K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 8 2016
Meo.meo meo, rửa mặt như mèo, xấu xấu lắm chẳng được mẹ yêu… Khăn mặt đâu mà ngồi liếm láp. Đau mắt rồi lại khóc meo meo". Có những thứ vô cùng nhỏ bé nhưng lại không thể thiếu trong mỗi cuộc sống con người. Ví dụ như chỉ một con mèo bé thôi nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người ta vậy. Tuổi thơ của tôi gắn với một con mèo nhỏ bé, dễ thương mà bây giờ nó chỉ còn trong kỉ niệm. Cứ mỗi khi nhìn thấy một con mèo khác trên phố xá hay trong nhà ai đó thì bỗng dưng trong lòng tôi lại thấy xao xuyến mà thương nhớ tới nó. Quả thực, tuổi thơ đã thật hạnh phúc thật sinh động biết bao khi mà có sự đóng góp của nó. Tôi vẫn còn nhớ mãi cái cảm giác hãnh diện khi dắt nó đi dạo và được người đi đường khen: "Con mèo của cháu xinh quá", hay khoe với tụi trẻ làng: "Con mèo của tớ lên nửa ký rồi đó" rồi cười tít mắt, mới thú vị làm sao. Nhắm mắt lại và mở mắt ra, tuổi thơ như một cuốn băng ghi hình chạy dọc suốt cuộc đời mỗi con người và bỗng dưng nó tua lại trong trí óc tôi và dừng lại ở những lúc tôi nhẹ nhàng vuốt ve bộ lông mượt mà với cảm giác thật thích thú. Đặt chú mèo nhỏ bé trong lòng, đôi tay nhỏ bé của tôi tỉ mẩn thắt lên cổ nó những cái nơ xinh xắn hang sự vụng về của một đứa trẻ chưa đầy sáu tuổi. Những lúc đó, bọn trẻ quanh xóm xúm xít quanh tôi ngắm nhìn nó với đôi mắt mơ ước, thèm thuồng. 

Tôi đã nuôi một vài con mèo khác từ khi trở về thành phố, song tôi vẫn không cảm thấy được sự thích thú đầy đủ như thế. Có lẽ, kỷ niệm tuổi thơ vẫn chỉ ià kỷ niệm tuổi thơ mà chính con người ta lại không thể thay thế nó bằng một thứ tình cảm khác lương tự như vậy, nó chỉ có để người ta nhớ, thương và suy nghĩ về mà thôi.

phat bieu cam nghi ve con vat nuoi nha em

Niềm vui, nỗi buồn, mỗi người chúng ta có thể chia sẻ cho bố mẹ, bạn bè, hay một người thân nào đó. Còn tôi, tôi chỉ ngồi tâm sự với nó mà thôi mà sao nỗi uất ức, buồn bực lại tan biến.Đã tự bao giờ tôi đã coi con mèo đó như một người bạn tri kỷ.Bạn thấy không? Những con vật nuôi tưởng rằng không biết gì không hay gì mà lại khiến cho chúng ta thật vui vẻ. Thế thì vì sao chúng ta lại không tự tạo cho minh những người bạn như thế? 

bạn lấy bài này tham khảo nha  
16 tháng 12 2016

Con người, ai cũng có một đời sống tâm hồn, tình cảm riêng. Mọi thứ trong đó đều đẹp đẽ và đáng trân trọng cho dù đó là thứ tình cảm nhỏ nhất. Đối với tôi, tình cảm đối với các con vật nuôi trong gia đình đã chiếm một góc không nhỏ từ lúc nào tôi cũng chẳng rõ.

Hồi tôi năm tuổi, cũng vừa lúc nhà tôi phải chuyển đến nhà mới. Tôi đã được nội đồng ý cho bế” Xanh” – bạn mèo dễ thương của tôi theo cùng. Cả ngày tôi chơi với Xanh, chán thì ngồi trước cửa ngắm nhìn xe cộ vút qua mà tha hồ tưởng tượng, Vẽ vời ra vô vàn câu chuyện, Cũng là một cái thú.Tôi chỉ tự kể mình nghe. Nội biết tôi ưa tĩnh nên không bao giờ hỏi khi thấy tôi ngồi một mình ngoài cửa cùng chú bạn Xanh. Xanh của tôi trông rất tức cười, điều đặc biệt là trên người chú chẳng có tí xanh nào cả, kể cả đôi mắt cũng nâu hệt như bộ lông dày mượt, đuôi chúa chỉ ngắn một mẩu và thân mình tròn hết mực. Đó là do tôi vất vả nuôi nuôi nấng cậu bạn suốt mấy năm liền. Thú vị nhất là chú mèo Xanh hơn tôi những năm tuổi. Chắc vì già,càng lúc chú bạn càng ít chơi đùa, chỉ cuộn mình trong ổ, hết ngủ lại lim dim, tôi gọi sao cũng không dậy.

