K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2017

Mỗi sự việc xảy ra đều đem đến sự hấp dẫn kỳ lạ, từ việc thay đổi của người con đến cách xử lý vô cùng khéo léo đầy nghệ thuật của người mẹ. Nhưng đứa trẻ nào cũng vậy, luôn ham chơi và dễ bắt chước. Được một thời gian Mạnh Tử vấp phải một sai lầm chính là bỏ học đi chơi, biết được tính ham chơi hơn ham học của người con người mẹ hiền từ nhưng nghiêm khắc đã dùng trí tuệ, sự thông minh để đưa ra một hành động thật quyết liệt, bất ngờ đó là dùng dao cắt đứt tấm vải mình đang dệt. Có lẽ khi chứng kiến hành động lạ thường này bất cứ người con nào cũng thấy sửng sốt. Mẹ không dùng lời nói dạy con mà dùng hành động mang ẩn ý sâu sắc: để dệt được một mảnh vải đẹp, bền là cả một quá trình, học tập cũng vậy để thành đạt cần phải chuyên tâm, việc bỏ học đi chơi giống như việc bản thân con tự cầm dao cắt đứt những gì mình từng cố gắng. Đó là bài học không những sâu sắc mà còn cảm phục mà mẹ mang lại. Em thấy Mạnh Tử cũng như rất nhiều những người con, những đứa trẻ khác, tâm hồn ngây thơ, trong trắng, dễ bắt chước nhưng cũng dễ hoà vào cuộc sống mới, không ngại đổi thay, thông minh và hiểu điều mẹ dạy. Như bất cứ bà mẹ nào, người mẹ trong câu chuyện rất đáng ngợi ca, đó là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết, yêu thương, hiểu tâm lý con trẻ. Đó quả là một người mẹ hiếm có.

