K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2018

Con người sống, tồn tại, làm việc, giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".

Không phải ngẫu nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống - một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.

Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống con người?

Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Hãy thử tượng tưởng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.

Cuộc sống con người không chỉ được quyết định ở yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khách quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vùng đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống con người. Rồi hiện tượng gió, gió mạnh ảnh hưởng lớn đến cây rừng làm giảm -90% sự đồng hóa thực vật, gió nóng làm giảm khả năng thụ phấn của cây, dèm cát vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa... Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão, làm hại mùa màng, làng xóm. Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và các sản vật khác. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.

Không chỉ là yếu tố, thành phần chính trong hoàn cảnh sống của con người mà rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao. Ở mỗi tầng là một môi trường hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim... đó là những loài động vật rất quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của chúng chính là rừng - thiên nhiên hoang dã.

Trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, hao., rồi các loại thuốc quý như sâm, tam thất rất có lợi cho sức khoẻ. Hay có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho sự sống, công nghiệp như rừng cao su.

Bên cạnh đó rừng còn là môi trường sinh thái trong lành - một địa điểm du lịch lý thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt với đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.

Ảnh hưởng lớn và có tính chất quyết định đến sự sống con người, rừng còn rất có ích với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ... Hiểu rõ được những lợi ích và ảnh hưởng của rừng ta mới thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó như thế nào.

Đất nước ta với ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi - một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng, rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiếm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được. Ta từng tự hào với cánh rừng U Minh rộng lớn, phong phủ nhưng chỉ vì thiếu ý thức, công tác quản lý kém mà hàng trăm, hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia, những cánh rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây chỉ còn là những quả đồi trọc, những khu rừng thứ sinh. Tiếp theo đó là những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra nào hạn hán, nào lũ lụt, nào sụt lở đất... làm thiệt hại bao tiền của và đau đớn hơn là lấy đi tính mạng của không ít những ngưòi dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc? Những tai hại to lớn và khủng khiếp ấy đều chỉ vì một sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.

Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại. Những loài động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị tuyệt chủng, bị đưa vào danh sách đỏ. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.

Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.

Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai thác hợp lý kết hợp với việc tái tạo rừng, nhiều khu rừng đã được phục hồi "phủ xanh đồi trọc".

Tác động của con người tới tái sinh tự nhiên là rất lớn bởi trong tái sinh tự nhiên thường gặp hoàn cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt sự sinh trưởng của cây con. Để khắc phục người sản xuất phải chủ động tạo hoàn cảnh sống thích hợp bằng cách chặt phá những cây, cành mọc quá rậm, phát bớt bụi rậm để hạt dễ tiếp xúc nảy mầm và xới đất tơi xung quanh gốc. Là học sinh, sinh viên chúng ta có thể góp sức nhỏ của mình trong công cuộc cải tạo rừng bằng cách tuyên truyền tầm quan trọng của rừng, hậu quả của việc khai thác trái phép và có thể trồng cây quanh nhà để góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống trong xóm làng.


5 tháng 4 2018

Rừng là tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban lại cho con người. Tuy thế, rừng cũng là tài nguyên có hạn nên chúng ta phải biết cách khai thác rừng một cách hợp lí. Rừng có nhiều vai trò quan trọng đối với con người, cung cấp bóng mát, ôxi, là nơi giữ nước, phòng chống lũ lụt. Khi ta khai thác đi một cây rừng cũng là lúc ta phải lập tức trồng ngay vào đó một cây rừng mới để nó phát triển và phát huy vai trò của mình. Nếu không làm được như thế, con người ta cứ phá rừng thì chắc hẳn một ngày nào đó chúng ta sẽ phải trả giá đắt.

Vai trò của rừng:

 Cung cấp nguyên liệu

 Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí
Cung cấp ôxi

 Tránh các trận sạt lở, lũ lụt

Cung cấp thức ăn 

Cung cấp ô xi

 Diện tích rừng đang bị thu hẹp do những nguyên nhân khai thác quá mức

Hậu quả:

Lũ lụt

Ô nhiễm môi trường

Sạt lở

Động vật không có chỗ ở

 

14 tháng 4 2022

Hãy chung tay bảo vệ rừng

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là 45% tổng diện tích).

Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới.

Rừng giữ không khí trong  lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.

Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa).

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục  tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
                   
      Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa  lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết  cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong, chúng ta có thể tóm tắt như sau       

Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng.