Không lẽ tôi cứ phải chơi một mình sao? Thật bất ngờ! Một bình minh trời đẹp, tôi tỉnh giấc bởi tiếng “meo meo” lạ tai. Trước mắt tôi là một cô mèo với bộ lông trắng muốt, cái đuôi dài cỡ bốn lần đuôi Xanh và đôi mắt đẹp vô cùng, xanh đại dương thăm thẳm.” Mèo mới lớn”- tôi gọi cô mèo như vậy, đó là món quà nội đã dành cho tôi nhân dịp tôi tròn sáu tuổi.Bà gọi cô mèo là Va, giống như khi đặt tên Xanh, là để hoài niệm về Xanh Pê Téc bua và Ma-xcơ-va, hoài niệm về nước Nga cổ kính, quật cường.Những điểu này về sau tôi mới hiểu. Hằng ngày, tôi và Va cùng đùa vui,ném bóng, trốn tìm. Va rất lạ.Có những lúc, nó nghịch ngợm vô cùng nhưng nhiều khi từ chối hẳn mọi trò chơi.Va đủng đỉnh dạo khắp nhà, đuôi cứ dựng lên trời trông rất ngộ.

Lạ hơn cả là cô mèo rất yêu quý Xanh,còn Xanh thì lại ghét Va, sử sự như một bà già khó tính. Xanh không cho Va lại gần mình, hễ thấy Va lại gần là nó lại gầm gừ, rồi luôn ăn phần của Va, mặc đĩa cơm to phần Xanh, hãy còn nguyên vẹn.Rất hiền lành, Va sẵn sàng lùi ra để nhường cơm cho Xanh, chỉ khi Xanh đã ăn xong, Va mới dám mon men đến gần đĩa cơm thừa,nhiều bữa không còn gì thế là Va nhịn đói.Tuyệt nhiên,Va không hề lại gần đĩa cơm đầy của Xanh. Rồi cả những khi Xanh đang ngủ thì cô mèo Va lại chạy đến nép vào người Xanh, nhắm mắt lại. Xanh càng gầm gừ, càng đuổi đi thì Va càng tiến tới làm thân. Thế rồi một lần,Xanh cáu quá đã cào vào má Va. Nó chạy vụt đi, hai ngày liền không về.. Thật bất ngờ, ngày thứ ba Xanh đã đi tìm Va, và thấy cô mèo nằm trong gác bếp…Hôm ấy, Va được ăn phần cơm nguyên vẹn, lúc ngủ còn được tựa vào lưng Xanh. Nhưng tiếc rằng trời chỉ cho một ngày…

Ngày lễ Nô-en năm đó, tôi được tặng quả cầu có tám quả chông vàng xinh xinh với dây rút buộc quanh. Mỗi lần đập xuống đất, chuông kêu boong boong nghe thật vui tai. Tôi lại cùng Va chơi ném bóng. Va chơi rất nhiệt tình vì còn đang vui vì chuyện hôm trước. Va kêu meo meo khiến cho tôi cười nắc nẻ. Nhưng rồi, thời gian ngừng trôi, quả cầu bay xa, Va phóng theo. Đây là lòng đường. Xanh lao ra từ trong ổ, đột ngột. K…ké…t…xôn xao..tiếng người …đám đông…Xanh, Va..! Muộn, muộn thật rồi! Trước mắt tôi là 1 vũng máu, rất nhiều máu đỏ tươi. Tôi lạc trong chân trời, bơ vơ giữa thinh không, vô tận. Tôi chạy mãi, mồ hôi lấm tấm, người nóng bừng lên như hòn lửa đỏ. Tôi lạc giữa sa mạc hoang sơ, môi rớm máu và cổ họng khô cháy. Tôi đã ốm đến một tháng.

