Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ xưa đến nay, ý chí và nghị lực luôn là một phẩm chất cao quý cần có của mỗi người trong cuộc sống. Nói về ý chí nghị lực nhân dân ta có câu tục ngữ: “Có chí thì nên”. Câu tục ngữ đã đề cao ý chí, nghị lực trong cuộc sống và khuyên nhủ chúng ta sống cần phải có ý chí và nghị lực. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về câu tục ngữ này.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu chí ở đây nghĩa là gì? Chí chính là nghị lực, ý chí của mỗi con người, nó giúp cho con người có thể vượt qua những khó khăn thử thách để tiến tới đích, tiến tới thành công. Từ thời xưa, ý chí nghị lực đã được tìm thấy trong mỗi người Việt. Trong bao cuộc chiến tranh chống xâm lược thực dân, tinh thần, ý chí, nghị lực của nhân dân ta được phát huy cao độ.
Với những cuộc xâm lược của những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mĩ, chúng ta đứng trước một tình thế vô cùng nguy cấp. Song với ý chí nghị lực vượt khó nhân dân ta đã cùng đồng lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm. Dù phải chịu rất nhiều gian khổ thậm chí là hi sinh nhưng nhân dân ta vẫn không hề lùi bước. Chúng ta đã chiến thắng và đánh đuổi được thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ra khỏi đất nước, mang lại hòa bình cho dân tộc ta. Chiến thắng đó chính là chiến thắng của ý chí, nghị lực.
Không chỉ có vậy, ta còn thấy được ý chí nghị lực của người Việt qua bao nhiêu tấm gương sáng vẫn được lưu truyền tới ngày nay. Trong bao tấm gương đó có tấm gương của anh Nguyễn Ngọc Kí. Anh là một người bị liệt hai tay từ nhỏ, hai bàn tay của anh không thể viết được. Thấy các bạn cùng trang lứa được đi học còn anh thì ở nhà, anh rất buồn và thấy mình bất hạnh.
Nhưng với ý chí nghị lực của mình, anh không cam chịu số phận, anh đã tập viết bằng chân rất khó khăn, anh viết chữ không thành chữ và rất xấu. Song anh không nản lòng, anh vẫn cố gắng, miệt mài ngồi tập viết. Sau một thời gian anh đã viết được và chữ của anh ngày càng tiến bộ hơn.
Sau này người ta nói rằng chữ của anh chẳng khác gì với chữ của người viết bằng tay và thậm chí còn đẹp hơn nhiều người. Kết quả anh đã trở thành người thầy giáo giỏi. Anh Nguyễn Ngọc Kí chính là một tấm gương sáng ngàn đời cho chúng ta học tập và noi theo. Với ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống, anh đã hòa nhập được với mọi người và đã trở thành một con người có ích cho cộng đồng.
Còn trong ngày nay, ý chí và nghị lực cũng rất cần thiết đối với mỗi người. Nó cũng được phát huy ở nhiều lĩnh vực của đời sống. Trong lao động sản xuất, có rất nhiều gia đình từ nghèo đói đã vươn lên làm giàu và có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Rồi ngay trong học tập, đã có biết bao tấm gương sáng vượt khó vươn lên học giỏi và trở thành một người tài có ích cho đất nước như chị Nguyễn Thị Thảo.
Chị nhà rất nghèo nhưng không vì nghèo mà chị nản lòng, chị đã vươn lên, vượt qua hoàn cảnh bản thân và chị đã được học bổng, được đi du học ở nước ngoài. Hiện nay chị đang là một giảng viên giỏi một trường Đại học. Đó mới chỉ trong vài lĩnh vực, còn rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống mà không ít những tấm gương thể hiện nghị lực. Nhưng nói chung là tất cả những con người trong những lĩnh vực đó đều vươn lên bằng ý chí nghị lực của bản thân và có được hạnh phúc trong cuộc sống.
Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng nhận thức được vai trò của ý chí nghị lực với cuộc sống của mỗi người. Có những người chỉ biết đến mình mà không nghĩ đến người khác. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, những thanh niên hư hỏng thường gây ra rất nhiều tệ nạn xã hội. Họ không vững vàng và họ đã sa vào những tệ nạn xã hội như ma túy, nghiện hút, đua xe... do những người xấu rủ rê. Nếu có ý chí nghị lực vững vàng thì có lẽ họ đã tránh những tệ nạn đó.
