có thể kìm hãm quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhìn chung, trong điều kiện hiện nay, đông đảo về lượng không còn là một ưu thế của lực lượng lao động. Xét về mặt chất lượng, ngoài những phẩm chất như cần cù, khéo léo..., nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động nói riêng của nước ta còn khá nhiều hạn chế, bất cập. Điều này thể hiện trên một số khía cạnh cơ bản, như thể chất, trí lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng,... Hiện nay, mặt bằng dân trí ở nước ta đã được cải thiện và nâng cao một bước; cụ thể là, tính đến năm 2005, cả nước đã có trên 30 tỉnh, thành phố hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở. Tuy nhiên, chất lượng trí lực của nhân tố con người không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn, quan trọng hơn là ở trình độ chuyên môn kỹ thuật được phản ánh thông qua các chỉ số về số lượng và chất lượng lao động đã qua đào tạo. Theo số liệu điều tra thực trạng lao động - việc làm năm 2004, tỷ lệ lao động ch­ưa qua đào tạo ở nư­ớc ta còn rất lớn: 72%. Số lao động đ­ược đào tạo và đư­ợc cấp bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm tỷ trọng thấp: 16,65%. Xét về lực l­ượng trí thức, tính đến tháng 7 năm 2005, nư­ớc ta có 2.339.091 ng­ười có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, trong đó có hơn 18.000 thạc sĩ, gần 16.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học đang hoạt động ở tất cả các ngành, lĩnh vực, địa ph­ương. Trí thức khoa học và công nghệ tập trung chủ yếu trong khu vực sự nghiệp (71%), khu vực hành chính (gần 22%) và khu vực doanh nghiệp gần 7%(4).

Nếu phân tích sâu hơn sẽ thấy những bất hợp lý khác, chẳng hạn, cơ cấu lao động đã qua đào tạo ở các trình độ lại phân bổ không đồng đều giữa các vùng nông thôn và thành thị, trung ­ương và địa ph­ương, miền núi và đồng bằng. Thực tế cho thấy, lực l­ượng lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là số lao động có trình độ cao tập trung chủ yếu ở các cơ quan trung ­ương, các thành phố hoặc trung tâm kinh tế lớn, như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Đặc biệt, có sự mất cân đối trầm trọng về lực l­ượng trí thức có trình độ tiến sĩ trở lên ở các vùng, miền; vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ chiếm gần 90% số tiến sĩ cả n­ước (trong đó, thành phố Hà Nội chiếm 63,82% và thành phố Hồ Chí Minh chiếm 19,33%). Ở 6 vùng còn lại, vùng cao nhất cũng chỉ chiếm ch­ưa đến 4%. Tổng số tiến sĩ của hai vùng Tây Bắc và Tây Nguyên chỉ đạt 1% tổng số tiến sĩ của cả n­ước(5).

Mặt khác, trong số lao động đã qua đào tạo không phải ai cũng làm việc đúng ngành nghề chuyên môn; tình trạng làm trái ngành, trái nghề không phải là cá biệt. Có thể nói, việc sử dụng không hợp lý lao động nói chung đã là một sự lãng phí, song sử dụng không hợp lý lao động đã qua đào tạo thì mức độ lãng phí còn lớn hơn nhiều.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, đối với nước ta, để phát huy nguồn lực con người một cách hợp lý, hiệu quả cần phải có một hệ thống các biện pháp đồng bộ; trong đó, cần tập trung vào một số biện pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ nhằm, một mặt, phục vụ trực tiếp sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; mặt khác, xây dựng tiềm lực trí tuệ - cốt lõi của nguồn nhân lực chất lượng cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu và “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”(6).

Trí tuệ là một trong những chỉ số quan trọng nhất của chất lượng nhân tố con người, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ có những bước phát triển nhảy vọt, khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và sự xuất hiện của kinh tế tri thức hiện nay. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho con người, trước hết là với các thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Bởi vì, xã hội hiện đại không chỉ cần có những con người chuyên gia, mà còn rất cần những con người công dân, có nhân cách và trách nhiệm cao đối với cộng đồng và xã hội. Do đó, quan điểm của Đảng về “giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu” phải trở thành tư tưởng chỉ đạo, được tất cả các cấp, các ngành, gia đình và xã hội quán triệt sâu rộng và thực thi nghiêm túc nhằm đào tạo những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đủ cả đức lẫn tài, cả sức khoẻ dồi dào lẫn đời sống tinh thần phong phú,... tạo nền tảng đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Mặt khác, để phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp đổi mới, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng hợp lý, hiệu quả lực lượng lao động. Đồng thời, cần kết hợp giữa nâng cao trình độ dân trí và phát triển nguồn nhân lực đồng đều ở các vùng miền, các cộng đồng xã hội; gắn chiến lược phát triển khoa học công nghệ với nâng cao hàm lượng trí tuệ trong nhân tố con người. Từ chỗ có nguồn lực con người bảo đảm về chất lượng, cần xây dựng và thực hiện những phương thức, cơ chế phát huy nguồn lực đó.