Mở mắt, Xanh lại gần giường vuốt vào má tôi, cái chân sau đi không vững vì đau. Còn Va, Va đã bay lên thiên đường, từ khi tôi còn lạc trong một chân trời vô tận. Va là thiên sứ hay sao mà vụt đến rồi lại vụt đi. Vội quá!

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

1 tháng 12 2021

Em tham khảo:

       Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người  làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

12 tháng 12 2016

Từ đầu năm học tới bây giờ , bài thơ luôn cho em suy nghĩ , cho em tình yêu quê hương sâu nặng đó là bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của tác giả Lí Bạch

Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.

Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.
Nguyên văn chữ Hán:

Tĩnh dạ tứ
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Dịch thơ:

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.

Chủ đề của bài thơ là trông trăng nhớ quê (vọng nguyệt hoài hương). Đây là chủ đề quen thuộc trong thơ cổ, không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam, song cách thể hiện của Lí Bạch thật độc đáo.

Với những từ ngữ đơn giản mà chắt lọc, bài thơ đã thể hiện tình cảm tha thiết với quê hương của nhà thơ.

Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ.

Kể từ độ cất bước ra đi, suốt mấy chục năm trường, Lí Bạch làm sao nhớ nổi bao nhiêu lần mình ngắm trăng?! Trăng lung linh rải ánh vàng, ánh bạc trên sông hồ. Trăng buồn tê tái nơi quan ải. Trăng nhạt nhòa, huyền ảo trên mặt đất mênh mông… Đã có lần, thi sĩ uống rượu dưới trăng: Cất chén mời trăng sáng, Ta với bóng lạ ba. Đêm nay, trên đất khách, ánh trăng rọi sáng vào tận đầu giường như tìm đến với bạn tri âm, như muôn chia sẻ cho vơi bớt nỗi cô đơn đang vây phủ tâm hồn thi sĩ:

Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
(Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương).

Đây là bài thơ tứ tuyệt tương đối dễ hiểu. Song đơn giản, dễ hiểu không có nghĩa là hời hợt, nông cạn. Ngôn ngữ thơ ca bao giờ cũng chọn lọc và tinh luyện.

Trong hai câu thơ đầu, ta đã thấy thấp thoáng bóng dáng nhân vật trữ tình. Ánh trăng dù đẹp đẽ và tràn ngập nơi nơi nhưng vẫn chỉ là đối tượng để thi sĩ cảm nhận.

Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương (Trăng đêm giống như sương thu).

Chi tiết trăng rọi sáng đầu giường là thực; còn ngỡ mặt đất phủ sương là ảo. Nhà thơ nhìn ánh trăng mà ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhớ thương, sầu muộn đang rớm quanh mi. Nỗi cô đơn tột đỉnh đang thấm lạnh cả tâm tình khiến sương dâng trong hồn, sương giăng trước mắt. Đọc hai câu thơ này, ta hiểu đằng sau từng chữ là cảm xúc bâng khuâng, da diết đang trỗi dậy trong lòng thi sĩ.

Trong thơ cổ có một biểu tượng truyền thống là trăng, vầng trăng tròn tượng trưng cho sự viên mãn đoàn tụ. Cho nên trăng càng sáng, càng tròn thì kẻ xa quê lại càng nhớ quê. Hình ảnh vầng trăng cô đơn trên bầu trời thăm thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh thường gợi nên nỗi sầu xa xứ. Ánh trăng thu bàng bạc trong đêm lạnh lại càng khêu gợi tâm trạng buồn thương.

Đêm khuya, thi sĩ trằn trọc không sao ngủ được. Mở mắt thấy ánh trăng rọi sáng đầu giường, mừng như gặp lại cố nhân sau bao ngày xa cách. Nhưng mới nhìn thấy ánh trăng bàng bạc như sương phủ trên mặt đất chứ chưa thấy trăng, nhà thơ cố tìm bằng được vầng trăng quen thuộc:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương).

Chỉ có ba chữ tả tình trực tiếp: tư cố hương, còn lại đều là tả cảnh, tả người: cử đầu, vọng minh nguyệt, đê đầu. Ngay trong tả cảnh, tình người vẫn được thể hiện rõ. Nỗi nhớ quê hương đã được thể hiện qua hành động.

Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!