24 tháng 11 2017

Bài làm ... Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo  Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền... Hằng ngày, nhiều lúc chúng ta được nghe, hoặc đôi khi chính chúng ta cũng thầm thì cất tiếng hát vé bài ca ca ngợi hai người rất đỗi gần gũi với ta. Đó là mẹ và cô giáo. Mẹ sinh ra ta, dạy dỗ, giáo dục ta từ tấm bé đến lúc trưởng thành. Cô giáo không sinh ra ta song đã giáo dục, dìu dắt ta từng bước lớn lên. Mẹ hiền và cô giáo, cô giáo và mẹ hiền... đối với tuổi trẻ chúng ta, hai người đó luôn hoà quyên gắn bó và hiển hiện trong cuộc sống, trong lời ca, bài hát và trong các áng thơ văn. Từ xa xưa, chuyện về những người mẹ giỏi dạy con, vừa là mẹ vừa là cô giáo của con đã được kể và truyền tụng. Một trong những tác phẩm tiêu biểu đó là truyện Mẹ hiền dạy con trong sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc. Áng văn ấy đã được chọn dịch và in trong cuốn cổ học tinh hoa nổi tiếng ở nước ta. Truyện kể về bà mẹ của nhà hiền triết Mạnh Tử, thời Chiến quốc xa xưa. Tuy là một người phụ nữ bình thường, nhưng bà mẹ ấy đã dạy dỗ, giáo dục con có bài bản, rất khoa học như một nhà sư phạm, một cô giáo tài ba, giàu kinh nghiệm. Theo tư liệu, sách vở, Mạnh Tử tên là Mạnh Kha, người tổng Sơn Đông, Trung Quốc, sống khoảng thời gian từ năm 372 đến năm 289 tr. CN, cách ngày nay trên hai nghìn năm. Mạnh Tử là một hiển triết nổi tiếng từng đi chu du khắp đất nước Trung Hoa rộng lớn để dạy học, viết sách về chính trị, về đạo đức. Ông được nhân dân và các trí thức suy tôn là Á thánh (vị thánh thứ hai) sau Khổng Tử. Ngay từ tuổi ấu thơ, Mạnh Kha đã bộc lộ trí thông minh, ham học tập, hay thắc mắc, luôn luôn tìm tòi, suy ngẫm để nâng cao hiểu biết, để mau chóng trưởng thành. Đường đời của Mạnh Tử từ khi thơ ấu đến lúc trở thành bậc đại hiền - người vừa có đạo đức vừa hiểu biết rộng rãi được mở đầu bằng những năm tháng sống bên mẹ, được mẹ dạy dỗchu đáo. Truyện Mẹ hiền dạy con kể năm sự việc tiêu biểu của quá trình giáo dục thật là khéo léo của bà. 1. Ba lần thay đổi chỗ ở để tìm nơi sống tốt nhất cho con Lần thứ nhất, nhà gần nghĩa địa, thấy con thường bắt chước đào, bới, lăn, khóc, bà mẹ nói : "chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Chuyển nhà ra gần chợ, lần thứ hai, mẹ lại thấy con "bắt chước nô nghịch cách buôn bán đảo điên", bèn quyết định dọn đi nơi khác. Lần thứ ba, chọn được nơi ở gần trường học, bà mẹ mới yên lòng. "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây", bà mẹ nói vậy. Quả thật, nhờ nơi ở thứ ba này, chú bé Mạnh Kha vốn hay học hỏi, bắt chước đã chăm chỉ cắp sách đến trường, lễ phép, ngoan ngoãn với mọi người. Chúng ta thử hình dung những lần gia đình chuyển chỗ ở. Bao nhiêu rắc rối, phức tạp diễn ra. Nào đi tìm đất, mua nhà. Nào thu dọn các vật dụng, bàn, ghế, giường tủ, quần áo,... lủng củng hàng trăm thứ. Nào gói ghém, nào vận chuyển, rồi dọn nhà cũ, vệ sinh, sắp xếp lại nhà mới, lôi thôi, hàng trăm việc. Vậy mà, chỉ vài năm, khi Mạnh Tử vẫn trong tuổi ấu thơ, người mẹ hiền ấy đã quyết dinh và lo chu đáo ba lần chuyển nhà, thay nơi ở. Vượt qua muôn vàn khó khăn trong cuộc sống, bà mẹ đã làm một công việc mang ý nghĩa giáo dục cao. Đó là việc chọn môi trường giáo dục : tránh nơi ở phức tạp, nhiều tiêu cực, tìm nơi ở lành mạnh, an toàn, xóm giềng xung quanh có nhiều mặt tích cực để tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho viộc hình thành nhân cách trẻ thơ, con cái. Đó là kinh nghiệm sống, cũng là một phương pháp sư phạm thiết thực, hiệu quả mà cha ông ta từng đúc kết trong các câu tục ngữ : "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Bà mẹ của Mạnh Tử đúng là mẹ hiền, là cô giáo luôn quan tâm, chăm lo, giáo dục con cái. 2. Không nói dối con để dạy con đức tính thật thà Đó là việc thứ tư mà bà mẹ Mạnh Tử đã làm. Trót đùa con rằng : hàng xóm giết thịt lợn để... cho con ăn. Bà mẹ bỗng giật mình. Bà tự