Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
em có thể tham khảo:
Tên của tôi là Thạch Sanh. Sau đây, tôi sẽ kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình.
Khi tôi vừa mới ra đời thì cha mất. Ít lâu sau, mẹ cũng qua đời. Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi. Cả gia tài của tôi chỉ có chiếc rìu của cha tôi để lại. Khi tôi lớn thì có một vị thiên thần dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua chỗ tôi. Anh ta gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lí Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Tôi đến nhà ở với Lí Thông và mẹ của anh ta.
Lần nọ, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lí Thông nói với tôi:
- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về
Tôi chẳng nghi ngờ mà nhận lời. Đến nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lí Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lí Thông cứ van lạy tôi rối rít.
Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lí Thông nói với tôi:
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
Tôi tin rồi trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi. Có hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.
Em tham khảo:
Ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú lại cường tráng, khỏe mạnh. Chàng vốn là thái tử trên trời cao, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của một cặp vợ chồng già tuy nghèo nhưng tốt bụng. Mẹ chàng mang thai vài năm, mãi đến chồng chết vẫn chưa sinh. Đến lúc chàng vừa khôn lớn, mẹ chàng cũng bỏ lại chàng một mình. Thế là Thạch Sanh côi cút sống một mình trong túp lều cũ bên gốc cây đa. Lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ môn võ nghệ và phép thần thông. Thế nhưng dù vậy, chàng vẫn sống bình dị trong túp lều cũ của mình.
Một hôm chàng gặp Lý Thông - một tên hàng rượu và bị hắn dụ kết nghĩa huynh đệ, rồi chuyển đến nhà hắn sống. Thực chất là lợi dụng và bóc lột chàng. Rồi sau đó, hắn còn lừa chàng thay hắn đi nộp mạng cho chằn tinh ở miếu thờ. Nhờ có tài nghệ xuất chúng, Thạch Sanh tiêu diệt được chằn tinh, chặt đầu nó mang về nhà, còn có chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy vậy, Lý Thông lại lừa chàng con chằn tinh là của vua nuôi để cướp công. Thế là Thạch Sanh lại trở về lủi thủi một mình ở gốc đa già. Còn mẹ con Lý Thông lại được ăn sung mặc sướng tại chốn kinh thành hào hoa.
Ít lâu sau, Thạch Sanh lại tiêu diệt được một con đại bàng hung ác và cứu được công chúa bị bắt dưới hang sâu. Thế nhưng, một lần nữa Lý Thông lại cướp công chàng. Không những thế, hắn còn lấp kín cửa hang hòng giết hại chàng. Nhờ vậy, cuối cùng chàng cũng nhận ra được bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của hắn. Một mình dưới hang sâu, chàng vẫn không hề bỏ cuộc mà liên tục tìm kiếm một lối ra khác. Trong lúc đó, chàng lại giải cứu được con trai vua Thủy Tề khỏi chiếc cũi sắt. Nhờ vậy, chàng được đưa ra khỏi hang sâu và được thiết đãi linh đình tại thủy cung. Đến lúc ra về, dù được tặng nhiều vàng bạc, châu báu, nhưng chàng chỉ nhận một chiếc đàn mà thôi.
Trở về túp lều năm cũ dưới gốc cây đa già, Thạch Sanh chỉ mong được sống bình yên. Thế nhưng một lần nữa giông tố lại ập đến. Hồn chằn tinh và đại bàng đã cùng nhau hãm hại chàng, khiến chàng bị giam vào ngục tối. Ở đây, nỗi oan khuất, đau khổ không biết tỏ cùng ai, chàng đành gửi nó vào tiếng đàn. Nào ngờ tiếng đàn ấy lại chữa khỏi bệnh câm của công chúa. Thấy vậy, vua cho mời chàng vào cung. Nhìn thấy công chúa, chàng nhận ra đó là cô gái mình đã cứu dưới hang sâu. Nhìn Lý Thông run rẩy đứng bên kia, chàng vỡ lẽ mọi chuyện. Thế là sự thật được phơi bày. Vua ban chết cho mẹ con Lý Thông, nhưng chúng được Thạch Sanh xin tha mạng, đuổi về quê. Thế nhưng ác giả ác báo, người làm thì trời xem, trên đường đi chúng bị sét đánh chết, biến thành bọ hung, đời đời kiếp kiếp, sống ở chỗ tối tăm, bẩn thỉu. Còn Thạch Sanh thì được cưới công chúa, trở thành phò mã.