Thứ hai, cần quan tâm giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích theo phương châm bảo đảm công bằng xã hội trong từng chính sách, từng bước phát triển. Lợi ích chính là điểm mấu chốt, là một trong những động lực hàng đầu nhằm phát huy nhân tố con người. Trong thực tiễn cách mạng trước đây, do nhu cầu giải phóng dân tộc nổi lên hàng đầu nên lợi ích toàn dân tộc phải được đặt lên trên hết trong giải quyết mọi mối quan hệ lợi ích. Tuy nhiên, khi đất nước hoà bình, các nhu cầu và lợi ích chính đáng của người dân cần được tôn trọng và bảo đảm ngày càng tốt hơn. Theo đó, để phát huy vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước, không thể không đặt ra vấn đề giải quyết hài hoà giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng và lợi ích toàn xã hội, giữa lợi ích trực tiếp trước mắt với lợi ích lâu dài, giữa lợi ích vật chất với lợi ích tinh thần... Bên cạnh đó, cần coi trọng và thực hiện tốt hệ thống chính sách xã hội theo hướng lấy con người là trung tâm. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước cần có chính sách bảo đảm công bằng xã hội, tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của nền kinh tế, có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ liên quan đến phát triển con người. Đó chính là quá trình tích luỹ về lượng để có những biến đổi về chất và trong trường hợp mà chúng ta đang xem xét, là sự cống hiến ở mức cao nhất năng lực cá nhân của mỗi con người cho cộng đồng, xã hội.

Thứ ba, cần xây dựng và thực hiện một cơ chế dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội nhằm tạo môi trường, điều kiện thiết yếu để phát huy vai trò của nguồn lực con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhân tố con người chỉ được khai thác và phát huy tối đa khi con người thực sự làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính mình. Để phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của con người trong mọi hoạt động thì nhất thiết phải xây dựng và thực hiện một cơ chế dân chủ, trong đó ngày càng quan tâm đến dân chủ trực tiếp nhằm hiện thực hoá những giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội. Việc phát huy dân chủ không chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho tất cả mọi người có thể cống hiến năng lực của mình cho xã hội, mà còn có ý nghĩa tạo điều kiện cho việc thực hiện cơ chế phản biện xã hội với tinh thần lành mạnh, xây dựng và phát huy trách nhiệm công dân. Nói cách khác, thông qua quá trình dân chủ hoá, trí tuệ của toàn dân được huy động và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Đó cũng là lý do tại sao Hồ Chí Minh coi dân chủ là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi vấn đề mà thực tiễn cách mạng đặt ra.

Tuy nhiên, thực hiện dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ cương pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa; khắc phục mọi biểu hiện dân chủ cực đoan hoặc lợi dụng “dân chủ” để chia rẽ khối đại đoàn kết, làm rạn nứt sự đồng thuận xã hội. Lấy dân chủ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước làm nòng cốt để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường dân chủ nhằm giải phóng mọi năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân, góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo điều kiện cho sự nghiệp đổi mới thắng lợi.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, cha ông ta đã sáng suốt khi dựa vào nhân tố con người để đạt đến mọi thành công. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, việc luôn nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của nguồn lực con người và lấy đó làm điểm tựa vững chắc là điều kiện để chúng ta đưa sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đến thắng lợi. Phát huy nguồn lực con người để phát triển xã hội, đó là một vấn đề có tính quy luật.

a) Nhan đề Không sợ sai lầm chính là luận điểm chính của bài văn.

    Những câu văn mang luận điểm chính của bài văn trên.

- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

- Thất bại là mẹ của thành công.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b) Trong bài văn trên, để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã đưa ra những luận cứ:

- Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!

- Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. Thất bại là mẹ của thành công.

- Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.

hok tốt!!

a. Luận điểm: khuyên con người không sợ sai lầm.

Những câu văn mang luận điểm:

  • Nhan đề của bài văn: Không sợ sai lầm
  • Nếu bạn muốn sông một đời mà không phạm chút sai lầm nào, thì đó là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. 
  • Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
  • Thất bại là mẹ của thành công.
  • Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b. Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ sau:

  • Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.
  • Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi. - Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! - Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.
  • Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. - Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm?
  • Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì.
  • Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau.
  • Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở.
  • Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả.
  • Có người phạm sai lầm thì chán nản. - Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.
  • Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác đế tiến lên. Như vậy, với các luận cứ trên ta nhận thấy: Đây là những luận cứ rất có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống của con người

  Bài tham khảo:

Những câu tục ngữ: "Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi ngay", "Gặp cơn đại loạn mới hay trung thần" là sự đúc kết kinh nghiệm, rút ra bài học về phẩm chất đạo đức của bề tôi đối với vua chúa, minh chủ… bộc lộ trong chiến tranh.Câu triết luận khác trong kho tàng tục ngữ Việt Nam: "Có gió rung mới biết tùng bách cứng, có ngọn lửa hừng mới biết thức vàng cao", một mặt, không phải là quá trừu tượng, khó hiểu đối với người lĩnh hội; mặt khác, quan trọng hơn, có tính khái quát cao và chứa đựng ý nghĩa, giá trị rất sâu sắc. Cây "tùng, bách" và vật phẩm "vàng" ở đây được dùng hoán đổi cho "phẩm chất đạo đức của con người". Qua bão táp, ta sẽ biết tùng, bách cứng cáp, vững chắc hoặc yếu mềm, gục ngã; và qua lửa đỏ, sẽ biết được giá trị cao hay thấp, thực hay giả của "vàng". Triết lý mà câu tục ngữ này muốn chuyển tải không phải gì khác hơn là, muốn biết phẩm chất đạo đức của con người tốt xấu như thế nào phải kiểm nghiệm qua thực tiễn.Câu tục ngữ: "Lửa thử vàng, gian nan thử đức" muốn nói rằng, cần phải thông qua công việc khó khăn gian khổ, hay một cách khái quát hơn, phải thông qua hoạt động thực tiễn để kiểm định, đánh giá đạo đức của con người. "Lửa" và "vàng" trong câu triết luận này là một thủ pháp nghệ thuật (ẩn dụ, hoán dụ). Ngọn "lửa" biểu thị những khó khăn, thử thách mà con người thường gặp trong cuộc sống và "vàng” biểu thị năng lực, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức của con người.Hàng loạt câu tục ngữ khác, như "Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con"; "Cha anh hùng, con hảo hán"; "Của rẻ của ôi, tôi rẻ tối trốn, vợ rẻ vợ lộn"; "Nứa trôi sông chẳng giập thì gãy, gái chồng rẫy chẳng chứng nọ thì tật kia” đều phản ánh sự suy luận về phẩm chất đạo đức của con người trên cơ sở những nhận thức trực quan, cảm tính. Nội dung, ý nghĩa chính được hàm chứa trong các triết lý trên và chuyển tải đến người tiếp cận chúng là: bởi cha mẹ hiền, suy ra con cái họ cũng có đạo đức tất; người đàn bà đã bị chồng khước từ, ruồng bỏ có thể là người có vấn đề về phẩm chất đạo đức.Câu triết luận rằng, “thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân" thực sự sâu sắc, nó là lời nhắc nhở chung đối với mọi người trong việc nhận thức, đánh giá thế giới quanh mình, kể cả con người; đặc biệt là cho những ai có thói quen mới tiếp xúc, công tác với người khác được một thời gian không lâu, thậm chí là quá ngắn ngủi đã vội đưa ra những nhận xét không đúng về phẩm chất đạo đức của họ. Những ai có phần vội vàng như thế trong đánh giá, nhận xét con người nói chung, phẩm chất đạo đức của con người nói riêng thì thường sớm có lời khen rồi lại nhanh có sự chê bai, cái chính đều do mình phát ngôn trước đó. Nói tóm lại, để kiểm định được phẩm chất đạo đức của con người một cách chính xác thì cần phải có thời gian. Câu tục ngữ đã dẫn ở trên là một triết lý mang tính khái quát và có giá trị chỉ dẫn cho chúng ta trong việc xem xét, kiểm định đạo đức của con người.

17 tháng 2 2021

Cho luận điểm: qua tục ngữ người xưa đã tôn vinh giá trị con người tìm lí lẽ và dẫn chứng để khai quật luận điểm trên(gạch ý không viết thành văn)vui

27 tháng 1 2018

" Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta ". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng : cha thức khuya dậy sớm làm nụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau , bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta !

a) Bài văn nêu lên luận điểm: “Không sợ sai lầm” được khẳng định trong câu văn cuối: "Không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình".

    Những câu văn mang luận điểm này: 

- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được.

- Nếu bạn không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất; nhưng nó đem đến bài học cho đời.

- Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.

- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ:

- Sợ thất bại, trốn tránh thực tế: không bao giờ có thể tự lập được. 

- Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi.

- Bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! 

- Một người mà sẽ không chịu mất gì thì sẽ không được gì.

- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. 

- Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? 

- Nếu bạn sợ sai thì bạn chẳng dám làm gì. 

- Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn đúng sai khác nhau. 

- Bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc trở. 

- Không nên là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. 

- Có người phạm sai lầm thì chán nản. 

- Có kẻ sai lầm rồi thì tiếp tục sai lầm thêm.

- Sai lầm có hai mặt: tổn thất là bài học kinh nghiệm.

- Tiếp tục tiến vào tương lai và hành động, dù có gặp thất bại vì thất bại mẹ của thành công. 

- Phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm.

=> Những luận cứ trên hiển nhiên có sức thuyết phục vì nó được chọn lọc, chân thực, phù hợp với cuộc sống con người.