Với bài thơ Tĩnh dạ tứ, nếu chỉ nói tác giả “xúc cảnh sinh tình” thì không đủ. “Tình” ở đây vừa là nhân, vừa là quả: Lí Bạch nhớ quê, thao thức nhìn trăng sáng; Nhìn trăng sáng lại càng nhớ quê! Vọng minh nguyệt, tư cố hương thật ra chỉ là sự diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ vọng nguyệt hoài hương dùng đã sáo mòn trong văn thơ cổ. Sáng tạo của Lí Bạch là đã đưa thêm vào hai cụm từ đôi nhau: cử đầu và đê đầu, để thể hiện cách vọng minh nguyệt và tư cố hương của mình. Những hành động ấy đều chất chứa tâm tư.

Hai cầu thơ sau đối ý, đối thanh thật chỉnh. Nhà thơ đã sáng tạo trên cơ sở một câu dân ca quen thuộc: Ngưỡng đầu khán minh nguyệt (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng), chỉ thay từ ngưỡng bằng từ cử, từ khán bằng từ vọng. Câu thơ của Lí Bạch là: Cử đầu vọng minh nguyệt. Cũng vẫn giống nhau ở tư thế ngẩng đầu nhìn trăng sáng nhưng cái nhìn trong câu dân ca mang tính khách quan, còn cái nhìn trong thơ Lí Bạch lại đậm tính chủ quan. (Khán: nhìn, ý nghĩa trung hòa. Vọng: nhìn xa, ý nghĩa biểu cảm). Vọng minh nguyệt là cố nhìn ra xa để thấy cho rõ vầng trăng sáng. Tình cảm thiết tha của nhà thơ gửi gắm cả trong từ vọng ấy và chỉ trong khoảnh khắc, cái tư thế Ngẩng đầu nhìn trăng sáng đã chuyển thành Cúi đầu nhớ cố hương. Hai tư thế đối lập nhau nhưng cùng thể hiện một tâm trạng. Niềm vui trước đêm trăng sáng có thể là dạt dào vô tận nhưng nỗi nhớ cố hương cũng day đứt khôn nguôi! Ánh trăng sáng đêm nay là tác nhân gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào. Quả là nỗi nhớ quê hương thiết tha, khắc khoải… luôn ám ảnh trong lòng Lí Bạch.

tinh da tu ly bach

Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.

 Bố cục bài thơ hết sức chặt chẽ, thể hiện tài năng của nhà thơ. Hai câu đầu diễn đạt ý: Ngỡ ánh trăng đầu giường là sương phủ trên mặt đất. Nghi là động từ liên kết ý của hai dòng thơ. Ngoài ra các động từ khác (cử, vọng, đê, tư) đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc liên kết các câu trong bài. Giữa các động từ có quan hệ chặt chẽ: Nghi (thị địa thượng sương) – Cử (đầu) – vọng (minh nguyệt)
– Đê (đầu) – tư (cố hương). Trong bốn câu thơ, tuy các chủ ngữ đều bị lược bỏ nhưng người đọc vẫn có thể nhận ra chủ thể trữ tình là tác giả. Điều đó tạo nên tính thông nhất, liền mạch trong cảm xúc thơ. Về mặt ngữ pháp, có thể xem đây là một hình thức câu rút gọn. Trong thơ, việc lược bỏ chủ ngữ – đặc biệt là đại từ xưng hô ngôi thứ nhất làm cho sức cộng hưởng của thơ tăng lên rất nhiều. Ở Tĩnh dạ tứ, ta có hiểu chủ thể trữ tình là Lí Bạch, nhưng cũng có thể là bất cứ ai khác. Trong điều kiện xã hội tương tự, ở những tình huống tương tự, với quan niệm sông và vốn văn hóa tương tự thì đều có thể xuất hiện cảm nghĩ tương tự. Đó chính là tính chất điển hình của cảm xúc trong thơ trữ tình. Bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Tĩnh dạ tứ giản dị, tự nhiên, âm điệu nhẹ nhàng, sấu lắng. Tài thơ Lí Bạch là “tuyệt diệu ở chỗ đạm bạc”. Hay như nhận xét của Hồ Ưng Lân, một nhà phê bình đời Minh: Thuận miệng nói ra mà thành thơ, tuyệt không có dụng ý dụng công, song không có chỗ nào là không tinh xảo. Qua bài thơ này, Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người. Trương Minh Phi, một nhà phê bình thơ Đường đã nhận xét về bài thơ này như sau: “Trong loại thơ nhìn trăng mà thổ lộ tâm tình nhớ quê, bài có khuôn khổ nhỏ nhất, ngôn từ đơn giản tinh khiết nhất là Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch, song bài có ma lực lớn nhất, được truyền tụng rộng rãi nhất cũng Ịà bài Tĩnh dạ tứ ấy”.
7 tháng 12 2016

3)

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)

Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !

wink

 

16 tháng 11 2018

5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

28 tháng 11 2021

tham khảo:

Trước cổng nhà em có trồng một cây bàng. Tuy không quá cao lớn nhưng cây vẫn có một vẻ đẹp rất riêng.

