Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.
Tham khảo
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.
Refer:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.”
Đọc bài thơ hoài cảm của nhà thơ Vũ Đình Liên về một thời đại đã qua, một nét đẹp văn hóa xa xưa mỗi khi tết đến xuân về, lòng lại chợt bâng khuâng nhớ lại tuổi ấu thơ, mình vẫn còn được may mắn nhìn thấy ông Đồ già “Bầy mực tầu giấy đỏ” trong những phiên chợ tết vùng quê, nhưng ở thời đại của Vũ Đình Liên hình ảnh ông Đồ già đã là hình ảnh cuối cùng của nền Nho học từng tồn tại trong suốt một ngàn năm phong kiến Việt Nam. Thời kỳ mà Nho học và Đạo Khổng với các tư tưởng của Khổng Tử được phát triển thành một hệ thống triết học làm nền tảng chính trị cho sự cai trị của Nhà nước phong kiến, ở thời kỳ đó từ nông thôn đến thành thị cứ mỗi độ xuân về, những gia đình đều mong muốn cho con mình phải cố gắng học hành để sau này đỗ đạt thành danh làm rạng rỡ tổ tiên, họ thường dẫn các con mình đến nhà các ông Đồ có danh tiếng trong vùng để xin chữ đầu năm, qua đó cũng mong muốn giáo dục và nhắc nhở các con tính hiếu học, ý trí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống qua ý nghĩa của câu đối hoặc các chữ có ý nghĩa mà mình tâm niệm như: Nhẫn, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Tâm, Đức rồi Phúc, Lộc, Thọ, Trường đến Hanh thông, Phong thuận vũ hòa…Nhưng đó là thời xa xưa rồi, tưởng rằng nét đẹp văn hóa ấy đã đi vào quên lãng.....