Ngoài ra Rừng có vai trò rất lớn trong việc:  chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển,  cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:. Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

 Như trên chúng ta đã biết rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phải bảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơn nữa. Năm nay đã được Liên hợp quốc chọn là năm quốc tế về Rừng với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững tất cả các loại rừng, phòng chống suy thoái và tàn phá rừng. Hưởng ứng Năm quốc tế Rừng Ngày môi trường thế giới đã được Liên hợp quốc chọn là: “Rừng: giá trị cuộc sống từ thiên nhiên” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống và hệ sinh thái đồng thời đưa ra cảnh báo về tình trạng phá rừng và suy thoái rừng để mỗi chúng ta nhận biết được giá trị của Rừng và hãy có hành động cụ thể vì “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống”.
7 tháng 5 2021

Đâu ko phải là nguyên nhân khiến đa dạng thực vật ở Việt Nam bị suy giảm

A: Chặt phá rừng làm rẫy

B: Khoanh nuôi trồng rừng

C: Đốt rừng

D: Chặt phá rừng đẻ buôn bán

7 tháng 5 2021

Đâu ko phải là nguyên nhân khiến đa dạng thực vật ở Việt Nam bị suy giảm

A: Chặt phá rừng làm rẫy

B: Khoanh nuôi trồng rừng

C: Đốt rừng

D: Chặt phá rừng đẻ buôn bán

10 tháng 3 2022

Tham khảo

1. Rừng cân bằng lượng O₂  CO₂ trong không khí

Thiếu oxy, con người  các loài vật khác sẽ chết. Quang hợp lại  quá trình ngược lại với hô hấp. Cây xanh quang hợp sẽ hấp thụ khí CO₂  thải ra khí O₂. Đây chính  “lá phổi” cung cấp nguồn oxy cho con người  các loài sinh vật khác để duy trì sự sống.

2. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật.Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật.Cung cấp ôxi dùng cho quá trình hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản của một số động vật.
10 tháng 3 2022

Tk:
Câu 1:Nhờ  quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí cacbônic  giải phóng khí ôxi ra môi trường, hành động này cũng tương tự như vai trò của lá phổi (cung cấp khí ôxi  loại bỏ khí cacbônic trong cơ thể con người). Do đó có thể nói rằng “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người.
Câu 2 mik ko tham khảo:Cung cấp thức ăn,nơi ở cho động vật

4 tháng 5 2021

Trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ ý.

Cảm ơn mọi nhười nhiều!

4 tháng 5 2021

Biển đổi khí hậu là sự thay đổi những yếu tố gốc ở một trong hai môi trường quan trọng hoặc vật lý hoặc là sinh học, những biến đổi này mang tính tiêu cực và có những tác động xấu khó có thể phục hồi đến đời sống tự nhiên cũng như sinh hoạt chung của hệ động vật sinh thái và con người.

10 tháng 2 2022

Tham khảo

Thực vật, đặc biệt là rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản sức nước chảy nên  vai trò quan trọng trong việc giữ đất, chống xói mòn, bảo vệ nước ngầm.

10 tháng 2 2022

Tham khảo:

Hệ rễ của thực vật, đặc biệt là thực vật rừng có vai trò gìHệ rễ thực vật đâm sâu, lan rộng nên giúp giữ đất, chống xói mòn, sạt lở.

22 tháng 12 2016

- Hạn chế dòng chảy.

- Cho gỗ.

- Sản phẩm từ gỗ.

- Lá cây làm phân vi lượng.

- Cân bằng lượng khí trong không khí.

- Cân bằng sinh thái động vật.

- Tránh sói mòn đất.

24 tháng 12 2016

rừng có vai trò đối với môi trường sinh thái và đời sống của con người là

Vai trò của rừng là vô cùng quan trọng với cuộc sống
Tổng quan;
(Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người,là nơi du lịch,thám hiểm,…)

Cụ thể:
Nếu như tất cả thực vật trên Trái Đất đã tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%). Và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) oxy để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên Trái Đất trong khoảng 2 năm (S.V. Belov 1976),(Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất).
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 – 500 kg, 16 tấn oxy ( rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn).
Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm.
Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5 °C.
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão.
Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng.
Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật quý hiếm.
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng ( diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là ≥ 45% tổng diện tích).

Ngoài ra rừng cũng có vị trí rất quan trọng trong quốc phòng nhất là ở Việt Nam:"Rừng che bộ đội,rừng vây quân thù".(Tố Hữu).

7 tháng 10 2021

tham khảo

1.

Nước trong tế bào là một môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng  duy trì tế bàoNước cũng là môi trường để các chất chuyển hóa được vận chuyển từ các  quan khác nhau trong tế bào, tạo nên môi trường thuận lợi cho các phản ứng xảy ra trong tế bào.

2. 

Nếu tế bào và cơ thể thiếu nước bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, táo bón, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, tăng sự lo lắng, chuột rút, đau khớp. Ngoài ra, sắc đẹp của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể khi thiếu nước gây ra mắt trũng, da nhăn nheo

4 tháng 5 2016

ai giúp mình với chiều mai mình thi rồi

 

4 tháng 5 2016

Thảo Trang ơi , nghĩ gì mà tớ giúp câu câu hỏi trong đề cương sinh vậy.

 

27 tháng 10 2017

Rừng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế lũ lụt và hạn hán:

     + Hệ rễ cây giúp đưa một lương lớn nước trên mặt đất vào mạch nước ngầm, vừa để dự trữ nước vừa làm giảm sức tàn phá của dòng nước.

     + Các cây giúp ổn định dòng chảy của nước lũ, là vật cản giúp nước lũ chảy chậm hơn; hạn chế xói mòn đất và thiệt hại do nước lũ.

     + Rừng cây giúp hạn chế sự bốc hơi nước dưới tác động của nhiệt độ cao, giúp giữ lại một lượng lớn nước ở sông suối khi chúng chảy qua tán rừng.