Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý :
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Phân tích:
1.Trước khi trở thành người ở gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra:
a.Số phận khổ đau, bất hạnh:
_Khi còn nhỏ (10 tuổi): cha , mẹ, anh, em mất trong một trận đậu mùa, chỉ còn lại mình A Phủ bơ vơ không có ai che chở -> trở thành món hàng trao đổi, mất tự do.
_Khi lớn lên: không có cha mẹ, không có bạc, không có trâu, không có ruộng -> không lấy được vợ.
b.Vẻ đẹp của A Phủ:
_Lối sống tự do, phóng khoáng, mạnh mẽ:
+ Khi 10 tuổi, trốn khỏi nhà bị bán đổi để lên vùng núi cao để tìm tự do, sống cuộc sống mình yêu thích.
_Tự lực kiếm sống, lao động giỏi.
_Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt để giữ lối sống, tâm thế tự tin, yêu đời.
_Yêu chính nghĩa, dũng cảm bảo vệ chính nghĩa (thể hiện qua trận đánh nhau với A Sử),
2.Bị biến thành người ở gạt nợ:
_Bị bắt về -> tiến hành đám xử kiện: bắt đầu từ việc hút -> chửi bới, kể lể -> đánh -> hút.
_Tuyên án: nợ 100 lạng bạc -> làm người ở cho nhà thống lí Pá Tra để trả nợ dần.
3.Sau khi biến thành người ở gạt nợ:
a.Những đọa đầy ở chốn địa ngục trần gian:
_Trở thành trâu ngựa của nhà thống lí Pá Tra, tài năng và sức khỏe bị lợi dụng một cách triệt để.
_Mạng sống bị rẻ rúng.
b.Vẻ đẹp tâm hồn:
_Tự do, phóng khoáng ngay cả khi bị trói buộc.
_Sự tự tin, trung thực.
_Khát vọng sống, khát vọng tự do bùng cháy mãnh liệt.
_Sự can trường.
Đánh giá.
Tiểu sử tóm tắt nhà văn Nam Cao.
Nam Cao là người con duy nhất trong một gia đình đông con được học hành tử tế. Học xong bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may và bắt đầu sáng tác văn chương. Sau đó ông bị bệnh, trở về quê. Có một thời gian Nam Cao dạy học ở một trường tư ở Hà Nội. Quân Nhật vào Đông Dương, trường ông phải đóng cửa. Nam Cao thất nghiệp, chuyển sang viết văn. Năm 1943 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Kháng chiến bùng nổ (12 - 1946) Nam Cao về làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam. Từ năm 1947 lên Việt Bắc tiếp tục viết báo, sáng tác tuyên truyền cho kháng chiến. Năm 1950 tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11 - 1951 Nam Cao hi sinh khi đi công tác vào vùng địch hậu.
Trước Cách mạng Tháng Tám, sáng tác của Nam Cao xoay quanh đề tài về cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân nghèo. Dù viết về đề tài nào, tác phẩm của ông cũng thể hiện nỗi đau đớn day dứt trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, bị hủy diệt nhân tính. Qua tác phẩm của mình, Nam Cao phê phán xã hội phi nhân đạo đương thời. Sau CMT8 sáng tác một số tác phẩm: Đôi mắt, Ở rừng, Chuyện biên giới… đó là những sáng tác có giá trị của nền văn xuôi cách mạng lúc bấy giờ.
Trong nền văn xuôi hiện đại của nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ông đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.
Tóm tắt tiểu sử: Nguyễn Du
- Sống ở cuối thế kỉ XVIII, đây là giai đoạn lịch sử đầy bão táp, sôi động với biến cố lớn lao
- Nguyễn Du hướng ngòi bút của mình tới hiện thực xã hội
- Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống khoa bảng. Cha là Nguyễn Nghiễm (từng làm tể tướng), anh trai là Nguyễn Khản làm quan to dưới triều Lê
Năm 1783: Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) sau đó không đi thi nữa, Nguyễn Du làm một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên
Năm 1789, Nguyễn Du trở về Quỳnh Côi Thái Bình, sống nhờ người anh vợ danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn
Năm 1796, Trở về Tiên Điền Hà Tĩnh, ông sống chật vật một thời gian tới 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn (tri huyện Phù Dung – Khoái Châu, Hưng Yên)
Năm 1820 trước khi đi sứ lần hai thì ông mất tại Huế