Cùng lúc ấy, hoàng tử mười tám nước chư hầu vì không ai được cưới công chúa, tức giận mà đem quân sang đánh. Trước thế giặc, Thạch Sanh xin nhà vua được ra nghênh chiến. Ở đó, chàng dùng tiếng đàn thần làm cho quân địch rã rời, không còn muốn chiến đấu. Lại còn thắng cược với kẻ địch nhờ niêu cơm thần ăn mãi không hết. Thế là, không cần đổ một giọt máu, hi sinh một người lính nào ta vẫn dành chiến thắng.
Sau này, nhà vua về già, không có con trai. Lại tin tưởng vào tài năng, đức độ của Thạch Sanh nên đã nhường ngôi báu lại cho chàng.
Ai giúp mình đi chứ mình sợ văn lắm rồi :'(((
Tiếng đàn thần kì trong truyện Thạch Sanh là chi tiết giàu ý nghĩa. Tiếng đàn vừa là phần thưởng, vừa là sự minh oan, lại cũng là tiếng đàn của sự cảm hóa. Tiếng đàn là phần thưởng của Thạch Sanh khi cứu được con vua thủy tề. Đó là phần thưởng xứng đáng cho lòng dũng cảm và lòng tốt của Thạch Sanh, dù bản thân cũng bị sa vào hang sâu. Tiếng đàn còn là sự minh oan khi Thạch Sanh bị Lí Thông hãm hại đẩy vào tù ngục. Tiếng đàn như ai oán như giãi bày nỗi lòng, nhờ đó mà công chúa cảm thấu, bỗng cất tiếng nói làm sáng tỏ sự thật. Đặc biệt hơn, tiếng đàn còn là sự cảm hóa kẻ thù. Bởi khi Thạch Sanh được vua gả con gái cho thì 18 nước chư hầu vô cùng căm tức, đem quân sang xâm lược đất nước. Thạch Sanh đánh khúc đàn khiến quân sĩ của 18 nước chư hầu bủn rủn chân tay, không còn thiết cầm vũ khí chiến đấu nữa. Thạch Sanh lại biết dùng niêu cơm thần khoản đãi khiến các nước xâm lược quy phục mà rút quân. Tiếng đàn đã giúp cảm hóa quân địch, thể hiện ước mơ của nhân dân gửi gắm vào hình tượng vị vua sáng, hiền tài, có thể giúp đời cứu nước. Như vậy, tiếng đàn thần kì hàm chứa nhiều ý nghĩa, gửi gắm ước mơ của cha ông tự ngàn đời.
Hình tượng Thạch Sanh truyền tải bài học về việc sống thật thà, dũng cảm và hết lòng giúp đỡ người khác. Chân thật là gốc rễ, cội nguồn để có cuộc sống bền chặt, hạnh phúc.
II. LUYỆN TẬP:
Kể tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng”
- Câu chuyện kể về một buổi sáng như bao nhiêu ngày khác, Phrăng đến lớp học.
- Nhưng hôm nay trên đường đi học cậu thấy có những điều lạ thường đến khi cậu vào lớp thì lại càng ngạc nhiên hơn.
- Cậu đến lớp muộn nhưng không bị thầy Ha-men quở trách mà còn nói rất nhẹ nhàng.
- Hơn nữa, hôm nay thầy lại ăn mặc rất chỉnh tề như các ngày lễ trọng đại.
- Không khí trong lớp thì im lặng
- Hóa ra hôm nay là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
- Thầy Ha-men hôm nay nghẹn ngào, xúc động và kết thúc buổi học thầy đã viết : “Nước Pháp muôn năm”.
Câu 1: Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”.
Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha – men, tại một trường làng trong vùng An – dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo-ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ không được dạy tiếng Pháp nữa. Chính vì vậy, tác giả mới đặt truyện là “Buổi học cuối cùng”.
Câu 2:
* Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng. Kể theo ngôi thứ nhất.