Từ hồi nhà em chuyển về đây là đã có cây bàng rồi, nên cũng không biết cây đã bao nhiêu tuổi. Cây không cao lắm, chỉ hơn cột đèn đường một chút. Thân cây thẳng, to và vạm vỡ như cây cột đình. Lớp vỏ bên ngoài sần sùi, riêng phần vỏ gần gốc được quét vôi trắng để bảo vệ cây. Cây bàng có ba cành chính to chừng bắp tay. Từ đó tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ lại đẻ ra nhánh con, chi chít đan vào nhau như mạng nhện. Lá bàng to chừng gần bằng quyển vở, như hình giọt nước. Mùa xuân, hè lá xanh biếc, tươi mát. Mùa thu lá chuyển đỏ, cam rồi rụng hết về cội.

Em và các bạn rất thích chơi dưới gốc cây bàng. Nào là chơi nấu ăn, nhảy dây, đọc truyện. Không thì chỉ đơn giản là ngồi trò chuyện đủ thứ trên đời, rồi tiện tay lấy một chiếc lá bàng làm quạt. Thế là vui vẻ hết buổi chiều.

Em rất quý cây bàng. Nên mong cây sẽ luôn khỏe mạnh và xanh tốt.

28 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Trước cổng nhà em có trồng một cây bàng. Tuy không quá cao lớn nhưng cây vẫn có một vẻ đẹp rất riêng.

Từ hồi nhà em chuyển về đây là đã có cây bàng rồi, nên cũng không biết cây đã bao nhiêu tuổi. Cây không cao lắm, chỉ hơn cột đèn đường một chút. Thân cây thẳng, to và vạm vỡ như cây cột đình. Lớp vỏ bên ngoài sần sùi, riêng phần vỏ gần gốc được quét vôi trắng để bảo vệ cây. Cây bàng có ba cành chính to chừng bắp tay. Từ đó tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ lại đẻ ra nhánh con, chi chít đan vào nhau như mạng nhện. Lá bàng to chừng gần bằng quyển vở, như hình giọt nước. Mùa xuân, hè lá xanh biếc, tươi mát. Mùa thu lá chuyển đỏ, cam rồi rụng hết về cội.

Em và các bạn rất thích chơi dưới gốc cây bàng. Nào là chơi nấu ăn, nhảy dây, đọc truyện. Không thì chỉ đơn giản là ngồi trò chuyện đủ thứ trên đời, rồi tiện tay lấy một chiếc lá bàng làm quạt. Thế là vui vẻ hết buổi chiều.

Em rất quý cây bàng. Nên mong cây sẽ luôn khỏe mạnh và xanh tốt

27 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Trong cuộc đời mỗi con người, khoảng thời gian mà đẹp đẽ nhất, mang lại biết bao kỷ niệm buồn vui cùng thầy cô, bạn bè,… chính là quãng đời học trò của chúng ta. Em cũng cho rằng như vậy, hơn cả em yêu lắm ngôi trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại – nơi đã ươm mầm trong em bao mơ ước, hoài bão.

Ngôi trường của em là một ngôi trường mới, khang trang sạch đẹp. Từng dãy nhà ba tầng vừa được sơn lại màu vàng tươi mới với mái ngói đỏ thắm. Nơi đây lúc nào cũng vang lên tiếng giảng bài ân cần của thầy cô và tiếng trả lời, đáp lại của các cô cậu học trò thật ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Sân trường là nơi giúp cho chúng em giải trí sau mỗi tiết học căng thẳng. Đây quả là thiên đường lí tưởng của chúng em!

