Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thời buổi covid -10 hoành hành thì có những người đã ra đi vì mắc phải nó. Nước Việt Nam ta cũng có rất nhiều anh hùng vĩ đại từ xưa như Võ Thị Sáu, Kim Đồng,..... Và hiện nay cũng vậy. Trong những ngày cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, những người nghèo, người lao động tự do như bán vé số, lượm ve chai… gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; cũng như sự nghĩa tình của TPHCM, tại TPHCM, đã có nhiều cá nhân, nhóm thiện nguyện tự bỏ tiền túi, cũng như vận động các cá nhân dành những suất cơm, ký gạo miễn phí trao tặng cho người nghèo trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Hơn 8 giờ sáng ngày 10/4, chúng tôi có mặt tại điểm phát gạo tự động dành cho người nghèo mà người dân gọi với cái tên trìu mến là “ATM gạo” miễn phí dành cho người nghèo tại số 204, đường Vườn Lài, quận Tân Phú, TPHCM. Đây là sáng kiến của anh Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Công ty PHGLock sáng chế. Bởi lẽ, theo chủ nhân chiếc máy “ATM gạo” thì việc tặng nhu yếu phẩm giúp đỡ người nghèo là rất cần thiết, nhưng việc phát quà một cách thủ công dễ tập trung đông người, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh nên bản thân đã tận dụng các máy móc sẵn có của công ty để chế tạo ra máy phát gạo tự động.Tại đây, có hàng chục người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn theo ô vạch sẵn trên vỉa hè với khoảng cách giữa mỗi người là 2m nhằm phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Còn ở tấm biển gắn trên tường và bồn lấy gạo có in những dòng chữ “Điểm phát gạo tự động cho người nghèo. Nhấn chuông để nhận gạo miễn phí 24/24. Mỗi người tối đa mỗi bao gạo. Giữ khoảng cách 2m. Gạo chỉ phát cho người có hoàn cảnh khó khăn. Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”.
Tham khảo!
Nấu hàng ngàn suất cơm tặng người nghèo mỗi ngày
Trưa ngày 10/4, dưới cái nắng gắt giữa mùa khô, tại quán cơm chay Bình An, số 49, đường Ngô Quyền, Quận 10, những người chạy xe ôm, bán vé số dạo, người nghèo đeo khẩu trang xếp hàng ngay ngắn một bên đường theo từng vạch kẻ sẵn với khoảng cách 2m chờ đến lượt vào nhận cơm miễn phí. Bên trong quán, có khoảng gần chục người đang làm việc tất bật. Người lo nấu cơm, thức ăn; người cho cơm, thức ăn, canh vào hộp; người bỏ hộp cơm vào bịch bóng và chuyển ra bàn phát cơm; người bê từng thùng nước suối đóng chai ra bàn phát cơm; người đứng phát cơm tận tay người đến nhận. Cạnh đó là chiếc bàn để những bịch sữa phát thêm cho người già, trẻ em nhằm cung cấp thêm nguồn năng lượng chống chọi với dịch bệnh.
Bên cạnh quán cơm là con hẻm 51, tại đây một số người dân thấy việc làm nhân văn của chủ quán cơm đã cùng chung tay tham gia hỗ trợ như nhặt rau, củ, rửa, thái thức ăn… rồi chuyển vào bên trong bếp nấu ăn của quán để đầu bếp chế biến thức ăn với tinh thần tự nguyện.
Chị Võ Thị Thùy Trang, chủ quán cơm chay Bình An chia sẻ: Trong giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19, ban đầu, hai vợ chồng dự tính vừa nấu cơm bán, vừa phát cơm miễn phí từ 50 - 100 phần cho người nghèo nhằm chia sẻ một phần khó khăn với họ. Tuy nhiên, khi có sự đóng góp của các mạnh thường quân, hai vợ chồng quyết định không kinh doanh từ ngày 1/4 để nấu cơm phát cho người nghèo. Hiện nay, đối tượng được phát cơm không chỉ dừng ở người bán vé số, ve chai mà những ai cần thì vợ chồng đều phát, mỗi ngày phát gần 4.500 suất, gồm 1 hộp cơm, 1 chai nước suối, 1 quả chuối, người già và trẻ em còn nhận thêm bịch sữa.