* Truyện còn có những nhân vật khác như là: thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-stơ, cụ Hô –de…
* Nhân vật thầy giáo Ha-men gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3:
* Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học:
- Khi qua trước trụ sở xã: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường: bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng thầy giáo không quở trách.
- Ở phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học và mặt ai cũng có vẻ buồn rầu.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng của chú bé Phrăng diễn biến trong truyện:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Lúc đầu cậu ngạc nhiên, sững sỡ khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu nuối tiếc và hối hận vì sự lười nhác, ham chơi của mình.
- Cậu xấu hổ và tự giận mình.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp sao lại hiểu đến thế “Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế”.
Câu 5:
* Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:
- Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách phạt, quở mắng Phrăng khi cậu đến muộn và khi cậu không đọc được bài, nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài.
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: điều mà thầy muốn nói nhất với mọi người trong vùng An dát và cậu bé Phrăng đó là hãy biết yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, tiếng dân tộc (tức là tiếng Pháp),
- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu và thầy dằn mạnh hết sức viết lên bảng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
* Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ: Thầy chính là một người con yêu nước và yêu tiếng của dân tộc hết mực: vui sướng khi được nói, dạy tiếng Pháp nhưng đau khổ, nghẹn ngào khi không còn được dạy thứ tiếng quen thuộc nữa.
Câu 6: Tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha-men nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ…chìa khóa chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy.
* Em hiểu về suy nghĩ ấy là: Câu nói của thầy nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói dân tộc được hình thành và vun đắp bắng sự sáng tạo của bao thế hệ. Chính vì vậy, phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để phát huy tiếng nói của dân tộc
-Sơn Tinh tượng trưng cho người Việt chóng lại thiên tai , bão lũ .
-Thủy Tinh tượng trưng cho thiên tai , bão lũ .
*Tiếng đàn:
-Giup nhân vật được giải oan,giải thoát nhờ có tiếng đàn của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm,nhờ đó mà Lí Thông bị vạch mặt.Điều đó thể hện ước mơ về công lí.
-Làm 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng.Đây đại diện cho cái thiện và lòng yêu chuộng hòa bình
*Niêu cơm:
-Sự tài giỏi của Thạch Sanh
-Thể hiện tấm lòng nhân đạo,tư tưởng yêu chuộng hòa bình
Ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú lại cường tráng, khỏe mạnh. Chàng vốn là thái tử trên trời cao, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của một cặp vợ chồng già tuy nghèo nhưng tốt bụng. Mẹ chàng mang thai vài năm, mãi đến chồng chết vẫn chưa sinh. Đến lúc chàng vừa khôn lớn, mẹ chàng cũng bỏ lại chàng một mình. Thế là Thạch Sanh côi cút sống một mình trong túp lều cũ bên gốc cây đa. Lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ môn võ nghệ và phép thần thông. Thế nhưng dù vậy, chàng vẫn sống bình dị trong túp lều cũ của mình.
Một hôm chàng gặp Lý Thông - một tên hàng rượu và bị hắn dụ kết nghĩa huynh đệ, rồi chuyển đến nhà hắn sống. Thực chất là lợi dụng và bóc lột chàng. Rồi sau đó, hắn còn lừa chàng thay hắn đi nộp mạng cho chằn tinh ở miếu thờ. Nhờ có tài nghệ xuất chúng, Thạch Sanh tiêu diệt được chằn tinh, chặt đầu nó mang về nhà, còn có chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy vậy, Lý Thông lại lừa chàng con chằn tinh là của vua nuôi để cướp công. Thế là Thạch Sanh lại trở về lủi thủi một mình ở gốc đa già. Còn mẹ con Lý Thông lại được ăn sung mặc sướng tại chốn kinh thành hào hoa.
Ít lâu sau, Thạch Sanh lại tiêu diệt được một con đại bàng hung ác và cứu được công chúa bị bắt dưới hang sâu. Thế nhưng, một lần nữa Lý Thông lại cướp công chàng. Không những thế, hắn còn lấp kín cửa hang hòng giết hại chàng. Nhờ vậy, cuối cùng chàng cũng nhận ra được bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của hắn. Một mình dưới hang sâu, chàng vẫn không hề bỏ cuộc mà liên tục tìm kiếm một lối ra khác. Trong lúc đó, chàng lại giải cứu được con trai vua Thủy Tề khỏi chiếc cũi sắt. Nhờ vậy, chàng được đưa ra khỏi hang sâu và được thiết đãi linh đình tại thủy cung. Đến lúc ra về, dù được tặng nhiều vàng bạc, châu báu, nhưng chàng chỉ nhận một chiếc đàn mà thôi.