Những người có ý chí nghị lực thì họ nhận được hạnh phúc và luôn thành đạt. Còn những con người không có ý chí nghị lực thì cuộc đời họ như đã chết, chẳng còn ý nghĩa gì cả mà cuộc sống trở nên tầm thường tẻ ngắt và không có mục đích lý tưởng, ý chí vươn lên. Thậm chí họ sống chỉ là có hại cho gia đình, cho đất nước và xã hội ngày nay. Cũng bởi vậy mà mỗi chúng ta sống cần phải có ý chí nghị lực, có vậy thì cuộc sống mới trở nên có ý nghĩa, có sự cạnh tranh công bằng, đất nước ngày càng phát triển và xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, không còn những tệ nạn xã hội.
Những người có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống họ đều xuất phát từ những hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương hơn những người khác. Cũng xuất phát từ đó mà họ đã có ý chí vươn lên và họ thành đạt. Còn những người không có ý chí nghị lực là những người xuất phát từ sự ngu muội, không vững vàng vào lòng tin của chính mình và những người ấy lại có một kết cục bi thảm và đau thương hơn những người khác. Họ bị xã hội phê phán, lên án và chán ghét.
Từ nhận thức trên chúng ta hiểu rằng sống cần phải có ý chí nghị lực. Có như vậy thì cuộc sống mới có ý nghĩa và chúng ta sẽ trở thành những người thành đạt, là những người có ích, không hổ thẹn với bản thân với mọi người và với đất nước.
Tóm lại câu tục ngữ đã đề cao tinh thần sống có ý chí nghị lực, ý chí nghị lực cũng cần được giữ gìn và phát huy. Ta nhận định rằng câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng.
Tham Khảo:
Ca Huế trên sông Hương là một hoạt động âm nhạc đã có từ lâu và đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa xứ Huế. Để thưởng thức một bản ca Huế đúng chất Huế, người nghe sẽ được ngồi trên thuyền rồng, lênh đênh trên dòng sông Hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm. Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị...Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sánh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Khi trăng đã lên cao, gió mơn man nhè nhẹ, con thuyền trôi nhẹ trên dòng sông Hương thơ mộng với tiếng ca Huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề yên tĩnh. Có lẽ, chính điều đó đã làm nên sức hút riêng của ca Huế mà không vùng đất nào có được.
Các dấu câu được sử dụng
Câu chứa dấu chấm lửng: Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị...
Câu chứa dấu chấm phẩy: Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng.
ALo bạn ơi. Bạn có thể viết một câu có sử dụng phép điệp ngữ vào đoạn văn này đc hok ạ? Nếu đc thì cảm ơn trc nha
Tình cảm gia đình là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng. Trong tình cảm gia đình có sự yêu thương của cha và mẹ. Tình yêu này nuôi dưỡng biết bao tâm hồn của mỗi con người. Có người hỏi : Vì sao lại cho rằng tình yêu gia đình lại khác với tình yêu học trò,...?(Dấu chẩm lửng : Liệt kê sự việc còn xảy ra). Vì khi bạn vấp ngã hay khi bạn mệt mỏi, tình yêu gia đình sẽ bù đắp cho bạn, sẽ giúp đỡ bạn coi đó như là lời động viên.Tình yêu gia đình! Gia đình là nơi sinh ra ra; ôm ấp, chở che ta khôn lớn; là tổ ấm, mái ấm của mỗi người (Dấu chấm phẩy ngăn cách giữa 2 vế một câu ghép, thay cho từ nối) Nơi ấy có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, vợ chồng sống gắn bó, yêu thương, máu thịt với nhau. Mối quan hệ đó là quan hệ bền chặt, sống chết, sướng khổ có nhau, khó có thể lìa xa.Vì thế, tình yêu gia đình là thứ tình yêu thiêng liêng, sâu nặng nhất, nó thể hiện phẩm chất cao quý của mỗi con người.
B ơi, viết lại giúp m đc ko? M hỏi là tình yêu thương trong đời sống con người, ko phải tình cảm gia đình!
Môn văn là môn học mà mình yêu thích nhất. Trong các môn học như môn toán, địa lý, lịch sử,.... thì môn văn là môn học đem lại cho mình nhiều hứng thú nhất. Cô Lan - cô giáo chủ nhiệm của mình là một cô giáo dạy văn rất giỏi. Cô chính là người đã kèm cặp và dạy dỗ mình. Ngày từ những ngày đầu bước chân vào lớp học mình đã cô chỉ bảo rất nhiều. Hằng ngày học bài trên lớp, cô chỉ bảo từng nét chữ, từng dấu chấm câu. Cách truyền đạt của cô thật hập dẫn, mỗi giờ học mình như được lạc vào một thế giới khác. Môn văn giúp mình có nhiều cảm nhận về thiên nhiên về con người, giúp mình biết yêu thương mọi người hơn, yêu quê hương hơn. Lớn lên mình có mơ ước trở thành một nhà văn thật vĩ đại.
like and theo dõi
Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa ; ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày,...... Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ; phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào , thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.