nhủ : "ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao ?". Rồi bà đi mua thịt lợn về cho con ăn thật. Một việc quá nhỏ nhoi, đơn giản như thế, nhiều người có thể cho qua. Nói đùa con cái, đùa vui trong gia đình là chuyện bình thường. Nhưng với tuổi ấu thơ, giữa lời nói đùa, nói dối và lời nói nghiêm chỉnh, nói thật, rất khó phân biệt. Cha mẹ, người lớn đùa con, dối con lần thứ nhất, rồi quen đi, tái diễn lần thứ hai, thứ ba,... rất có thể khiến đứa trẻ tin là sự thật. Rồi khi sự thật không diễn ra, em bé sẽ bị... sốc, sẽ mất vui, giảm niềm tin và sẽ bắt chước nói đùa, nói dối. Nguy hiểm biết bao ! Bà mẹ Mạnh Tử chỉ một lần đùa vui mà đã hối hận, nhận ra sai lầm của mình, kịp thời sửa sai ngay. Đúng là một nhà sư phạm luôn coi trọng việc giáo dục con cái, luôn thận trọng trong từng việc, dù nhỏ nhất. Bà đã không nói dối con để dạy con chữ tín, để con không nhiễm thói xấu dối trá, mà hình thành trong con, ngay từ việc nhỏ nhất, dức tính thật thà. 3. Cắt đứt tấm vải đang dệt để nhác con học tập chuyên cần Việc thứ năm của bà mẹ có phần kì lạ. Đang dệt vải, thấy con bỏ lớp học về nhà chơi, bà mẹ liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt. Thấy mẹ làm việc ấy, chắc chắn cậu bé mải chơi, lười học kia sẽ sửng sốt, thắc mắc. Tấm vải đang liền thế kia, đang đẹp thế kia, sao mẹ lại cắt nó ? Công lao mẹ dệt vải biết bao khó nhọc vất vả, sao tự dưng mẹ lại cắt đứt ? Những câu hỏi ấy vừa trỗi lên trong đầu con, đã được mẹ trả lời ngay : "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dột tấm vải này mà cắt đứt di vậy". Đang dệt vải là đang làm một việc có ích đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc, niềm vui cho cả hai mẹ con. Đó cũng là việc rèn cho mẹ đức tính cần cù, bàn tay khéo léo trong lao động và góp phần chuẩn bị cho tương lai, cuộc sống của con. Vậy mà mẹ cắt đứt nó. Vải đang dệt, đang lành nguyên, hứa hẹn bao điều tốt đẹp mà bị đứt... Xót xa, nuối tiếc biết bao nhiêu. Do đó, từ việc tấm vải bị cắt đứt bởi chính bàn tay đang dệt vải của mình, bà mẹ Mạnh Tử đã liên hệ, đối chiếu với việc cậu con trai đang học, bỗng bỏ học đi chơi. Hai việc ấy tưởng xa nhau mà hoá rất gần nhau, có quan hệ gắn bó với nhau, có ý nghĩa như nhau. Vốn là người thông minh, ham học hỏi, biết suy nghĩ, thấy việc mẹ làm, rồi nghe lời mẹ nói, Mạnh Tử hiểu ngay mọi lẽ. Mẹ không hề nặng lời mà chỉ bằng việc làm cụ thể, bằng một câu giải thích giản dị đã bộc lộ biết bao nỗi niềm. Chính vì thương con, muốn con nên người nên mẹ phải tỏ thái độ kiên quyết, dứt khoát như thế. Hiểu lòng mẹ, biết kính trọng mẹ và luôn vâng lời mẹ, Mạnh Tử đã nhận ra lỗi lầm. "Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. Rồi sau thành một bậc đại hiền". Cách dạy con của bà mẹ ấy bất ngờ, độc đáo mà hiệu nghiêm biết bao. Tương tự với bốn sự việc trên, sự việc thứ năm này đã được kể thật đơn sơ, ngắn gọn, rất ít lời mà nhiều nghĩa. Nét nghệ thuật đó tiêu biểu cho loại truyện trung đại. Mỗi truyện thường ngắn gọn, kể việc, khắc hoạ nhân vật đơn sơ, vừa sáng tạo, tưởng tượng, vừa nói việc thật, người thật, đan xen lời kể là vài lời nhận xét, bình luận để làm nổi rõ ý nghĩa truyện, tăng thêm tính giáo dục, hướng người đọc vào những cảm xúc, suy nghĩ lành mạnh. Tóm lại, truyện Mẹ hiền dạy con ngợi ca một tấm gương người mẹ có tấm lòng và phương pháp dạy con của một cô giáo tài hoa: Tạo cho con môi trường sống tốt đẹp, rèn cho con vừa có đạo đức, vừa có chí học hành, thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại, rất nghiêm khắc. Bên cạnh nhân vật người mẹ - cô giáo, nhân vật Mạnh Tử cũng thật đáng nhớ. Đó là một người con - cậu học trò vừa hiếu thảo vừa nhanh nhẹn, thông minh, biết vâng lời mẹ, biết làm theo điều tốt. Truyện có nhiều chi tiết xúc động, giàu ý nghĩa. Ra đời cách chúng ta trên hai nghìn năm mà áng cổ học tinh hoa ấy gần gũi chúng ta ngày nay và bổ ích với chúng ta biết bao nhiêu!. 