Trở về túp lều năm cũ dưới gốc cây đa già, Thạch Sanh chỉ mong được sống bình yên. Thế nhưng một lần nữa giông tố lại ập đến. Hồn chằn tinh và đại bàng đã cùng nhau hãm hại chàng, khiến chàng bị giam vào ngục tối. Ở đây, nỗi oan khuất, đau khổ không biết tỏ cùng ai, chàng đành gửi nó vào tiếng đàn. Nào ngờ tiếng đàn ấy lại chữa khỏi bệnh câm của công chúa. Thấy vậy, vua cho mời chàng vào cung. Nhìn thấy công chúa, chàng nhận ra đó là cô gái mình đã cứu dưới hang sâu. Nhìn Lý Thông run rẩy đứng bên kia, chàng vỡ lẽ mọi chuyện. Thế là sự thật được phơi bày. Vua ban chết cho mẹ con Lý Thông, nhưng chúng được Thạch Sanh xin tha mạng, đuổi về quê. Thế nhưng ác giả ác báo, người làm thì trời xem, trên đường đi chúng bị sét đánh chết, biến thành bọ hung, đời đời kiếp kiếp, sống ở chỗ tối tăm, bẩn thỉu. Còn Thạch Sanh thì được cưới công chúa, trở thành phò mã.
Cùng lúc ấy, hoàng tử mười tám nước chư hầu vì không ai được cưới công chúa, tức giận mà đem quân sang đánh. Trước thế giặc, Thạch Sanh xin nhà vua được ra nghênh chiến. Ở đó, chàng dùng tiếng đàn thần làm cho quân địch rã rời, không còn muốn chiến đấu. Lại còn thắng cược với kẻ địch nhờ niêu cơm thần ăn mãi không hết. Thế là, không cần đổ một giọt máu, hi sinh một người lính nào ta vẫn dành chiến thắng.
Sau này, nhà vua về già, không có con trai. Lại tin tưởng vào tài năng, đức độ của Thạch Sanh nên đã nhường ngôi báu lại cho chàng.
#Forever
Trong những câu chuyện cổ tích mà em từng được nghe bà kể, thì em thích nhất là truyện Thạch Sanh.
Truyện kể về một chàng trai có tên là Thạch Sanh. Rằng chàng vốn là Thái Tử trên trời cao. Được Ngọc Hoàng phái xuống làm con trai của một cặp vợ chồng già tốt bụng. Vì vốn là thần tiên, nên khi chàng xuống trần gian, người mẹ phải mang thai suốt nhiều năm mới sinh nở. Cha Thạch Sanh qua đời từ trước khi chàng được sinh ra. Đến lượt mẹ chàng cũng chỉ ở cạnh đến khi chàng khôn lớn cũng đành nhắm mắt xuôi tay. Thế là Thạch Sanh sống trong cảnh tứ cố vô thân, một mình lủi thủi trong túp lều cũ dưới gốc cây đa. Đến khi chàng trưởng thành, Ngọc Hoàng phái thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và nhiều phép thần thông.
Một hôm, Thạch Sanh gặp được Lý Thông - một tên hàng rượu ranh ma xảo quyệt. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, tài năng, hắn lân la làm quen rồi đòi kết nghĩa huynh đệ với chàng. Một người luôn sống thiếu tình thương lại thật thà như Thạch Sanh làm sao hiểu những suy tính xấu xa của tên học Lý. Nên chàng đồng ý ngay, và dọn về sống chung với hắn. Mấy hôm sau, Lý Thông nhờ Thạch Sanh giúp mình đi canh đến một hôm, nhưng thực chất là để Sanh đi chết thay mình. Thạch Sanh ngây thơ, cứ thế mà đi. Ở miếu thờ, có một con chằn tinh rất hung dữ, lại ăn thịt người. Mỗi năm sẽ có một người phải đến nộp mạng cho nó. Năm nay đến lượt Lý Thông, nhưng hắn lừa Thạch Sanh đi thay. Tuy nhiên, bằng tài nghệ cao cường của mình, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh, đem lại yên bình cho bà con. Chàng còn thu được chiến lợi phẩm là một cây cung vàng. Thấy Thạch Sanh bình ăn trở về lại còn đem theo đầu chằn tinh. Lý Thông lại tiếp tục lừa Thạch Sanh bỏ trốn, còn mình đem đầu chằn tinh đi lĩnh thưởng. Vậy là, chàng trai thiện lương ấy lại trở về côi cút một mình dưới gốc cây đa.