Chị Nguyễn Thị Chu My, chủ cửa hàng kinh doanh Hoàng Long, số 165 - 167, đường Trường Chinh, Phường 12, quận Tân Bình trao tặng quà hỗ trợ người khó khăn.Chị Võ Thị Thùy Trang cho biết thêm: Ngoài nấu cơm phát miễn phí, vợ chồng còn ghi phiếu phát gạo cho người nghèo tại Quận 10, Phú Nhuận, cũng như gửi tặng gạo đến trại mồ côi, mái ấm nhà mở, chùa để phát gạo cho người nghèo. Dù việc làm của vợ chồng là rất đáng trân trọng, thế nhưng khi được hỏi về việc làm của mình, chị Võ Thị Thùy Trang khiêm tốn nói: “Thật sự, với 2 vợ chồng thì không đủ sức và nguồn tài chính để làm, vì mỗi ngày chi 50 - 60 triệu đồng. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, bà con trong hẻm 51 đường Ngô Quyền, chính quyền địa phương đến phụ giúp nên mới làm nổi. Vì vậy, vợ chồng rất biết ơn các mạnh thường quân, người dân trong hẻm 51, địa phương đã hỗ trợ”.
Cầm trên tay hộp cơm vừa nhận từ quán cơm đi ra, chú La Kim Oai, ở trọ Phường 15, Quận 8, TPHCM bộc bạch: “Tôi chạy xe ôm, từ ngày có dịch Covid-19 đến nay không chạy được vì không có khách. Hôm rồi chở khách đi qua khu vực này thấy chủ quán phát cơm miễn phí nên ghé vào xếp hàng nhận. Cho nên, hàng ngày, tôi đều tới đây nhận cơm miễn phí về ăn. Đây là việc làm tốt giúp cho những người nghèo, người lao động tự do vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19”.
Covid-19 có lẽ là một từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua , nó là nỗi ám ảnh của không chỉ các nước trên thế giới, mà còn là nỗi ám ảnh của mỗi gia đình và từng cá nhân trong xã hội. Xuất hiện từ năm 2019, cho đến nay, dịch Covid vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Tất cả các nước trên thế giới đang chung tay để đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh. Việt Nam được đánh giá là một đất nước có nhiều cách làm hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh. Có được những kết quả đó là do sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, quyết liệt của chính phủ, sự đồng thuận ủng hộ của toàn xã hội, đặc biệt là sự hy sinh thầm lặng, sự vất vả mà không có gì có thể kể hết của những y bác sĩ, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch. Tôi tự hào vì trong số những người ấy có mẹ tôi-người bác sĩ quân y.
Tôi còn nhớ như in, đó là vào một buổi chiều tháng 9 năm ngoái. Trời mưa tầm tã. Lúc đó khoảng hơn 4 giờ chiều, tôi thấy mẹ đi làm về. Khác hẳn mọi hôm, nay mẹ tôi rất vội vã. Tôi thấy lạ, nhưng không dám hỏi mẹ điều gì cả. Sau khi nấu ăn, mẹ lên phòng lấy chiếc ba lô, nhanh chóng sắp xếp quân tư trang cá nhân và đồ dùng sinh hoạt. Tôi cảm nhận như mẹ sắp có chuyến đi đâu dài ngày.
Sau khi sắp xong quần áo, cũng là lúc bố tôi về, rồi mẹ nói với bố tôi về việc phải vào đơn vị thực hiện nhiệm vụ đón công dân từ nước ngoài về cách ly, thời gian đi cũng chưa biết bao giờ về. Rồi mẹ dặn dò chị em chúng tôi ở nhà phải chăm học, nghe lời bố, ăn uống đầy đủ... Lúc ấy chị em chúng tôi cũng buồn lắm, vì từ ngày lớn lên đến giờ tôi chưa phải xa mẹ lấy 01 ngày.
Mẹ ôm hôn chúng tôi vào lòng rồi mẹ vào đơn vị, nhìn mẹ đội mưa đi trong buổi chiều tối tôi rất thương mẹ. Lúc ấy tôi ước, giá như không có dịch bệnh thì mẹ tôi và những người đồng đội không phải vất vả như thế.