Em yêu lắm sân trường này với những hàng cây hoa sữa, bàng,… nghiêng mình trong nắng. Nơi đây, từng chiếc ghế đá, từng khoảng sân,… đều đã khắc sâu những kỉ niệm buồn, vui bên thầy cô và bạn bè trong tâm trí em!

Em còn nhớ ngày đầu tiên bước vào trường đầy bỡ ngỡ. Đó là một ngày cuối mùa hạ, khi mà trên cây phượng chỉ còn điểm vài đốm đỏ, trời cao và trong xanh, nắng buông từng vạt mỏng khắp sân trường. Khi ấy, ngôi trường bừng sáng lên mở ra trước mắt em như mở ra một tương lai tươi tràn đầy hi vọng đang chờ đón. Tuy những ngày đầu gặp chút khó khăn nhưng rồi em cũng dần thích nghi với cách giảng dạy mới lạ, giúp tăng khả năng tư duy của học sinh. Các thầy cô giáo mới, mỗi người một tính cách, thầy Trung thì vui tính, thầy Hưng thì điềm đạm, cô Phương thì nghiêm khắc. Bới thế mỗi tiết học cứ thế mà trôi qua một cách thú vị và đầy hứng thú. Thật may mắn khi nhà trường phân công cô Linh làm chủ nhiệm lớp em ngay năm đầu tiên khi chúng em đặt chân vào trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại này. Nhờ có cô Linh luôn hết lòng, khắt khe, uốn nắn, dạy bảo cho lớp em nên lớp em mới có ngày hôm nay. Thật vui khi nghĩ về tập thể lớp em, những ngày đầu còn nhút nhát không dám bắt chuyện với nhau mà giờ đây tất cả đều thân thiết như anh em một nhà. Có khi tụi con trai giả làm con gái làm chúng em ôm bụng cười rồi lại im bặt khi thầy Tùng – hiệu trưởng nhà trường đi qua rồi “tặng” cho lớp em cái nhìn đầy uy lực. Các bạn tuy nhiên lúc trêu trọc giận nhau nhưng ai mà gặp khó khăn là tất cả giúp đỡ ngay. Em thấy mình thật may mắn khi được đi học, luôn được thầy cô yêu thương, chăm lo, được bạn bè chia sẻ, gắn bó cùng nhau qua những lúc vui, buồn. Qua đây, em cũng đồng cảm và buồn thay cho những tuổi hồng không được cắp sách đến đường, không được mọi người yêu thương chia sẻ như chúng rm. Em cảm ơn cô rất nhiều! Cô Linh ơi! Chúng em sẽ ghi nhớ lời dạy bảo của cô để bước vào lớp bảy với giáo viên chủ nhiệm mới là cô Lưu Hòa.

 

Em cảm thấy tình yêu thương mà mỗi thầy cô dành cho những đứa học trò của mình giống như mẹ dành cho chúng em vậy. Chẳng vì thế mà người ta vẫn thường nói thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai của mình… Thầy cô luôn an ủi và là lời động viên rất lớn mỗi khi chúng em vấp ngã, thất bại hay là niềm vui sướng được nhân lên mỗi khi chúng em thành công. Nhìn những giọt nước mắt đau khổ của chúng em khi vấp ngã thì thầy cô cũng chẳng dấu nổi cảm xúc. Những lần như vậy, thầy cô luôn ôn chúng em vào lòng để mong sao sự ấm áp ấy sẽ xoa dịu nỗi đau lòng trong mỗi đứa học trò của mình. Mỗi thầy cô dạy dỗ chúng em dù tính cách khác nhau nhưng tất cả đều chung một tình yêu nghề, yêu học sinh và cả sự nhiệt huyết trong mỗi người.

Nhiều khi em tự hỏi: “Tại sao thầy cô lại muốn truyền hết lại những kiến thức mà thầy cô biết cho chúng em”. Đến bây giờ em mới hiểu, thầy cô làm như vậy tất cả đều vì muốn tốt cho chúng em, muốn cho chúng em trưởng thành hơn. Để rồi sau này, khi chúng em bước vào đường đời sẽ gặp không ít khó khăn, chông gai sẽ tha thiết được nhớ lại những tiết học như những trang bị, bài học quý giá giúp chúng em vượt qua mọi thử thách. Công lao của thầy cô to lớn biết nhường nào, dù mai đây thì chúng con cũng không đến đáp được hết công lao đó! Thời gian trôi qua nhanh quá! Cảnh vật vẫn như cũ, chỉ có chúng em là thay đổi. Ước gì em mãi là cô học sinh lớp bảy của trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại, mãi ở tuổi học trò – một ước mơ muôn thuở. Nhưng không ai có thể đi ngược lại quy luật tự nhiên. Rồi ai cũng sẽ lớn lên sẽ phải bước qua cánh cổng kỳ diệu này để bước vào đời. Nhưng em mong ngôi trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại này sẽ mãi là người dìu dắt mang đến cho chúng con những kiến thức rộng mở đưa con đến bến bờ tương lai.