 

24 tháng 11 2017

Môi trường giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo ra nhân cách cho con người, con người  hình thành tâm lý qua môi trường xã hội. Khi đọc xong tác phẩm Mẹ Hiền Dậy Con điều đó càng được bộc lộ rõ khi người mẹ đã tạo cho con những môi trường tốt nhất để hình thành nên phẩm chất đạo đức của mình.

 

Văn bản mẹ hiền dạy con ( sgk 6 trang 150 và 151)2. Nêu ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Tronghai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có khác gì so với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử3. Em hình dung bè mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh...
Đọc tiếp

Văn bản mẹ hiền dạy con ( sgk 6 trang 150 và 151)

2. Nêu ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Tronghai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có khác gì so với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử

3. Em hình dung bè mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?

4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.

5. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử xưa , em có suy nhĩ gì về đạo làm con của mình .

6. có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

- tử : chết

- tử : con

Hãy cho biết cá kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào?

công tử, tử trận, bất tử , hoàng tử , đệ tử, cảm tử

2
25 tháng 12 2016

2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.

4. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.

5. Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

6. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

  • Tử: chết
  • Tử: con

Cho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?

Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.

Gợi ý: Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từ tử được dùng với nghĩa là con.

25 tháng 12 2016

mọi người giúp em với, làm ơnkhocroikhocroikhocroi

3 tháng 11 2017

Tác dụng cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử: Mạnh Tử đã trở thành một bậc hiền tài trong thiên hạ. Con mình trở thành người giỏi giang là điều mà tất cả các bà mẹ đều ao ước. Để có được thành quả đó là sự hi sinh, lựa chọn cách dạy đúng đắn của người mẹ Mạnh Từ.

2 tháng 1 2017

Từ chuyện dạy con của bà mẹ Mạnh Tử, em cảm nhận được tình yêu thương con cái của cha mẹ dành cho mình là vô bờ bến. Dù công việc hàng ngày vất vả và khó khăn nhưng bố mẹ luôn dành thời gian chăm sóc cho em và lựa chọn những điều tốt đẹp nhất dành cho con. Dù đôi lúc em cảm thấy bố mẹ rất nghiêm khắc và khó tính, nhưng em hiểu đó là sự lo lắng của bố mẹ mong em khôn lớn thành người có đạo đức và trí tuệ. Em sẽ cố gắng học tập tốt hơn và nghe lời bố mẹ để không phụ công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 1 2019

Bà mẹ thầy Mạnh Tử là người rất mực thương con, luôn mong muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho con. Bà đã bốn lần chuyển nhà, thậm chí cắt đứt cả tấm vải đang dệt dở để con thấy được tầm quan trọng của việc học. Việc gây ấn tượng cho con qua hành động cuối truyện đã khiến Mạnh Tử nhớ mãi, tu chí học hành, không ham chơi nữa. Nhờ thế mà Mạnh Tử mới trở thành người tài giỏi, được nhiều người kính nể.

31 tháng 1 2018

Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất.

Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi emhọc bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương.

Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.

31 tháng 1 2018

Nè bn Nguyễn Văn Hưởng bn gạch chân những phó từ được dùng trong đoạn văn chưa