Là một học sinh của Trường Trung học cơ sở Sơn Tây, tôi luôn tự hào vì được sinh ra trong một gia đình mà cả bố và mẹ tôi đều là bộ đội. Bố tôi là sĩ quan chính trị, còn mẹ tôi là bác sĩ quân y. Bố và mẹ tôi cùng công tác tại Trường Sĩ quan Lục quân 1. từ khi dịch Covid-19 hoành hành, những bác sĩ quân y như mẹ, và cả những chú bộ đội đều phải căng mình để tham gia chống dịch, họ quên ăn, quên ngủ để ngăn sự phát triển của dịch bệnh. Lúc ấy tôi cũng chưa hiểu nhiều lắm. Nhưng kể từ ngày mẹ tôi đi, tôi mới hiểu được sự vất vả của mẹ cũng như những người đồng đội trên tuyến đầu chống dịch. Mỗi tối, khi rảnh, mẹ đều gọi điện về hỏi thăm bố con tôi, nhìn mẹ trong bộ đồ bảo hộ, với lớp khẩu trang đến ngột ngạt và kín mít thì tôi hiểu sự vất vả và nguy hiểm đến mức nào, nhưng ánh mắt của mẹ vẫn sáng ngời và vững vàng niềm tin. Qua câu chuyện mẹ tôi kể, có rất nhiều đồng đội của mẹ vì quá sức mà ngất lên ngất xuống, vì chạy đua với việc chống dịch mà quên ăn quên ngủ.
Hằng ngày bố con chúng tôi quen có bàn tay chăm sóc của mẹ. Tôi nhớ những món ăn ngon do mẹ nấu, nhớ sự ân cần của mẹ chỉ bảo tôi học bài mỗi tối, nhớ tiếng mẹ mỗi sáng gọi chúng tôi dậy để chuẩn bị cho một ngày mới... nhưng nay mẹ đi làm nhiệm vụ, những công việc nhà lại do bàn tay của bố tôi quán xuyến tất cả. Thương bố, tôi lại nhớ mẹ nhiều hơn.
Sau 1 tháng mẹ tôi vẫn chưa được về. Mỗi ngày tôi đều hỏi bố và theo dõi ti vi xem dịch bệnh đã giảm chưa, nhưng khi thấy tình hình vẫn phức tạp và bao đơn vị phải làm trại ngủ ngoài rừng để nhường chỗ cho bệnh nhân cách ly, bao chiến sĩ phải cắm chốt nơi giáp biên...tôi cũng lại thấy thương mẹ nhiều hơn, thấu hiểu và tự hào nhiều hơn. Cũng có lúc tôi hỏi mẹ: sao mẹ không xin về với chị em con, mẹ tôi cười và bảo: ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ biết phần ai? tôi lại thấy việc làm của mẹ và những đồng đội thật ý nghĩa và cao cả.
Hai tháng trôi qua cũng là lúc mẹ tôi được về. Ngày mẹ về chúng tôi như vỡ òa trong hạnh phúc, những nhọc nhằn và vất vả của mẹ như chợt tan biến khi mẹ ôm hai chị em chúng tôi vào lòng. Những giọt nước mắt của mẹ đã rơi trên gò má. Mẹ khóc vì nhiệm vụ đơn vị giao đã hoàn thành, mẹ khóc vì được về bên chúng tôi yên bình, mẹ khóc vì thương những người đồng đội của mẹ ở nhiều nơi còn đang oằn mình vất vả chống dịch. Mẹ khóc chúng tôi cũng khóc theo, đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc. Nhưng tôi hiểu nếu còn dịch bệnh phức tạp thì việc mẹ tôi lại đi, những đồng đội của mẹ tôi còn nhiều vất vả, đó cũng là lẽ thường tình.
Kính thưa thầy cô, thưa các bạn!
Đây có lẽ là kỉ niệm tôi nhớ nhất và tự hào nhất về mẹ của tôi kể từ khi tôi lớn lên. Tôi luôn mong rằng, cả xã hội chung tay, dịch Covid-19 sẽ sớm được đẩy lùi, để mỗi gia đình được hạnh phúc bên nhau, để chúng ta-những học sinh lại được tung tăng cắp sách đến trường, để lại được nghe những bài cô giáo giảng, để lớn lên mỗi chúng ta luôn biết cảm ơn, trân trọng những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch hôm nay đã hy sinh cho cuộc sống thanh bình của ngày mai.
bn lm hay quá