 

Tất cả đó vẫn chưa thể nói hết được những gì ngôi trường thân yêu này – trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại đã mang đến cho chúng em. Ở đây, chúng em được chắp thêm đôi cánh ước mơ, được bước vào khám phá thế giới kì diệu như trong bài: “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lí Lan đã viết. Dù mai đây có đi đâu xa em cũng sẽ nhớ mãi ngôi trường, thầy cô trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại này.

27 tháng 12 2021

Tham khảo :

Đối với học sinh, trường học không chỉ là nơi học tập, mà còn giống như một mái nhà. Ngôi trường Tiểu học là nơi tôi cảm thấy yêu thương và gắn bó.

Trường của tôi đã có hai mươi năm tuổi. Cổng trường rất to, gồm một cổng chính và một cổng phụ. Bên trong sân trường được lát gạch, rất sạch sẽ. Các bồn cây dưới trên sân trường được xếp thẳng hàng. Trường học gồm ba dãy nhà. Những dãy nhà được sơn màu vàng, mái ngói màu đỏ. Đối diện thẳng với cổng trường là dãy nhà hiệu bộ. Trong các phòng học có đầy đủ trang thiết bị học tập.

Dưới mái trường thân yêu, tôi đã trải qua những ngày tháng học tập thật bổ ích. Đặc biệt nhất là kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Tôi thức dậy thật sớm. Ông nội là người đưa tôi đến trường. Trên đường đi, tôi cảm thấy háo hức, nhưng cũng đầy lo lắng. Ngôi trường Tiểu học đã hiện ra trước mắt. Trong ấn tượng của tôi lúc đó, ngôi trường thật to lớn. Trên sân trường có rất đông các bạn học sinh. Tôi được ông đưa đến lớp học. Cô giáo đã đứng ở cửa lớp để đón chúng tôi. Hình ảnh cô giáo xinh đẹp, dịu dàng vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi.

Sau nhiều năm học gắn bó, tôi cảm thấy càng thêm yêu ngôi trường. Từng góc sân trường, trên những chiếc ghế đá và cả mỗi phòng học đều ghi lưu giữ thật nhiều kỉ niệm. Bài học đánh vẫn đầu tiên mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Những giờ ra chơi sôi động sau tiết học vất vả. Tiếng trống tựu trường sau ba tháng hè. Cả những mùa chia tay với hàng phượng vĩ rực rỡ, tiếng ve râm ran. Tất cả thật đáng trân trọng và giữ gìn.

Trường học đã chắp cánh cho tôi những ước mơ tươi đẹp. Mai này dù đi đâu xa, tôi vẫn sẽ trân trọng và giữ gìn những tình cảm tốt đẹp dành cho mái trường Tiểu học của mình.

19 tháng 3 2017

Đáp án

- Cảm nghĩa về bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời”

* Hai câu đầu: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái:

- So sánh “công cha” với “núi”, “nghĩa mẹ” với “nước” - vừa cụ thể vừa trừu tượng làm nổi bật công cha nghĩa mẹ dành cho con cái là vô cùng lớn lao không thể đo đếm được.

- Sử dụng phép đối: “Công cha” – “Nghĩa mẹ” ; “Núi ngất trời” – “nước biển Đông” ⇒ Tạo cách nói truyến thống khi ca ngợi công lao cha mẹ trong ca dao

* Hai câu sau: Lời nhắn nhủ ân tình thiết tha về đạo làm con.

- “ Cù lao chín chữ” là thành ngữ Hán Việt -> tượng trưng cho công lao cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo con cái vất vả, khó nhọc nhiều bề.

- Khuyên những người con biết ghi lòng tạc dạ công ơn to lớn của cha mẹ.

21 tháng 12 2020

mong mấy bạn giúp mik nhaeoeo