Một ngày nọ, khi đang ở nhà, bỗng Thạch Sanh thấy một con đại bàng khổng lồ, cắp một cô gái bay ngang qua. Không ngần ngại, chàng liền rút cung tên vàng bắn về phía nó, tuy nhiên chỉ khiến đại bàng bị thương chứ không chết. Thế là chàng lần theo vết máu, tìm được hang đại bàng. Nhưng hang sâu quá, chàng không thể xuống cứu người được. Đúng lúc chàng đang băn khoăn thì gặp lại Lý Thông ở hội làng. Biết Lý Thông đang tìm cô gái bị đại bàng cắp đi, chàng liền phối hợp cùng hắn để cứu người. Sau khi chàng túm lấy dây thừng, nhảy xuống hang, đưa được công chúa lên trên. Thì đột nhiên đầu sợi dây phía trên rớt xuống, và một tảng đá to lớn lấp kín cửa hang lại. Chàng ngỡ ngàng, và đến giờ phút này mới nhận ra được bộ mặt thật của Lý Thông, nhưng đã quá muộn rồi. Thì ra, cô gái đó chính là công chúa, lần này, Lý Thông lại cướp công của chàng để được trở thành phò mã.
Một mình Thạch Sanh lê bước dưới hang sâu, thì gặp được con trai vua Thủy Tề đang bị nhốt trong cũi sắt. Sau khi giải cứu chàng trai ấy, Thạch Sanh được mời xuống thủy cung chơi, còn được thiết đãi long trọng. Lúc trở về, chàng được vua Thủy Tề tặng nhiều quà quý, nhưng chàng chỉ nhận lấy một chiếc đàn mà thôi.
Vậy là Thạch Sanh lại trở về túp lều cũ với người bạn mới là cây đàn thần. Thế nhưng ngày lành ngắn chẳng tày gang, chàng lại bị hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại, bị bắt vào ngục giam. Buồn bã cho số phận khốn khổ của mình, chàng ngồi đàn để giãi bày tâm tình. Không ngờ tiếng đàn ấy bay đến hoàng cung, vào tai công chúa. Tiếng đàn thần kì giúp cô khỏi bệnh - căn bệnh câm mà nàng mắc phải sau khi bị Lý Thông đưa về cung. Thấy vậy, nhà vua liền cho mời Thạch Sanh đến. Tại đó, mọi chuyện được hóa giải, sự thật được phơi bày. Mẹ con Lý Thông được tha chết đuổi về quê cũ, nhưng giữa đường bị sét đánh chết, hóa thành bọ hung. Còn Thạch Sanh và công chúa được kết mối lương duyên, chung sống hạnh phúc.
Nghe tin ấy, hoàng tử các nước chư hầu bị từ hôn vô cùng tức giận. Họ cùng nhau đem quân sang đòi tấn công nước ta. Thế là Thạch Sanh đã dùng tiếng đàn thần đánh tan sĩ khí của quân giặc. Rồi lại dùng niêu cơm thần chiến thắng thách đấu. Nhờ vậy, quân ta chiến thắng dễ dàng. Hiểu được tài năng và tấm lòng nhân hậu của Thạch Sanh, lúc về già, nhà vua đã nhường ngôi cho chàng.
Câu chuyện Thạch Sanh không chỉ hấp dẫn, thú vị, mà còn dạy cho em những bài học ý nghĩa. Đó chính là ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo - đó là những bài học mà ông cha muốn truyền cho con cháu thông qua câu chuyện này.