Bài 3. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi ở dưới:Trong các chuyến ra khơi, mỗi ngư dân đều hiểu rằng, nghề đi biển không chỉ là sinh kế nuôi sống bản thân, gia đình, mà còn có ý nghĩa chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Chính vì vậy, ngoài chuẩn bị lương thực, ngư cụ đánh bắt, mỗi ngư dân còn "trang bị" cho mình cả sự dũng cảm, gan lì để ứng phó với những tình huống nguy...
Đọc tiếp
Bài 3. Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
Trong các chuyến ra khơi, mỗi ngư dân đều hiểu rằng, nghề đi biển không chỉ là sinh kế nuôi sống bản thân, gia đình, mà còn có ý nghĩa chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Chính vì vậy, ngoài chuẩn bị lương thực, ngư cụ đánh bắt, mỗi ngư dân còn "trang bị" cho mình cả sự dũng cảm, gan lì để ứng phó với những tình huống nguy hiểm, đe dọa từ tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam.
Ra khơi từ khi còn là một thanh niên mười chín, đôi mươi, đến nay, ngót nghét hơn 30 năm ông Lê Ngọc Tình gắn bó với biển. Chính vì thế, đối với ông, biển đã trở thành quê hương thứ hai và trở nên gần gũi, thiêng liêng... Mỗi chuyến ra khơi không còn là hành trình đánh bắt hải sản, mà đó còn là hành trình để bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo quê hương.
Ông Tình kể: “Trước đây, không ít lần, đội tàu chúng tôi đang khai thác, đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam thì gặp các tàu nước ngoài hung hăng rượt đuổi, đe dọa. Chúng ngăn cản không cho chúng tôi đánh bắt trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Nhưng chúng có hung hăng thế nào thì biển, đảo là của mình, quê hương của mình nên chúng tôi kiên quyết không rời!”.
1. Nội dung của đoạn trích trên là gì?
2. Cho biết tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích.
3. Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh ngư dân bám biển bảo vệ chủ quyền biển – đảo quê hương.
bạn chép trên mạng cho nhanh nha